BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73479)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31182)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhà văn Võ Thị Hảo: Việc bắt giam các nhà báo làm tổn thương lương tri và hy vọng của mọi người

14 Tháng Năm 200812:00 SA(Xem: 945)
Nhà văn Võ Thị Hảo: Việc bắt giam các nhà báo làm tổn thương lương tri và hy vọng của mọi người
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Hôm thứ Hai 12-5, công an Việt Nam đã bắt giam 2 kỳ giả chuyên viết bài về vụ tham nhũng PMU18. Sự việc này đã phát sinh nhiều câu hỏi: Một là, phải chăng tự do báo chí trong nước đang có vấn đề? Hai là, những nhà báo này đã sử dụng quyền tự do ngôn luận quá đà trong khi tác nghiệp?

Hai người bị bắt là nhà báo Nguyễn Văn Hải của tờ Tuổi Trẻ và phóng viên Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên. Họ bị khởi tội về tội danh "Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo Điều 281 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.

Việc bắt giam này đã gây nhiều phản ứng trái ngược nhau trong đó giới cầm bút tỏ ra bức xúc nhất vì vụ việc này liên quan trực tiếp đến nghề nghiệp của họ.

Nhà văn Võ Thị Hảo, một người cầm bút và cũng là chủ một cơ sở kinh doanh sách báo, đã dành cho Mặc Lâm của Ban Việt Ngữ - Đài Á Châu Tự Do cuộc trao đổi sau đây liên quan tới việc này.


Báo giới đau đớn

Mặc Lâm: Xin chào nhà văn Võ Thị Hảo. Trước tiên chúng tôi xin được cảm ơn Bà đã dành thời gian cho cuộc nói chuyện ngày hôm nay. Là một người cầm bút và cũng là chủ một cơ sở kinh doanh sách báo xin bà cho biết cảm tưởng đầu tiên của mình khi nghe tin hai nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến bị bắt vì đưa tin vụ PMU 18, thưa Bà?

Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi thấy đây là một việc làm chấn động mọi người và giới nhà báo thì rất đau đớn. Tôi đã viết trong blog, cái điều này nó - như là nhân chứng - rất là bất lợi cho Việt Nam trong hội nhập, như thế chứng tỏ cái gọi là tự do ngôn luận thì có vẻ là đi vắng tại đất nước này.

Mặc Lâm: Nhưng, theo bản cáo trạng thì hai ký giả này đã loan đi những tin tức không chính xác khiến cho việc điều tra của công an gặp khó khăn, kể cả việc bắt người bị tố cáo một cách oan sai. Bà có ý kiến gì về việc này?

Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi nghĩ rằng không phải họ vi phạm luật lệ. Thứ nhất là báo chí thì hoạt động theo luật báo chí và nói chung báo chí hoạt động thì nó có những cái đặc thù riêng của nghề nghiệp.

Ở đây khi mà nhà báo viết sai thì có một sự phân định, chẳng hạn như là của một cơ quan trung gian, chẳng hạn như của thanh tra, của toà án chẳng hạn, thì khi đã phân định đúng sai rồi đó thì nếu nhà báo viết đúng thì không nói gì.

Nhưng mà nếu viết sai thì nhà báo phải xin lỗi, cải chính ở trên báo với cùng diện tích, nếu anh đã viết một bài lớn như thế nào, ở trang nào thì anh sẽ phải xin lỗi và cải chính ở cái trang đó.

Và sau đó, nếu cần, nguyên đơn yêu cầu thì nhà báo sẽ phải bồi thường danh dự. Đó là cái chuyện hết sức là bình thường.

Mặc Lâm: Thưa, Bà có nghĩ rằng việc bắt giam này có liên quan gì đến vụ án PMU 18 hay không? Trả thù hay dằn mặt những người đích danh đứng ra tố cáo chẳng hạn?

Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi không biết chắc chắn rằng là có cuộc bắt giam trực tiếp này thì có phải đấy là một cái chủ ý hoàn toàn của nhà nước hay không, thế nhưng mà rõ ràng là cái này đến từ phía chính quyền.

Và tôi nghĩ rằng là dù muốn hay không muốn thì việc bắt giam nhà báo này trong khi mọi thứ chưa rõ ràng thì cũng khiến mọi người rất buồn nản, rất sợ hãi. Nếu viết mà bị như thế thì ai sẽ dám nói lên ý kiến của mình đây, ai sẽ dám nói lên sự thật đây?

Dư luận hoang mang, ngơ ngác

Mặc Lâm: Là người sống và làm việc tại Hà Nội, Bà có nhận xét gì về thái độ phản hồi của giới ký giả hay nhà văn tại Thủ Đô sau khi tin tức được loan đi?

Nhà văn Võ Thị Hảo: Khi mà cái thông tin bắt hai nhà báo đưa ra thì rất là nhiều ký giả cũng như bạn đọc, họ đã bày tỏ sự đau đớn, rất đắng, rất đau, và mọi người hoang mang và ngơ ngác.

Và cái điều đó, tôi không biết nói như thế nào! Nó khiến cho mình thấy hụt hẫng. Và không hiểu rằng là giữa lời nói và việc làm của những người quản lý đát nước và quản lý xã hội ở đây có thống nhất hay không? Tôi thấy như thế là không thống nhất.

Mặc Lâm: Còn riêng cá nhân bà thì sao? Bà suy nghĩ gì về vụ này, thưa Bà?

Nhà văn Võ Thị Hảo : Tôi thấy cái việc bắt giam hai nhà báo này khiến cho tôi rất là đau lòng. Tôi thấy quá kinh khủng. Từ trước tới giờ nhiều vị lãnh đạo nhà nước cũng nói rằng là trong cuộc chống nội xâm là tham nhũng và tệ nạn xã hội thì nhà báo và báo chí đã đóng góp một phần rất lớn và rất cần các nhà báo tham gia, rất cần các nhà báo đẩy mạnh.

Thế mà bây giờ người ta đã tham gia cái việc đấu tranh chống tham nhũng thì nếu mà làm như thế này là cái sự gây tổn thương rất lớn đối với báo chí cũng như đối với lương tri cũng như niềm hy vọng của mọi người. Dù nói thế nào đi chăng nữa thì tôi cũng thấy rất là đau lòng, phẫn nộ.

Những di hại lâu dài

Mặc Lâm: Bà có chia sẻ với nhiều ý kiến cho rằng nghề ký giả tại Việt Nam hiện nay đã quá nguy hiểm cho những ngòi bút chân chính hay không? Và vai trò của luật pháp trong lĩnh vực báo chí có đủ sức bảo vệ những tiếng nói trung thực hay không?

Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi nghĩ rằng nếu như luật báo chí chưa đủ để bảo vệ các nhà báo thì tôi nghĩ cần phải có luật bảo vệ các nhà báo chẳng hạn. Ở nhiều nước thì báo chí có khác.

Nếu như báo chí dù cũng chưa làm được nhiều đâu nhưng niềm hy vọng của mọi người (đối với báo chí) trong việc làm trang sạch xã hội, bởi vì xã hội mà không trong sạch và tệ nạn cũng như cái đen tối nó lấn tất cả thì đấy là thảm hoạ không chỉ cho những người đàng hoàng, người tử tê, người lương thiện, mà cũng là một thảm hoạ di hại về sau.

Mặc Lâm: Sau việc bắt bớ này thì những hậu quả theo sau là gì và Bà có tin rằng mọi người sẽ dần dần quên nó đi hay không, thưa Bà?

Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi thấy cái việc này di hại rất là lớn và tôi nghĩ rằng là nếu mà làm cái cử chỉ bắt giam hai nhà báo thì sẽ gây ra cái tác hại chẳng hạn như là mất lòng tin, rồi chẳng hạn như có những người cũng sẽ đặt câu hỏi là tại sao lại như thế này?

Tất cả những người mà hiện nay tôi thường gặp, họ đang được giàu có, thụt két ngân quỹ, và họ đang làm mọi điều mà tưởng rằng bàn tay có thể che khuất mặt trời, di hại đến cả cho họ nữa, đứng trên quyền lợi của đất nước, quyền lợi của mỗi một người lương thiện, của một người dân nhỏ bé cũng như quyền lợi của đất nước.

Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà văn Võ Thị Hảo về thời gian Bà dành cho chúng tôi.

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
14/05/2008
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn