BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73236)
(Xem: 62214)
(Xem: 39393)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hồ Chí Minh, ông là ai ? (Phần 2)

06 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 2382)
Hồ Chí Minh, ông là ai ? (Phần 2)
51Vote
40Vote
30Vote
21Vote
10Vote
3.52
 Xét cho cùng thời đoạn 1930 - 1939 Lý Thụy chẳng có trò trống gì đối với Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1939 với tên mới là Hồ Nam, Lý Thụy từ Diên An chuyển dần về Hoa Nam với tư cách là phụ tá Diệp Kiếm Anh. Đây là lúc cần minh định Lý Thụy, Tống Văn Sơ (Tớ Vẫn Sống), Hồ Nam, Hồ Chí Minh, Hồ Học Lãm. Bởi chính năm này Hồ Học Lãm cũng từ Nam Kinh xuống Hoa Nam.

Năm 1941 những người cộng sản trong nước nghe hơi Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trên đường về nước đang có mặt ở Vân Nam. Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản lần thứ 8 họp tại Pắc Bó vào ngày 19-5-194, Hồ Nam tự nhận là mình Nguyễn Ái Quốc với tên mới là Hồ Chí Minh, tuyên bố thành lập Mặt trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh gọi tắt là Việt Minh. Mọi người có mặt tại hang Côc Lếu giờ phút đó đều sáng mắt hồ hỡi như vị thánh cứu tinh dân tộc đã xuất hiện. Việt Minh tức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh hàm súc quá, cách mạng quá, xóa ngay Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương của Hội nghị lần thứ 6 của Ban Thương vụ Trung ương đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Bà Điểm tháng 11 năm 1939

Tháng 2 năm 1979 đồng chí Đặng Tiểu Bình, người nhiều năm gắn bó với Diệp Kiếm Anh, Lưu Thiếu Kỳ, Hồ Nam “của” chúng ta, xua quân sang “dạy cho Việt Nam bài học” đã có hành vi phá sơ sơ hang Cốc Lếu làm ra vẻ ghét ông Hồ Chí Minh lắm lắm. “Vải thưa che mắt thánh rồi”. Động tác giả che thần tượng thật mà thôi. Làm ra bộ ghét Hồ Chí Minh để dân An Nam tin Hồ Chí Minh hơn nữa là để cho Tàu thâm nhập sâu hơn nữa. Từ hành vi đó, người viết những dòng này giật minh và tự nghĩ “thôi rồi. Ông ta là người của Tàu đã chui sâu leo cao theo chủ trương Tàu. “Anh đưa được Vũ Ngọc Nhạ... vào dinh Ngô Đình Diệm, người khác không đưa được Hồ Chí Minh vào phủ Chủ tịch nước Việt Nam hay sao”. Thì ra “ở nhà nhất mẹ nhì con. Xem ra lắm kẻ còn giòn hơn ta”. Kỷ xảo Việt chỉ là bản sao vụng về kỷ xảo Tàu. Người ta mười anh chưa được một. Vậy thì anh làm được một người ta còn tinh vi hơn anh trăm nghìn lần. Động tác phá hang Côc Lếu năm 1979, cho tôi liên hệ đến 88 số báo Thanh Niên do đảng Cộng sản Trung quốc tặng đảng Cộng sản Việt Nam

Non xa xa nước xa xa

Nào phải phong lưu mới gọi là.

Nọ suối Lê nin kia núi Mác

Hai tay gây dựng một sơn hà.

Bài thơ Pắc Bó tức cảnh của Hồ Chí Minh vừa vô ơn vừa vô lễ. “Nhàn cư vi bất thiện” tôi nhẫm lại mấy câu đầu của cuốn Lịch sử nước ta cũng do ông Hồ viết tại hang Cốc Lếu vào năm 1941 dưới dạng văn vần : “Triệu Đà là tổ nước ta. Nước tá lúc đó gọi là Văn Lang” và “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau dựng nước” trước bậc thềm đền Hùng (Phú Thọ, 1955) nó cứ bận tâm như đọc được manh tâm của con người này lại không luận ra được “Hồ Chí Minh. Ông là ai?”

Tại sao viết “Triệu Đà là tổ nước ta” (1941) chính trong thời điểm vổ ngực “Hai tay gây dựng một sơn hà”. Mười bốn năm sau lại nói “các vua Hùng đã có công dựng nước”.

Vì thế, cho đến nay tôi vẫn luôn luôn đặt câu hỏi, Hồ Chí Minh là ai? Vì sao ông ta tự phịa ra Trần Dân Tiên để lắp các sự kiện lịch sử liên quan đến vận mệnh dân tộc Việt Nam vào những chặng đường vừa bí hiểm vừa mờ ám của mình?

