BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73471)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31182)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Kiểm duyệt báo ở Việt Nam

31 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 919)
Kiểm duyệt báo ở Việt Nam
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Lời tác giả: Trong bài này, tôi chỉ dừng lại ở thời điểm 1990. Mọi diễn biến sau đó sẽ không được bàn đến. - NHQ



Báo chí ở Việt Nam, bất kể thuộc lãnh vực nào, từ chính trị đến xã hội, văn hóa và văn nghệ, đều hoàn toàn không có tự do.

Bất cứ tờ báo hay tạp chí nào tại Việt Nam cũng đều có một ban lãnh đạo do tổng biên tập và các phó tổng biên tập cầm đầu. Trực thuộc ban lãnh đạo có hai bộ phận: bộ phận quản lý và bộ phận biên tập, thực chất là bộ phận kiểm duyệt cơ sở. Bộ phận quản lý gồm các phòng: tổ chức, hành chánh, kỹ thuật và tài vụ. Bộ phận biên tập, tuỳ theo từng loại báo hay tạp chí, có những cơ cấu khác nhau. Báo chuyên về chính trị như tạp chí Cộng sản chẳng hạn, có năm Vụ biên tập: Vụ biên tập về kinh tế; Vụ biên tập về chính trị; Vụ biên tập về văn hoá; Vụ biên tập về các vấn đề xây dựng đảng và Vụ biên tập về các vấn đề quốc tế. Báo văn nghệ cũng có năm bộ phận biên tập khác nhau, gọi là Ban: Ban văn, Ban thơ, Ban lý luận phê bình, Ban văn học nước ngoài và Ban thời sự văn học.

Mỗi loại hình văn học đều có ít nhất hai biên tập viên. Bài lai cảo gửi tới người này đọc rồi chuyển qua người kia đọc tiếp. Quyết định chọn đăng, cả hai người cùng ký tên trên bản thảo. Rồi chuyển lên cho tổng biên tập hoặc phó tổng biên tập. Tổng biên tập hoặc phó tổng biên tập đọc lại và nếu đồng ý với đề nghị của biên tập viên, lại phải ký tên vào bản thảo. Những chữ ký ấy xác nhận sự liên đới trách nhiệm giữa Ban lãnh đạo, các biên tập viên và tác giả nếu sau này người ta phát hiện trong bài viết ấy có “vấn đề” gì về tư tưởng.

Trước khi đưa sang nhà in, tất cả các bài vở đều phải được Ban Tuyên huấn trung ương hoặc địa phương kiểm duyệt lần cuối cùng:

“Cho đến bây giờ nhiều tỉnh phía Nam (ngoài Bắc tôi không rõ), Tuyên huấn vẫn còn duyệt bản thảo báo Văn Nghệ trước khi in”, lời tiết lộ của nhà văn Mai Văn Tạo trên báo Văn Nghệ số ra ngày 11-6-1988.

Nói tóm lại, để xuất hiện trên mặt báo, bất cứ bài viết nào cũng trải qua ba lần bị kiểm duyệt: các biên tập viên, tổng biên tập hoặc phó tổng biên tập của Ban Tuyên huấn.

Trọng tâm của sự kiểm duyệt không phải chỉ là tư tưởng chung chung thể hiện qua chủ đề của tác phẩm mà còn đi sâu vào từng chi tiết, từng câu, từng chữ. Trên báo Văn Nghệ số Tết 1987, nhà văn Nguyễn Tuân kể:

“… Nhân dịp Tết Trung thu vừa qua, tôi có đưa đăng báo một truyện ngắn viết cho thiếu nhi nói về sự tích trái bưởi đào, trong đó có mấy chữ ‘Đại hội các loài chim’, một cán bộ biên tập đã yêu cầu tôi bỏ mấy chữ Đại hội đi vì sợ người ta liên hệ đến đại hội đảng”.

 

Nhà văn không chịu sửa chữa theo những đề nghị quái gở của các cán bộ biên tập ư? Thì không sao cả. Chỉ có điều tác phẩm ấy sẽ mãi mãi nằm yên trong ngăn kéo, không bao giờ xuất hiện với đời. Sỹ Ngọc viết về Nguyễn Tuân:

“Người ta vẫn sợ anh, và bài báo nào anh viết, quyển sách nào của anh cũng bị coi từng chữ, từng câu, vì họ rất sợ cái nói toạc sự thật, lối nói riêng của anh không khuôn theo một lối nói có sẵn của xã hội. Vì vậy, quãng sau này anh ít được in sách, tuy có túng bấn, anh vẫn không chịu sửa theo ý người khác.” (Dẫn theo Thi Vũ, Hoài niệm Nguyễn Tuân, Quê Mẹ số 86)

 

Trong một bài viết đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 2.9.1988, Đoàn Giỏi kể có lần Nguyễn Tuân gửi bài đến báo Cứu Quốc ở Hà Nội. Các biên tập viên tự ý chữa bài của ông đến nát bét cả. Lại chữa bậy. Và không hỏi ý kiến nhà văn đến một lời. Lần ấy, cầm tờ báo đọc, không nén được sự phẫn nộ, Nguyễn Tuân đã cầm ba-toong rượt đánh các biên tập viên báo Cứu Quốc. Rồi ông nghẹn ngào than: “Của người ta trau chuốt, cân nhắc, nâng niu từng chữ mà mấy ông nội cứ a-lê-hấp, phạt y như phạt cỏ”.

(Trích từ cuốn Văn Học Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản, Văn Nghệ xuất bản lần đầu tại California, 1991)

Nguyễn Hưng Quốc

30-03-2011

Theo Blog Nguyễn Hưng Quốc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn