Dân ta thường nói “Cái kim bỏ trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Đảng Cộng sản Việt Nam sợ cái kim Hồ Chí Minh lòi ra nên tất tưởi bỏ công, bỏ của vận động học tập đạo đức của một người thất đức nhất trong lịch sử dân tộc. Học tập hấp tấp, tràn lan gợi nên tình thế của những người canh đê hốt hoảng chèn ổ mối, bịt hang chồn, gia cố rò rỉ trước nạn hồng thủy. Tôi nghĩ, chân đê ngậm nước lâu ngày rệu rả rồi. Khó bồi trúc chống đỡ lắm. Vở là cái chắc.
HỒ CHÍ MINH, ông là ai ?
PHẦN MỘT :
Trong thời gian qua , một số đọc giả đã biết về bài 1 ‘"Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc - Nguyễn Sinh Cung, ba không thể là một". Bài này dã xuất phát từ sự gửi gắm của những người đương thời từng sống trong cuộc , biết rõ hành tung , lai lịch , phẩm chất Nguyễn Sinh Cung ( Nguyễn Tất Thành, Lý Thụy, Vương, Chín Thậu, Line, Tống Vân Sơ, Hồ Quang, Già Thu, Trần Lực, T. Lan. Trần Dân Tiên...) nhưng do điều kiện và tình hình bất lợi trong chế độ nên họ không thể nói ra. Tôi là người may mắn tiếp cận trong nhiều năm các nguồn tư liệu dặc biệt và gặp gỡ một vài nhân vật đồng đại. Bài 1 : "Ba không thể là một" là kết quả thu gọn của một số sự kiện lịch sử.
Để làm sáng tỏ thêm, cung cấp một cái nhìn mạch lạc hơn, tôi xin tiếp tục với bài 2 ‘’ Hồ chí Minh , ông là ai ? ‘’ để trình bài cụ thể hóa : năm tháng, trình độ, sự kiện, hành vi của nhân vật tự nhận mình là Nguyễn Sinh Cung. Bởi có nhận rõ hoàn cảnh, nhân cách, những bước đi và việc làm của Nguyễn Sinh Cung một cách minh bạch, cụ thể thì mới nhận ra bộ mặt thật của Hồ Chí Minh - người của Tàu giành được vị trí độc tôn dắt mũi người Việt làm mọi việc để chuẩn bị cho Tàu thôn tính nước ta.
Vì lẽ đó mong mọi người quan sát thấu đáo những bước đi của Nguyễn Sinh Cung để nhận ra hành tung của ông ta. Từ đó nhận ra chân tướng Hồ Chí Minh một cách dễ dàng. Bởi, Hồ Chí Minh chắc chắn không phải là Tất Thành - Nguyễn Sinh Cung qua năm tháng cụ thể sau đây:
....
Thời thơ ấu & tuổi trẻ của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành )
Trong bài 1 "Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc - Nguyễn Sinh Cung, ba không thể là một" tôi dã có dịp trình bài chi tiết về gia thế , cuộc dời của Nguyễn Sinh Sắc , cha của Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Nhuận. Nên xin tóm lại, sau ngày Nguyễn Sinh Sắc đậu Phó bảng (khoa thi năm 1901), tại Huế thì Nguyễn Sinh Khiêm mang tên mới là Nguyễn Tất Đạt. Nguyễn Sinh Cung mang tên mới là Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Sinh Nhuận mang tên mới là Nguyễn Tất Danh.
Đoạn đầu đời này của Nguyễn Sinh Cung có thể tóm lại như sau :
- 1890 (thực ra là 1892) – 1895 còn bé chưa học hành gì.
- 1896-1901 từ 6 tuổi đến 11 tuổi (4 tuổi đến 9 tuổi), giữ em, giúp mẹ quay xa kéo sợi dệt vải thuê, học hành chưa bao nhiêu.
- 1901-1905 về quê ở với dì không có điều kiện học.
- 1905-1908 vào Huế học trường Tiểu học Đông Ba. Trường Tiểu học Đông Ba nằm tại vị trí vườn hoa phố Phan Bội Châu ngoài cửa Đông Ba (sau năm 1975 phố Phan Bội Châu nhường cho Phan Đăng Lưu). Học tại Đông Ba mà phải ở nhờ tận dưới chợ Nọ thì biết gia cảnh Nguyễn Sinh Huy sung túc đến cở nào rồi.
- 1908 vừa bước vào trường Quốc học thì đúng dịp phong trào chống thuế Trung Kỳ được các vị sĩ phu hô hào xuống đường biểu tình. Nguyễn Sinh Cung bỏ học đi coi nên bị đuổi ra khỏi trường.
Mong mọi người ghi nhận cho sức học của Nguyễn Sinh Cung trong thời gian này về chữ Hán, chưa chắc đã xong “Tam thiên tự” có nghĩa là chưa thuộc “nhân chi sơ, tính bổn thiện”, về chữ quốc ngữ trình độ tiểu học Đông Ba, về chữ Pháp tháng đầu trường Quốc học Huế.
Có một thời người ta dựa vào sách “Những mấu chuyện về đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ tịch” do Trần Dân Tiên sưu tầm và biên soạn công phu, đã thổi phồng nghĩa cử Nguyễn Tất Thành vì vận động học sinh Quốc học tham gia phong trào chống thuế và chính anh ta trực tiếp viết đơn giúp những người biểu tình nên mới bị đuổi học. Đáng tiếc là Trần Dân Tiên (chính là Hồ Chí Minh ngụy tạo) không kịp suy ra một điều sơ đẳng rằng phong trào chống thuế Trung Kỳ do các sĩ phu, nhân sĩ trí thức đề xướng. Rằng chữ nghĩa của họ chắc chắn trên tầm của một học sinh tiểu học Đông Ba, cần chi phải đợi đến đầu cầu Tràng Tiền mới nhờ người viết đơn. Do đó đón đường người biểu tình để viết hộ đơn là một sáng tạo theo kiểu “ngọn đuốc sống”của Trần Huy Liệu, Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam thời chuyên chính vô sản dưới tay Hồ mà thôi. Nhiều tài liệu sưu tầm trong dân gian người ta còn biết rằng thời ở làng Dương Nổ (Huế), Nguyễn Tất Thành là một thiếu niên ngổ ngáo, lếu láo hay trèo lên án thờ giữa đình làng, gạt đồ tự khí sang một bên để nằm ngủ. Tính cách đó có tương xứng với nghĩa cử “viết đơn giùm” những người biểu tình chống thuế không?
*
Nguyễn Tất Thành bị đuổi học tìm đường vào Bình Khê nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định với cha, thì cũng là năm Nguyễn Sinh Sắc, ngồi ghế tri huyện Bình Khê, bê tha say rượu đánh chết người, bị thải hồi. Vậy là “ốc không mang nổi mình ốc” làm sao “mang cọc cho rêu”. Nhớ lại một người bạn vừa đồng hương vừa đồng môn là Lê Trọng Trung, Nguyễn Sinh Sắc xin cho Nguyễn Tất Thành vào làm ở Công ty Nước Mắm Liên Thành và được tá túc tại trường Dục Thanh, Phan Thiết một thời gian ngắn. Trong sách của Trần Dân Tiên viết là tham gia dạy học tại trường Dục Thanh, không biết dạy môn gì khi kiến thức đang ở bậc tiểu học. Bởi tư cách và năng lực, Nguyễn Tất Thành không được Công ty Nước Mắm Liên Thành tuyển dụng nên lại chạy vào Sài Gòn tìm cha. Tại sao cha bị đuổi việc, con bị đuổi học không dắt díu nhau về quê mà lưu lạc vào nam? Lúc này ông Nguyễn Sinh Sắc thất nghiệp xin ngồi trước cửa một tiệm bán thuốc Bắc kê toa cho con bệnh để chủ tiệm tính huê hồng mà độ nhật. Vì vậy mức thu nhập ngày có ngày không, cuộc sống thực sự bấp bênh không nuôi nổi bản thân nên khó cưu mang Nguyễn Tất Thành. Trong bước đường cùng tứ cố vô thân đó, Nguyễn Sinh Sắc nghĩ đến một người bạn đồng khoa là Phó bảng Phan Chu Trinh hiện đang ở Pháp mới viết thư tay rồi xui Nguyễn Tất Thành tìm đường sang Pháp nhờ Phan Tây Hồ may ra có kế sinh nhai.
- 1908 – 1911 lêu lổng, lang thang.
Nguyễn Sinh Cung sang Pháp
Theo ý cha, năm 1911 Nguyễn Tất Thành đổi tên là Ba xin làm phụ bếp dưới tàu chở hàng La Tusơ Tơ rê vin của hãng vận tải Pháp. Xin được ghi nhận rằng trình độ học vấn của anh Ba lúc này vẫn nguyên vẹn là tiểu học Đông Ba. Bảy năm lênh đênh trên biển và một thời gian ngắn rửa chén bát cho nhà hàng ăn trên nước Anh, trình độ học vấn xem ra chưa có gì bổ sung ngoài một số tiếng bồi giao dịch trong lao động thấp hèn.
- 1911 – 1918 phụ bếp dưới tàu chở hàng Pháp lênh đênh trên biển, chắc chắn là dưới hầm tàu không có lớp học. Tàu cập cảng này, cảng nọ, thân phận phụ bếp không phải là chân giao dịch bạn hàng. Sự học thêm thực sự bị hạn chế là cái chắc.
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) kết thúc. Anh Ba trở về Pháp và được làm công ở tiệm ảnh của Phan Chu Trinh. Những ngày này Nguyễn Sinh Cung mới bắt đầu được chứng kiến các cuộc tiếp xúc giữa những người có học. Đó là Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh...Đây cũng là thời gian Nguyễn Sinh Cung thể hiện đầy đủ tính láu cá sở trường được hun đúc bởi bẩm sinh và bởi thực tế 7 năm lăn lóc sóng gió với những người đi biển.
Xin nhắc lại một lần nữa rằng sau 7 năm bếp núc Nguyễn Sinh Cung giàu thêm về ngôn ngữ giao tiếp lao động, nhưng về học vấn vẫn nguyên vẹn là tiểu học Đông Ba. Mong mọi người xác nhận cho điều đó. Cái hớ của Trần Dân Tiên là không viết thêm trong bảy năm bôn ba ấy Hồ Chủ tịch của ông ta đã gắn bó mật thiết với bao nhiêu thư viện của các nước Anh Pháp Mỹ. Bởi có xác nhận rõ điều này thì mới minh định được tầm tri thức, vốn ngôn ngữ về thể loại văn chương bác học hàm súc của luật lệ như “Thỉnh nguyện thư” gửi đến Hòa hội Véc xây năm 1919 và nhận chân Nguyễn Ái Quốc là ai.
Trong Hồ Chí Minh toàn tập sau này cũng như “Những mẫu chuyện về đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ Tịch” do Trần Dân Tiên cho phát hành trước đây, thì cho là tác giả của “Thỉnh nguyện thư” và là người trực tiếp đưa “Thỉnh nguyện thư” đến Hòa hội Vécxây là Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh…???!!!
Lấy một cái đúng về hành vi “chạy thư” để che giấu hai cái sai về nhân cách, về bản chất là thuộc tính láu cả của Hồ Chí Minh. Những hành vi cướp công về sau sẽ bổ sung cho kết luận này.
Chuyện chỉ có thế nhưng Trần Dân Tiên (Hồ Chí Minh ngụy tạo) cố tình bơm lên thành hành động cao cả “đi tìm đường cứu nước”. Thiết nghĩ, nếu là đi tìm đường cứu nước thì đến với Phan Chu Trinh là một cơ hội. Nhưng xin dược làm phụ bếp an phận lại có thù lao gửi về cho cha, nên anh Ba gắn bó với hầm tàu suốt 7 năm. Con “đường cứu nước” đó thật là thênh thang. Cái “tài của Trần Dân Tiên – Hồ Chí Minh là phịa ra người khác nói về mình.
Ngay lời nói đầu nhà báo Trần Dân Tiên đã vẽ nên chân dung một vĩ nhân hết sức khiêm tốn. Ông ta đã kiên nhẫn chờ đợi ngày này qua ngày khác mà không thể gặp được chủ tịch đành đi khắp nơi tìm hỏi hết người này đến người khác mới phác họa chân dung chủ tịch nhưng không hoàn hảo mà chỉ như con rồng trong mây lúc ẩn lúc hiện. Phịa ra người khác đóng vai khách quan để nói về chính mình, thì trên đời này không ai gian trá hơn, không ai tài giỏi hơn. Nói như người quê tôi, không ai xạo hơn.Có lẽ những người cộng sản Việt Nam nhờ học được đức tính bẩm sinh này nên ai cũng như ai đều có tài dối trá.
Thỉnh nguyện thư Véc Xây
Chuyện sự thật như thế này: Chiến tranh thế giới thứ nhất có dấu hiệu kết thúc. Các nước thắng trận sắp nhóm họp tại cung điện Véc xây (Pháp). Phan Văn Trường (Luật sư), Phan Chu Trinh (Phó Bảng), Nguyễn Thế Truyền (Luật sư), Nguyễn An Ninh (Kỷ sư) cùng một vài người giàu nhiệt huyết tụ tập tại nhà Phan Chu Trinh ở số 6 Gô-bơ-lanh bàn về hiện tình đất nước. Phan Chu Trinh là người nặng lòng với lý tưởng đấu tranh bất bạo động theo phương châm “Khai dân khí, chấn dân trí, hậu dân sinh” đã đề xuất gửi Thỉnh Nguyện thư lên Hòa hội Véc xây. Tất cả “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” và Luật sư Phan Văn Trường là người vừa có vốn ngôn ngữ vừa có tri thức về luật pháp được mời khởi thảo văn bản. Sau một vài lần thêm bớt, cuối cùng mới chọn một tên chung đại diện cho nhân dân Việt Nam. Quốc hiệu Việt Nam do Nguyễn Phúc Ánh khai sinh. Triều đình Nguyễn đang tồn tại trên Kinh đô Huế. Họ Nguyễn chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng dân cư Việt. Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Anh Ninh là những người đã làm nên danh vọng. Vậy thì chọn một tên chung là Patriote Nguyen ( người ái quốc họ Nguyễn ), đại diện cho nhân dân Việt Nam vừa hợp lý vừa hợp tình mà không tạo cớ cho nhà cầm quyền Pháp gây gỗ với bất cứ ai là người Việt đang mưu sinh trên đất Pháp, trước hết là nhóm Phan Chu Trinh.
Sau khi thống nhất về nội dung và danh tính bản “Thỉnh Nguyện thư” của nhóm Phan Chu Trinh hoàn tất. Lúc này Nguyễn Sinh Cung là người giúp việc và được Phan Chu Trinh dạy nghề tráng phim, in ảnh nên ngoan ngoản vâng lời với hy vọng mai sau sẽ được tiếp nhận tiệm ảnh, đã hăng hái nhận đưa thư đến Hòa hội Véc xây. Đây là công việc của một bưu tá. Xong chuyện đưa thư cho nhân viên giao tiếp trước cửa cung điện đó, Nguyễn Sinh Cung lại trở về tiệm ảnh với công việc thường ngày của mình. Anh ta chưa một lần nhìn thấy nội dung chữ nghĩa của bản “Thỉnh nguyện thư” bên trong bao thư mà anh ta đưa đến cửa cung điện Véc xây bữa đó.
Nhận mình là Patriote Nguyen, là tác giả “Thỉnh nguyện thư” dễ như viết đơn giúp người biểu tình trong vụ chống thuế Trung Kỳ, 1908. Kết luận xin nhường quý vị độc giả là những người Việt Nam luôn luôn đi tìm lẽ sống “đói cho sạch, rách cho thơm”.
Tôi muốn nhắc lại rằng trình độ tiểu học Đông Ba chưa một lần nâng cấp mà đã thảo được “Thỉnh nguyện thư” bằng tiếng Pháp với tầm tri thức luật bác học vậy mà nghe được sao! Kẻ láu cá thì láu cá quá thể mà người nước ta thì ngây thơ và cả tin quá thể. Ngót một thế kỷ bị lừa cứ vểnh tai nghe.
So sánh : một người hay hai người khác nhau ?
Nguyễn Sinh Cung sang Trung Quốc
Như mọi người đều biết, bảy năm lủi thủi dưới hầm tàu, chỉ có một thời gian ngắn lên bộ làm nghề rửa chén bát soong nồi cho một tiệm ăn ở Anh (thì chỉ loanh quanh trong xó bếp, thời gian đâu mà bôn ba gặp gỡ chính khách hay sách vở thư viện). Nói như vậy để mọi người nhớ cho rằng, ngoài một vài tiếng bồi giao tiếp mang tính nghề nghiệp bếp núc, trình độ tiểu học Đông ba của Nguyễn Sinh Cung chưa có gì thêm. Để tranh thủ cảm tình của chín mươi phần trăm dân chúng Việt Nam là người lao động nghèo khổ, coi Hồ Chủ tịch là người của giai cấp mình, Trần Dân Tiên còn khai thêm nghề quét tuyết tại một trường Tiểu học ở Luân Đôn. Xin thưa rằng quét tuyết chưa bao giờ là một nghề, chẳng qua (nếu có) thì tranh thủ làm thêm vài ba giờ sau khi rửa xong chén bát nồi soong hoặc vài buổi của ngày nghỉ quét dọn sân trường kiếm ít tiền gửi về cứu cha đang đói ở Cao Lãnh.
Bảy năm dưới tàu, Nguyễn Sinh Cung dường như bị cô lập với thế giới năng động sôi nổi bên ngoài. Nghĩa là cho đến đầu năm 1918, sức học của Nguyễn Sinh Cung vẫn nguyên xi trình độ tiểu học Đông Ba, chưa có điều kiện bổ túc.Trở về Pháp được Phan Chu Trinh, cho làm công ở tiệm ảnh mới có cơ hội tiếp xúc với nhóm trí thức bậc thầy và nghe lóm được một số từ ngữ chính trị về hội đoàn, về cứu nước, về đấu tranh giải phóng, về Hội người Việt Nam trên đất Pháp, về Phan Bội Châu với nhóm thanh niên xứ Nghệ đang có mặt ở Hoa Nam. Và cũng nhờ đứng ở vị trí giao dịch của một tiệm ảnh đang là túi của mọi thứ chuyện trên trời dưới đất, Nguyễn Sinh Cung làm quen một số người Pháp, người Việt, người châu Phi ... Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền ngày càng nhận ra chân tướng láu cá của anh con trai vị Phó bảng thất sủng bê tha nên đã từ từ lãng tránh. Rút cục, Phan Chu Trinh không giao tiệm ảnh cho Nguyễn Sinh Cung như anh ta nuôi mộng mà sang cho người khác để chuẩn bị hồi hương. Nguyễn Sinh Cung biết các bậc cha chú không còn tin mình nên đã dựa vào số bạn mới người Pháp thường la cà tiệm ảnh. Một vài người trong số đó sau trở thành đảng viên cộng sản Pháp đi dự Hội nghị Nông dân Quốc tế ở Mạc Tư Khoa, Nguyễn Sinh Cung bám theo để tìm đường về Trung Quốc liên lạc với nhóm đồng hương của Phan Bội Châu.
Đây là thời gian sau cách mạng Tân Hợi với chủ trương Tam Dân (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) của Tôn Dật Tiên vừa giành được thắng lợi. Quốc tế Cộng sản muốn nhân cơ hội này gây ảnh hưởng rộng về phương đông mới cử đoàn cố vấn do Bô rô đin làm trưởng đoàn bên cạnh chính phủ Tôn Trung Sơn. Đoàn cần một người châu Á để giúp việc vặt. Nguyễn Sinh Cung có mặt vào dịp đó như là một cơ duyên. Xin nói rõ là cho đến lúc này Nguyễn Sinh Cung chưa hề có vai vế gì ở tổ chức Quốc Tế Cộng sản mà thời đó thường gọi là Đệ Tam Quốc tế. Cái gọi là Ủy viên Đông Phương bộ là của Lê Hồng Phong sau Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (xin nói rõ ở phần sau)
Hai năm giúp việc cho Bô-rô-đin (1925-1926), Nguyễn Sinh Cung tranh thủ ngày nghỉ tìm tung tích của nhóm người Nghệ từng tham gia phong trào Đông Du bị trục xuất khỏi nước Nhật, hiện đang hoạt động tại Quảng Châu, Hương Cảng. Nhưng kể từ ngày 19-6-1924 sau khi Phạm Hồng Thái thực hiện mưu kế ám sát Méclanh, Toàn quyền Đông Dương tại khách sạn Victoria ở Sa Điện thuộc tô giới của Pháp trên đất Quảng Châu không thành, thì mọi người Việt Nam ở Quảng Châu đều bị giám sát săn đuổi nghiệt ngả. Các thành viên của Tâm Tâm xã phải phân tán lẩn tránh nên ít có điều kiện tiếp xúc. Nguyễn Sinh Cung với tên Tàu là Lý Thụy đầu năm 1925 mới lảng vảng ở đây trong tình thế trắng tay về tài chính cũng như bạn bè. Nghĩa là chưa có cơ sở gì về một tổ chức cách mạng.
Nên nhớ rằng quảng thời gian sau tiếng bom Sa Điện của Phạm Hồng Thái (19-6-1924) đến ngày Phan Bội Châu bị Pháp bắt cóc tại Thượng Hải (1925), những người Việt Nam trên đất Trung Quốc hoạt động hết sức khó khăn. Nhất là sau tháng 3 năm 1825 khi Tôn Dật Tiên qua đời Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc chuyển sang tay phái hữu mà đại diện là Tưởng Giới Thạch, thì những nhà cách mạng có thiên hướng thân cọng đều bị thanh trừng. Lý Thụy – Nguyễn Sinh Cung không dễ dầu gì mà múa may như đã viết trong Trần Dân Tien. Bởi vậy, Nguyễn Sinh Cung với tên mới là Lý Thụy dựa vào Bô rô đin, ngày nghỉ việc giỏi lắm là tìm gặp được vài ba o con gái xứ Nghệ đang lưu lạc trên đất khách gom lại thành một nhóm như là những kẻ tha hương đến với nhau. Với nhóm Tâm Tâm xã thì một là đang bị Pháp săn đuổi hai là vẫn gắn bó với Phan Bội Châu (vì họ ra đi trước hết là hưởng ứng lời kêu gọi Đông Du của Phan). Vả lại hoạt động chống Pháp, khi Pháp đã thiết lập bộ máy thống trị trên toàn lãnh thổ nước ta, không đơn giản như là một phườn buôn bò. Ai đến cũng được. Ai đi cũng xong. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, những người rời đất nước ra đi tìm Phan Bội Châu rồi tụ lại Quảng Châu với Tâm Tâm xã được chọn lọc và dắt dẫn bởi đường dây riêng cũng có thể coi là tuyến riêng. Lý Thụy từng là người làm thuê cho Pháp không thể biết đường dây này.
Bởi chọn người từ gốc. Lê Duy Điếm, Vương Thúc Oánh, Trần Sĩ Dực, Lê Văn Huân, Đinh Chương Dương, Phan Trọng Bình, Đặng Châu Tuệ, Nguyễn Ngọc Ba là đầu mối chọn người và bảo lãnh là “người mình” cho phong trào Đông Du của Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình. Người ngoài luồng đương nhiên không được lọt vào. Nếu khâu nào đó sơ hở để người “lạ” lọt vào là biết ngay. Một điều xin được lưu ý với quý bạn đọc là vào hai năm 1903, 1904, Phan Bội Châu có mặt nhiều lần ở Kinh đô Huế để vận động thành lập Hội Duy Tân và mời Hoàng thân Cường Để làm Hội chủ, Phan đều tránh gặp người đồng hương gần gủi là Nguyễn Sinh Sắc. Tránh né có nghĩa là đề phòng. Người Nghệ như Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân, Trần Đình Phác. Quan lại như Nguyễn Hữu Bài, Nguyễn Thắng, Đào Tiến. Bằng hữu như Nguyễn Hàm, Đỗ Đăng Tuyền đều nhất cử nhất động không để hở cho Nguyễn Sinh Sắc biết. Năm 1904 người Pháp chưa dán mắt vào mọi hang cùng ngõ hẽm còn thế thì năm 1925 sau tiếng bom Sa Điện của Phạm Hồng Thái, những người đang vì đại nghĩa dễ gì không đề phòng “tai vách mạch rừng”.
Lý Thụy biết không dễ gì lôi kéo được số thanh niên yêu nước ra đi từ phong trào Đông Du chừng nào Phan Bội Châu còn đó. Kẻ hiếu danh bất tài nhưng hiếu thắng. Bọn láu cá thường thích hớt tay trên. Phan Bội Châu bị bắt cóc ở nhà ga Thượng Hải, không thuộc nhượng địa của Pháp. Đó là điều đáng cho hậu thế suy ngẫm. Lâm Đức Thụ bị quy là người đã bán Phan Bội Châu và đã bị xử chết. Một câu hỏi được đặt ra là, nếu Lâm Đức Thụ (tên thật Nguyễn Công Viễn) thực sự phản bội bị xử là chính đáng, sao lại có sự ưu đãi Nguyễn Công Thu (em ruột Nguyễn Công Viễn) phụ trách văn phòng nội chính Trung ương đảng cộng sản, một cơ quan không có bảng tên ở đường Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) nhưng rất có vai vế. Nguyễn Công Thu tự hào về anh mình và vị trí đó của mình?
Ai đã cứu Lý Thụy
Lý Thụy mưu lôi kéo lớp thanh niên làm nên Tâm Tâm xã nhưng không mấy kết quả. Vả lại, phận sự chính của Lý Thụy là giúp việc cho Bô rô đin. Nếu vì vậy mà coi Nguyễn Sinh Cung là người của Đệ tam Quốc tế thì một câu hỏi nên được đặt ra là tại sao khi bị Tưởng Giới Thạch tẩy chay, Bô rô đin rút về Mạc Tư Khoa, Lý Thụy không về theo mà lẩn quất ở Quảng Châu cho đến trước một đêm vào tháng 5 năm 1927, người của Tưởng Giới Thạch biết được chổ ở của Lý Thụy, thì Trương Văn Lĩnh vội vàng báo cho đồng hương mới quen biết của mình kịp tẩu thoát. Không có Trương Văn Lĩnh Lý Thụy khó thoát khỏi tay Tưởng Giới Thạch. Bởi dưới con mắt Tưởng Giới Thạch, tay chân của Bô rô đin là cộng sản. Cộng sản là diệt. Sai lầm đầu tiên của Trương Văn Lĩnh là chỗ đó. Đây là lần thứ nhất Trương Văn Lĩnh cứu Lý Thụy - Nguyễn Sinh Cung.
*
Từ Quảng Châu, Lý Thụy chạy sang Phì Chịt, thuộc Đông Bắc Thái Lan với tư cách là người lánh nạn. Trại cày Phì Chịt do Đặng Thúc Hứa lập nên nhằm để giúp đỡ Thanh niên xứ Nghệ tham gia phong trào Đông Du của Phan Bội Châu có nơi tá túc trong chặng đầu dừng chân. Vương Thúc Oánh con rể Phan Bội Châu giám sát tuyến đường này. Lý Thụy sang Phì Chịt đổi tên thành Chín Thầu hay Thầu Chin chưa làm nên trò trống gì ở đây lại tự nhận mình là người sáng lập hội Thân Ái và báo Thân Ái. Vị Tiến sĩ cuối cùng của Vương triều Nguyễn là Lê Mạnh Trinh thường gọi là cụ Tiến già và Nguyễn Tư Hồng tức Đông Tùng đã xác minh điều này. Không nói thì ai cũng biết, hai năm lánh nạn thấy không mùi gì lại ra đi lấy chi để xây dựng cơ sở Việt kiều yêu nước.
Lược qua vài điều như trên để xem lại hai năm 1925 và 1926 Nguyễn Sinh Cung ( Lý Thụy – Trần Dân Tiên - Hồ Chí Minh ) múa may được những gì. Một điều cần khẳng định dứt khoát rõ ràng, minh bạch rằng phong trào Đông du là theo tiếng gọi của Phan Bội Châu. Những thanh niên có mặt tại Quảng Châu (Trung Quốc) trước năm 1925 đều ra đi theo tiếng gọi đó. Họ là những người sáng lập Tâm Tâm xã và sau vụ Sa Điện của Phạm Hồng Thái (19-6-1924), một phần bị Pháp săn lùng, một phần do không khí đấu tranh chống Pháp sôi nổi từ trong nước sau ngày Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long... trình làng (1923), nhóm Phục Việt của Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai,... xuất hiện (1925), nhóm Thanh niên của Trần Huy Liệu, Bùi Công Trừng, Lê Văn Chất … công khai hoạt động tại Sài Gòn (1926). Tân Việt Cách mạng đảng Đào Duy Anh, Trần Phú...ra đời. Tâm Tâm xã phải tự thân chuyển hình thái hoạt động. Hoàn toàn không nhận bất cứ tác động nào của Lý Thụy. Có chăng anh ta chỉ chập chờn lai vãng gặp gỡ một vài thành viên ngoài lề mà thôi.
Việt Nam Thanh niên cách mạng dồng chí hội
Sách vở báo chí của các nhà báo, nhà giáo, nhà sử thuộc loại cơ hội không mảy may có tâm khí Tư Mã Thiên đã nhao nhao rằng “năm 1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Trung Quốc, và năm 1925, Người thành lập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội, tổ chức cách mạng có quy củ, có hệ thống đầu tiên của Việt Nam. Từ đó, nhiều đoàn thanh niên trong nước trốn sang theo...”
Phủ nhận công lao Phan Bội Châu để tô son cho Lý Thụy là một việc làm thiếu nhân cách của người cầm bút.
Một điều cần nói rõ là nhóm Thanh niên ra đi theo tiếng gọi của Phan Bội Châu đã lập nên Tâm Tâm xã và tự họ (Lê Văn Phan, Hồ Bá Cự, Lê Duy Điếm, Nguyễn Công Viễn...) đã chuyển thành Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội chứ không phải Nguyễn Ái Quốc nào cả. Đã đến lúc cần xem lại cái gọi là Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội của Nguyễn Ái Quốc. Bởi cho đến lúc này Nguyễn Sinh Cung chưa dám nhận mình là Nguyễn Ái Quốc.
Từ đó suy ra người sáng lập “Hội Liên hiệp các Dân tộc bị áp bức ở Á Đông” do Liêu Trọng Khải (Trung Quốc) làm Hội trưởng ra đời vào tháng 7 năm 1925 cũng không phải do Lý Thụy – Trần Dân Tiên – Hồ Chí Minh sáng lập. 10 khóa huấn luyện với 200 học viên có không, tại đâu và do ai tổ chức, chu cấp tài chính? Trong tình thế lưu vong trên đất khách cho dù Quảng Châu sau cách mạng Tân Hợi có được cải thiện đôi chút nhưng từ tháng 3 năm 1925, nghĩa là sau ngày Tôn Trung Sơn tạ thế, Tưởng Giới Thạch không mấy nương tay với cộng sản. Riêng 88 số báo Thanh Niên mà đảng Cộng sản Trung Quốc tặng Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến nay vẫn là điều khó hiểu. Nơi ẩn náu của Lý Thụy thì quân của Tưởng Giới Thạch đã khám xét và kiểm soát nghiêm ngặt. Cơ sở của Việt Nam Thanh niên Cách mạng thì bị xóa sổ từ tháng 3 năm 1925, khi Tưởng Giới Thach thay Tôn Trung Sơn.
Năm 1949 Những người Cộng sản Trung Hoa giành thắng lợi thì Quảng Châu cũng đã nằm trong tay Tưởng Giới Thạch 22 năm. Tôi nghĩ đến thủ đoan ai đó đã “vẽ chân cho rắn làm rồng” để cũng cố uy tín vị thế Hồ Chí Minh hoặc giả trong những năm ở Pắc Bó nhân làm báo Việt Lập, “Già Thu” tiện thể làm luôn như kiểu phịa ra Trần Dân Tiên vậy. Bởi 2 năm 1925-1926 Lý Thụy giúp việc cho Bô rô đin không có nhiều thời gian và chưa hề có đồng chí cộng sự để làm được việc trọng đại đó. Nói trọng đại là điều kiện kinh phí, thời gian, tính hợp pháp, nguồn vật tư và hệ thống thực hiện...
Bởi thời gian, bổn phận, kể cả thân phận, uy tín tự thân và niềm tin của bè bạn đối với một kẻ từ đầu không cùng hội cùng thuyền trong phong trào Đông Du, lại có nhiều dấu hiệu khả nghi nên rất ít người muốn gắn bó với Lý Thụy. Thú thực đôi khi tôi nghĩ đến 10 khóa huấn luyện tại Quảng Châu từ năm 1925 đến năm 1927 với ngót 200 học viên do Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Duy Điếm “trực tiếp giảng dạy” thì Nguyễn Ái Quốc là ai khác Lý Thụy – Trần Dân Tiên – Hồ Chí Minh. Liêu Trọng Khải chẳng hạn. Và, 88 số báo Thanh Niên in ở đâu, cất giấu ở đâu, ai cùng Lý Thụy làm...Tại sao Tưởng Giới Thạch khi phát hiện ra nơi ở của Lý Thụy lại không thấy? Tại sao Pháp tróc nã nhóm thanh niên Việt Nam ở Quảng Châu ráo riết thế mà cũng không tìm ra. Để mãi đến cuối những năm 60 của thế kỷ XX Đảng Cộng sản Trung Quốc mới gửi tặng Việt Nam như là món quà hữu nghị đặc biệt Trung – Việt. Thực tình tôi coi đây là một sáng tạo bổ sung như “Những mẫu chuyện về đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ Tịch” mà “nhà báo Trần Dân Tiên” đã tốn công tốn sức biên soạn. Vì chính nhóm Thanh niên xứ Nghệ có mặt ở Quảng Châu lúc đó không những không ưa Lý Thụy mà còn hoài nghi ông ta. Bởi dù sao với họ, Phan Bội Châu là thần tượng của một chí sĩ ái quốc, là linh hồn của cuộc vận động cứu nước. Để lôi kéo họ, Lý Thụy đã có khi làm tổn thương uy tín Phan Bội Châu và chính điều đó đã tự mình không những làm họ mất tin mà còn hoài nghi.
Trong số 5 người về sau thành lập chi bộ cộng sản Việt Nam đầu tiên tại trường Đại học Phương Đông Mạc Tư Khoa thì 3 người đã từng có mặt tại Quảng Châu những năm 1924 – 1927 là Ngô Đức Trì, Bùi Lâm, Nguyễn Thế Rục. Trần Phú từ Tân Việt và Bùi Công Trừng từ đảng Thanh niên Sài Gòn qua Quảng Châu nhập vào nhóm này cùng sang Mạc Tư Khoa và cùng tham gia thành lập chi bộ cọng sản Việt Nam đầu tiên tại trường này.
Năm 1929, Lý Thụy từ Thái Lan sang Mạc Tư Khoa ngỏ ý muốn đến thăm nhóm thanh niên Việt Nam tại trường Đại học Phương Đông Mạc Tư Khoa thì hai trong số ba người vốn là thành viên Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội ở Quang Châu dứt khoát không cho. Ngô Đức Trì và may có Bùi Công Trừng đã năn nỉ thuyết phục bạn mình với lý do đồng hương nên cuối cùng cả nhóm đồng ý tiếp Lý Thụy, nhưng chỉ tiếp ở ngoài trạm gác thường trực trước cổng trường mà không đưa ông ta vào ký túc xá. Tại sao nhóm Quảng Châu của Bùi Lâm, Nguyễn Thế Rục ghét Lý Thụy đến vậy? Nếu họ là học trò của Lý Thụy như Trần Dân Tiên và các nhà Sử học Mác xít - Lê nin nít đã viết thì tình thầy trò “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” không cư xử cạn tàu ráo máng với nhau như vậy. Đã có lúc người ta còn viết “Người đã sáng lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở trường Đại học Phương Đông”. Về sau khi biết còn hai người trong chi bộ đó đang sống sờ sờ tại Hà Nội thì việc đó như lơ dần. Sao lại thế.
Thử rà lại hai năm ở Quảng Châu với phận sự chủ yếu là phục vụ phái bộ Bô rô đin, Lý Thụy có bao nhiêu thời gian, bạn bè, để làm được nhiều việc mà chỉ có những người cho dù nằm vùng từ trước, có cơ sở vững vàng tin cậy từ trước cũng khó mà làm được. Thực hư còn phải xét nhưng với mối quan hệ mới mẻ đầy hoài nghi ban đầu, với trách vụ giúp việc cho một tổ chức nước ngoài, với trình độ học vấn và ngôn ngữ hạn chế mà làm toàn việc vĩ đại chắc chắn là quá sức và không thể hoàn thành trong bối cảnh cam go sau vụ Sa Điện với thời gian nghiệt ngả đó. Hai năm ở Thái Lan nên được nghiêm chỉnh mà nhận là 2 năm lánh nạn. Những năm tiếp theo của Lý Thụy, Tống Văn Sơ lại càng đáng lưu ý hơn. Trong nhiều tài liệu thành văn và lời kể mà bạn bè nhận được từ nhiều nhân vật đương thời còn sống cho đến những năm 70, 80 của thế kỷ XX chúng ta có thể phác họa chân dung lắt léo của Hồ Chí Minh.
Tại sao một tổ chức cách mạng nổi tiếng như “Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội” mà nay viết thế này, mai viết thế khác. Phải chăng nó chỉ là cái bóng của Tâm Tâm xã, mà người khác muốn giành nhưng không giành được đã phịa ra những cái tên hay ho đó cho mình.
Phan Bội Châu bị Pháp bắt. Tâm Tâm xã phân hóa coi như tan rã. Và từ đó (1927) đến năm 1929 Lý Thụy – Nguyễn Sinh Cung đóng vai Chín Thậu tá túc tại cơ sở Việt Kiều ở đông bắc Thái Lan. Phải nói rõ rằng đây là những ngày Nguyễn Sinh Cung lánh nạn, chứ không phải sứ mệnh đi xây dựng cơ sở cách mạng trong cộng đồng Việt Kiều hải ngoại như Trần Dân tiên đã khoe. Lê Mạnh Trinh là vị tiến sĩ cuối cùng của Vương triều Nguyễn (khoa 1919) vì tham gia Việt Nam Quang phục hội đã bị truy nả chạy sang Thái Lan lánh nạn có mặt tại Phì Chịt trước và sau Nguyễn Sinh Cung. Lê Mạnh Trinh về sau người ta thường gọi là cụ Tiến Già và Đông Tùng tên khai sinh là Nguyễn Tư Hồng, Đặng Thị Quỳnh Anh là vợ của nhà ái quốc Võ Tòng (Quảng Ngãi) và là mẹ của Đặng Quốc Thân (người sáng lập đảng Cộng sản Thái Lan) và Đặng Quốc Tài (sau năm 1975 thường trú tại đường Tự Đức, Sài Gòn) là những nhân chứng xác nhận cơ sở Việt Kiều Thái Lan ban đầu là trại cày do Đặng Thúc Hứa sáng lập làm điểm hẹn dừng chân cho phong trào Đông Du của Phan Bội Châu. Vương Thúc Oánh, con rể Phan Bội Châu là giao liên Vinh – Phì Chịt – Đông Kinh thường xuyên có mặt ở Trại cày này.
Với tôi, 2 năm rưỡi (1925 – 1926 – nửa đầu 1927) Lý Thụy chưa hề là đồng minh của anh em Đông Du từ trong nước được lựa chọn sang, cũng không phải là cơ sở tại chỗ. Vậy thì dựa vào ai, ai tin mà khai ra nhiều việc vậy. Hoạt động cứu nước của những người lưu vong trên đất khách dưới tay Tưởng Giới Thạch chống cộng, bên cạnh tô giới Anh, Pháp không dễ như Trần Dân Tiên viết. Tôi muốn nhắc lại lần nữa rằng tổ chức hoạt động chống Pháp khi Pháp đã xây dựng bộ máy thống trị chặt chẽ từ trên xuống dưới lại có một giàn quan lại các cấp trong hệ thống quân chủ chuyên chế không phải là cái chợ buôn bò.
Nguyễn Sinh Cung sang Pháp từ năm 1911 đến năm 1925 là 14 năm làm cho Pháp hoặc sống trên đất Pháp đủ để người ta đề phòng khi hệ thống mật thám Pháp đã có tầm hoạt động quốc tế. Hơn nữa, tuy Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh bất đồng về phương pháp cứu nước nhưng chưa hề bất hòa về lòng yêu nước. Họ thường xuyên trao đổi với nhau. Đương nhiên tính cách của những người cần biết họ không hề giấu nhau. Đừng tưởng.
Thời đoan thứ 2 từ năm 1930 đến năm 1939 những bước đi của Tống Vân Sơ lại càng có nhiều điều đáng ngờ hơn. Như mọi người đều biết, sau ngày Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu ra đời ở Nam Bộ, Nguyễn An Ninh, Phan Chu Trinh về nước, nhất là sau ngày Phan Bội Châu bị Pháp bắt và đám tang Phan Chu Trinh, phong trào chống Pháp khắp ba kỳ như thổi những luồng gió mới vào mọi tấm lòng yêu nước Việt Nam. Tăm tiếng của Cách mạng Tháng Mười Nga cũng đủ thời gian loang sang nhiều nước thuộc địa Viễn Đông. Các tổ chức cách mạng của người Việt Nam trong và ngoài nước đều có những bước chuyển mình. Sự phân hóa của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội nằm trong bối cảnh đó. Nhóm Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Cung, Ngô Gia Tự...thành lâp chi bộ cộng sản 5D Hàm Long và sau đó Đại hội Thanh niên tại Hương Cảng phân liệt (5-1929).
Nhóm Hàm Long làm nòng cốt thành lập Đông Dương Cộng sản đảng tại 312 Khâm Thiên (17-6-1929) thì Việt Nam Thanh niên Cách mạng Hội coi như cáo chung. Những việc này Nguyễn Sinh Cung – Lý Thụy – Tống Vân Sơ không hay biết. Sau ngày Đông Dương Cộng sản đảng ra đời không lâu thì An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn lần lượt xuất hiện. Trước tình hình đó nhóm Trần Phú tại trường Đại học Phương Đông Mạc Tư Khoa báo cáo đầy đủ với Quốc tế Cộng sản và nhận được chủ trương hợp nhất các tổ chức cọng sản ở Việt Nam. Cuộc họp tại Hương Cảng vào tết Âm lịch đầu năm 1930 chỉ có 4 người từ trong nước ra là Trịnh Đình Cửu tức Lê Đình, Trần Văn Cung tức Quốc Anh, đại diện Đông Dương Cộng sản đảng và Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm đại diện An Nam Cộng sản đảng. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn bị lộ tại Đò Trai (Đức Bình, Đức Thọ, Hà Tĩnh) không thể cử đại biểu tham dự. Tống Vân Sơ – Hồ Chí Minh không có tư cách gì cả nhưng đã có mặt nên chỉ được coi là quan sát viên mà thôi. Sau Đại hội III của Đảng Lao Động Việt Nam, người ta có tổ chức mấy cuộc họp những người có mặt tại Hội nghị hợp nhất Đảng 3-2 để vẽ lại quang cảnh cuộc họp như là một tác phầm nghệ thuật tạo hình minh họa sự kiện lịch sử trọng đại đó. Ba người còn sống có mặt là Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Cung, Nguyễn Thiệu không tìm được tiếng nói chung về vị trí các nhân vật có mặt. Lúng túng nhất là vị trí Hồ Chí Minh tại cuộc họp đó. Không bằng lòng thì sợ. Bằng lòng thì sai. Và cuối cùng tùy họa sĩ của trường Mỹ Thuật cho ai ngồi đâu thì ngồi. Hồ Chí Minh đương nhiên được ngồi chính diện!
Sau hội nghị hợp nhất này, Trần Phú, Bùi Công Trừng, Ngô Đức Trì, Bùi Lâm, Nguyễn Thế Rục về nước. Đường dây quan hệ quốc tế giữa những người cộng sản Việt Nam với Quốc tế cộng sản do Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong đảm nhận. Tống Văn Sơ bị mật thám Anh bắt định giao cho Pháp. Trương Văn Lĩnh lại phải chạy đến nhà luật sư Lô giơ bai (Logebey) nhờ vả. Lý Thụy thoát chết lần thứ hai cũng lại do Trương Văn Lĩnh cứu. Duyên nợ chi đây? Xin xem hồi sau để xét.
Trần Phú về Hà Nội. Trịnh Đình Cửu giấu Trần Phú dưới hầm nhà một người Pháp ở số 9 Hàng Bông Ruộm. Sau nhiều lần bàn thảo hai người nhất trí với nhau là cần có một văn bản lý luận để trước bạ sự ra đời của một chính đảng, nên họ đã đưa nhau xuống nhà máy dệt Nam Định, tìm hiểu tình hình công nhân, sang Tiền Hải Thái Bình tìm hiểu tình hình nông dân, tiện đường ra nhà máy xi măng Hải Phòng rồi trở về 9 Hàng Bông Ruộm Hà Nội. Với lý luận học được tại trường Đại học Phương Đông Mạc Tư Khoa và thực tiễn đời sống công nhân, nông dân qua khảo sát, Trần Phú chấp bút dự thảo Luận cương Chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương với sự góp ý bổ sung trực tiếp của Trịnh Đình Cửu (Lê Đình) và thỉnh thoảng có thêm Trần Văn Cung, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Văn Cừ... Hoàn thành Luận cương và Điều lệ đảng Trịnh Đình Cửu bàn với ban chấp hành trung ương lâm thời triệu tập Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng tháng Mười năm 1930. Với tư cách là Tổng Bí thư lâm thời được bầu trong Hội nghị hợp nhất ngày 3 tháng 2 năm 1930, Trịnh Đình Cửu chủ trì hội nghị lần thứ nhất thông qua hai văn bản mang tính văn kiện lịch sử chính thức và đề xuất cử Trần Phú làm Tổng Bí thư. Trịnh Đình Cửu nhận phụ trách huấn luyện và tổ chức. Bởi trong những ngày đầu thành lập đảng công tác huấn luyện, tổ chức được coi là trọng tâm. Như vậy là trong thực tế Trịnh Đình Cửu là tổng Bí thư đầu tiên của đảng Cộng sản Đông Dương. Trần Phú là tổng bí thư thứ hai...
Tống Văn Sơ không có vai trò gì tại Hội nghị này nhưng lại mưu giành danh hiệu sáng lập mà ở hội nghị hợp nhất Trịnh Đình Cửu đã không chấp nhận ông ta là người của Quốc tế cộng sản vì không có bất cứ một chứng từ gì cho dù một mẫu hóa đơn gọi là có dấu vết quốc tế cộng sản, cũng không coi ông ta là đại biểu cho tổ chức cộng sản nội địa nào. Đông Dương cộng sản đảng đã có Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Cung. An Nam cộng sản đảng đã có Châu Văn Liên, Nguyễn Thiệu. Đông Dương cộng sản liên đoàn bị mắc kẹt không cử được đại biểu. Nguyễn Sinh Cung-Lý Thụy-Tống Văn Sơ chưa hề là đảng viên của một tổ chức cộng sản nào trong và ngoài nước. Không phải người của Quốc tế cộng sản, không phải người của đảng cộng sản trong nước, Tống Văn Sơ thực sự làm cho mọi người có mặt lo sợ nghi ngờ hơn là tin cậy.
Không giành được vai trò gì tại hội nghị hợp nhất, không có mặt trong hội nghị tháng 10 năm 1930 ông ta đạo văn, đạo ý Luận cương chính trị do Trần Phú chấp bút với sự cộng tác chặt chẽ của Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Cung thành ra cái gọi là “Chính cương vắn tắt” và “sách lược vắn tắt” để giành chính danh thành lập đảng sau khi Trần Phú và những người làm nên Luận cương chính trị chính thức và tham gia hội nghị lần thứ nhất bị Pháp bắt. Như vậy là để tô mầu cho mình, Tống Văn Sơ đạo ý Luận cương Chính trị của Trần Phú thành Chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt của mình, đổi tên đảng cộng sản Đông Dương của nhóm Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Cung, thành đảng cộng sản Việt Nam, để tranh bằng được vai trò sáng lập đảng rồi lại đổi thành đảng cộng sản Đông Dương như lúc sinh thành.
Dừng tại đây để nhìn lại quảng đường từ bến Nhà Rồng năm 1911 Nguyễn Tất Thành đổi ra tên Ba xuống tàu thủy làm bồi bếp đến hết năm 1930 ông ta có mặt ở đâu, học hành ra sao mà nhận mình là tác giả Thỉnh nguyện thư gửi Hòa hội Véc xây, 1919? Lẽ nào trình độ tiểu học Đông Ba với nghề giỏi nhất trong quảng thời gian đầu đời là bồi bếp, tiếng Pháp mới có một nắm tiếng bồi mà đã soạn ra một văn bản mang tầm quốc tế được sao? Đứa trẻ con cũng không tin được. Đã làm việc cho Pháp dù dưới nước hay trên cạn là người của Pháp không đời nào những người của phong trào Đông Du lại nhận vào hàng ngũ mình. Tâm Tâm xã và Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội là của họ. Họ tôn sùng thần tượng Phan Bội Châu và trung thành với chí hướng xã thân vì nước của thần tượng này. Một tay bồi tàu thất học lúc đó chẳng là gì trong mắt họ. Vị thế trong hội Thân ái của số người Việt ở đông bắc Thái Lan do Đặng Thúc Hứa gây dựng cũng không phải. Rút cục Lý Thụy chẳng là gì cả ngoài cái bung xung dây máu ăn phần. Tứ cố vô thân mưu sinh qua ngày bằng cách lê la mà thôi.
Về sau những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam vì muốn nâng uy tín của mình để giành cảm tình của dân chúng đã đưa Lý Thụy nhập vào Nguyễn Ái Quôc “hữu danh vô thực” thành ủy viên phương đông bộ của quốc tế cộng sản.Xin thưa trước năm 1930 Lý Thụy-Chin Thâu chưa là cái gì cả. Ủy viên Đông Phương bộ là Lê Hồng Phong sau Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản (Quốc tế III). Bởi Lê Hồng Phong là đại biểu chính thức của đảng cộng sản Đông Dương được bầu tại đại hội một tổ chức ở Ma Cao năm 1935 tham dự đại hội VII và là ủy viên của đại hội đó. Lý Thụy-Tống Văn Sơ bị Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong đuổi ra khỏi đại hội Ma cao (cái gọi là “đại biểu dự khuyết của đại hội Ma cao dự đại hội VII” thực sự là man khai. Nếu là đại biểu của đảng cộng sản Đông Dương thì đời nào Stalin lại bắt giam và đày ra tận Sibiari. Mãi cho đến những năm tám mươi của thế kỷ XX, Nguyễn Chánh Nhì, đại biểu chính thức của Xứ ủy Nam Kỳ dự đại hội Ma cao 1935 là người duy nhất của đại hội đó còn sống khẳng định “như đinh đóng cột” rằng “bác” bị Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong tẩy chay kịch liệt.
Đã đến lúc mỗi người Việt Nam nên đặt câu hỏi và tìm cách tự trả lời: vì sao một người nhận mình là tác giả thỉnh nguyện thư Véc xây 1919, nhận mình là người sáng lập đảng mà các thành viên của phong trào Đông Du mà trung tâm là Tâm Tâm xã đều né tránh và một điều cũng đã đến lúc cần nói là tất cả các tổng bí thư đảng cộng sản từ Trịnh Đình Cửu, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn đều căm ghét. Vì cái thế nào đó phải bêu nhưng cũng vì cái lẽ gì đó muốn xúc đổ đi mà không đổ được. “Bác” chỉ được người ta bêu lên như là một cục “nam châm” để hút bụi sắt thép trong trái tim dân mà thôi. Thức tịnh họ luôn luôn giám sát quản thúc “bác”.
Thử xem lại tại sao một người tự nhận là sáng lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, sáng lập đảng cộng sản Việt Nam mà khi giành được quyền lãnh đạo lại không có bóng dáng của những người từng làm nên hai tổ chức đó mà lại là vài người mang tên Tàu lạ hoắc như Lâm Bá Kiệt (Phạm Văn Đồng), Lý Quang Hoa (Võ Nguyên Giáp), Trường Chinh, Vũ Anh (người Quảng Trị làm công nhân cơ khí sửa chữa ô tô ở Vân Nam tên thật là Trịnh Đông Hải). Một người duy nhất của Tâm Tâm xã là Hồ Tùng Mậu thì bị máy bay Pháp bắn chết khi một mình một ngựa đi trong vùng tự do. Thật đáng ngờ.
Hồ Tùng Mậu bị máy bay Pháp bắn chết, Hồ Chí Minh có điếu văn “Chú Tùng Mậu ơi! Lòng tôi đau xót linh hồn chú biết chăng? Tôi lại nghĩ đến điếu văn của Lê Duẩn đọc tại lễ tang Hồ Chí Minh. “Tổ quốc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta, đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính người đã làm rạng rỡ tổ quốc ta, nhân ta và non sông đất nước ta...” Năm ngày sau lễ tang nổi tiếng đó thì ở một xã của huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình một ông chủ tịch xã tên là Nguyễn Văn Này chết. Người ta lại đọc điếu văn y chang “Tổ quốc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Nguyễn Văn Này và chính Nguyễn Văn Này đã làm rạng rỡ tổ quốc ta...
( Còn tiếp)
Nguyễn Gia Định
HàNội 2011
Ý kiến bạn đọc
05 Tháng Mười Một 20148:00 SA
tan buige
Khách
tac gia cua bai nay la ai?,co phai la nguoi nghien cuu lich su.hay cung la dan thuong nhu toi?neu la thuong dan thi khong the nao biet duoc nhung bi mat ve doi tu cua nhung lanh tu.ma cung khong bao gio biet duoc nhung cach thuc hoat dong chinh tri cua nhung vi nguyen thu quoc gia.rat bi mat.
17 Tháng Giêng 20138:00 SA
mạnh
Khách
bài viết hoàn toàn bịa đặt, vớ vẩn, không có căn cứ, nếu Nguyễn Sinh Cung không phải Bác Hồ thì sẽ chẳng ai biết về tiểu sử của ông, chứ nói gì có tài liệu về Nguyễn Sinh Cung cho thằng cha này ngồi mà liệt kê nhảm nhí... Vớ Vẩn
28 Tháng Sáu 20127:00 SA
trần hoàng oanh
Khách
Tôi có người bạn, vào năm 1975, anh ta chỉ mới 17 tuổi, thế nhưng, đầu 1976, anh ta đã lén lấy hình của ông HCM đem xé đi, bởi anh ta quá nhạy cảm, anh ta không thể không xót lòng trước sự độc ác và trân tráo của công an, trước những lầm than mà nhân dân miền Nam hứng chịu, trước những đêm nằm nghe cảnh nông dân la hét vì bình điểm ở nhà kho đội bên nhà. Khi tôi hỏi tại sao anh ta dám lấy ảnh của người mà đảng cộng sản chỉ thị nhân dân tôn làm bậc thánh để xé đi, anh ta trả lời : Tôi không rõ ông ta là ai, nhưng làm sao một người tốt lại có thể cầm đầu một ác đảng hùng mạnh đến thế, điều chắc chắn, ông ta phải là một người giảo hoạt loại siêu đẳng.
Xin cảm ơn bài viết mà tôi vừa đọc. Trước đây, tôi cứ tưởng, CS sẽ biến toàn dân VN thành một lũ người thiếu máu trầm trọng đến ngày trái đất bị tiêu diệt, thế nhưng, ngày nay, nhờ Internet, một số người có lương tâm và có hiểu biết, kể cả một số người tốt lỡ lầm theo CS, đã cho tôi thấy rằng, đây là một dân tộc còn hi vọng... Có phải thế không ?