Câu hỏi này không dành riêng cho tôi mà là của toàn dân. Vì danh dự Tổ quốc và vận mệnh dân tộc, mọi người Việt Nam yêu nước chân chính hãy góp tài trí, công sức tìm cho ra tung tích Hồ Chí Minh. Còn kịp nếu không muốn nói là quá muộn. Bởi, một việc thất tín thì chín viếc thất tin. Đó là lẽ đời. Những người cộng sản một phần đã trót thì phải trét, một phần vì thần tượng Hồ Chí Minh là chỗ núp để vinh thân phì gia của họ. Mất thần tượng này họ phải giơ lưng cho dân chúng đấm hoặc bị đuổi ra khỏi lãnh thổ quốc gia.

Xuất phát từ việc Hồ Chí Minh phịa ra nhà báo Trần Dân Tiên (vị Tiên dưới trần của dân) để tự thêu dệt nên “huyền thoại” về mình, tôi muốn xem xét lại mọi hành tung của ông ta và lôi ra mấy điều như sau :

Trình độ nào thì chấp bút được bản “Thỉnh nguyện thư” 8 điểm gửi Hòa hội Véc xây, năm 1919? Xét trong lịch sử nhân loại thật lắm người tài xuất chúng. Nhưng trước khi xuất chúng họ đều học đến đầu đến đũa.

Nguyễn Sinh Cung sinh năm 1892 đã trót ghi nhận 1890 thì cứ tính vậy để xem việc học hành của anh ta ra sao? Lẽ cũng nên biết.

1890 – 1895 chưa học.

1895 - 1901 theo mẹ vào Huế trông em để mẹ xe chỉ dệt vải độ nhật.

1901 – 1905 về ở nhà dì không học.

1905 – 1908 Tiểu học Đông Ba.

1908 – 1911 thất học lang thang.

1911 – 1918 phụ bếp thất học.

Ông Nguyễn Sinh Khiêm tức Nguyễn Tất Đạt, anh ruột Nguyễn Sinh Cung có học sớm hơn nhưng học vấn cũng không đáng gì. Vậy một người từng ấy năm (1890 – 1911) lêu lổng như vậy mà viết nên “Thỉnh nguyện thư” với văn chương, chữ nghĩa, lệ luật, nguyện vọng bằng Pháp ngữ hàm súc mạch lạc như vậy ư?

Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Lê Duy Điếm là những thành viên chủ chốt của phong trào Đông Du đã lập nên Tâm Tâm xã đều nghi ngờ và bất hợp tác với Lý Thụy. Bởi, một là hành tung của Lý Thụy thiếu minh bạch, hai là không có người đáng tin cậy làm môi giới, ba là một kẻ xa lạ, nhiều năm làm việc cho người Pháp, lại từ Pháp đến, trong khi Pháp đang truy lùng các thành viên Tâm Tâm xã của Phạm Hồng Thái. Cho nên, mấy năm giúp việc cho Bôrôđin, ở Quảng Châu, Lý Thụy chưa hẳn đã là người thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội như các giáo sư sử học đầu đàn ở Hà Nội viết.

Nếu Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc thì tại sao năm 1925 ca ngợi Phan Bội Châu là anh hùng cứu nước là vị thiên sứ quốc tế mà sau năm 1945, với bút danh T. Lan viết “Vừa đi đường vừa kể chuyện” nhằm bổ sung “Những mẫu chuyện về đời hoạt động Cách mạng của Hồ Chủ tịch” mà ông ta cho Trần Dân Tiên đứng tên, lại lên án Phan Bội Châu cầu viện Nhật là “đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau”. Tuy là việc nhỏ nhưng thiếu nhất quán thể hiện tiền hậu bất nhất. Từ đó suy ra Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc.

Tại sao một người được mệnh danh là nhà hoạt động cách mang lỗi lạc, một thành viên của Quốc tế Cộng sản lại bị đày ra Xibiari?

Ngày 19 tháng 5 năm 1941 tại hang Côc Lếu bản Pắc Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, trước mặt Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Thụ, Phan Công, Bùi San... Nguyễn Sinh Cung tự giới thiệu mình là Hồ Chí Minh tức Nguyễn Ái Quốc. Ba tiếng Nguyễn Ái Quốc bật ra từ miệng ông ta làm mọi người có mặt bái phục và cảm tạ. Các nhà cách mạng Việt Nam bất kể đảng phái gì nghe đến Nguyễn Ái Quốc đã hâm mộ từ lâu. Nay con người bằng xương bằng thịt đó đã hiển hiện trước mặt thì vinh dự nào bằng.

Hồ Chí Minh phán thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh gọi tắt là Việt Minh thay cho Mặt trận Thông nhất dân tộc phản đế của Đảng Cộng sản Đông dương. Vốn sẵn sùng bái Nguyễn Ái Quốc mọi người răm rắp tuân theo. Từ đó Hồ Chí Minh trở thành thần tượng. Một số đảng phái đối lập như Việt Nam Quốc dân đảng gọi tắt là Việt Quốc; Việt Nam Cách mạng đảng gọi tắt là Việt Cách và một số nhân sĩ trí thức không đảng phải nhiệt liệt tham gia Việt Minh của Nguyễn Ái Quốc. Riêng sự việc này nên phân xử sao đây? Bởi Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng Minh tức Việt Minh vốn đã được Hồ Học Lãm thành lập tại Nam kinh năm 1936. Vậy thì Hồ Chí Minh chính là Hồ Học Lãm, người của Tưởng Giới Thạch. Nếu không, Hồ Chí Minh lại cướp công Hồ Học Lãm như đã cướp công, cướp tên Patriote Nguyen (Nguyễn Ái Quốc) về “Thỉnh nguyện thư, 1919. Quả là một sự chuyển hóa đặc biệt từ Nguyễn Ái Quốc của Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh sang Nguyễn Tất Thành. Và nếu Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Cung thì ông ta đã vạch áo cho người xem lưng rằng mình đich thực là cháu nội Hồ Sĩ Tạo. Cái lắt léo là chỗ đó.

Tại Hội nghị Cốc Lếu tháng 5 năm 1941 Lý Thụy - Tống Vân Sơ - Hồ Nam đã vỗ ngực nhận mình là Nguyễn Ái Quốc với tên mới là Hồ Chí Minh. Như vậy là Tổng đốc An Tĩnh Trần Đình Bá có lỗi với mẫu quốc, khi ông từng khẳng định rằng Nguyễn Ái Quốc là tên chung của một nhóm các nhà chí sĩ nào đó bịa ra chứ ở Nghệ An nhất thiêt không có.

Đầu năm 1942, Hồ Chí Minh về Trung Quốc lúc đó ai cũng biết là Nguyễn Ái Quốc bị người của Tưởng Giới Thạch bắt. Nếu đúng là Nguyễn Ái Quốc mà người Pháp cho là một đồng phạm cộng sản nguy hiểm đang phát lệnh truy nã thì một là bị Tưởng Giới Thạch thủ tiêu, hai là bắt để đổi cho Pháp với một sự ngang giá. Mọi người nếu biết Tưởng Giới Thạch thù ghét cộng sản đến mức nào thì mới tính được giá Nguyễn Ái Quốc trong tay Tưởng. Đằng này chỉ giam và thuyên chuyển liên tục qua các nhà tù như là quá trình đánh tráo, huấn luyện, nhồi nặn, tẩy não, xác định lập trường. Năm 1943 Hồ Học Lãm chết! Tháng 10 năm 1944 Tướng Trương Phát Khuê, Tư lệnh Hoa Nam của Tưởng Giới Thạch hoan hỷ thả Hồ Chí Minh về Pắc Bó.

Hồ Học Lãm (1884-1943) hơn Hồ Chí Minh 6 tuổi, cũng là người Nghệ nhưng không đồng hội đồng thuyền với Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Lê Duy Điếm... Nghĩa là không tham gia thành lập Tâm Tâm xã, nhưng lại có uy tín đối với Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch và đã là con bài của Tưởng chuần bị cho hậu chiến thế giới lần thứ hai như là nhân vật dự bị thay thế Nguyễn Hải Thần khi cần thiết.

Về thái độ chính trị có hai thời kỳ hằn lên rất rõ. Từ 1941 đến 1950 ông ta là một người chủ trương cách mạng dân tộc theo ngọn cờ “tam dân” của Tôn Dật Tiên. Từ năm 1950 lại ngả sang chủ trương “Thế giới đại đồng” của Mao Trạch Đông. Biến chuyển này tự nguyện theo xu thế thời đại hay vì một lẽ thất thế trước một áp lực nào đó không theo không được của sự chuyển nhượng giữa hai thế lực ngoại bang đang ôm mộng bá chủ hoàn cầu. Chí ít là viễn đông. Xin hậu thế soi xét.

Lịch sử Trung Quốc cho ta một sự hiểu biết rằng, các triều đại của họ có thể lật đổ, thay thế nhau nhưng tư tưởng bành trướng Đại Hán thì không bao giờ thay đổi. Tần đã thế và Minh Thanh cũng vẫn thế.

Một sự kiện đáng nói nữa là do biến động lịch sử sau ngày Nhật đánh Pháp ở Lạng Sơn, Pháp bại trân chạy về Bắc Sơn, người Bắc Sơn nổi dậy đánh Pháp. Đảng Cộng sản cử Trần Đăng Ninh lên Vũ Nhai cứu vãn tình thế trước sự đàn áp của Pháp. Đội Du kích Bắc Sơn ra đời. Vũ Bật học viên khóa Quân chính của Trần Tử Bình ở Bình Lục Hà Nam, được Trần Đăng Ninh lựa chọn làm chỉ huy du kích Bắc Sơn. Nhu cầu khởi nghĩa vũ trang đặt ra cho những người cộng sản tổ chức quân đội. Phùng Chí Kiên, Lương Văn Chi chuyển đơn vị du kích của Vũ Bật (tức Nguyễn Cao Đàm) thành Việt Nam Cứu Quốc quân và làm lễ tế cờ thành lập tại khu rừng Khuổi Nọi, bản Tứ Tổng, xã Vũ Lễ, huyện Bắc sơn vào ngày 16-2-1941. Đơn vị Cứu Quốc này về sau phát triển thêm Cứu Quốc quân 2 do Lưu Xuân Trường chỉ huy.

Trước Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 Cứu Quốc quân là lực lượng vũ trang đã hoạt động trên địa bàn Đông bắc và Việt bắc, Trung du Bắc bộ. Vậy mà Hồ Chí Minh lại cố ý xóa lực lượng này với mấy chữ viết tay giao cho Võ Nguyên Giáp thành lập đội “Võ trang tuyên truyền giải phóng quân vào ngày 22-12-1944. Và khăng khăng lấy đó làm ngày thành lập lực lượng vũ trang cách mạng để giành danh nghĩa “Cha đẻ của quân đội cách mạng”. Cái gọi là chiến công Pay Khắt, Na Ngần của Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân năm 1944 là đánh vào hai đồn biên phòng trống chỉ còn vài lính dõng trông nom như người giữ nhà. Làm rùm beng lên để lấy tiếng là chiến công thủ thuật Hồ Chí Minh. Và tấm ảnh chụp Võ Nguyên Giáp với đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phong quân là ảnh giả do nhà quay phim Cácmen của Liên xô dựng lại vào dịp sang quay phim chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Nghĩa là gần 10 năm sau.

Nhiều tướng lĩnh đã từng đặt câu hỏi “Cứu Quốc quân” với “Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân” tổ chức nào ra đời trước và thể hiện chất đấu tranh vũ trang hơn? Rõ ràng Cứu Quốc quân xét về ngữ nghĩa là đội quân cứu nước. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chỉ là đội quân nặng về tuyên truyền giải phóng. Vả lại, ngày 16-2-1941 của Cứu Quốc quân trước ngày 22-12-1944 của Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân 3 năm 10 tháng 10 ngày.

Một điều đáng ngờ là sau Hội nghi 8, Bùi San ủy viên xứ ủy Trung Kỳ và Phan Công Bí thư Hà Nội từ Hà Quảng về đường Ngân Sơn đều bị Pháp bắt và đã khai báo cánh Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt về đường Bình Gia, Bắc Sơn. Pháp tập trung lực lượng chặn bắt ráo riết ở Bắc Sơn thì Phùng Chí Kiên, Lương Văn Chi lại gặp nạn ở Bắc Cạn. Có người hoài nghi Chu Văn Tấn chỉ điểm. Chu Văn Tấn, Chu Văn Lường từ Trung Quốc qua làm lính dõng cho Pháp.

Biến cố Bắc Sơn vào ngày 22 tháng 9 năm 1940, Nhật vào Đông Dương, Pháp ráo riết truy bắt những người cộng sản nên Thái Nguyên mà chủ yếu là Vũ Nhai trở thành “khu an toàn”. Hoàng Văn Thụ là người Tày (Lạng Sơn) đã chọn nhà Chu Văn Tấn để làm nơi ẩn náu. Sự hội ngộ của Chu Văn Tấn, Hồ Chí Minh tại Pắc Bó năm 1941 nhanh chóng trở thành gắn bó keo sơn.

Qua nhiều cuộc tọa đàm tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương của một số cán bộ cao cấp, trước ngày bị quản thúc, Chu Văn Tấn bao giờ cũng khẳng định ngày thành lập Trung đội Cứu Quốc quân đầu tiên là 01 tháng 5 năm 1941 (Quốc tế Lao động) và do ông ta làm trung đội trưởng. Nhà văn quân đội Đại tá Ngọc Tự đã viết hồi ký Chu Văn Tấn nhấn rất mạnh điều đó. Tại sao Hồ Chí Minh và Chu Văn Tấn đều cố ý xóa ngày 16 tháng 2 năm 1941 của Phùng Chí Kiên, Lương Văn Chi, Nguyễn Cao Đàm, Hoàng Văn Thái... Tại sao người có công duy trì và phát triển Cứu Quốc quân từ năm 1942 đến 02-9-1945 là Lưu Xuân Trường lại bị gạt bằng sự vu cáo của Chu Văn Tấn để cuối cùng chỉ là một trợ lý “ngồi chơi xơi nước” ở Tòa soạn báo Nhân Dân. Nếu là người có trí, có nhân và có dũng, hơn ai hết Hồ Chí Minh ở vị trí của mình lúc đó biết rất rõ điều này cần có tiếng nói bảo vệ lẽ phải. Nhất nhất về hùa với Chu Văn Tấn. Vậy thì ông ta là người của ai?



Nói về Hồ Chí Minh cả năm không hết nghi ngờ. Chung quy lại tôi thấy ông ta là một người bí hiểm và trong cuộc đời bí hiểm đó ông ta luôn luôn xí phần và tệ hơn nữa là tranh công. Xin tóm tắt như sau:

Trình độ Tiểu học Đông Ba năm 1908, 10 năm bôn ba bếp núc, trở thành tác giả Thỉnh nguyện thư gửi Hòa hội Véc xây năm 1919.

Đầu năm 1925 có mặt ở Quảng Châu Trung Quốc với phận sự là người giúp việc mà Thành lập được Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội; thành lập được Hội Liên hiệp Các Dân tộc bị áp bức ở Á Đông rồi giao cho một người có tầm chính khách là Liêu Trọng Khải (người Trung Hoa) làm Hội trưởng; mở được 10 khóa huấn luyện đào tạo 200 chiến sĩ cách mạng có tri thức về chủ nghĩa cộng sản và cách mạng tháng Mười Nga làm hạt nhân của phong trào cộng sản Đông Dương; tổ chức in ấn và phát hàng trăm tờ báo Thanh Niên. Do bị thất lạc Đảng cộng sản anh em Trung Quốc chỉ mới sưu tầm được 88 số. Xuất bản sách Đường Kachs mệnh làm tài liệu gối đầu dường cho các nhà cách mạng Việt Nam...

2 năm 5 tháng trong phận sự là người giúp việc cho Bôrôđin ở Thành phố Quảng Châu trong tay Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch, lại bị Pháp ráo riết truy tìm những người đồng chí của Phạm Hồng Thái mà làm được những điều như thế quả là lạ.Thử đặt uy tín và trình độ Lý Thụy vào bối cảnh Quảng Châu năm 1925-1926 chung quanh chưa có quần chúng cách mạng càng chưa có đồng chí tin cây, mà tài chính chỉ là số không làm sao múa may được vậy.

Tôi hoài nghi vế sự ngụy tạo báo Thanh niên mà người đạo diễn có lẽ bên ngoài biên giới nhằm mục đích cũng cố uy tín cho người của mình.

Xin nói lại điều đã nói là nhóm thanh niên Việt Nam thành lập chi bộ cộng sản tại trường Đại học Phương Đông Mạc Tư Khoa đều từ Quảng Châu sang. Họ là thành viên của Việt Nam Thanh niên Cách Mạng Đồng chí hội hoặc đồng minh của hội này. Nếu Lý Thụy là người sáng lập hội đó và nhất là giảng viên của họ thì lẽ nào họ lại tẩy chay không tiếp khi ngỏ ý muốn đến trường thăm viếng họ.

Sau ngày hợp nhất Đảng 3-2 người được bầu làm Tổng bí thư là Trịnh Đinh Cửu đã đón Trần Phú từ Liên xô về ở 9 Hàng Bông Ruộm (Hà Nội). Với kiến thức đã học tại Mạc Tư Khoa và với thực tiễn phong trào công nhân nhà máy dệt Nam Định, nông dân Tiền Hải Thái bình, công nhân xi măng Hải Phòng mà Trịnh Đình Cửu cùng Trần Phú trực tiếp tìm hiểu đã viết nên Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương. Để giành cho được mình là người sáng lập Đảng Nguyễn Sinh Cung – Hồ Chí Minh đạo văn thành chánh cương vắn tăt và sách lược vắn tăt.

Tóm lại, Hồ Chí Minh là một nhân vật sinh ra để tranh giành thành quả của người khác.

Điểm cuối cùng tôi còn áy náy là liệu Hồ Chí Minh có phải là người của Tưởng Giới Thạch nhưng sau khi thất thế ở Hoa lục đã bán cho Mao Trạch Đông, Diệp Kiếm Anh để người Hán vẫn duy trì chủ trương bành trướng và thôn tính Việt Nam hay không?

9 năm kháng chiến chống Pháp vùng nào gọi là tự do dưới sự quản lý của Chính phủ Hồ Chí Minh là ở đó có chủ trương hợp làng, hợp xã, hợp tự để xóa mọi địa danh truyền thống Việt nhất là những địa danh và di sản văn hóa còn dấu vết cuộc kháng chiến chống Minh thế kỷ XV. Cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh xét cho cùng đều nhằm tiêu diệt đội ngũ nhân sĩ trí thức, di sản văn hóa truyền thống dân tộc. Chỉ cần lưu ý một chút thôi là người ta rất dễ nhận biết cái gì quân Minh thế kỷ XV chủ tâm phá mà phá chưa hết thì Hồ Chí Minh phá tiếp.

Làm một vị chủ tịch nước mà người Tàu tuyên án giết người mình ông ta với tư cách nguyên thủ quốc gia vẫn bình chân như vại không hề băn khoăn áy náy. Thời quân chủ tập quyền Thượng thư Bộ Hình muốn kết án gì thì tùy nhưng riêng án tử hình phải để vua quyết. Hồ Chí Minh chưa làm được điều đó.

Và cái gọi là cải cách ruộng đất mà Hồ Chí Minh hô hào tổ chức thực hiện là chủ trương diệt chủng do Mao Trạch Đông đề xướng. Hồ Chí Minh nhận lệnh từ Mao. Bởi vậy ông ta không hề đau xót khi dân mình bị giết mà trái lại còn hoan hỷ. Chân tướng tội ác của bọn họ bị dư luận phản đối có nguy cơ bị lật mặt thì vội vả xoa dịu gọi là sửa sai. Sửa cái gì. Khi những người ưu tú của dân tộc Việt đã bị bắn, bị chém, bị chôn sống, bị đập bằng cào, cuốc, gậy gộc, gạch đá... Để chạy tồi Hồ Chí Minh đưa Võ Nguyên Giáp là người được coi là tác giả chiến công Điện Biên Phủ xin lỗi toàn dân. Hồ Chí Minh đứng đàng sau vỗ tay theo bài dạy của quan thầy “Ngọa sơn quan hổ đấu”. Điều đáng buồn là dân ta bị ông ta tổ chức giết, làng xã ta bị ông ta cho thay đổi để xóa di sản văn hóa lâu đời. Đình chùa bị ông ta triệt giải để thủ tiêu nên văn hóa dân tộc... Vậy mà cứ dương dương tự đắc coi ông ta là cha già dân tộc. Suy cho cùng cái chết của dân ta dưới tay Hồ Chí Minh một phần do dân ta ngây thơ và dại dột làm nên.

Sơ kết mẫu viết này mọi người nghĩ lại xem vì cớ gì mà một gia đình quan Phó bảng ruỗng ra đến thế. Ông Phó bảng bê tha tứ cố vô thân. Vậy mà nghe đâu, thời gian ở Cao Lãnh vị Phó bảng vô gia cư này cũng còn khoèo được một nàng nhẹ dạ nào đó đã cho họ Nguyễn Sinh, sinh thêm một sinh linh. Vì không nơi nương tựa nên đứa con hoang này được thả vào nhà chùa về sau trở thành nhà tu hành danh tiếng. Con gái lớn không lấy được chồng. Con trai lớn không có vợ. Quả là con nòi của giống.

 Còn tiếp : Phần ba- Các sự kiện và các nhân chứng đương thời với Hồ Chí Minh

Nguyễn Gia Định

Phụ lục

Lời non sông

 Làm dân nước hiến thân cho nước

Nước có còn thân mới được vinh

Giận quân thù lấy máu rửa thù

Thù phải diệt máu dù có chảy

Nước Việt Nam chúng ta

Lập quốc bốn nghìn năm

Tính dân hai lăm triệu

Con dòng của giống

Nòi Lạc Long

Nào phải bọn tầm thường

Biển bạc rừng vàng

Cõi Đông Á

Đã vào hàng phú hữu.

*

* *

Nào thuở trước

Đánh đông dẹp bắc

Gái Trưng Vương

Trai Hưng Đạo

Khí hào hùng sử sách vẫn ghi tên

Tám mươi năm

Nước mất nhà tan

Trước Pháp tặc

Sau Phù Tang

Nỗi thống khổ giấy tờ không kể xiết

…....

1945(*)

(Sáu mươi sáu năm sau

Kẻ hậu sinh lại viết)

 

Người nước ta,

Dòng giống Long quân

Cội nguồn Lạc Việt.

Đã đứng lên làm cuộc trường kỳ

Vẫn anh dũng trước sau bất diệt.

Nguyễn Tri Phương, Trương Công Định xung trận, thắng không kiêu, bại không nản vững chí bền gan.

Rừng Yên Thế, núi Vụ Quang xông pha, chung một dạ, đồng một lòng can trường nhiệt huyết.

Thế kỷ mười chín chưa xong.

Thế kỷ hai mươi phải quyết.

Người bôn ba Nam Bắc tìm kiếm anh tài.

Kẻ mở lối Đông Du luyện rèn hào kiệt.

Bọn giặc lắm mưu gian

Dân ta thảy đều biết.

Đại chiến thứ hai kết thúc.

Nhật hàng, Pháp chạy, noi gương thuở trước, toàn dân nhất loạt đứng lên

Anh rút, Tàu lui, nối gót người xưa, cả nước đồng lòng đoàn kết.

Ngót thế kỷ sục sôi rửa hận, chớp thời cơ nổi dậy làm chủ giang san.

Gần trăm năm ôm mối cừu thù, đều nhất loạt vùng lên bảo toàn khí tiết.

Pháp thua Nhật, nhờ Đồng Minh thắng quay trở lại Đông Dương

Nhật thắng Pháp, vì phe Trục hàng rút quân về nước hết.

Niềm vui chưa trọn, bọn cơ hội ùa ra dây máu ăn phần.

Nỗi khổ sắp tan, quân phản dân ập tới cướp quyền rối rít.

 

Giá như,

Tất cả đều yêu Tổ quốc một dạ vô tư

Mọi người biết trọng giống nòi đồng lòng tha thiết.

Bất hạnh thay!

Kẻ ít học nhưng hám danh láu cá đưa Mác ra múa võ gây nên đại họa binh đao.

Người nhiều mưu lại mù quáng hung hăng lấy Lê dọa hàm hồ đấu tố gia tài khánh kiệt.

Than ôi!

Hồ Chí Minh tráo trở lộn sòng chiếm quyền cao, vẽ trước mặt, tô sau lưng, giả bộ siêu nhân!

Đảng cộng sản mưu gian đổi lốt tranh chức trọng, lừa người già, bịp lớp trẻ, tôn sùng hiền triết.

Khắp nơi khấp khởi hân hoan “thánh nhân giáng thế”, từ nay sẽ đến thiên đường.

Mọi chốn rộn ràng truyền tụng “nhờ đảng tiên phong”, tối mắt lao vào cõi chết.

Dân chúng đói nghèo hí hửng vùng lên rắp làm chủ nhân ông.

Người người ngây thơ không nghĩ mưu gian lão láng diềng xảo quyệt.

Cộng sản lùa toàn dân ra trận hòng lập ngay xô viết Đông Dương.

Quốc gia lãnh vị trí tiền đồn quyết tâm chặn giáo điều Mác xít.

Một lẽ chống xâm lăng mà “huynh đệ tương tàn”.

Hai phía nhận khác thù nên “nồi da nấu thịt”.

Năm Mậu Thân,

Dân ta tin trời đánh tránh bữa ăn

Bọn chúng chọn phút giao thừa mà giết.

Thì ra,

Đánh địch thủ cho Tàu

Dùng con em đất Việt.

Pháp về, sức mọn đơn thương quỵ lụy oai hùm.

Mỹ rút, tài hèn độc mã xun xoe lực kiệt.

Môi hở, mưa ngàn gió biển giơ lưng chịu đấm cúi đầu hô mười sáu chữ vàng!(**)

Răng lạnh, dâng đất xuất rừng há miệng mắc quai quỳ gối cả bầy im thin thít.

Hồ Chí Minh là ai?

Đã đến lúc phải xét.

Tám mươi năm xông pha ông cha ta vững chí bền gan,

Một phút cướp chính quyền cọng sản xóa cho tiêu dấu vết.

Kẻ gây ra tội ác binh đao,

Còn trắng trợn giành ngôi kiệt hiệt.

Bọn tầm gưởi ăn bám hung hăng,

Quân vũ phu phỉnh lừa mất nết.

Thành thị bài trừ công thương, chiếm nhà cao, tranh phố đẹp, tiếng rên la dậy khối dưới phường trên,

Nông thôn cải cách ruộng đất, giành của cải, giết người hiền, lời oán trách đầy đường quân vơ vét.

Ngang nhiên lập chợ vua Tôn Đản (1), thu gom đồ ngon vật lạ, giành riêng đặc sản cho lủ gian thần.

Ngỗ ngược khoanh đồng cấy tám thơm (2), vét hết hải vị sơn hào, xã nọ làng kia nạp theo nghị quyết.

Bắt săn cá anh vũ Chợ Bờ (3) cống nạp đôi môi,

Giao đánh loài hải sâm (4) Mông Cái dâng từng giọt huyết.

Cho hay!

Đạo lý ở đời sai đúng không thể làm ngơ,

Lương tâm nhân thế trắng đen lẽ nào chẳng biết.

Dân đói vật vờ khắp hang cùng ngõ hẻm chốn chốn rên la

Quan tham hí hửng đầy tầng cao lớp thấp nơi nơi đục khoét.

Đã biết ăn ngon, mặc đẹp đích thị là người.

Cớ sao thế thái nhân tình ngu si tậm tịt.

Hoặc cố đấm ăn xôi,

Hay đầu đầy hột mít.

Người trồng trọt công ghi dày sổ điểm, mùa màng thất bát mãi, hoàn thành nghĩa vụ không còn thóc để chia!

Dân chăn nuôi nhận phiếu giắt phên tre, thực phẩm ưu tiên trên, buộc bụng hy sinh

chẳng có tiền liền quỵt.

Tuần giổ mẹ, tem thịt dâng bàn thờ làm lễ: “dưới âm phủ dễ mua”, quan viên ngơ ngác ngước trông theo.

Lễ đưa dâu, cửa hàng bận kiểm điểm cả tuần: “trên thế gian khan hiếm”, khách khứa rút lui về tự thết.

Quán bia hơi: rổ, rá, dép, giày, thay mặt chủ nhân cùng người uốn lượn xếp thành hàng theo dáng mình rồng.

Quầy rau muống: bao, bì, ky, túi, bảo kê kẻ vắng mặt bình quyền bình đẳng vòng vo tựa như chân rết.

Huênh hoang “thời kỳ quá độ” cho đến nay chưa hề nghe nói điểm dừng.

Khoác lác “giai đoạn cong lưng” ngẫm càng thấy quả đáng tự hào ra phết.

Gần xa mọi nẻo hãy mở mắt nhìn.

Đây đó bà con đừng tin vờ vịt.

Nhìn xem,

Cháy nhà ra mặt chuột, ỷ chiến thắng, cướp của giết người, gây thù hận, nhân dân cả nước đều thua.

Cõng rắn cắn cổ gà lũ cuồng tín còng lưng quỳ gối, mở rộng đường, biển đảo vào tay chú chệt.

Hởi ôi!

Triệu triệu sinh linh chiến sĩ hai bên, hồn xiêu phách lạc nơi rừng sâu, nơi suối vắng, nơi đồng hoang, nơi biển lạnh... không cần bia mộ, vật vờ thể phách rất đỗi thê lương.

Nghìn nghìn tính mạng phế binh nam bắc, cơ thể không toàn, kẻ mù mắt, kẻ mất chân, kẻ bại liệt, kẻ vô sinh...vất vả đó đây, đau đớn tâm can lời nào mới xiết.

Rêu rao hòa hợp lừa người vào bẩy tù đày.

Giả bộ khoan hồng đại bợm trước sau thất thiệt.

Bốn nghìn năm đẽo đá, đúc đồng, luyện sắt, làm nên làng nước, có già trẻ, có dưới trên, rõ ràng minh bạch hết lẽ vì dân.

Ngót thế kỷ rèn dao, sắm súng, gài người, phá nát nhân tình, không kính già, không thương trẻ, lừa bịp mập mờ một phường quân phiệt.

Ô hô! A ha!

Cọng đến đâu mà sản của chúng có bao nhiêu?

Xin nêu lại để bàn dân nhìn cho rõ rệt.

Vì lòng tham ỷ thế làm càn, gây loạn lạc chiếm đoạt của người không nề phải trái nên biết điều hối lỗi ăn năn, chủ cũ trả về.

Mà lượng cả bao dung có mức, lúc hoàn lương cố che giấu chẳng hiểu trắng đen mưu tính tẩu tán thì chổi hành pháp đành ra tay quét.

Của phi nghĩa cho dù nghìn vạn không hiểu từ đâu mà có chỉ biết ăn cướp nhà người đến lúc tan đàn, bể ổ đương nhiên bắt phải bồi hoàn.

Đức đã dày dẫu gặp thời cùng quẩn đội ơn trên tôn thờ đạo lý, sống có lương tri tất yếu vận khó sẽ qua, hội phong vân ắt sẽ kết.

Đã tỉnh tất tàn canh.

Bất nhân là phải triệt.

Bởi,

Tội ác chứa trăm năm trúc không đủ mà ghi!

Nói mãi dễ bị nhàm vậy nên xin bái biệt.

Mong được bố cáo trên dưới gần xa

Tình yêu non sông trẻ già da diết.

(*)Hịch đánh Pháp

truyền miệng trong dân gian miền na Trung Bộ 1945-1946

(**) Mười sáu chữ vàng : “Láng diềng hữu nghị. Hợp tác toàn diện. Ổn định lâu dài. Hướng tới tương lai”.

1. Từ năm 1960 đến năm 1986 nhà cầm quyền lậy khu số 9 đường Tôn Đản, Hà Nội lập cái gọi là cửa hàng cung cấp Tôn Đản dành riêng cho khoảng 200 người thuộc Ủy viên Bộ Chính trị (Khu A) và Ủy viên Trung ương Đảng (Khu B). Những người này được mua đặc sản quý n với giá như cho không của hàng vạn người từ Vĩ tuyến 17 trở ra cống nạp.

Ngoài chợ ở số 9 Tôn Đản họ còn cho thành lập ba khu cung cấp loại 2 tại khu Vân Hồ, phố Nhà Thờ và đường Đặng Dung cho cấp trung gian từ thứ trưởng cục, vụ, viện trưởng. Ở mỗi tỉnh lại có một nhà Giao tế dành riêng cho Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh.

Vì vậy thời đó ở Hà Nội đã có đồng giao truyền miệng :

“Tôn Đản là chợ vua quan

Đặng Dung là chợ trung gian nịnh thần.

Đồng Xuân là chợ thương nhân

Vỉa hè là chợ bàn dân anh hùng”

Hoặc câu đố dân gian : “Bụng to, trán hói, hay nói ba hoa, đi xe Volga. Ăn gà Tôn Đản”, là con gì, để lên án bọn tham nhũng này.

2. Để có gạo tám thơm đặc sản người ta đã khoanh các xã Xuân Phương của huyện Hoài Đức, Xuân Đỉnh của huyện Từ Liêm, Tiên Phong của huyện Tiền hải (Thái Bình) trồng đặc sản lúa tám thơm. Xã viên hợp tác xã nông nghiệp các xã được đảng tín nhiệm này nhận ưu tiên gạo kho của Công ty Lương thực.

3. Đặc sản sông Đà có loài cá anh vũ môi dày mà bổ dưỡng. Loài cá này ở dòng chảy nên khi ngủ thường cắn môi vào mầm đá nên môi dày béo ngậy. Cá Anh Vũ chợ Bờ sông Đà đoạn qua tỉnh Hòa Bình là đặc biệt. Đội săn cá được hưởng công theo xã viên nông nghiệp là ghi ngày công vào sổ điểm rồi đến mùa thu hoạch sau khi làm nghĩa vụ và nạp thuế nông nghiệp xong thì chia sản phẩm với nhau.

4. Hải sâm là đĩa biển. Một loại đặc sản nằm trong sổ “hải vị” quý.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn