BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73493)
(Xem: 62249)
(Xem: 39440)
(Xem: 31184)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhân sự mới của thành uỷ Hà Nội

03 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 938)
Nhân sự mới của thành uỷ Hà Nội
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Đảng bộ thành uỷ Hà Nội đã bầu xong khoá mới gồm 74 người, trong đó có 16 người là ban thường vụ thành uỷ.

Do ĐCSVN là lãnh đạo tối cao, nên danh sách đảng bộ Hà Nội là danh sách lãnh đạo quyền lực nhất thành phố Hà Nội.

Phạm Quang Nghị, bí thư thành uỷ Hà Nội không có tên trong ban chấp hành đảng bộ Hà Nội. Bởi chức bí thư Hà Nội sẽ do Bộ Chính Trị phân công, nên chức này tạm thời để trống. Trong lúc chờ đợi, Phạm Quang Nghị tạm thời phụ trách đảng bộ Hà Nội. Điều này cũng xảy ra ở thành phố HCM, nhưng ở thành phố HCM thì bí thư cũ là Lê Thanh Hải vẫn nắm quyền chỉ đạo, điều hành đảng bộ TPHCM. Còn ở HN do ban thường vụ mới điều hành tập thể, ban thường vụ này ngay lập tức đã uỷ quyền cho bà Ngô Thị Thanh Hằng một trong 4 phó bí thư mới điều hành thành uỷ Hà Nội.

http://dantri.com.vn/chinh-tri/ong-pham-quang-nghi-phu-trach-dang-bo-thanh-pho-ha-noi-2015110213185666.htm

Phạm Quang Nghị


Phạm Quang Nghị gặp phải khó khăn, việc ở lại chỉ có thể xảy ra nếu ông ta được ứng cử vào một trong bốn chức là chủ tịch nước, tổng bí thư, chủ tịch quốc hội, thủ tướng chính phủ. Trong lần lấy phiếu tín nhiệm danh sách uỷ viên Bộ Chính Trị lần mới đây, Phạm Quang Nghị bị xếp áp chót bảng.

Việc không nắm quyền điều hành Hà Nội từ giờ đến lúc đại hội đảng, đã tước đi của Phạm Quang Nghị cơ hội vận động cho mình vào trong bốn chức nêu trên. Nếu còn trên cương vị bí thư thành uỷ hoặc quyền chỉ đạo bí thư thành uỷ Hà Nội, Phạm Quang Nghị còn dễ dàng huy động tài, lực và các mối quan hệ để tạo cho mình thế lực tiến vào BCT khoá tới đây.

Một tay chân thân tín của Phạm Quang Nghị là Hồ Quang Lợi cũng không thấy có tên trong danh sách ban chấp hành đảng bộ Hà Nội. Thay thế cho Lợi là Nguyễn Văn Phong phó ban tuyên giáo Hà Nội. Ngay sau đại hội đảng bộ Hà Nội Nguyễn Văn Phong trên cương vị thường trực ban tuyên giáo thành uỷ đã phát ngôn với báo chí thông tin về kết quả bầu cử.

Không biết Hồ Quang Lợi sẽ đi về đâu, Lợi là người đã thành công tổ chức đội ngũ dư luận viên, bút chiến trên Internet để đối phó với những người bất đồng chính kiến. Con đường phía trước của Lợi cũng đang mịt mờ như quan anh Phạm Quang Nghị. Lợi không còn trong đảng bộ Hà Nội. muốn đi tiếp chỉ còn cách được điều sang nơi khác, nhưng đến nay tất cả các đảng bộ nơi khác phù hợp với chuyên môn của Hồ Quang Lợi như bộ thông tin truyền thông, ban tuyên giáo đều đã xong xuôi từ vài tháng trước.


Một đồng minh thân cận, gắn bó với Nghị là Nguyễn Thế Thảo chủ tịch thành phố Hà Nội cũng không có tên trong danh sách ban chấp hành đảng bộ Hà Nội lần này.Về đường quan lộ của Nguyễn Thế Thảo thì về hưu là điều không có gì bàn cãi.

Có thể nói ở đảng bộ Hà Nội khoá này, Phạm Quang Nghị thất thế khi các tay chân thân tín bị vô hiệu hoá, bản thân Nghị cũng bị vô hiệu hoá khỏi đảng bộ Hà Nội, chỉ còn chức danh chung chung đứng tên phụ trách nhưng không được chỉ đạo đảng bộ Hà Nội nữa.

Cơ hội của Nghị bây giờ chỉ còn trông chờ vào sự giới thiệu của Nguyễn Phú Trọng. Trước đây Nghị đã tiếp quản chức bí thư Hà Nội từ Nguyễn Phú Trọng. Nhưng lần này thì khác, chuyến thăm Hoa Kỳ của Nghị trước chuyến thăm của Trọng, không phải là tiền trạm có ý đồ tốt như Hồ Quang Lợi kể lại. Đó là chuyến tiền trạm ác ý của Nghị để gây khó cho Nguyễn Phú Trọng bằng cách tặng tấm ảnh có hình thượng nghị sĩ Mỹ bị bắt làm tù binh tại Hà Nội.


Một cửa trông chờ khác của Nghị là lời chỉ định từ phía Trung Quốc. Áp lực của Trung Quốc can thiệp vào nhân sự ĐCSVN là hiển nhiên suốt bao năm qua. Nhưng để đưa lên một kẻ thất thế như Phạm Quang Nghị vào lúc này, Trung Quốc sẽ phải tạo rất nhiều áp lực. Với tình hình như hiện nay việc dùng áp lực quân sự ngoài biển Đông như mọi khi của Trung Quốc sẽ không phát huy tác dụng bởi sự có mặt của hải quân Hoa Kỳ ngoài khơi. Cách duy nhất để kịp thời đưa Nghị lên bây giờ duy nhất chỉ là tiền, số tiền có thể lên đến hàng tỷ USD đủ cho Việt Nam thanh toán món nợ quốc tế và ngân sách công.

Báo Dân Trí có đưa danh sách 74 nhân sự ban chấp hành đảng bộ Hà Nội, nhưng chỉ vài tiếng sau đã gỡ xuống. Trong danh sách 74 nhân sự này theo báo chí nói còn thiếu 2 người. Một người đương nhiên là bí thư thành uỷ mới. Còn một người chưa rõ là ai, có thể đây là chỗ khuyết dành một vị trí cho công an thành phố Hà Nội. Trong trường hợp giám đốc công an TP Hà Nội hiện nay chuyển sang vị trí khác phù hợp với chức phó bi thư thành uỷ vừa đạt được, chẳng hạn như chủ tịch TP Hà Nội.

Nhìn một cách khách quan, thì nhân sự Hà Nội khoá này những thành phần thân Trung Quốc không chiếm ưu thế. Sự thật thì các quan chức ở Việt Nam ở chức vụ quan trọng hay địa bàn quan trọng chiến lược đều có yếu tố Trung Quốc, chỉ có ít hay nhiều. Áp lực của Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi. Có những trường hợp khi mới lên chức không có thái độ thần phục Trung Quốc, nhưng sau thời gian đã bị khống chế, mua chuộc như trường hợp của Phùng Quang Thanh, Nguyễn Chí Vịnh. Bởi thế tín hiệu ban đầu đảng bộ Hà Nội có nhân sự như hiện nay không thân Trung Quốc chỉ là sự tích cực ban đầu, còn sự thật thế nào chắc phải thời gian nữa mới khẳng định được.

Việc Phạm Quang Nghị bị vô hiệu hoá, gần như loại khỏi chính trường sẽ làm giảm đi một nhân vật tranh chấp chức TBT với Nguyễn Tấn Dũng. Hiện nay Dũng đang nhờ đến sự ủng hộ của cựụ chủ tịch nước Lê Đức Anh để vận động cho mình vào chức TBT đảng CSVN. Mặc dù đã rời chức vụ rất lâu, nhưng cái bóng của Lê Đức Anh vẫn toả những ảnh hưởng lớn lên ban chấp hành ĐCSVN, chỉ cần lời giới thiệu người kế nhiệm của Nguyễn Phú Trọng nữa, là Dũng cầm chắc chức TBT.

Một tương lai Việt Nam ít lệ thuộc vào Trung Quốc hơn trước, nhưng về tự do dân chủ không có hứa hẹn gì được cải thiện. Sự thâu tóm quyền lực của Nguyễn Tấn Dũng cho thấy ông ta là con người tham lam, lợi ích nhóm, bè phái. Một con người tham vọng quyền lực và luôn tạo phe cánh như thế, tất nhiên sẽ chẳng là người mang đến sự đổi thay về tự do, dân chủ. Có chăng khi Dũng cầm quyền lãnh đạo đất nước, ông ra sẽ mở ra những tổ chức xã hội dân sự do người của ông ta kiểm soát chặt chẽ. Mục đích để làm vì khi tô vẽ với quốc tế Việt Nam có sự đổi thay, nhân nhượng với sự đòi hỏi dân chủ. Khi Nguyễn Tấn Dũng làm TBT sẽ không còn những cuộc đấu đá trong nội bộ như trước, bởi ông ta là người nắm quyền lực tuyệt đối. Sau 5 năm nữa thì không còn ai trên chính trường Việt Nam là đối thủ của ông ta.

Câu hỏi quan tâm nhất bây giờ là sau 5 năm nữa, khi từ giã chính trường, Nguyễn Tấn Dũng sẽ để lại cho đất nước những gì. Đó mới là điều đáng bàn.

Người Buôn Gió

Nguồn Blog Người Buôn Gió
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn