Tuần rồi, mình vừa tạm biệt hai gia đình - một là bạn, một là bà con - họ đi Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình.
Và có lẽ hơi lâu lâu một chút nữa mới được gặp lại nhau.
Bỏ qua những lo lắng về khác biệt ngôn ngữ, nếp sống và giao tiếp xã hội, mọi người đều nói rằng: "Ra đi, để thấy tương lai".
Những người có tuổi, chấp nhận mọi sự khác biệt, chấp nhận làm lại từ đầu, để con cái được thấy tương lai.
Có đáng để suy nghĩ?
Những người ra đi mà mình biết, có nhà cửa, có thu nhập ổn định, và ít nhất là có người cũng đã từng đắn đo trước quyết định đi hay ở, khi đã ở nửa bên kia của đời người.
Khi có sự lựa chọn, người ta buộc phải nghĩ xa hơn tương lai của mình. Họ nghĩ đến tương lai của con cái.
Điều gì khiến người ta lựa chọn?
Cách đây 35 năm, có những người ra đi không phải vì muốn nhìn thấy tương lai của mình ở một đất nước khác. Họ ra đi - vì không thế tiếp tục sống, hay tiếp tục tồn tại ở chính đất nước mình.
Đó là sự ra đi đầy đau đớn khi người ra đi chấp nhận đánh đổi bằng nước mắt, bằng máu và bằng cả sinh mạng của mình.
Có đáng để suy nghĩ?
Khi hôm nay không có chiến tranh, không có cảnh từng đoàn người kéo nhau lũ lượt vượt biên và bỏ mạng trên biển, nhưng vẫn có người ra đi - chỉ để thấy tương lai.
Có đáng để suy nghĩ?
Khi càng ngày, càng có nhiều người chọn cách "Tỵ nạn giáo dục" (*) để con cái mình được học hành đúng nghĩa? - Đó cũng là một cách ra đi để thấy tương lai?
Có thể, có người sẽ nói rằng, những người lựa chọn sự ra đi, bằng cách này hay cách khác là lười biếng lao động, là muốn hưởng thụ, là vọng ngoại, là mơ ước viễn vông.... có đủ trăm ngàn lý do, để biện minh, giải thích, hay gán ghép cho sự ra đi.
Nhưng lý do chính đáng nhất mà mình nghĩ rằng không phải ai cũng thừa nhận, đó là, người ta không thể nhìn thấy tương lai của mình trên chính quê hương mình.
Nếu suy nghĩ về tương lai một cách nghiêm túc - "Đi cho thấy tương lai?" - là một câu hỏi, rất cần sự trả lời của xã hội mà người chịu trách nhiệm chính là những người lèo lái.
Mẹ Nấm
11-10-2010
(*) http://www.drnikonian.com/?p=1188
Theo Blog Mẹ Nấm
Và có lẽ hơi lâu lâu một chút nữa mới được gặp lại nhau.
Bỏ qua những lo lắng về khác biệt ngôn ngữ, nếp sống và giao tiếp xã hội, mọi người đều nói rằng: "Ra đi, để thấy tương lai".
Những người có tuổi, chấp nhận mọi sự khác biệt, chấp nhận làm lại từ đầu, để con cái được thấy tương lai.
Có đáng để suy nghĩ?
Những người ra đi mà mình biết, có nhà cửa, có thu nhập ổn định, và ít nhất là có người cũng đã từng đắn đo trước quyết định đi hay ở, khi đã ở nửa bên kia của đời người.
Khi có sự lựa chọn, người ta buộc phải nghĩ xa hơn tương lai của mình. Họ nghĩ đến tương lai của con cái.
Điều gì khiến người ta lựa chọn?
Cách đây 35 năm, có những người ra đi không phải vì muốn nhìn thấy tương lai của mình ở một đất nước khác. Họ ra đi - vì không thế tiếp tục sống, hay tiếp tục tồn tại ở chính đất nước mình.
Đó là sự ra đi đầy đau đớn khi người ra đi chấp nhận đánh đổi bằng nước mắt, bằng máu và bằng cả sinh mạng của mình.
Có đáng để suy nghĩ?
Khi hôm nay không có chiến tranh, không có cảnh từng đoàn người kéo nhau lũ lượt vượt biên và bỏ mạng trên biển, nhưng vẫn có người ra đi - chỉ để thấy tương lai.
Có đáng để suy nghĩ?
Khi càng ngày, càng có nhiều người chọn cách "Tỵ nạn giáo dục" (*) để con cái mình được học hành đúng nghĩa? - Đó cũng là một cách ra đi để thấy tương lai?
Có thể, có người sẽ nói rằng, những người lựa chọn sự ra đi, bằng cách này hay cách khác là lười biếng lao động, là muốn hưởng thụ, là vọng ngoại, là mơ ước viễn vông.... có đủ trăm ngàn lý do, để biện minh, giải thích, hay gán ghép cho sự ra đi.
Nhưng lý do chính đáng nhất mà mình nghĩ rằng không phải ai cũng thừa nhận, đó là, người ta không thể nhìn thấy tương lai của mình trên chính quê hương mình.
Nếu suy nghĩ về tương lai một cách nghiêm túc - "Đi cho thấy tương lai?" - là một câu hỏi, rất cần sự trả lời của xã hội mà người chịu trách nhiệm chính là những người lèo lái.
Mẹ Nấm
11-10-2010
(*) http://www.drnikonian.com/?p=1188
Theo Blog Mẹ Nấm
Gửi ý kiến của bạn