BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73631)
(Xem: 62264)
(Xem: 39461)
(Xem: 31196)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Thăm lại Houston

18 Tháng Mười Hai 20237:37 SA(Xem: 908)
Thăm lại Houston
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52

Lần này đến Houston trong thời gian ngắn, mục đích để chuyển số tiền mấy chục nghìn tiền nhuận bút viết cho báo Vietivi về lại Đức. Đây là số tiền để dành định bao giờ cần lắm mới dùng đến. Nhưng tình trạng kinh tế mấy năm gần đây kém quá, làm ăn thua lỗ lại còn bị nhiều người vay mượn không trả.

Cũng tại vì không làm ăn được, nên chỗ kho cũ phải chuyển đi. Tìm kho mới gần đó lại hơi chật. Nghĩ trước sau làm ăn cũng phải có chỗ ổn định, nên quyết định mua cái nhà kho để có chỗ chủ động chứa hàng, làm ăn buôn bán khách khứa ra vào không phiền đến ai.

Nếu có kho của mình, không phải trả tiền thuê, cũng đỡ áp lực. Mặt hàng đồ cổ không thể bán tống bán tháo được, mà để lâu chết tiền thuê kho. Hơn nữa có kho, lúc dịp đại hạ giá hàng gia dụng, mua về chất đó bán dần như xoong nồi, bếp, lò nướng…cũng rất có lợi.

Nhưng mua thì cần có tiền sạch, cần có khoản tiền sạch ban đầu, còn trả góp sau cũng được. Tính ra tiền đi thuê kho nó cũng kém tiền trả góp có một tí. Nên mua rồi trả dần vài năm thành ra có cái kho của mình, cũng là chỗ của để dành cho con cái. Việc mua kho bắt đầu từ bây giờ, nhưng đợi đến lúc nhận chìa khoá cũng phải cuối năm 2024 vì đang có người thuê kho đó chưa hết hợp đồng.

Qua cơn dịch và cơn suy thoái kinh tế, mọi thứ mất sạch phải làm lại từ đầu. Giờ hạn chế các khoản chi và làm cả những việc nhỏ như nhận mua hàng theo yêu cầu để về mặt cuộc sống đảm bảo.

nguoibuongio
Trong vài ngày ở Houston có gặp vợ chồng Đỗ Thị Minh Hạnh và vợ chồng Phạm Thanh Nghiên. Cả hai cũng vừa đến Mỹ mấy tháng, họ tất bật với công việc hàng ngày. Cuộc sống ở Mỹ rất sôi động, chi rất nhiều nên mọi người đều phải làm việc rất nhiều. Vừa mới sang ai cũng phải lao vào làm việc ngay, Hạnh được anh Hà nha sĩ nhận vào làm ở chỗ của anh, còn Nghiên thì vật lộn học tiếng Anh. Chồng của hai nàng đi làm thợ điện từ sáng đến tối mịt mới về. Cả hai nàng còn phải chăm con nhỏ.

Ở Đức thì tị nạn chính trị được nuôi học nghề, học tiếng. Tiền nhà, tiền bảo hiểm nhà nước chi trả cho hết. Học xong chưa có việc làm, nhà nước tiếp tục nuôi đến khi tìm được việc mới thôi. Mình được ưu ái hơn là có tiền học bổng tương đương như người đi làm, nên có vài năm làm vốn không cần phải xin trợ cấp. Những người cấp học bổng cho mình họ cũng tế nhị, họ không muốn mình phải đến sở xã hội để xin trợ cấp cho nên đã tạo ra học bổng đến khi mình đủ lông cánh kiếm thu nhập trang trải cuộc sống.

Nhưng thế mới hiểu vì sao nhiều người đấu tranh đi Mỹ không còn hoạt động mấy. Bởi họ phải tự lực hết để lo cuộc sống. Ở Đức mất việc còn ung dung, chứ ở Mỹ mất việc là mệt luôn. Mà những người mới đến như Nghiên và Hạnh thì tất bật cả ngày còn chưa đủ chi trả cho cuộc sống, nói gì đến chuyện hoạt động đấu tranh gì. Bên Cali cuộc sống của anh Nguyễn Văn Hải , Việt Khang cũng vậy. Họ đều phải tất bật mỗi ngày để lo chi trả chi phí sinh hoạt.Hạnh thì mình có gặp lần trước ở Đức, còn Nghiên thì gặp lại sau hơn chục năm. Từ cái độ Nghiên ra tù, mình cả mấy anh em xuống Hải Phòng thăm Nghiên. Sau đó Nghiên đi con đường của Nghiên, mình chặn facebook và không liên lạc gì. Khi nhắn gặp, Nghiên đến nói lại chuyện mình chặn Nghiên hơn mười năm qua. Mình nói vì đường đi khác nhau, cho nên chặn để khỏi va chạm. Còn về tình cảm vẫn quý mến. Nghiên bảo cũng biết thế, nên mình gọi vợ chồng Nghiên mới đến gặp.

Texsa cũng như Cali, giờ có nhiều người Việt đổ sang sinh sống. Họ đi theo dạng đầu tư, bảo lãnh thân nhân, đa số đi từ miền Nam. Cho nên lối sống làm hết mình và chơi cũng hết mình từ Việt Nam mang theo sang đây. Đại đa số những người đó không quan tâm đến chính trị, họ chỉ chú trọng kiếm tiền và hưởng cuộc sống. Làn sóng đấu tranh mạnh mẽ trong cộng đồng từ nhiều năm trước nay đã kém đi rất nhiều, thay vào đó là những câu chuyện về tiền bạc, vật chất và hưởng thụ.

Những người đấu tranh ít hơn nhưng những mâu thuẫn cãi vã thì chẳng hề giảm đi.

Mình nghĩ rằng công cuộc đấu tranh trong nước không nên đặt nặng vào sức mạnh của cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Nói ra điều này, chắc nhiều người sẽ phản đối và lấy một số dẫn chứng để phản bác mình. Hoặc hơn nữa vu cho mình làm nhụt chí phong trào.

Nhưng thực sự theo đánh giá của mình, đến giờ mà còn có người hải ngoại lo giúp đỡ được chút ít cho gia đình những tù nhân chính trị là quý lắm rồi, một vài tổ chức vận động để một năm đưa được vài ba trường hợp đi tị nạn cũng là khó lắm rồi. Nói đến chuyện những người hải ngoại quy tụ được sự đoàn kết, tài chính và đường lối để đấu tranh liên kết với những người trong nước lật đổ được chế độ cộng sản Việt Nam …đó là câu chuyện không thể với tình trạng mình quan sát thấy.

Vài lời chia sẻ, ai đó có thể cho là bi quan hoặc phá hoại tinh thần đấu tranh cũng được, chẳng sao.

Bùi Thanh Hiếu

Nguồn: https://www.facebook.com/nguoibuon.gio.9/posts/pfbid02gUeEYiAeMZE2TuTjmaVyp3yS25kACpkGw7U3jLhE8

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn