BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72809)
(Xem: 62102)
(Xem: 39197)
(Xem: 31055)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Để bi kịch dừng ở chỗ cần dừng

24 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 966)
Để bi kịch dừng ở chỗ cần dừng
51Vote
40Vote
30Vote
22Vote
10Vote
33
Truyền thông báo giấy lẫn các mạng xã hội đang “nóng“ lên bởi một vụ án hình sự mà nạn nhân là một nhà báo.

Đấy là sự kiện, không thể nằm ngoài truyền thông. Báo chí phải đưa tin là trách nhiệm của mình. Cái lý là thế. Nhưng đi cùng trách nhiệm truyền thông còn có những vấn đề khác: điểm dừng và đạo đức người làm báo.

Nhiều năm trước, hình ảnh chúng ta thường gặp là gương mặt những cô gái điếm trong những cuộc bố ráp được chiếu trên truyền hình mà không cần phải làm mờ gương mặt. Những người lỡ lầm còn rất trẻ được in hình ảnh trước khi tòa tuyên án.

Thậm chí có người đã mặc áo phạm nhân trong trại phục hồi nhân phẩm, ống kính chụp hình vẫn còn truy đuổi họ không thương tiếc. Sẽ rất khó tin những con người bị bêu riếu đến thế còn có cơ hội quay trở lại cuộc sống, còn cơ hội tìm lại nhân phẩm của mình.

Thành kiến và bản án của dư luận là bản án không khoan hồng, ân xá bao giờ đối với đa số những con người bị công khai trước xã hội với bất cứ lầm lỡ gì.

Sự bi thảm ít ai nhớ nó còn nằm sau những con người ấy: gia đình, người thân, con cái… Trong quá khứ không ít những trường hợp cha mẹ sa vào lao lý, con cái phải tự hủy mình vì không đủ sức gánh chịu áp lực của công luận, những lời dèm pha độc địa.

Trường hợp hôm nay của một nhà báo vắn số, của một mối quan hệ vợ chồng bất hạnh trước “dư luận”cũng đang có nguy cơ đẩy hai đứa trẻ đang lớn vào thảm kịch. Chúng không còn quyết định số phận của mình được nữa. Giờ đây nó tùy thuộc vào sự kiện được truyền thông và dư luận đẩy tới đâu.

Nếu như thông thường, những đứa trẻ ấy không thể đến trường nữa vì cái nhìn nặng nề của bạn bè chung quanh. Vấn đề cần đặt ra chính là: nhà trường có còn là môi trường giáo dục, nơi không chỉ dạy chữ mà còn là dạy sự chia sẻ, cái thương yêu con người với con người, cái đức bên cạnh cái trí.

Dư luận là điều không thể cấm đoán hay ngăn chận nhưng trong môi trường nhân văn như trường học, nó phải được biến thành hình thái khác.

Thầy cô yêu thương thêm đứa học trò bất hạnh. Bạn bè chia sẻ, an ủi người bạn không may của mình bởi lẽ số phận của mình may mắn hơn, gia đình của mình không rơi vào bi kịch như thế. Lòng bao dung, nhân ái hơn lúc nào hết cần được rộng mở.

Thật an ủi, trong sự kiện đang nóng lên của một vụ án gia đình đau lòng, bên cạnh những tờ báo hăm hở khai thác các chi tiết đời tư của nạn nhân như “bịnh gút, tiểu đường, yếu sinh lý…”, vẫn còn những cảnh báo nhân văn, những kêu gọi chia sẻ, chăm lo cho hai đứa trẻ không may ấy.

Trên các mạng xã hội, sự bàn tán độc ác vẫn có, nhưng sự cảm thương cho hai đứa trẻ nọ vẫn xuất hiện.

“Đằng sau một cái tin luôn có con người”, một người trẻ đang du học viết thế trên trang Facekook của mình.

Đúng vậy! Đằng sau một sự kiện, một án mạng vẫn luôn có bóng dáng một số phận, một con người.

Hiểu được thế, truyền thông sẽ không để bi kịch thành thảm kịch. Bi kịch sẽ dừng lại ở chỗ cần dừng.

Đỗ Trung Quân

Theo Blog Quê Choa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn