BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73230)
(Xem: 62212)
(Xem: 39389)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hợp tác, thỏa hiệp có lợi cho ai?

11 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 1256)
Hợp tác, thỏa hiệp có lợi cho ai?
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Ngày 22/7/2007 ĐHY Phạm Minh Mẫn có gửi cho linh mục Nguyễn Thái Hợp, Chủ nhiệm CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình một lá thư để nhờ nơi này “Nghiên cứu và đề xuất bài học chính xác và trọn vẹn” cho những băn khoăn của Ngài. Lá thư đã nêu ra bảy điểm.

Trong điểm một và hai của lá thư, ĐHY nhận định rằng Năm 1954, trước CĐ Vat II Giáo hội Công giáo phía bắc có thái độ cứng rắn, bất hợp tác với nhà nước Cộng sản…”. Còn “Năm 1975, sau CĐ Vat II Giáo hội Công giáo phía nam có thái độ hợp tác, nhường quyền sử dụng trường, cô nhi viện, dưỡng lão viện và bệnh viện Công giáo cho nhà nước…”.

Trong bốn điểm tiếp theo lá thư nêu ra những tệ nạn trong xã hội hiện nay nhấn mạnh đến hai lãnh vực giáo dục và y tế. Về giáo dục lá thư viết Sau 30 năm, tôi thấy báo chí thông tin kết quả của một cuộc điều tra xã hội: 30- 40% học sinh tiểu học nhiễm thói gian lận xen lẫn lừa dối, 40- 50% học sinh trung học nhiễm thói đó, lên đại học thì tỷ lệ là 50- 60%…”. về y tế lá thư viết Báo chí cũng thông tin những nghành liên hệ với y tế thì toa rập nhau trấn lột bệnh nhân. Hình như các nghành, thay vì biến giai cấp vô sản thành người đầy tớ phục vụ nhân dân theo như lời Bác dạy, thì thực tế cho thấy là giai cấp vô sản biến nhân dân thành vô sản, và tự biến mình thành một giai cấp mới mà tôi nghe nhiều người gọi là tư sản đỏ…”

Ở điển cuối cùng của lá thư, ĐHY yêu cầu CLB.NVB nghiên cứu xem coi thái độ bất hợp tác và thái độ hợp tác của Giáo hội trong lịch sử 50 năm qua mỗi thái độ có những lợi và hại nào…”

Với lời lẽ khá mạnh mẽ, lá thư cho thấy ĐHY nghi ngờ về kết quả của sự hợp tác nếu không muốn nói là Ngài không tán đồng. Là vì sự hợp tác trong các lãnh vực nêu trên rõ ràng chỉ là tiếp tay làm cho xã hội thêm băng hoại. Vào thời gian đó lá thư thực sự đã làm mát lòng mát dạ nhiều người. Nhiều người tỏ ý vui mừng vì nghĩ rằng trong hàng giáo phẩm cũng đã có người lên án bất công và thối nát gây ra bởi chế độ cộng sản. Một nhà báo kỳ cựu người Việt Nam sống ở Hoa Kỳ đã hết lời ca ngợi ĐHY về sự can đảm khi Ngài cho phổ biến lá thư này. Nhà báo này còn bày tỏ mối lo ngại về những bất lợi sẽ đến với ĐHY. Ông cũng cảnh báo rằng nhà cầm quyền cộng sản đang dành sẵn cho Ngài một chỗ ở bên cạnh linh mục Nguyễn Văn Lý trong nhà tù Nam Hà.

Thế nhưng chỉ ba năm sau thì thái độ của Ngài đã khác hẳn. Qua những việc làm gần đây của TGP Sài gòn như việc vinh danh Đức cố TGM Nguyễn Văn Bình thì ai cũng thấy Ngài đang muốn đi theo con đường của Đức cố TGM Nguyễn Văn Bình, nhân vật được coi là tiêu biểu cho khuynh hướng hợp tác với nhà cầm quyền cộng sản. Tại sao thái độ của Ngài lại đổi chiều 180 độ như vậy?

Trong bài này xin không bàn về vấn đề đó. chỉ xin đề cập đến đọan cuối của lá thư ĐHY gửi cho CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình CLB NVB nghiên cứu xem coi thái độ bất hợp tác và thái độ hợp tác của Giáo hội trong lịch sử 50 năm qua mỗi thái độ có những lợi và hại nào, đối chiếu cái lợi và cái hại của hai thái độ và đề xuất bài học thực hành cho mọi thành phần tôn giáo và xã hội biết cách nào góp phần vừa xây dựng đất nước, vừa lành mạnh hóa đời sống dân tộc. Có được thế thì sự phát triển đất nước và con người mới vững bền”.

Không biết CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình đã trả lời cho ĐHY chưa và đã trả lời như thế nào? Thật ra thì chỉ cần nhìn vào thực trạng của Giáo hội Việt Nam dưới chế độ cộng sản suốt mấy chục năm qua thì dù chỉ là một người bình thường cũng có thể trả lời được những câu hỏi được nêu ra trong lá thư.

Cộng sản vẫn coi tôn giáo, nhất là Công giáo là một chướng ngại cần phải dẹp bỏ. Vì vậy ngay khi nắm quyền ở miền Bắc năm 1954 cũng như khi đã đặt được sự thống trị tại miền Nam 1975 họ đã có cùng một cách đối xử với Giáo hội Công giáo. Chính sách của họ đối với người Công giáo “trước sau như một” chẳng có gì khác biệt. Cho dù là hợp tác hay không hợp tác thì họ cũng đóng cửa chủng viện, trục xuất chủng sinh; giải tán dòng tu; chiếm dụng cơ sở vật chất của Giáo hội; cầm tù nhiều giáo sỹ, giáo dân… Và cho dù ở đâu, ngoài Bắc hay trong Nam, nhà nước cộng sản đều nhìn người Công giáo dưới con mắt ngờ vực. Ngay cả các cơ quan truyền thông của nhà nước cũng nhiễm tính kỳ thị đối với người Công giáo, trong ngôn từ họ luôn coi người Công giáo chỉ là công dân hạng hai.

Hãy xem thử cái lợi và cái hại đối với Giáo hội miền Bắc, nơi mà ĐHY coi là có thái độ bất hợp tác. Cái hại trước hết là hàng giáo phẩm, giáo sỹ bị chèn ép, bị đối xử bất công. Chưa nói đến những ngày tháng gian khổ của Giáo hội miền Bắc sau năm 1954 mà chỉ nói tới thời gian gần đây thôi thì cũng đủ thấy những chủ chăn của Giáo hội miền Bắc bị đối xử như thế nào. Cụ thể là trường hợp của Đức TGM Ngô Quang Kiệt và các linh mục Dòng CCT ở Thái Hà. Các vị đã phải chịu bao nhiêu cay đắng, bị nhục mạ, bị vu khống, bị đe dọa và còn phải hứng chịu bao nhiêu trò hèn hạ khác.

Nhưng cái lợi là chính trong hoàn cảnh khó khăn lại tạo được sự hiệp thông chặt chẽ trong hàng chủ chăn. Khi xảy ra sự kiện Thái Hà, Đức cha Cao Đình Thuyên của Giáo phận Vinh đã tuyên bố “Việc của Thái Hà cũng là việc của Giáo phận Vinh”. Và mặc dầu nhà cầm quyền đe dọa các Giám mục đến Thái Hà, nhiều Giám mục miền Bắc cũng vẫn cứ đến hiệp thông với Thái Hà. Bất chấp những lời đe dọa, Đức cha Nguyễn Văn Sang của Giáo phận Thái Bình dù tuổi gìa sức yếu cũng đã lặn lội đến Thái Hà cho bằng được. Sau đó khi trở về Giáo phận Ngài gửi lời “Chào các bạn tôi đi ở tù” như là một thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi hành động trả thù của nhà cầm quyền cộng sản.

Giáo dân miền Bắc được trui rèn trong gian khổ đã trở nên bất khuất, xứng đáng là con cháu các thánh tử vì đạo Việt Nam. Họ sẵn sàng chấp nhận thiệt thòi về phần mình để bảo vệ niềm tin và để gióng lên tiếng nói bảo vệ Sự thật và Công lý. Trong biến cố Tòa Khâm sứ càng gần đến giờ nhà cầm quyền Hà Nội đe dọa ra tay thì giáo dân lại càng kéo đến đông hơn. Tại Thái Hà, 8 giáo dân hiên ngang ra tòa không một chút nao núng. Họ ăn mặc đẹp đẽ, mặt mày tươi tỉnh, hùng dũng cùng với anh chị em đồng đạo tiến đến pháp đình vui như ngày hội. Ở Tam Tòa trước cảnh tượng các linh mục và giáo dân bị đánh đập tàn nhẫn, lòng người giáo dân ở Vinh đã sôi sục mà nếu không vì vâng lời bề trên thì chắc chắn đã xẩy ra xung đột mà hậu qủa không ai có thể lường được. Ở Đồng Chiêm ngay cả ông gìa bà lão cũng không hề khiếp sợ khi đạo quân bất lương kéo đến đập phá cây thánh gía trên núi Thờ.

Bây giờ thử xem qua Giáo hội miền Nam nơi mà ĐHY cho là có thái độ hợp tác. Cái lợi trước mắt là hàng Giáo phẩm được ưu đãi, được vuốt ve. Cụ thể là trường hợp Đức cố TGM Nguyễn Văn Bình đã được nhà nước cộng sản ưu đãi bằng cách cho thiết lập một CLB mang tên Ngài. Nghe đâu ở Sài gòn còn có tên đường Nguyễn Văn Bình và có trường học cũng được đặt tên của Ngài. đặc biệt hồi đầu tháng 9 vừa qua TGP Sài Gòn đã long trọng kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Ngài mà nhiều người cho rằng TGP Sài gòn đã làm theo đơn đặt hàng của nhà nước cộng sản để họ hó có cơ hội trả công cho một vị TGM đã có “thành tích” đến chết vẫn còn sợ.

Cái hại hiển nhiên là vì được vuốt ve, được trọng vọng khiến cho chủ chăn trở thành nhu nhược, thụ động, không còn có dũng khí để nói lên sự thật và chống lại bất công. Hậu qủa là hướng dẫn giáo dân đi vào lối sống ích kỷ, chỉ biết sống cho mình còn ai chết mặc ai, không còn có tình liên đới trước sự thống khổ của anh em đồng đạo cũng như đồng bào… (Có thể đây là cái hại theo cách nhìn của những người công chính, nhưng lại là cái lợi cho những người cơ hội hướng theo “thói đời”)

Một điều tai hại khác là để cho nhóm quốc doanh trong cái tổ chức “Ủy ban chia rẽ Công giáo” hoành hành. Tổ chức này, như mọi người đều biết rõ mục đích của nó, được cho ra đời ở miền Bắc với cái tên Ủy ban Liên lạc về sau đổi thành Ủy ban Đoàn kết nhưng nó chẳng làm được trò trống gì ở miền Bắc vì Giáo quyền miền Bắc đã tỏ thái độ dứt khoát đối với nó ngay từ đầu. Theo ông Vũ Sinh Hiên, tác gỉa bài nghiên cứu “Thái độ của các Giám mục miền Bắc đối với cộng sản từ năm 1945 đến 1975” thì tổ chức UBLL “đứng đầu là linh mục Vũ Xuân Kỷ, thuộc địa phận Hà Nội và bị Đức Giám mục treo chén. Cùng trong Uỷ ban này với cha Kỷ là linh mục Nguyễn Tất Tiên, cũng thuộc địa phận Hà Nội và cũng bị Đức Cha Khuê treo chén như cha Kỷ …”. Còn về phía giáo dân, cũng theo tác gỉa Vũ Sinh Hiên “có nơi bị giáo dân tẩy chay công khai. Cha Võ Thành Trinh từ miền Nam ra, trấn nhậm giáo xứ Hòn Gai, ngoài tầm kiểm soát của Giám mục, hành lễ vẫn có giáo dân tham dự vì kẹt hiếm hoi linh mục …. Thế nhưng khi cần tổ chức thánh lễ hôn phối, các đôi tân hôn vẫn không quản ngại đường xá xa xôi, đem nhau về Hải Phòng xin lễ cho chắc ăn. Để cha quốc doanh dâng lễ e không thành”

Trong khi đó vì giáo quyền của TGP Sài Gòn dung túng UBĐK ngay từ đầu khiến cho tổ chức này càng ngày càng lộng hành. Là một tổ chức quốc doanh hoạt động theo chỉ đạo của Mặt trận Tổ quốc, nhóm này đã theo túng mọi công việc ở TGP Sài gòn, chiếm giữ các vai trò then chốt trong website của HĐGM, dùng CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình để cổ xúy cho sự nhu nhược và ươn hèn.

Những điều trình bày trên cho thấy thái độ hợp tác chỉ có lợi cho các đấng bậc biết cúi đầu vâng phục nhà nước cộng sản nhưng lại hoàn toàn có hại cho Giáo hội. Chủ trương hợp tác chẳng qua chỉ là chạy theo những lợi ích trần thế mà bỏ qua sứ mạng chính của đạo Chúa là bênh vực người nghèo khổ, người cô thế, người bị áp bức bóc lột, người bị bỏ rơi.

Tất nhiên nói như vậy không có nghĩa là cổ võ cho thái độ “bất cộng đái thiên” với người cộng sản. Theo tinh thần của Công đồng Vaticano II người Công giáo vẫn có thể sống chung với người cộng sản. Tuy nhiên sống chung không có nghĩa là “câm nín và cúi đầu” trước sự dối trá và bất công. Sống chung cũng không có nghĩa là nhắm mắt bịt tai và chỉ biết gật đầu thỏa hiệp với tội ác.

Lại Thế Lãng

Vermont – USA

Theo Nữ Vương Công Lý
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn