BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73450)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31181)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

”Đội bóng” nào sẽ thay thế đội bóng “Đảng cộng sản”?

12 Tháng Sáu 200812:00 SA(Xem: 1016)
”Đội bóng” nào sẽ thay thế đội bóng “Đảng cộng sản”?
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Chính trị luôn là phạm trù rối rắm khó hiểu với những ngôn ngữ khô khan, nhưng lại gắn liền với cuộc sống của mỗi người trong chúng ta. Đương nhiên không thể ai cũng có thể hiểu hết và làm được “chính trị”, đây là công việc của các chính trị gia, các đảng phái và tổ chức chính trị, những người hiểu biết…

Tuy nhiên tôi đồng tình với ý kiến của một độc giả trên Thông Luận điện tử rằng là các tổ chức chính trị phải quảng bá, tiếp cận với dân chúng chứ không thể ngồi chờ dân chúng tìm đến với tổ chức của mình (tất nhiên đây là nói về đa số quần chúng bình thường còn những người Việt yêu nước và tiên phong, chấp nhận làm tác nhân thay đổi lịch sử thì phải biết tìm đến với các tổ chức chính trị đứng đắn).
Cương lĩnh hay đường lối của các tổ chức chính trị dân chủ phải được người dân hiểu, chia sẻ và nhất trí thì mới “danh chính ngôn thuận”. Dân chủ là đấu tranh bằng con đường nghị trường, thông qua thùng phiếu để giành sự tín nhiệm của đa số nhân dân, chứ không áp đặt như cộng sản từ trước đến nay.

1. Việt nam sẽ rơi vào khủng hoảng?

Các dấu hiệu mới và liên tiếp gần đây xảy ra tại Việt Nam đã báo hiệu cơn bão khủng hoảng đang kéo đến, từ sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và nhà đất, lãi xuất ngân hàng tăng cao làm cho sản xuất đình đốn, nhập siêu trong năm tháng đầu năm tăng cao bằng cả năm ngoái khiến đồng tiền Việt Nam đang mất giá, sự cố gắng trấn an dân chúng của chính phủ sẽ không kéo dài được lâu. Việt Nam đã hội nhập kinh tế với thế giới chứ không còn “trên răng dưới dép” như hồi năm 1997, khi đó khủng hoảng Đông Nam Á xảy ra, Việt Nam vỗ tay vì thấy mình không bị thiệt hại gì! Thực ra Việt Nam hồi đó là không có gì để mất!

Nay thì đã khác! Việt Nam đã biết “làm ăn”, đã biết vay mượn, buôn bán giao dịch với thế giới… Và trong khi đó thì tư duy cộng sản vẫn còn ăn sâu vào trong đầu những kẻ lãnh đạo, chỉ biết chỉ huy theo mệnh lệnh và hành chính, áp đặt duy ý chí lên cuộc sống và xã hội (đã ít nhiều vận hành theo kinh tế thị trường mà không hề “định hướng xã hội chủ nghĩa”). Kinh tế thị trường vốn ngày càng tinh vi và phức tạp, đòi hỏi những người quản lý phải có tư duy sắc bén và phản ứng phải nhanh và thích hợp, thế nhưng những người cộng sản lấy đâu ra những tính cách đó? Đúng hơn là “cơ chế” của đảng cộng sản không thể theo kịp cuộc sống, nó không phù hợp, không “hội nhập” được với cuộc sống. Lạm phát và rồi khủng hoảng sẽ xảy ra là điều đương nhiên, không thể tránh khỏi. Việt Nam ra biển lớn với một thuyền trưởng và thủy thủ đoàn không có một chút hiểu biết gì về việc “đi biển”, họ không biết hành trình đi về đâu. Thậm chí còn không biết bơi nên phải trả giá là điều đương nhiên.

Có lẽ rồi ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ phải ra đi! Nhưng theo nhà báo kỳ cựu Ngô Nhân Dụng thì có thay Dũng hay Triết hay cả Bộ chính trị mà vẫn cơ chế cũ, vẫn những luật chơi cũ kiểu cộng sản (độc quyền lãnh đạo đất nước) thì kết quả vẫn sẽ không thay đổi! Đó là sự thật! Đến đây một câu hỏi rất nghiêm túc và rất quan trọng nhưng lại chưa có lời giải: Ai sẽ thay thế đảng cộng sản trong tương lai? Nếu phải thay đổi “luật chơi” thì luật chơi đó sẽ là gì? Những ai sẽ được chơi? Làm thế nào để được chơi?

2. Tổ chức chính trị nào sẽ có thể thay thế đảng cộng sản?

Sau khủng khoảng sẽ là gì? Liệu Việt Nam có dân chủ không? Nền dân chủ đó sẽ như thế nào? Lực lượng nào sẽ thay thế đảng cộng sản? Những câu hỏi như thế này không phải là quá sớm mà là quá muộn, và hình như không có tổ chức chính trị nào đặt ra một cách nghiêm túc và hòn bị, ngoài Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên.

Tác giả Trần Đông Chấn trong bài viết gây chấn động “Việt Nam Đồng đang ở đâu? Và sẽ đi về đâu?” đã khuyên rằng việc cần làm sau cuộc khủng hoảng là “hậu sức dân”, nghĩa là phải xây dựng lại một niềm tin mới, một ý thức quốc gia mới để xây dựng một tương lai mới cho toàn thể nhân dân Việt Nam.

Niềm tin đó phải là dân chủ cho Việt Nam. Niềm tin đó hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên.

Nếu như xem đảng cộng sản Việt Nam như một “đội bóng” thì rõ ràng đội bóng này quá kém cỏi, nó không thể thay đổi hời hợt mà cần phải thay đổi hoàn toàn từ hội đồng quản trị, ban huấn luyện đến huấn luyện viên và cả các cầu thủ.

Một câu hỏi đặt ra là có đội bóng nào khá hơn không? Dù ai cũng thấy đội bóng “đảng cộng sản” là rất tồi dở nhưng nó vẫn có đầy đủ cơ cấu của một đội bóng như huấn luyện viên, đội trưởng.v.v. Trong khi đó những người dân chủ, những thành phần trí thức có tư tưởng tiến bộ, muốn canh tân đất nước và mang lại những điều tốt đẹp cho nhân dân mình thì lại chưa hình thành nên một “đội bóng dân chủ” hùng mạnh để sẵn sàng thay thế cho “đội bóng cộng sản”. Ai cũng đều biết và thừa nhận rằng những người đấu tranh cho dân chủ là những người yêu nước và dũng cảm, là những Lục Vân Tiên hiện đại. Nhưng như thế đã đủ chưa? Chắc chắn là chưa! Lục Vân Tiên chỉ có thể cứu được một mình Kiều Nguyệt Nga chứ không thể thay đổi được xã hội. Mà mục tiêu của tất cả những nhà dân chủ là thay đổi xã hội chứ không dừng lại ở chỗ là lên tiếng bênh vực người này, người kia.

Ai cũng thấy rằng trong những nhà dân chủ, những tiếng nói bất đồng chính kiến có nhiều người rất giỏi. Nhưng cũng như một cầu thủ, có thể anh ta đá bóng hay nhưng chẳng bao giờ tham gia một đội bóng nào thì làm sao có thể sút bóng vào lưới được?
Muốn thành công và xây dựng được dân chủ thì chúng ta phải đoạn tuyệt với kiểu đấu tranh của những Lục Vân Tiên. Chúng ta phải đấu tranh theo kiểu của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, tức là phải kiên trì xây dựng cho mình một đội ngũ, phải cọ xát thường xuyên, phải có tư tưởng chủ đạo và kiên trì lẫn quyết tâm. Xin nhắc lại là làm cách mạng khác với chơi xổ số, không thể trông chờ vào may mắn mà phải có một quá trình dài để chuẩn bị. Không phải tình cờ mà vào Mùa Thu 1945 đảng cộng sản dành được thắng lợi. Trước đó họ đã chuẩn bị rất lâu và đội ngũ của họ có tổ chức rất chặt chẽ.

Phong trào dân chủ cũng phải có tổ chức, phải có trụ cột để làm đối tác với đảng cộng sản. Chừng nào tất cả những người dân chủ phải ý thức được và nhận ra rằng mình phải đứng trong một tổ chức chính trị nào đó thì chừng đó Việt Nam mới có dân chủ. Điều này đã được một người “phản biện dân chủ” nổi tiếng là Như Hà (Hà Nội) nói đến trong bài “Thấy gì qua nhãn quan cuả một nhà dân chủ gạo cội” đăng trên Thông Luận. (*).

Chúng ta không chủ trương đấu tranh vũ trang với cộng sản mà đấu tranh hoà bình, bằng sự thỏa hiệp để mang lại dân chủ. Nếu không có tổ chức chính trị mạnh và áp đảo làm sao chúng ta có thể “đối thoại” với Đảng cộng sản được? Làm sao chúng ta “áp đặt” được dân chủ? Giả sử đến lúc đảng cộng sản phải rút lui khỏi chính trường thì họ phải bàn giao chính quyền cho tổ chức nào đây?

Không có tổ chức chúng ta không thể thay thế được đảng cộng sản kể cả khi thời cơ đến! Nhiệm vụ quan trọng nhất của những người muốn dân thân cho dân chủ trong lúc này là cần tìm hiểu cương lĩnh hoạt động của các tổ chức chính trị để tham gia, phải thống nhất và đồng thuận với một mục tiêu rõ ràng, nhất quán. Hành động theo theo sự sắp xếp, phân công. Phối hợp phải nhịp nhàng, tránh kiểu “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.

Nếu chúng ta không thành lập một “đội bóng” thì ngay cả quyền “tham gia thi đấu” cũng không thể có được. Và nếu không luyện tập, cọ xát thì một đội bóng dân chủ ô hợp cũng nhanh chóng tan rã và không thể mang lại bất cứ một chiến thắng nhỏ nào. Nếu có thì chỉ mạng lại sự thất vọng cho dân chúng mà thôi.

Thời cơ đang đến gần cho một sự thay đổi lớn. Chúng ta phải có sự chuẩn bị để đón nhận. Vấn đề về tổ chức của các đảng đối lập luôn là vấn đề nhạy cảm và gây tranh cãi, nhưng chúng ta không thể tránh né được. Nếu chúng ta không biết mình cần phải làm gì, tổ chức ra sao, thì làm sao dẫn đến thắng lợi cuối cùng?

Đảng cộng sản và những kẻ ngu xuẩn sẽ rêu rao rằng tham gia vào một đảng phái chính trị nào đó là có “tham vọng chính trị” và có làm gì thì cũng vì tham vọng đó.v.v. Theo tôi đã đến lúc những người dân chủ phải bỏ ngoài tai những lời lẽ chụp mũ và ngu ngốc này. Con người mà không có bất cứ tham vọng gì thì đó là một “xác chết”, có nghĩa là sống cũng như đã chết. Tham vọng “chính trị” cũng bình thường như những tham vọng khác, ví dụ tham vọng về tiền bạc, thành đạt trong nghề nghiệp, học vấn…

Nếu việc chúng ta làm là đúng đắn và không vụ lợi thì có gì phải e ngại? “Tham vọng chính trị” lớn nhất là tham vọng cầm quyền, ngay cả điều đó thì cũng đâu có gì xấu? Không lẽ những người cầm quyền đều xấu cả? Hơn nữa một đảng phái dân chủ có được cầm quyền hay không là do người dân quyết định qua các cuộc bỏ phiếu tự do và minh bạch, chứ đâu có “cướp chính quyền” như đảng cộng sản?

Tất nhiên đảng cộng sản Việt Nam biết rằng mình tồi dở, nếu có đội bóng khác thì họ sẽ bị đào thải. Vì thế họ luôn ngăn cấm và tuyên truyền bịp bợm về các đội bóng khác. Những người dân chủ đã rơi vào cái bẫy đó của đảng cộng sản, và cái quan trọng nữa là chúng ta thiếu tự tin về bản thân mình, về tổ chức mình.

Chẳng lẽ chúng ta lại thiếu tự tin đến thế sao?

Việt Hoàng
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

(*) Theo tôi thì hai nhà “phản biện dân chủ” thẳng thắn nhất và cũng đứng đắn nhất có lẽ là ông Như Hà (Hà Nội) và nhà báo Lữ Giang (Hoa Kỳ)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn