Có nhiều chuyện bất thường đang gây xôn xao trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam trước ngày Đại hội XI sẽ diễn ra từ 12 đến 19 tháng 01 năm 2011 tại Hà Nội.
Thứ nhất, Hội nghị 14 hay còn được gọi là Hội nghị cuối cùng của Ban Chấp hành Trung ương X đáng lẽ đã kết thúc ngày 21 tháng 12, sau ngày khai mạc cách đó 9 hôm (13/12), nhưng phải họp thêm 1 ngày vì, theo lời Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư đảng có ” một số vấn đề phức tạp, đã trao đổi, thảo luận nhiều, nhưng vẫn còn ý kiến khác nhau, chưa đủ cơ sở để kết luận, Hội nghị chúng ta nhất trí ghi nhận và đề nghị được tiếp tục nghiên cứu sau Đại hội.”
Thứ nhì, Nông Đức Mạnh không nói ra những vấn đề “phức tạp” này, nhưng trong thời gian 47 ngày hỏi ý kiến dân và cán bộ, đảng viên về các Dự thảo Văn kiện “Cương lĩnh Xây dựng đất ước trong thời ký qúa độ lên Xã hội Chủ nghĩa, hay còn được gọi là Cương lĩnh 1991 (bổ sung, phát triển)”, “Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020″, ” Báo cáo chính trị” và “Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi) đảng đã phải nghe đấy tai những điều chê trách, đôi khi bị lên án là tụt hậu, không phản ảnh tinh thần đổi mới, né tránh thực tiễn, không nhìn thẳng vào sự thật, gạt ra ngòai những điều đã đồng ý tại Đại hội đảng X năm 2006, mơ hồ, mị dân v.v…
Có nhiều người còn đòi đảng phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ đất nước của người dân; dứt khóat bỏ chủ trương kiên định chủ nghĩa phá sản Mác-Lênin và tư tưởng Hồp Chí Minh; bỏ điều 4 Hiến pháp để chấp nhận đa nguyên đa đảng; đòi quyết liệt chống tham nhũng; lọai ra khỏi đảng những cán bộ lãnh đạo dùng bằng gỉa, mua bằng để lên cấp, tăng lương.
Có lẽ vì vậy mà trong Diễn văn bế mạc Hội nghị ngày 22/12, một mặt Mạnh ca ngợi “Các ý kiến đóng góp lần này rất phong phú, bao quát nhiều lĩnh vực với các phạm vi, nội dung và tầm mức khác nhau, nhưng nhìn chung đều rất tâm huyết”, mặt khác lại gay gắt nói rằng : ” Riêng đối với một số ý kiến mang động cơ xấu, lợi dụng việc góp ý để hoạt động chống đối, phá hoại, Ban Chấp hành Trung ương bày tỏ thái độ kiên quyết phê phán và dứt khoát bác bỏ.”
CHUYỆN CŨ-VIỆC MỚI
Thái độ này gợi lại trí nhớ cho mọi người về thời gian trước kỳ Đại hội đảng X năm 2006. Hồi ấy, lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương Khóa IX (Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh) đã phá thông lệ “bảo mật” để phổ biến các Văn kiện dự thảo sẽ đem trình trước Đại hội đảng X xin ý kiến dân và cán bộ, đảng viên. Nhưng đến khi có qúa nhiều ý kiến “trái chiều” gửi đến Trung ương thì đảng lại co vòi bác tất, không thèm xét đến.
Chuyện này 5 năm sau đã được chính Nông Đức Mạnh lập lại tại Hội nghị Trung ương 14 kết thúc ngày 22/12/2010.
Cũng nên biết, trước ngày các Dự thảo Văn kiện của Khóa đảng X phổ biến lấy ý kiến từ 15/9 đến 31/10/2010, nhằm tránh bài học năm 2006, Ban Tuyên giáo Trung ương đã có văn bản hướng dẫn ngày 10/9/2010, chỉ thị các Ban đảng phải chọn lọc và bác bỏ không phổ biến các ý kiến trái với chủ trương và đường lối của đảng.
Chỉ thị này do Nguyễn Bắc Son, Phó Trương Ban Tuyên giáo Trung ương ký tên đã ra lệnh:
-”Việc đăng, phát trên phương tiện thông tin đại chúng các ý kiến góp ý cần có sự chọn lọc, thận trọng, đảm bảo phát huy được trí tuệ, dân chủ của nhân dân, không để những phần tử xấu lợi dụng diễn đàn công kích, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta.”
-” Đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc quan điểm, đường lối của Đảng, kết hợp đấu tranh trực diện với việc tuyên truyền khẳng định những thành tựu của đất nước.”
- “Không đăng và phát trên các phương tiện thông tin đại chúng những ý kiến phản bác chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về học thuyết Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về vai trò lãnh đạo của Đảng; những vấn đề cần giữ bí mật về quốc phòng, an ninh đối ngoại, những ý kiến đả kích cá nhân hoặc tổ chức đảng cơ quan nhà nước.”
Chỉ thị còn yêu cầu :
- “Bộ Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương mở các chuyên trang chuyên mục, chuyên đề đặc biệt tuyên truyền các dự thảo văn kiện. Chỉ đạo, theo dõi, kiểm soát việc đăng, phát và tổng hợp ý kiến góp ý cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chỉ đạo đấu tranh chống các luận điệu sai trái, tiêu cực xuyên tạc các dự thảo văn kiện trên diễn đàn thông tin đại chúng.”
- “Ban Tuyên giáo tham mưu cho cấp uỷ nội dung thảo luận tại đại hội cơ sở; chỉ đạo công cụ thông tin của ngành, lĩnh vực tuyên truyền nội dung văn kiện, biên tập tài liệu hướng dẫn đoàn viên, hội viên tìm hiểu, nghiên cứu văn kiện; theo dõi tình hình tư tưởng, dư luận về các vấn đề của văn kiện trong đối tượng phụ trách.”
- Các Ban Tuyên giáo địa phương phải : “Theo dõi các sinh hoạt chính trị, nắm tình hình tư tưởng, dư luận cán bộ, đảng viên, nhân dân xung quanh các dự thảo văn kiện. Tham mưu cho cấp uỷ công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng trong nội bộ và chỉ đạo đấu tranh đối với các thế lực thù địch.”
ĐÀN GẨY TAI GÌ ?
Rào đón kỹ đến như thế mà vẫn còn những ý kiến “trái chiều” lọt vào Trung ương, hay là Mạnh đã “mượn gió bẻ măng” để chống lại ý kiến khuyên đảng đã “đổi mới” để hội nhập kinh tế thì phải “mở cửa” cả chính trị để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình ?
Trong số các ý kiến nói công khai ở trong nước có cả những lời phê bình gay gắt, nhằm thẳng vào xương tủy đảng của nhóm 20 Trí thức trong cuộc họp ngày 7-10 (2010) tại Hà Nội. Cuộc họp do “Hội khoa học kinh tế Việt Nam” và “Trung tâm thông tin, dự báo kinh tế – Xã hội Quốc gia” tổ chức, đã thu hút một số cựu Lãnh đạo cao cấp như Giáo Sư Trần Phương, nguyên phó Thủ tướng Chinh phủ; ông Vũ Khoan – nguyên phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Giáo Sư Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện kinh tế; Giáo Sư Phan văn Tiệm, nguyên thứ trưởng Bộ Tài chính; Việt Phương – nguyên Thư ký cố vấn của cố Thủ tướng Phạm văn Đồng, Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh, Bà Phạm Chi Lan, kinh tế gia, Nhà Ngoại giao Nguyễn Trung, nguyên cố vấn của Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt v.v…
Tại cuộc họp này, các Trí thức đã thẳng tay “sổ tọet” vào tất cả các Dự thảo Văn kiện, kể cả quyết định tiếp tục kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ông Việt Phương phê bình văn kiện đảng ” Quá dài, rất trùng lắp, cũ kỹ, lạc hậu, sai lầm quay lại nhiều quá”. Ông chê các văn kiện “bị tụt lùi xa so với đại hội Đảng lần thứ IX, lần thứ X. Nếu có thể sửa chữa tí nào thì tốt. Hoặc nên có một Nghị quyết mới.”
Ông Vũ Tuấn thì nói rằng: ” Văn kiện không phản ánh được cuộc sống. Phải đưa cuộc sống vào Nghị quyết. Đổi mới chính trị chưa theo kịp đòi hỏi, đang cản trở. Xác định cho rõ vai trò lãnh đạo của Đảng: Lãnh đạo là ai? Ai cho anh quyền lãnh đạo? “
Phó Giáo Sư Trần Đình Thiên thì bảo: “Hai mươi lăm năm qua, điều ta đạt được là nhờ chuyển sang kinh tế thị trường chứ không phải là do định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.”
Giáo Sư Trần Phương phát biểu: “Hiện nay ta thích nói một cách, làm một cách khác. Ta nói Chủ nghĩa Mác-LêNin, nhưng nó là cái gì mà bảo nó là nền tảng? Ta có làm theo các nguyên tắc của Chủ nghĩa Mác-Lênin không? Đổi mới của ta thực chất là “thụt lùi”; thừa nhận cả kinh tế tư nhân … Mác đã sai khi dự kiến về đặc trưng của Chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH). Ta giả vờ theo Mác, vì nói vậy nhưng đã làm khác đi rồi….Vậy, CNXH là gì? Có ai trả lời được không? Ta nói và ta biết là ta đang bịp người khác! Nhưng “Người ta chỉ có thể lừa bịp được vài người trong mọi lúc, lừa được mọi người trong vài lúc, nhưng không thể lừa được mọi người trong mọi lúc”! (Abraham Lincoln).
Ngòai ra trên Báo ViệtnamNet của Bộ Thông tin và Truyền Thông ra ngày 09/10/2010 còn phản ảnh một số ý kiến của nhiều Trí thức khác đối với các Văn kiện Dự thảo tại cuộc họp do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức ngày 6/10.
VietnamNet viết : “Dẫu có người tâm tư “góp ý xong rồi, liệu những người có trách nhiệm lắng nghe được bao nhiêu”, nhưng hầu hết các nhân sĩ tham gia đều phân tích đến từng câu chữ cho đến những quan điểm chung.
Từng tham gia góp ý kiến cho văn kiện nhiều kỳ Đại hội, nên nhiều người trong số họ dễ dàng nhận ra một số thiếu sót như “văn kiện còn chung chung, thậm chí lạc hậu”. Nhiều tư tưởng, quan điểm mới manh nha nêu trong các văn kiện cũ lại bị văn kiện mới “bỏ qua”, thậm chí, né tránh những hiện trạng nhức nhối.”
Chia sẻ về việc đã dành cả đêm đọc lại văn kiện các kỳ Đại Hội trước, ông Lê Văn Cương lắc đầu: “toàn bộ văn kiện lần này không có hơi thở thời đại nên không gắn với thời đại”. Đây là thế kỷ của kinh tế tri thức, sử dụng nhân tài, của khoa học giáo dục… nhưng văn kiện hoàn toàn không làm nổi bật được ý nghĩa này.
Cầm trên tay văn kiện, Thiếu tướng Lê Văn Cương chỉ ra nhiều điểm chẳng những “tụt hậu” so với thời đại mà còn bị thiếu hụt so với các văn kiện trước đó.”
VietnamNet viết tiếp : ” Về chuyện chống tham nhũng (mà các ông như Hoàng Tụy đã nêu rất tha thiết), Thiếu tướng Cương phân tích, Đại Hội Đảng VI đã đề ra mục tiêu chống tham nhũng, nhìn thẳng sự thật, với quyết tâm cao nhất. Nhưng rồi vấn đề cứ mờ dần qua các kỳ Đại Hội.
Theo ông Cương, một mặt, văn kiện không dựa trên đánh giá các chiến lược cũ, mặt khác “đang né tránh thực tiễn, không nhìn thẳng vào sự thật”.
Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế An toàn và vệ sinh lao động Nguyễn An Lương bổ sung, nhà nước vẫn nói phải phát huy quyền tham gia của các tầng lớp nhân dân, song phần nhận định về vai trò giám sát, phản biện xã hội thậm chí không được mạnh mẽ như văn kiện Đại hội X…
…Rất nhiều ý kiến cũng tỏ ra phiền lòng bởi các văn kiện được tiếng là “chuẩn bị công phu” song chưa phản ánh đúng nguyện vọng nhân dân, tiếng nói thời đại.
Nói như GS Hoàng Tụy, “Cương lĩnh không thể hiện tinh thần đổi mới, vẫn toát lên như tinh thần cũ, không có gì thay đổi, khước từ những hướng mở để phát triển đất nước”.
NHÂN SỰ Ù LÌ,GIÁO ĐIỀU
Về vấn đề giới thiệu nhân sự ứng cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, theo lời Nông Đức Mạnh nói trong Diễn văn bế mãc Hội nghị 14 thì : ” Hội nghị lần này đã xem xét, cân nhắc, lựa chọn, bổ sung vào kết quả có được tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13, nhất trí thông qua danh sách để giới thiệu với Đại hội lần thứ XI của Đảng.”
Như vậy là Ban Chấp hành Trung ương khóa đảng XI đã chốt xong, kể cả các chức vụ lãnh đạo đã được rỉ tai hiểu ngầm với nhau. Đến ngày bỏ phiếu tại Đại hội XI từ 12 đến 19/1/2011 thì mọi việc chỉ còn là hình thức để quay phim, chụp hình.
Tiêu chuẩn chọn người vào Trung ương đã được Nông Đức Mạnh nêu lên tại Hội nghị Trung ương 12 ngày 28-3-2010 phải là những “cán bộ thực sự có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn công tác, luôn luôn kiên định mục tiêu cao cả của Đảng ta, nhân dân ta là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.”
Mạnh nói : ” Đó là những đồng chí có phẩm chất đạo đức trong sáng, gương mẫu trong lối sống, liêm khiết, trong sạch, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có năng lực trí tuệ và tổ chức thực tiễn, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, có năng lực tham gia vào việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; có đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; đoàn kết và có khả năng quy tụ sự đoàn kết, có uy tín cao trong Đảng và trong nhân dân”.
Tuy nhiên, trong thực tế từ khi Mạnh lên làm Tổng Bí thư năm 2001 đến nay đã 10 năm mà tình trạng tham nhũng trong đảng có bớt đi chút nào không ?
Bằng chứng “nói mà không làm được” của Mạnh và tòan khóa đảng X đã được trưng ra Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) trong nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng do Ban Bí thư tổ chức tại Hà Nội ngày 30/11/2010.
Vũ Tiến Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng báo cáo :” Mặc dù đã có nhiều cố gắng, quyết tâm nhưng đến nay, công tác PCTN chưa tạo được sự chuyển biến có tính cơ bản; Tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp, tiếp tục diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp; nhiều hạn chế, yếu kém trong công tác PCTN chậm được khắc phục; tham nhũng chưa được ngăn chặn và từng bước được đẩy lùi… như mục tiêu Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) đã đề ra; Tệ tham nhũng vẫn là vấn đề bức xúc và mối quan tâm lớn của toàn xã hội.” (Báo Điện tử CSVN, 30-11-1010)
Trương Vĩnh Trọng, Phó Thủ tướng, Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cũng thú nhận : “Hiện nay tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp. Tham nhũng chưa được ngăn chặn và từng bước đẩy lùi… như mục tiêu Nghị quyết Trung ương 3 đã đề ra, tệ tham nhũng vẫn là vấn đề bức xúc, mối quan tâm lớn của toàn xã hội”.
Luật Phòng, Chống Tham Nhũng đã có hiệu lực từ năm 2005, đến ngày 29/7/2006, Nghị quyết 3 “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí ” ra đời, nhưng tham nhũng có sứt mẻ gì không ?
Hãy đọc phát biểu của Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư : ” Trong 5 năm tới, tình hình trong nước và quốc tế có cả thời cơ và thách thức lớn đan xen, trong đó có những mặt diễn biến khó lường. Tham nhũng tiếp tục vẫn là một trong những thách thức lớn, là một trong những nguy cơ mà Đảng ta luôn cảnh báo. Đây là một nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Mỗi cán bộ, đảng viên trong tất cả các tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở phải thực sự gương mẫu thực hiện và trực tiếp tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh này thì mới xoay chuyển được tình hình.” (Báo Điện tử Đảng, 30-11-2010)
Nhưng ai sẽ thay Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí Thư thì chưa có tin chính thức, nhưng không nghe ai cải chính tin của báo Asahi (Nhật Bản) ngày 16-12-2010 tiết lộ chức này sẽ về tay Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội,người Bắc, 66 tuổi, có lập trường cựu kỳ bảo thủ, cực đoan. Trương Tấn Sang, người Nam, 61 tuổi, Ủy viên Bộ Chính trị (số 2), người của mọi cơ hội sẽ thay Nguyễn Minh Triết làm Chủ tịch Nước; Nguyễn Tấn Dũng, người Nam, 61 tuổi, biết nghe chửi để có lợi, tiếp tục làm Thủ tướng; và Phạm Quang Nghị, người Trung, 61 tuổi, bảo thủ, mơ mộng cao sẽ lên làm Chủ tịch Quốc hội.
Trong số lãnh đạo “dự trù” này, Nguyễn Tấn Dũng là người đã bị một số Đại biểu Quốc hội, tiêu biểu như ông Nguyễn Minh Thuyết, đơn vị Lạng Sơn đòi cách chức vì có trách nhiệm trong vụ Tổng công ty Tầu thủy Vinashin làm ăn thua lỗ nghiêm trọng. Công ty này đã mắc nợ 86,000 tỷ đồng, nhưng Quốc hội ước tính số nợ lên đến 120,000 tỷ đồng và có thể cao hơn.
Cũng trong ngày 22-12 tại Hà Nội, Phó Trưởng ban thường trực Ban Đối ngoại Trung ương Phạm Xuân Sơn mở cuộc họp báo đưa tin sẽ có khỏang 1,400 đại biều tham dự Đại hội đảng XI.
Sơn còn nói như con vẹt trước Ngọai giao đòan và báo chí rằng : ” Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Việt Nam kiên định con đường phát triển đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội; tiếp tục xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, xây dựng văn hóa làm nền tảng tinh thần xã hội; phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa….”
Lập trường này đã bị nhiều đảng viên và trí thức trong nước chỉ trích là tụt hậu, ù lì khi họ đọc các dự thảo Văn kiện của đảng.
Như vậy thì tổ chức Đại hội làm gì cho phí tiền, tốn bạc của nhân dân, bởi vì lớp gìa trong đảng không dám trao quyền cho thế hệ 50 vì sợ bị mất chỗ ngồi, mất quyền trong khi thành phần tiến bộ chưa tạo được vây cánh nên đành chịu.
Người cộng sản vẫn thường xum xoe “đổi mới” với tư duy mới để đưa đất nước tiến lên, nhưng lại không biết “sáng tạo, dám chịu trách nhiệm” như Mạnh đòi hỏi thì có thay người cũng thế thôi.
Đảng Cộng sản giống như chiếc xe cũ kéo bởi con ngựa gìa thì làm sao lên dốc nổi, hay là đã đến lúc nhân dân Việt Nam cần phải thay cả xe lẫn ngựa ?
Phạm Trần
(12/010)
Theo Báo Tổ Quốc
Thứ nhất, Hội nghị 14 hay còn được gọi là Hội nghị cuối cùng của Ban Chấp hành Trung ương X đáng lẽ đã kết thúc ngày 21 tháng 12, sau ngày khai mạc cách đó 9 hôm (13/12), nhưng phải họp thêm 1 ngày vì, theo lời Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư đảng có ” một số vấn đề phức tạp, đã trao đổi, thảo luận nhiều, nhưng vẫn còn ý kiến khác nhau, chưa đủ cơ sở để kết luận, Hội nghị chúng ta nhất trí ghi nhận và đề nghị được tiếp tục nghiên cứu sau Đại hội.”
Thứ nhì, Nông Đức Mạnh không nói ra những vấn đề “phức tạp” này, nhưng trong thời gian 47 ngày hỏi ý kiến dân và cán bộ, đảng viên về các Dự thảo Văn kiện “Cương lĩnh Xây dựng đất ước trong thời ký qúa độ lên Xã hội Chủ nghĩa, hay còn được gọi là Cương lĩnh 1991 (bổ sung, phát triển)”, “Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020″, ” Báo cáo chính trị” và “Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi) đảng đã phải nghe đấy tai những điều chê trách, đôi khi bị lên án là tụt hậu, không phản ảnh tinh thần đổi mới, né tránh thực tiễn, không nhìn thẳng vào sự thật, gạt ra ngòai những điều đã đồng ý tại Đại hội đảng X năm 2006, mơ hồ, mị dân v.v…
Có nhiều người còn đòi đảng phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ đất nước của người dân; dứt khóat bỏ chủ trương kiên định chủ nghĩa phá sản Mác-Lênin và tư tưởng Hồp Chí Minh; bỏ điều 4 Hiến pháp để chấp nhận đa nguyên đa đảng; đòi quyết liệt chống tham nhũng; lọai ra khỏi đảng những cán bộ lãnh đạo dùng bằng gỉa, mua bằng để lên cấp, tăng lương.
Có lẽ vì vậy mà trong Diễn văn bế mạc Hội nghị ngày 22/12, một mặt Mạnh ca ngợi “Các ý kiến đóng góp lần này rất phong phú, bao quát nhiều lĩnh vực với các phạm vi, nội dung và tầm mức khác nhau, nhưng nhìn chung đều rất tâm huyết”, mặt khác lại gay gắt nói rằng : ” Riêng đối với một số ý kiến mang động cơ xấu, lợi dụng việc góp ý để hoạt động chống đối, phá hoại, Ban Chấp hành Trung ương bày tỏ thái độ kiên quyết phê phán và dứt khoát bác bỏ.”
CHUYỆN CŨ-VIỆC MỚI
Thái độ này gợi lại trí nhớ cho mọi người về thời gian trước kỳ Đại hội đảng X năm 2006. Hồi ấy, lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương Khóa IX (Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh) đã phá thông lệ “bảo mật” để phổ biến các Văn kiện dự thảo sẽ đem trình trước Đại hội đảng X xin ý kiến dân và cán bộ, đảng viên. Nhưng đến khi có qúa nhiều ý kiến “trái chiều” gửi đến Trung ương thì đảng lại co vòi bác tất, không thèm xét đến.
Chuyện này 5 năm sau đã được chính Nông Đức Mạnh lập lại tại Hội nghị Trung ương 14 kết thúc ngày 22/12/2010.
Cũng nên biết, trước ngày các Dự thảo Văn kiện của Khóa đảng X phổ biến lấy ý kiến từ 15/9 đến 31/10/2010, nhằm tránh bài học năm 2006, Ban Tuyên giáo Trung ương đã có văn bản hướng dẫn ngày 10/9/2010, chỉ thị các Ban đảng phải chọn lọc và bác bỏ không phổ biến các ý kiến trái với chủ trương và đường lối của đảng.
Chỉ thị này do Nguyễn Bắc Son, Phó Trương Ban Tuyên giáo Trung ương ký tên đã ra lệnh:
-”Việc đăng, phát trên phương tiện thông tin đại chúng các ý kiến góp ý cần có sự chọn lọc, thận trọng, đảm bảo phát huy được trí tuệ, dân chủ của nhân dân, không để những phần tử xấu lợi dụng diễn đàn công kích, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta.”
-” Đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc quan điểm, đường lối của Đảng, kết hợp đấu tranh trực diện với việc tuyên truyền khẳng định những thành tựu của đất nước.”
- “Không đăng và phát trên các phương tiện thông tin đại chúng những ý kiến phản bác chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về học thuyết Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về vai trò lãnh đạo của Đảng; những vấn đề cần giữ bí mật về quốc phòng, an ninh đối ngoại, những ý kiến đả kích cá nhân hoặc tổ chức đảng cơ quan nhà nước.”
Chỉ thị còn yêu cầu :
- “Bộ Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương mở các chuyên trang chuyên mục, chuyên đề đặc biệt tuyên truyền các dự thảo văn kiện. Chỉ đạo, theo dõi, kiểm soát việc đăng, phát và tổng hợp ý kiến góp ý cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chỉ đạo đấu tranh chống các luận điệu sai trái, tiêu cực xuyên tạc các dự thảo văn kiện trên diễn đàn thông tin đại chúng.”
- “Ban Tuyên giáo tham mưu cho cấp uỷ nội dung thảo luận tại đại hội cơ sở; chỉ đạo công cụ thông tin của ngành, lĩnh vực tuyên truyền nội dung văn kiện, biên tập tài liệu hướng dẫn đoàn viên, hội viên tìm hiểu, nghiên cứu văn kiện; theo dõi tình hình tư tưởng, dư luận về các vấn đề của văn kiện trong đối tượng phụ trách.”
- Các Ban Tuyên giáo địa phương phải : “Theo dõi các sinh hoạt chính trị, nắm tình hình tư tưởng, dư luận cán bộ, đảng viên, nhân dân xung quanh các dự thảo văn kiện. Tham mưu cho cấp uỷ công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng trong nội bộ và chỉ đạo đấu tranh đối với các thế lực thù địch.”
ĐÀN GẨY TAI GÌ ?
Rào đón kỹ đến như thế mà vẫn còn những ý kiến “trái chiều” lọt vào Trung ương, hay là Mạnh đã “mượn gió bẻ măng” để chống lại ý kiến khuyên đảng đã “đổi mới” để hội nhập kinh tế thì phải “mở cửa” cả chính trị để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình ?
Trong số các ý kiến nói công khai ở trong nước có cả những lời phê bình gay gắt, nhằm thẳng vào xương tủy đảng của nhóm 20 Trí thức trong cuộc họp ngày 7-10 (2010) tại Hà Nội. Cuộc họp do “Hội khoa học kinh tế Việt Nam” và “Trung tâm thông tin, dự báo kinh tế – Xã hội Quốc gia” tổ chức, đã thu hút một số cựu Lãnh đạo cao cấp như Giáo Sư Trần Phương, nguyên phó Thủ tướng Chinh phủ; ông Vũ Khoan – nguyên phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Giáo Sư Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện kinh tế; Giáo Sư Phan văn Tiệm, nguyên thứ trưởng Bộ Tài chính; Việt Phương – nguyên Thư ký cố vấn của cố Thủ tướng Phạm văn Đồng, Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh, Bà Phạm Chi Lan, kinh tế gia, Nhà Ngoại giao Nguyễn Trung, nguyên cố vấn của Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt v.v…
Tại cuộc họp này, các Trí thức đã thẳng tay “sổ tọet” vào tất cả các Dự thảo Văn kiện, kể cả quyết định tiếp tục kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ông Việt Phương phê bình văn kiện đảng ” Quá dài, rất trùng lắp, cũ kỹ, lạc hậu, sai lầm quay lại nhiều quá”. Ông chê các văn kiện “bị tụt lùi xa so với đại hội Đảng lần thứ IX, lần thứ X. Nếu có thể sửa chữa tí nào thì tốt. Hoặc nên có một Nghị quyết mới.”
Ông Vũ Tuấn thì nói rằng: ” Văn kiện không phản ánh được cuộc sống. Phải đưa cuộc sống vào Nghị quyết. Đổi mới chính trị chưa theo kịp đòi hỏi, đang cản trở. Xác định cho rõ vai trò lãnh đạo của Đảng: Lãnh đạo là ai? Ai cho anh quyền lãnh đạo? “
Phó Giáo Sư Trần Đình Thiên thì bảo: “Hai mươi lăm năm qua, điều ta đạt được là nhờ chuyển sang kinh tế thị trường chứ không phải là do định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.”
Giáo Sư Trần Phương phát biểu: “Hiện nay ta thích nói một cách, làm một cách khác. Ta nói Chủ nghĩa Mác-LêNin, nhưng nó là cái gì mà bảo nó là nền tảng? Ta có làm theo các nguyên tắc của Chủ nghĩa Mác-Lênin không? Đổi mới của ta thực chất là “thụt lùi”; thừa nhận cả kinh tế tư nhân … Mác đã sai khi dự kiến về đặc trưng của Chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH). Ta giả vờ theo Mác, vì nói vậy nhưng đã làm khác đi rồi….Vậy, CNXH là gì? Có ai trả lời được không? Ta nói và ta biết là ta đang bịp người khác! Nhưng “Người ta chỉ có thể lừa bịp được vài người trong mọi lúc, lừa được mọi người trong vài lúc, nhưng không thể lừa được mọi người trong mọi lúc”! (Abraham Lincoln).
Ngòai ra trên Báo ViệtnamNet của Bộ Thông tin và Truyền Thông ra ngày 09/10/2010 còn phản ảnh một số ý kiến của nhiều Trí thức khác đối với các Văn kiện Dự thảo tại cuộc họp do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức ngày 6/10.
VietnamNet viết : “Dẫu có người tâm tư “góp ý xong rồi, liệu những người có trách nhiệm lắng nghe được bao nhiêu”, nhưng hầu hết các nhân sĩ tham gia đều phân tích đến từng câu chữ cho đến những quan điểm chung.
Từng tham gia góp ý kiến cho văn kiện nhiều kỳ Đại hội, nên nhiều người trong số họ dễ dàng nhận ra một số thiếu sót như “văn kiện còn chung chung, thậm chí lạc hậu”. Nhiều tư tưởng, quan điểm mới manh nha nêu trong các văn kiện cũ lại bị văn kiện mới “bỏ qua”, thậm chí, né tránh những hiện trạng nhức nhối.”
Chia sẻ về việc đã dành cả đêm đọc lại văn kiện các kỳ Đại Hội trước, ông Lê Văn Cương lắc đầu: “toàn bộ văn kiện lần này không có hơi thở thời đại nên không gắn với thời đại”. Đây là thế kỷ của kinh tế tri thức, sử dụng nhân tài, của khoa học giáo dục… nhưng văn kiện hoàn toàn không làm nổi bật được ý nghĩa này.
Cầm trên tay văn kiện, Thiếu tướng Lê Văn Cương chỉ ra nhiều điểm chẳng những “tụt hậu” so với thời đại mà còn bị thiếu hụt so với các văn kiện trước đó.”
VietnamNet viết tiếp : ” Về chuyện chống tham nhũng (mà các ông như Hoàng Tụy đã nêu rất tha thiết), Thiếu tướng Cương phân tích, Đại Hội Đảng VI đã đề ra mục tiêu chống tham nhũng, nhìn thẳng sự thật, với quyết tâm cao nhất. Nhưng rồi vấn đề cứ mờ dần qua các kỳ Đại Hội.
Theo ông Cương, một mặt, văn kiện không dựa trên đánh giá các chiến lược cũ, mặt khác “đang né tránh thực tiễn, không nhìn thẳng vào sự thật”.
Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế An toàn và vệ sinh lao động Nguyễn An Lương bổ sung, nhà nước vẫn nói phải phát huy quyền tham gia của các tầng lớp nhân dân, song phần nhận định về vai trò giám sát, phản biện xã hội thậm chí không được mạnh mẽ như văn kiện Đại hội X…
…Rất nhiều ý kiến cũng tỏ ra phiền lòng bởi các văn kiện được tiếng là “chuẩn bị công phu” song chưa phản ánh đúng nguyện vọng nhân dân, tiếng nói thời đại.
Nói như GS Hoàng Tụy, “Cương lĩnh không thể hiện tinh thần đổi mới, vẫn toát lên như tinh thần cũ, không có gì thay đổi, khước từ những hướng mở để phát triển đất nước”.
NHÂN SỰ Ù LÌ,GIÁO ĐIỀU
Về vấn đề giới thiệu nhân sự ứng cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, theo lời Nông Đức Mạnh nói trong Diễn văn bế mãc Hội nghị 14 thì : ” Hội nghị lần này đã xem xét, cân nhắc, lựa chọn, bổ sung vào kết quả có được tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13, nhất trí thông qua danh sách để giới thiệu với Đại hội lần thứ XI của Đảng.”
Như vậy là Ban Chấp hành Trung ương khóa đảng XI đã chốt xong, kể cả các chức vụ lãnh đạo đã được rỉ tai hiểu ngầm với nhau. Đến ngày bỏ phiếu tại Đại hội XI từ 12 đến 19/1/2011 thì mọi việc chỉ còn là hình thức để quay phim, chụp hình.
Tiêu chuẩn chọn người vào Trung ương đã được Nông Đức Mạnh nêu lên tại Hội nghị Trung ương 12 ngày 28-3-2010 phải là những “cán bộ thực sự có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn công tác, luôn luôn kiên định mục tiêu cao cả của Đảng ta, nhân dân ta là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.”
Mạnh nói : ” Đó là những đồng chí có phẩm chất đạo đức trong sáng, gương mẫu trong lối sống, liêm khiết, trong sạch, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có năng lực trí tuệ và tổ chức thực tiễn, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, có năng lực tham gia vào việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; có đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; đoàn kết và có khả năng quy tụ sự đoàn kết, có uy tín cao trong Đảng và trong nhân dân”.
Tuy nhiên, trong thực tế từ khi Mạnh lên làm Tổng Bí thư năm 2001 đến nay đã 10 năm mà tình trạng tham nhũng trong đảng có bớt đi chút nào không ?
Bằng chứng “nói mà không làm được” của Mạnh và tòan khóa đảng X đã được trưng ra Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) trong nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng do Ban Bí thư tổ chức tại Hà Nội ngày 30/11/2010.
Vũ Tiến Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng báo cáo :” Mặc dù đã có nhiều cố gắng, quyết tâm nhưng đến nay, công tác PCTN chưa tạo được sự chuyển biến có tính cơ bản; Tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp, tiếp tục diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp; nhiều hạn chế, yếu kém trong công tác PCTN chậm được khắc phục; tham nhũng chưa được ngăn chặn và từng bước được đẩy lùi… như mục tiêu Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) đã đề ra; Tệ tham nhũng vẫn là vấn đề bức xúc và mối quan tâm lớn của toàn xã hội.” (Báo Điện tử CSVN, 30-11-1010)
Trương Vĩnh Trọng, Phó Thủ tướng, Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cũng thú nhận : “Hiện nay tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp. Tham nhũng chưa được ngăn chặn và từng bước đẩy lùi… như mục tiêu Nghị quyết Trung ương 3 đã đề ra, tệ tham nhũng vẫn là vấn đề bức xúc, mối quan tâm lớn của toàn xã hội”.
Luật Phòng, Chống Tham Nhũng đã có hiệu lực từ năm 2005, đến ngày 29/7/2006, Nghị quyết 3 “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí ” ra đời, nhưng tham nhũng có sứt mẻ gì không ?
Hãy đọc phát biểu của Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư : ” Trong 5 năm tới, tình hình trong nước và quốc tế có cả thời cơ và thách thức lớn đan xen, trong đó có những mặt diễn biến khó lường. Tham nhũng tiếp tục vẫn là một trong những thách thức lớn, là một trong những nguy cơ mà Đảng ta luôn cảnh báo. Đây là một nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Mỗi cán bộ, đảng viên trong tất cả các tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở phải thực sự gương mẫu thực hiện và trực tiếp tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh này thì mới xoay chuyển được tình hình.” (Báo Điện tử Đảng, 30-11-2010)
Nhưng ai sẽ thay Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí Thư thì chưa có tin chính thức, nhưng không nghe ai cải chính tin của báo Asahi (Nhật Bản) ngày 16-12-2010 tiết lộ chức này sẽ về tay Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội,người Bắc, 66 tuổi, có lập trường cựu kỳ bảo thủ, cực đoan. Trương Tấn Sang, người Nam, 61 tuổi, Ủy viên Bộ Chính trị (số 2), người của mọi cơ hội sẽ thay Nguyễn Minh Triết làm Chủ tịch Nước; Nguyễn Tấn Dũng, người Nam, 61 tuổi, biết nghe chửi để có lợi, tiếp tục làm Thủ tướng; và Phạm Quang Nghị, người Trung, 61 tuổi, bảo thủ, mơ mộng cao sẽ lên làm Chủ tịch Quốc hội.
Trong số lãnh đạo “dự trù” này, Nguyễn Tấn Dũng là người đã bị một số Đại biểu Quốc hội, tiêu biểu như ông Nguyễn Minh Thuyết, đơn vị Lạng Sơn đòi cách chức vì có trách nhiệm trong vụ Tổng công ty Tầu thủy Vinashin làm ăn thua lỗ nghiêm trọng. Công ty này đã mắc nợ 86,000 tỷ đồng, nhưng Quốc hội ước tính số nợ lên đến 120,000 tỷ đồng và có thể cao hơn.
Cũng trong ngày 22-12 tại Hà Nội, Phó Trưởng ban thường trực Ban Đối ngoại Trung ương Phạm Xuân Sơn mở cuộc họp báo đưa tin sẽ có khỏang 1,400 đại biều tham dự Đại hội đảng XI.
Sơn còn nói như con vẹt trước Ngọai giao đòan và báo chí rằng : ” Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Việt Nam kiên định con đường phát triển đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội; tiếp tục xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, xây dựng văn hóa làm nền tảng tinh thần xã hội; phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa….”
Lập trường này đã bị nhiều đảng viên và trí thức trong nước chỉ trích là tụt hậu, ù lì khi họ đọc các dự thảo Văn kiện của đảng.
Như vậy thì tổ chức Đại hội làm gì cho phí tiền, tốn bạc của nhân dân, bởi vì lớp gìa trong đảng không dám trao quyền cho thế hệ 50 vì sợ bị mất chỗ ngồi, mất quyền trong khi thành phần tiến bộ chưa tạo được vây cánh nên đành chịu.
Người cộng sản vẫn thường xum xoe “đổi mới” với tư duy mới để đưa đất nước tiến lên, nhưng lại không biết “sáng tạo, dám chịu trách nhiệm” như Mạnh đòi hỏi thì có thay người cũng thế thôi.
Đảng Cộng sản giống như chiếc xe cũ kéo bởi con ngựa gìa thì làm sao lên dốc nổi, hay là đã đến lúc nhân dân Việt Nam cần phải thay cả xe lẫn ngựa ?
Phạm Trần
(12/010)
Theo Báo Tổ Quốc
Gửi ý kiến của bạn