BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73502)
(Xem: 62250)
(Xem: 39442)
(Xem: 31185)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Trước Khi Vào Hồi Ký

09 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 1581)
Trước Khi Vào Hồi Ký
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
 Văn chương là một hệ lụy ê chề nhất trong những hệ lụy của đời sống. Người làm văn chương phải chấp nhận cái hệ lụy đó, thản nhiên chấp nhận.

 Hồn ta căng rộng cái bia da
 Nghìn têm tẩm độc thối tha bắn vào
 Có sao đâu, chẳng sao đâu
 Thơ ta nghe vẫn dạt dào kiêu sang


 Tôi đã bình yên nhìn hệ lụy văn chương của tôi trong ngục tù, ngoài trại tập trung ròng rã 6 năm. Khi tôi đã xuống hầm phân lúc nhúc hàng tỉ con ròi, vục phân bằng tay trần, bằng bàn tay viết văn của tôi, tôi thấy tôi có đầy đủ tự hào để khinh thường mọi hệ lụy, bất kể hệ lụy gì khác hệ lụy văn chương. Tôi sang Mỹ thăm con cháu, anh em, bằng hữu và nói chuyện thi ca, âm nhạc. Và tôi đã giữ im lặng đối với những kẻ giương cung bắn "tên tẩm độc thối tha vào" tôi. Mục đích chuyến Mỹ du của tôi là tìm một người Việt Nam dịch tác phẩm Một tù binh Mỹ ở Việt Nam sang Anh ngữ. Tác phẩm này nhằm xóa bỏ Platoon của Oliver Stone và Rambo của Sylvester Stallone. Nó giúp dân tộc Mỹ hiểu rõ thân phận lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam và tù binh Mỹ bị giam giữ ở Việt Nam. Nó cũng giúp dân tộc Mỹ quán triệt tư bản và cộng sản. Nó sẽ lay động cái bóng tối của u mê, của ích kỷ, của tham vọng bần tiện. Nó sẽ soi sang lương tri Hoa Kỳ để dân tộc này có ý niệm về bất hạnh và hạnh phúc. Và tâm hồn cao thượng của con người, của tình người Việt Nam. Sau khi đọc bản thảo, một vị giáo sư ôm tôi, nói với tôi: "Nếu ông Duyên Anh là nhà văn Mỹ hay nếu nhà văn Mỹ nào viết nổi tiểu thuyết Một tù binh Mỹ ở Việt Nam, tác giả của nó sẽ lên tột đỉnh vinh quang". Giáo sư này không đủ thì giờ dịch thuật trong thời gian gấp rút. Một vị giáo sư khác, 20 năm giảng dạy môn chính trị học tại đại học đường Nebraska tình nguyện dịch giùm. Rồi ông trả lời thiếu khả năng dịch tác phẩm văn chương. Tôi thất vọng. Đành cho xuất bản bằng tiếng Pháp thôi. Như thế, tác quyền của tôi chỉ còn 50 phần 100. Mà tôi thì muốn ăn đủ ở thị trường Mỹ rộng rãi. Để có nhiều tiền thực hiện vào việc công ích. Để có tiếng vang lớn dọn đường cho tôi đến Afganistan, sống với kháng chiến quân, viết một tác phẩm lớn về một bộ lạc Hồi Giáo bị Liên Xô hủy diệt. Hồi Giáo giầu mạnh nhưng thiếu tài năng văn chương. Tôi sẽ được Hồi Giáo ủng hộ, Âu Châu ủng hộ. Và tôi có thể đóng góp thiết thực vào công cuộc chiến đấu mưu cầu hạnh phúc cho dân tộc tôi. Với tham vọng đó, tôi không thèm đếm xỉa tới những léo nhéo của chim sẻ.

 Trong chờ đợi bằng hữu góp tiền thuê dịch tiểu thuyết Một tù binh Mỹ ở Việt Nam, tôi vừa ngoạn cảnh của quê hương Pearl Buck vừa viết sách. Tôi đã viết xong Sàigòn, ngày dài nhất và, bây giờ, Nhìn lại những bến bờ, cuốn thứ nhất, về cuộc đời văn chương, báo chí của tôi. Tôi rất bằng lòng tôi, là vẫn bình thản bước trên những phiền muộn của đời sống lưu vong phân hóa tan nát, gấu ó cùng cực mà viết. Mà viết vẫn chân thành, vẫn đằm thắm...

 Duyên Anh
 (Pasadena, 29-2-88)



  Lời đầu của tác phẩm Nhìn lại những bến bờ 
  
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn