BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73479)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31182)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Diễn đàn Yểm trợ cho tự do dân chủ và tự do tôn giáo cho Việt Nam phỏng vấn Phương Nam

12 Tháng Tám 200512:00 SA(Xem: 829)
Diễn đàn Yểm trợ cho tự do dân chủ và tự do tôn giáo cho Việt Nam phỏng vấn Phương Nam
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Xin chào anh Phương Nam. Tôi là Phạm Nguyễn, đại diện Diễn đàn Yểm trợ cho tự do dân chủ và tự do tôn giáo cho Việt Nam, xin được hỏi anh câu hỏi sau:

Trong những ngày tháng 6 và tháng 7/2005 vừa qua, có 3 chuyến đi đến 3 nơi khác nhau: ông Phan Văn Khải đi Hoa Kỳ, ông Nông Đức Mạnh đi Âu Châu và ông Trần Đức Lương đi Trung Quốc. Anh có nhận định gì về 3 chuyến đi trên của các ông Phan Văn Khải, Nông Đức Mạnh và Trần Đức Lương?

Trả lời:

Ở đây, trong khuôn khổ của cuộc phỏng vấn này, tôi xin được trả lời một vài ý chính như sau: việc những nhà lãnh đạo Việt Nam đi Hoa Kỳ, châu Âu và Trung Quốc như trên đã nói một mặt chứng tỏ rằng, đã đến lúc nhu cầu mở rộng mối quan hệ hợp tác với thế giới bên ngòai đã được những nhà lãnh đạo Việt Nam xác định là rất bức xúc và không thể chần chừ thêm được nữa. Chỉ có đấy mạnh những mối quan hệ ấy thì mới có cơ hội, điều kiện để thu hút được vốn, chất xám, công nghệ mới, thông tin mới, v.v… Qua đó mà mở rộng được thị trường tiêu thụ hàng hóa, giải quyết được công ăn, việc làm cho người lao động, đưa đất nước thóat khỏi thảm cảnh đói nghèo, tụt hậu như hiện nay. Sở dỹ xuất hiện những tính tóan mới này của các nhà lãnh đạo Việt Nam là bởi vì hơn ai hết, họ hiểu rất rõ nếu cứ tiếp tục khép kín các mối quan hệ như trước thì mối nguy cơ lớn, liên quan đến sự tồn vong của chế độ sẽ đến với họ trong một tương lai gần; bởi sự bất mãn ngày càng cao trong nhân dân, trước một bộ máy thực sự hư hỏng và cực kỳ tham nhũng hiện nay.

Nhưng mặt khác, nhất là mối quan hệ với châu Âu và Hoa Kỳ thì trước khi mở ra, họ đã phải tính tóan rất kỹ lưỡng. Bởi vì, đây đều là những quốc gia phát triển cả về kinh tế lẫn các giá trị về dân chủ và nhân quyền. Bên cạnh việc họ kỳ vọng sẽ được hưởng lợi về kinh tế từ các quốc gia này thì họ cũng nơm nớp một mối lo “gan ruột”. Bởi vì, cũng chính qua những mối quan hệ mới được mở ra đó sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu ngày càng cao trong nhân dân Việt Nam về một nền dân chủ đa nguyên, đa đảng và pháp trị. Điều lo sợ này của họ là hòan tòan có cơ sở. Bởi vì chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp, làm lung lay đến tận gốc rễ sự độc quyền lãnh đạo đất nước hiện tại của họ.

Nhưng thời cuộc nay đã khác xưa: dù muốn hay không thì họ cũng buộc phải mở rộng các mối quan hệ trên. Và dù cũng rất muốn ngăn cản những khát vọng tự do, dân chủ của nhân dân Việt Nam, thì cùng lắm là họ cũng chỉ tạo được những khó khăn nhất thời cho sự nghiệp đấu tranh giành lấy chúng của dân tộc mà thôi. Dứt khóat họ không thể chống lại được quy luật, không thể chống lại được xu thế tất yếu của thời đại ngày nay. Vấn đề ở đây chỉ là thời gian: nếu tòan dân tộc ta thức tỉnh sớm và có phương pháp đấu tranh đúng thì nền tự do, dân chủ sẽ đến sớm. Còn khi dân tộc chậm thức tỉnh hơn hoặc trong phương pháp đấu tranh có những điểm chưa đúng thì nó sẽ đến muộn hơn; song nhất định nó sẽ đến.

Riêng về mối quan hệ với Trung Quốc thì vấn đề có khác: nền kinh tế Trung Quốc đã và đang phát triển không ngừng kể từ khi có đổi mới (từ năm 1978 đến nay). Chúng ta trân trọng những thành tựu ấy và rất cần nghiên cứu một cách nghiêm túc những kinh nghiệm tốt của Trung Quốc, để vận dụng sao cho phù hợp với điều kiện, hòan cảnh cụ thể của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cần chống lại quan điểm cho rằng: “Vì Việt Nam và Trung Quốc là có hòan cảnh tương tự nhau, do đều là những nước đã và vẫn còn khóac áo chủ nghĩa xã hội, nên chúng ta cứ nhất nhất học theo Trung Quốc là tốt hơn cả.” (!?)

Theo tôi, đây là quan điểm rất sai lầm; bởi vì những mối quốc nhục và quốc nạn mà Việt Nam đang phải đối mặt thì chính Trung Quốc cũng đang phải đối diện. Đặc biệt là tình trạng tham nhũng và sự cực kỳ lãng phí của công, vô phương cứu chữa. Mà nguyên nhân sâu sa dẫn đến những nông nỗi ấy của cả 2 dân tộc là do Thể chế chính trị nhất nguyên, độc đảng vô cùng phản động, lạc hậu và lạc lõng so với thế giới hiện đại. Chính vì trên chính trường không hề có sự đua tranh đã dẫn tới sự tha hóa, hư hỏng ấy. Vì vậy theo tôi, điều mà cả 2 dân tộc Trung Hoa và Việt Nam đều cùng phải làm ưu tiên lúc này là: Đổi mới chính trị theo hướng dân chủ đa nguyên, đa đảng và pháp trị một cách thực sự, song song với sự đổi mới về kinh tế thì mới có khả năng cứu vãn được tình hình.

Hơn nữa, trong mối quan hệ với Trung Quốc thì dân tộc ta cũng phải hết sức cảnh giác: những vấn đề về việc Việt Nam bị mất đất, mất biển; về tình trạng buôn lậu, hàng giả và hàng kém phẩm chất từ Trung Quốc ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam, v.v… trong những năm qua đã chứng minh rất rõ điều đó. Câu chuyện sau đây do tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, kể lại trong bài nói chuyện ngày 2/11/2004 vừa qua, cũng rất đáng để cho chúng ta suy ngẫm:

“… Thế thì thằng Trung Quốc nói với tôi: rồi sau trận xe máy, tao sẽ đánh mày trận ô tô, (…). Nó bảo mày làm ô tô 10.000 đôla (USD), tao bán cho mày ô tô chỉ 6000 đôla thôi, mà lại tốt hơn của mày. Tao đã nói rõ ràng rồi, không có lơ tơ mơ gì cả …”.

Ngày xưa theo truyền thuyết, cha con nhà An Dương Vương vì mất cảnh giác nên đã vô tình để mất nước ta vào tay cha con nhà Triệu Đà, đắc tội với dân tộc. Ngày nay, nguy cơ mất nước do bị đô hộ về kinh tế là vẫn còn nguyên. Chỉ khác là: ngày xưa, trước khi sang cướp nước ta thì cha con nhà Triệu Đà đã phải lén lút mà đánh tráo nỏ thần. Còn ngày nay thì “Những Triệu Đà đã nói rõ ràng rồi, không có lơ tơ mơ gì cả”, nhưng các “An Dương Vương đời thế kỷ 21” vẫn cứ cố tình vì quyền lợi của tập đòan mà dâng “nỏ thần” cho họ, thì đó là một hành động tội lỗi trời không dung, đất không tha trước dân tộc và trước lịch sử. Đồng bào ta ở cả trong và ngòai nước phải cùng chung sức, chung lòng, cương quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu trên, nhằm ngăn chặn cho được Nguy cơ mất nước kiểu mới của dân tộc Việt Nam. Nguy cơ bị đô hộ về kinh tế.

08-2005
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn