BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73568)
(Xem: 62257)
(Xem: 39453)
(Xem: 31189)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Vụ VTP: Trách nhiệm Thống đốc Ngân hàng NN ở đâu?

18 Tháng Mười Hai 20237:48 SA(Xem: 912)
Vụ VTP: Trách nhiệm Thống đốc Ngân hàng NN ở đâu?
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52

Theo kết luận của Cơ quan Cảnh sát Điều tra, bà Trương Mỹ Lan đã sử dụng quyền hạn để chỉ đạo các đồng phạm hợp thức hồ sơ để chiếm của SCB đoạt số tiền hơn 304 nghìn tỷ đồng, phục vụ cho mục đích cá nhân. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc đã chi phối, lũng đoạn và chỉ đạo hoàn toàn hoạt động của SCB, có vai trò là người tổ chức, chủ mưu, cầm đầu để thực hiện hành vi tham ô tài sản với số tiền đặc biệt lớn. Hành vi phạm tội của bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm được thực hiện với lỗi “cố ý trực tiếp”, có dự mưu từ trước, được chuẩn bị, tổ chức thực hiện hết sức công phu, tỉ mỉ và có “kịch bản”. Các bị can đã thao túng, lũng đoạn, bất chấp các quy định pháp luật để thực hiện phạm tội.

– “Đây là tổ chức tội phạm có quy mô rất lớn, hoạt động hết sức manh động nhưng cũng rất tinh vi, xảo quyệt, hậu quả mà tổ chức tội phạm này gây ra là đặc biệt lớn về kinh tế, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngành ngân hàng, uy tín của Nhà nước trong quản lý kinh tế”, kết luận nêu.

Theo kết luận điều tra, bà Trương Mỹ Lan là chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bao gồm một tập hợp các công ty con, công ty liên kết như Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, CTCP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát, CTCP Tập đoàn Đầu tư An Đông, CTCP Tập đoàn Sàn Gòn Peninsula, CTCP Tập đoàn Quản lý bất động sản Windsor, CTCP Đầu tư Times Square…

Với chủ trương lợi dụng hoạt động của ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của tập đoàn và các công ty kể trên, bà Trương Mỹ Lan là chủ sở hữu 3 ngân hàng gồm: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ); Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa; Ngân hàng TMCP Đệ Nhất. Từ đây, bà Lan đã thao túng hoạt động của các ngân hàng này, phục vụ cho các mục đích cá nhân.

Theo Cơ quan Cảnh sát Điều tra, bà Trương Mỹ Lan mặc dù không nắm giữ chức vụ nào tại Ngân hàng SCB nhưng lại là người có quyền hạn rất lớn tại SCB. Từ khi sáp nhập (2012) đến nay, Trương Mỹ Lan luôn nắm giữ cổ phần chi phối tại Ngân hàng SCB (từ 85% đến 91,5% tổng số cổ phần của SCB do chính Trương Mỹ Lan, các cá nhân thân tín và pháp nhân của Lan sở hữu đứng tên sở hữu). Số cổ phần còn lại (dưới 10%) do khoảng hơn 4.000 cổ đông nhỏ lẻ nắm giữ.

Bạn đọc gửi.

https://www.facebook.com/nguoibuon.gio.9/posts/pfbid022kwpCsKKFkPCs9LDe9K5orM8nJvDj2N6n4z9ykbKETgRzLW95DBpFBK1NYjzDuKvl

Phần 2 Trách Nhiệm Thống Đốc Ngân Hàng.

Bằng cách thâu tóm, nắm giữ cổ phần chi phối, điều hành hoạt động ngân hàng thông qua các đối tượng chủ chốt tại Ngân hàng SCB, bà Trương Mỹ Lan đã sử dụng ngân hàng SCB với chức năng của một ngân hàng thương mại cổ phần như một công cụ tài chính để huy động tiền gửi của người dân và các tổ chức, huy động vốn từ các nguồn khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trong hoạt động cho vay, ngân hàng SCB lại chủ yếu phục vụ cho mục đích cá nhân của Trương Mỹ Lan.

Các bị can Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân, Hồ Bửu Phương, Nguyễn Phương Hồng (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới). Ảnh: Bộ Công an
Các bị can Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân, Hồ Bửu Phương, Nguyễn Phương Hồng (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới). Ảnh: Bộ Công an


Kết quả điều tra xác định, Trương Mỹ Lan đã trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bị can như Nguyễn Phương Hồng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung… chỉ đạo các nhân vật tại SCB, Vạn Thịnh Phát cùng đơn vị thẩm định để thực hiện nhiều thủ đoạn khác nhau, bao gồm: tạo lập khách hàng vay vốn khống; thuê, nhờ người đứng tên tài sản; tạo lập hồ sơ vay vốn khống; đưa tài sản đảm bảo được định giá trị.

Theo kết quả điều tra, từ 1/1/2018 đến 7/10/2022, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn rút tiền chiếm đoạt của Ngân hàng SCB. Đến nay, các khoản vay này còn nợ hơn 545 nghìn tỷ đồng. Trong đó, hơn 415.666 tỷ đồng là dư nợ gốc và 129.372 tỷ đồng dư nợ lãi. Toàn bộ số tiền chiếm đoạt này đều phục vụ cho mục đích cá nhân của Trương Mỹ Lan. Kết quả điều tra xác định bản chất việc đưa tài sản bảo đảm vào SCB chỉ là phương thức, thủ đoạn phạm tội. Có nhiều tài sản bảo đảm không có giá trị pháp lý, không đủ điều kiện để làm tài sản thế chấp nhưng vẫn được định giá, nâng khống giá trị, đưa vào thế chấp tại ngân hàng SCB làm phương án vay.

Có 684/1.284 khoản vay chưa có thủ tục thế chấp khi giải ngân. Nhiều khoản vay được giải ngân trước, sau đó mới hợp thức hồ sơ vay và tài sả đảm bảo. Có 201/1.284 khoản vay chưa có phê duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền. Các bị can tại ngân hàng SCB đều đã khai nhận chỉ ký thủ tục hợp thức, không thực hiện thẩm định, đánh giá lại khoản vay theo quy định pháp luật và quy trình của ngân hàng SCB về việc cho vay.

Do vậy, Cơ quan Điều tra cho biết có đủ căn cứ xác định toàn bộ số tiền gốc 415.666 tỷ đồng mà bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm lập hồ sơ vay vốn hợp thức để rút ra khỏi ngân hàng SCB đến nay còn dư nợ không trả được là số tiền mà bà Trương Mỹ Lan đã chiếm đoạt của ngân hàng SCB.

Bạn đọc gửi.

https://www.facebook.com/nguoibuon.gio.9/posts/pfbid026fzdvggy1qYX8BNkhLTVDPNjQJ1nr27DvNoQGHdayqvY8pDTaMskb5qZ29LfMgdEl

Phần 3 : Vụ VTP trách nhiệm thống đốc ngân hàng.

Từ vụ Vạn Thịnh Phát có thể nhìn ra “kẽ hở” từ quá trình thanh tra nhưng không đi kèm với đối chiếu kết quả thanh tra, giám sát nhưng không có giám sát lại. Đây là nguy cơ rất lớn bởi kết quả thanh tra đúng hay sai có thể sửa đổi bởi chính đoàn thanh tra đó.

Hiện nay, dư luận cũng rất quan tâm đối với quy định mới về cấm sở hữu chéo trong Luật Các tổ chức tín dụng mà Quốc hội đang bàn. Nếu không có những quy định chặt chẽ để kịp thời phòng ngừa ngăn chặn, rất dễ xảy ra các vụ tương tự như Vạn Thịnh Phát.

Theo quy định, Thống đốc phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của toàn bộ các cơ quan tham mưu trong đó có cơ quan thanh tra. Về mặt đảng, Thống đốc là Bí thư ban cán sự chịu trách nhiệm người đứng đầu cấp uy sảy ra sai phạm nghiêm trọng. Trong vụ án này kéo dài liên tục hàng chục năm, 93% dư nợ tín dụng đều do các cty sân sau VTP vay. Nhiều giao dịch cùng đối tượng, một người lập đi lập lại vay nhiều lần… cho thấy, có thiếu trách nhiệm kiểm tra đôn đốc của lãnh đạo ngân hàng nhà nước, đặc biệt là Thống đốc Ngân hàng nhà nước trong giai đoạn đó.

Nguyễn Sinh Hùng với vai trò thủ lĩnh nhóm lãnh đạo Nghệ – Tĩnh đang âm mưu dùng tiền của Chánh để vận động lật đổ TBT NPT để đưa đàn e Vương ĐH lên làm TBT. VĐH từ thầy giáo lên làm lãnh đạo Tổng kiểm toán là một tay NSH dìu dắt, nhưng vì muốn bồ của mình lúc đó là NTK Ngân vào BCT trước nói VĐH lùi lại đợi nhịp sau nhưng đệ tử ko nghe mà tự vận động chạy sang làm trưởng Ban KTTW để rộng đường vào BCT, kể từ đó hai thầy trò thành kẻ thù. Nhưng từ khi về hưu NSH yếu đi và VĐH vào tứ trụ thì vì lợi ích cá nhân 2 thầy trò này đã bỏ qua thâm thù hàn gắn quay lại bắt tay nhau, VĐH phong thủ lĩnh Nghệ – Tĩnh cho Thầy, còn thầy thì đi vận động lấy phiếu để tìm cách lật đổ ttg PMC và đích cuối là lật đổ TBT NPT. H tham vọng làm TBT vì đang đi đúng đường của TBT. Nhưng giết PMC để triệt hạ một đối thủ nặng ký, và đánh lạc hướng để NPT nghĩ H giết PMC là thay Ttg chứ ko phải TBT. VĐH cài cắm được cánh tay phải LMH vào CVP TƯ để áp sát ông T. H có trách nhiệm bịt miệng, bịt tai, bịt mắt ông NPT mọi thông tin xấu của nhóm này, còn các thông tin bất lợi của các đối thủ bắc nam khác trong BCT thì nói xấu để hạ gục đối thủ. H tham vọng sẽ cướp được ghế trưởng ban tổ chức của bà TTM để rộng đường bổ xung vào BCT nên hết mình phục tùng H và NSH. Và cũng cần VĐH và phe công an bảo vệ bưng bít những sai phạm vụ SCB – VTP. Việc mà tối nào LMH cũng ăn tối cùng TBT NPT rất nguy hiểm, việc này LMH có thể hạ độc NPT để VĐH lật ngôi.

Từ việc trợ thủ đắc lực cho VĐH mà sai phạm tầy đình vụ SCB nhận hối lộ hàng tỷ đô bỏ qua sai phạm cho SCB mà LMH thoát được kết luận điều tra của BCA và sai phạm tày đình như vậy nhưng ko bị UBKT xử lý. Nhìn vào các vụ việc thì chỉ thấy cán bộ Bắc – Trung – Nam bị UBKT xử lý chứ những sai phạm lớn của nhóm Nghệ – Tĩnh thì UBKT ko làm. Vụ AIC bà Nhàn cùng Ng Chí Dũng Bộ KHĐT đi cũng nhau công khai kiếm việc ở nhiều nước, thân nhau, tất cả dự án thông thầu mà trách nhiệm thầu thuộc KHĐT, mà UBKT lại ko làm Bộ KHĐT.

Bạn Đọc Gửi

Nguồn: https://www.facebook.com/nguoibuon.gio.9/posts/pfbid02riXZg44AfsKYPdZcQLaYPAiWrd57VSxZgUuRS1waKb9p12C2J

(*) Tài liệu Kết Luận Điều Tra của FDVN Law Firm về Vạn Thịnh Phát

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn