BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72630)
(Xem: 62055)
(Xem: 39150)
(Xem: 31020)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Trump và người Việt: Một cám dỗ lý thuyết

12 Tháng Giêng 20216:50 SA(Xem: 1378)
Trump và người Việt: Một cám dỗ lý thuyết
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Chống và Phò Trump

Trong tình trạng phân cực rõ rệt của người Việt trên toàn thế giới, trong nước và hải ngoại, cho hai phía phò và chống Trump, đã có bao nhiêu chuyện đáng tiếc xẩy ra.

DonaldTrumpĐiều nổi bật nhất là hiện tượng chỉ trích, mạ lỵ lẫn nhau trộn chen giữa những cố gắng phân tích lý giải cho vị thế chính trị của phe nầy và phe kia đối với vị Tổng thống Hoa kỳ đang gây nhiều tranh cãi nầy.  Cả hai bên không ai chịu nghe ai, và mọi tranh luận chính trị phần lớn trở nên những cáo buộc thuần ad hominem, chỉ trích cá nhân thay vì lý luận, mắng mỏ lẫn nhau giữa những người tham dự – hơn là dành cho ông Trump.

Riêng với người Việt, khó mà phân loại tầng lớp nào, khuynh hướng chính trị nào là ủng hộ, hay chống Trump. Phe bảo thủ cũng như phe cấp tiến, tả hay hữu, hay trung dung, đều có người chống kẻ bênh Trump.

Giới học thức hay bình dân cũng thế. Rất nhiều vị trí thức, khoa bảng Việt, nổi danh xưa nay, trong và ngoài nước, cũng chia thành hai phía chống và phò, với tất cả những sôi nổi, sắc bén về lý luận cho lập trường của họ.

Ngay cả về giới tính, nam hay nữ, cũng vậy. Hình như tỷ lệ của người Việt, ví dụ ở Mỹ, thì hai phía nam nữ đều có con số chống hay phò có vẻ là tương đồng.

Còn nói về thế hệ. Giới trẻ cũng như thế hệ lớn tuổi, cũng ngang ngửa về con số cho hai bên – mặc dù có giả định cho rằng thế hệ trẻ có khuynh hướng chống, còn lớn tuổi thì phò Trump. Nhưng điều nầy cũng không có cơ sở bằng chứng vững chắc.

Cám dỗ lý thuyết

Đi tìm một mẫu số chung, một yếu tố cơ bản nào đó vốn quyết định khuynh hướng chính trị phò hay chống Trump là điều khó và theo tôi thì chưa ai đi tìm.

Dù chưa có một nghiên cứu chính thức cho hiện tượng phò chống Trump ở nơi người Việt, nhưng với sự suy giải và kinh nghiệm bản thân, khi giao tiếp với rất nhiều giới người Việt, đồng thời từ sự quy nạp hóa dữ kiện thu thập được từ các diễn đàn thông tin trên mạng của người Việt, từ các diễn đàn thông tin Việt ngữ, nhất là từ mạng Facebook, ở đây, tôi cố gắng suy nghiệm nhằm tìm ra một yếu tố nào đó vốn đã làm cho một người là ủng hộ hay chống Trump.

Tôi chỉ nhìn vào những người mà tôi từng gặp, quen biết, đủ mọi giới và tầng cấp xã hội hay trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, tuổi tác hay giới tính để suy luận. Ngay trong võ đường mà tôi tham gia luyện tập hằng tuần, phần đông là ủng hộ Trump. Trong khi các bạn hữu mà tôi hay gặp uống rượu cuối tuần thì phần đông chống Trump.

Còn ở Việt Nam, những thân hữu, nhà văn, thi sĩ, hoạt động xã hội, nhà báo, giáo chức hay doanh gia mà tôi giao lưu, những người vốn hay bày tỏ lập trường về chuyện Trump, thì có vẻ như phần đông đứng về phía phò Trump. Danh sách thân hữu của tôi trên Facebook thì khoảng 60 % phò, 40% chống Trump, khi họ biểu đạt ý kiến về chuyện nầy. Có vài người bạn cho tôi biết rằng nếu Biden, hay Trump, thắng thì họ sẽ bỏ Mỹ về Việt Nam – có người còn dứt khoát đòi bỏ quốc tịch Mỹ nếu Trump thắng.

Thế thì câu hỏi là tại sao người nầy chống, người kia phò Trump?  Tôi có một giả thuyết – xin viết lên đây để độc giả coi sao, như là một trò chơi lý thuyết cho “một vài trống canh.”

Nam tính và Nữ tính là yếu tố chính trị

Tôi chia ra hai phía. Phía mạnh về Nam tính, masculinity, thì chống Trump; phía nặng Nữ tính, femininity, thì ủng hộ Trump.

Tôi biết là sự phân chia theo biên giới bản sắc cá tính và tâm lý như thế thì hơi mơ hồ. Nhưng theo tôi, mỗi cá nhân đều bao gồm hai khuynh hướng cá tính, cả nam lẫn nữ. Có người nam rất là Nữ tính, người nữ rất Nam tính. Điều đó là kinh nghiệm phổ quát.  Nữ tính là những gì thuộc về phụ nữ, con gái. Nam tính là thuộc tính hay bản sắc của người đàn ông, con trai.  Biên giới phân biệt Nam-Nữ nầy từng gây nhiều tranh cãi trong giới học thuật. Nam hay Nữ có phải do là sinh hóa, tự nhiên, hay chỉ là một kiến lập bởi xã hội và văn hóa. Ở đây, giả dụ như chúng ta hãy cho rằng khi tôi nói một người nhiều Nữ tính dù ông ta là đàn ông thì ai cũng hiểu tôi muốn nói điều gì.

Tại sao những người nhiều Nữ tính, dù là đàn ông hay đàn bà, mang khuynh hướng ủng hộ Trump?  Tôi xin thử trả lời: Vì tâm lý Nữ tính luôn khao khát được thỏa mãn bởi cái đối nghịch – đó là cái Nam tính. Nói theo truyền thống Á Đông ta thì Âm muốn Dương, Dương hấp dẫn Âm. “Quy luật tạo hóa nó thế!”

Nên nhớ rằng khuynh hướng chính trị, ở đây là phò hay chống Trump, là chuyện vượt ra ngoài ranh giới lý tính.  Nó là điều gần như hoàn toàn tùy thuộc vào cảm tính tự nhiên – mà tôi nghĩ rằng chính người đó cũng không lý giải tại sao ta phò hay chống Trump.

Trump là một vị lãnh tụ đầy Nam tính, điều nầy chắc ít ai phủ nhận. Ở đây, ta hãy bỏ qua khuyết điểm nhân cách, chính sách, hay tài năng lãnh đạo của ông. Chính từ sức hấp dẫn mạnh từ Nam tính của Trump mà những người mang nhiều Nữ tính bị hấp lực cá tính ở Trump lôi kéo. Trump thể hiện một nhân vật rất Đàn ông, rất mạnh mẽ, very masculine – dù ông ta có bị cho là vô đạo đức hay lệch lạc tâm thần đi nữa. Trump là một hiện thân cao độ của Nam tính, rất là Dương.

Người mang nặng Nữ tính – nói theo tâm lý học bình dân – mang bản sắc của một khoảng trống, một sự thiếu vắng, muốn được chất đầy bằng một hiện thân Nam tính từ bên ngoài.  Và người Nữ tính thường ghen tỵ với phụ nữ khác vì họ sợ bị mất thế cạnh tranh nhằm chiếm hữu cái Nam tính ở một đối tượng xã hội nào đó. Một trong những lý do mà Hoa kỳ cho đến giờ nầy vẫn chưa có một nữ tổng thống cũng chỉ vì phụ nữ Mỹ không chịu dồn phiếu cho các nữ ứng viên. Nhìn trường hợp bà Hillary Clinton thua Trump năm 2016 thì rõ.

Cũng vì mức độ hiện thân đầy Nam tính của Trump mà những ai mang nặng Nam tính, dù họ là đàn bà hay đàn ông, đều bị dị ứng, nên sinh ra chống đối Trump.  Đây là sự xung đột từ vô thức của năng lực Ngã thể – the Ego – khi người nặng Nam tính đi tìm Nữ tính thì tự nhiên phải bị phản cảm với cái gì mang nặng Nam tính.  Đó là bản sắc tâm lý cạnh tranh mang chiều sâu sinh học tự nhiên.  Hai con sư tử đực không thể chia sẻ một khu rừng, hay một bầy nái. Chiến tranh phải xẩy ra giữa Nam đối với Nam, Dương chống Dương. Cho dù ngày nay cuộc chiến thuần sinh vật không thể xẩy ra trên cõi con người – nhưng bản năng Nam/Nữ vẫn còn tồn tại từ di sản sinh vật tự trong mỗi “con vật chính trị” nơi chúng ta.

Trình độ không là yếu tố quyết định Chống và Phò Trump

Trên Facebook mấy tháng qua đã có vài danh sách những người Việt tương đối nổi tiếng trên thế giới, quốc nội và hải ngoại, cho hai phía phò và chống Trump. Danh sách nầy liệt kê các trí thức, chuyên gia trên nhiều phương diện, những nhân vật năng động trong sinh hoạt chữ nghĩa hay chính kiến khắp nơi. Với tên tuổi trong danh sách nầy, riêng cá nhân tôi đã từng hân hạnh được quen biết khá nhiều những nhân vật cả hai bên.

Lúc đầu, tôi không hề nghĩ đến mẫu số chung cho phe nầy, phe kia. Ví dụ, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tả hay hữu, thân hay chống chính quyền Cộng sản Việt Nam, chẳng hạn. Nhưng thể loại mẫu số nầy, tôi suy ra, khi nhìn kỹ hơn vào vấn đề nầy, hoàn toàn sai lầm.

Người ủng hộ Trump không hẳn – và không phải – là thiếu học thức, thiếu thông tin, hay là thuộc giới bình dân, hay lớn tuổi. Người chống Trump, ngược lại cũng thế, không hẳn là có ý thức đạo đức vững chắc, hay trình độ cao.  Cái rõ rệt nhất là mức độ tinh thần, nếu không nói là cuồng nhiệt, của hai phía, chống và ủng hộ. Cái bi đát là điều rằng, phần lớn – theo tôi nghĩ – họ không hề nhìn kỹ chính mình để hiểu rõ tại sao ta chống hay phò. Họ chỉ phản ứng vì một cơ năng tâm lý vô thức nội tại mà họ không hề nhìn rõ vào.

Dĩ nhiên, sự phân định căn cứ trên nền tảng Nam hay Nữ tính, Masculinity hay Femininity, Dương và Âm, mà tôi vừa nói trên – như là một cám dỗ lý thuyết trên mức độ giả định chưa đến mức thực nghiệm với bằng chứng – cũng chỉ là như thế, một giả định thiếu căn cứ và hoàn toàn chủ quan.

Kinh nghiệm cá nhân

Tôi thường khi vẫn thắc mắc về lý do tại sao một người chống hay phò Trump và quan sát trường hợp người phối ngẫu của tôi – theo tôi rất là Nữ tính. Tôi thường có khả năng thuyết phục bà xã tôi hầu như mọi chuyện, nhưng đối với Trump, thì cho dù tôi giải thích cho mấy –  dù rằng bà ta đồng ý với lý luận và khuyên giải của tôi – nhưng về tình cảm chính trị thì bà ta vẫn rất phò Trump, nhất quyết ủng hộ và bênh vực Trump tới cùng. Và bà ta thú nhận với tôi, “Mẹ cũng không hiểu tại sao!”

Từ kinh nghiệm rất riêng tư nầy, tôi mới thấy rằng, mọi tranh luận chính trị, nếu không dựa vào yếu tố tình cảm tự nhiên và năng động vô thức, đều không đi đến đâu cả.  Không ai có thể thuyết phục được người khác chính kiến bằng lý luận.

Nhân loại nói chung, và dân Việt nói riêng, vẫn còn trong một quá trình tiến hóa nhằm vươn thoát ra khỏi bản năng vô thức – cái khí chất “con vật chính trị” như Aristotle nói – khi bàn đến chính trị.  Bạn hãy nhìn vào đám đông, trong đó có khá nhiều người gốc Việt, tham gia nhiệt tình đập phá tòa nhà Quốc hội Hoa kỳ ngày 6 tháng 1 vừa qua thì hy vọng sẽ rõ.

Nguyễn Hữu Liêm

California 8/1/2021
Nguồn : Đàn Chim Việt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn