BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73459)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31182)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đêm thơ Paris

09 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 1467)
Đêm thơ Paris
52Vote
42Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.54
 

 


Mùa đông năm nay lạnh như mùa đông hai mươi ba năm trước. Người ta nói với tôi thế. Paris ngập tuyết. Tuyết phủ dầy, trắng muốt trên đường phố. Đêm thơ của tôi được tổ chức vào tối 19 tháng 1 năm 1987 tại Salle des fêtes của tòa thị chính quận 6, số 78 Rue Bonaparte, Paris 75006. Bá tước Gerald d'Hauteville, nhân danh Comité Francais de soutien pour un Vietnam libre đến tận nhà mời tôi đọc thơ tù. Tiểu thuyết "Một người Nga ở sài Gòn" của tôi được phát hành tháng 9-1986. Nhờ một chiến dịch quảng cáo của nhà xuất bản Belfond, tôi đã có chút xíu vang vọng trong công chúng Pháp. Báo chí, các đài truyền thanh, truyền hình đã dẫn tôi làm quen với độc giả. Và một độc giả đã bầy tỏ lòng yêu mến văn chương và tư tưởng của tôi là bá tước Gérard d'Hauteville. Tôi nhận lời đọc thơ. "Nhà văn Jean Lartéguy sẽ giới thiệu ông với công chúng Pháp", bá tước Hauteville nói. Ông xin tôi vài cuốn Poèmes de prison. Trước ngày đi dự Festival de la littérature francophone ở thành phố le Mans vùng Normandie, tôi đã nhờ in tập thơ tù của tôi khổ nhỏ, với 5 bài mới. Thoạt đầu, tôi chọn 14 bài trong Thơ Tù do Nam Á, Paris xuất bản. Tôi nhớ thêm 6 bài. Rồi nhớ thêm 5 bài. Rồi 5 bài nữa. Như vậy Poèmes de prison của tôi gồm 30 bài, 14 bài đã in và 16 bài chưa hề phổ biến bằng tiếng Việt. Tôi đang định tự xuất bản thì, nhân dịp tôi ký Un Russe à Saigon ở Salon du livre năm 1987 tại Grand Palis, quen biết ông Charles Piguet, giám đốc nhà xuất bản Caux, Thụy Sĩ. Ông Piguet ngỏ ý muốn xuất bản Poèmes de prison, bản dịch của Frère Pierre Trần Văn Nghiêm với sự cộng tác của Ghislain Ripault. Cuộc mạn đàm giữa bá tước Gérard d' Hauteville và tôi kéo dài hai tiếng đồng hồ. Bá tước đã làm tôi xúc động, không phải vì ông mời tôi đọc thơ mà vì ông đích thân chống nạng tới tận nhà tôi yêu cầu tôi chiến đấu "cho một Việt Nam tự do". Bá tước là cựu chiến binh và bị thương ở chân. Ông đi đứng khó khăn, luôn luôn chống hai chiếc nạng. Một người Pháp chống nạng đi tìm người Việt Nam chống cộng há chẳng đáng để những người Việt Nam lưu vong bon chen danh vọng, mưu cầu phú qúy, kèn cựa làm giàu, bơi móc bêu nhục lẫn nhau suy nghĩ ư? Cặp nạng của bá tước Gérard d' Hauteville nếu không làm đau nhói trái tim người Việt Nam lưu vong, ít nhất, đã làm đau nhói trái tim tôi. Và tôi hoan hỉ nhận lời đọc thơ, dẫu tôi biết, nơi tôi sẽ đọc thơ đã xuất hiện các ông Vũ Quốc Thúc, Nguyễn Ngọc Huy..., những người tôi đánh giá rất thấp về tư tưởng chiến đấu. Nhưng một thi sĩ đọc thơ khắp nơi cho mọi người nghe, y không cần biết gì hơn. Tôi chỉ cần biết người nghe thơ tôi và người nghe thơ tôi chỉ cần biết tôi. Người nghe thơ thôi sẽ chẳng thèm biết gì về tôi trước đó và sau đó...

 Nhà văn Jean Lartéguy đã không thể giới thiệu tôi với công chúng Pháp đêm thơ của tôi ví 19-01-1987 ông có buổi diễn thuyết ở một thành phố xa Paris. Đáng lẽ, tôi đọc thơ vào tối thứ bẩy 7-2, ban tổ chức thay đổi chương trình và nhà văn Jean Lartéguy chỉ rảnh rang thượng tuần tháng hai. Người ta bảo giáo sư Pierre Chaunu sẽ giới thiệu tôi. Giáo sư Chaunu của đại học Sorbonne, ông Pierre Bas đã viết trong bài xã luận của tờ Le Courrier: "Pierre Chaunu, độc giả của chúng ta đã quá quen biết, là một nhà văn, một sử gia, nhà xã hội học, một tư tưởng gia đã làm vinh dự cho xứ sở của chúng ta", sẽ giới thiệu tôi với công chúng Pháp. Giáo sư Chaunu muốn gặp tôi sau khi đã đọc Un Russe à SaigonPoèmes de prison. Tôi đến trường Sorbonne. Tướng Herlem đón tôi ở cổng cùng bá tước Gérard d' Hauteville. Hôm qua chúng tôi đã tới Comédie Francaise trao đổi ý kiến và chọn lựa 12 bài thơ để đọc với kịch sĩ Michel Etcheverry. Tôi đã đến hai nơi mà chưa bao giờ tôi mơ ước đến. Tôi đã gặp hai người mà chưa bao giờ tôi mơ ước gặp. Một người là sử gia, tư tưởng gia. Một người là kịch sĩ "tài năng vĩ đại" - như Pierre Bas viết -, hội viên danh dự của Pháp quốc kịch viện (người được hưởng tiền lời của các buổi diễn). Cả hai đều hơn tuổi tôi, đều đã đọc tiểu thuyết thi ca của tôi và đều bầy tỏ lòng yêu mến văn chương của tôi. Đứng trước hai người này, tôi bỗng quên niềm tự ti mặc cảm tiểu nhược quốc và chẳng thèm nhớ những lời mè nheo, những tiếng bấc chì của mấy anh cheo ghe trên kinh lạch. Kiêu ngạo một tí, Vũ Mộng Long, thằng bé con nhà nghèo, sinh ra ở tình Thái Bình đồng chua nước mặn, học dốt và thất học, lớn khôn ở Sài Gòn, làm đủ thứ nghề để mưu sinh, bị tù đầy khốn khổ, bị vượt biên ê chề, bị lưu vong nhục nhã, bị quất tới tấp những ngọn roi ác, bị phì liên miên những nọc rắn độc, vẫn ngước mặt bước mạnh trên sinh đạo, vẫn túi rỗng không lòng đầy ắp sáng tạo, bất chấp nghịch cảnh, vượt lên hết mà làm cây thông giữa sân đời. Và một thoáng ra đại dương, dẫu buồm chưa căng gió, đã ngồi với Pierre Chaunu, Michel Etcheverry nói chuyện thi ca, tư tưởng.

 Đêm thơ ở Paris của tôi chẳng thuận lợi chút nào. Thứ hai là ngày đầu tuần, thiên hạ vừa mệt mỏi cuối tuần vừa qua. 20 giờ là giờ thiên hạ chưa kịp ăn cơm chiều. Tuyết còn ngập đường. Và trời lạnh lắm. Mới đây thôi, ký giả lừng danh Michel Turiac đã nói chuyện tãi phòng này, đã ký tiểu thuyết Jade, giải thưởng mùa hạ. Công chúng tham dự ngót 600 người. Hôm nay là tôi, đọc thơ tù và ký Un Russe à Saigon. Tôi không hy vọng công chúng Pháp đến nghe thơ tôi đông hơn đêm thơ Grenoble. Thế mà họ đã tới, trên 300 người. Tôi ký sách 30 phút. Rồi đọc thơ. Chiếc bàn dài kê giữa sân khấu của Salle des fêtes. Kịch sĩ Michel Etcheverry ngồi đầu bàn bên trái, cạnh giáo sư Pierre Chaunu. Tôi ngồi đầu bàn bên phải, cạnh viện sĩ Hàn lâm viện Khoa học hải ngoại Pierre Bas, dân biểu danh dự, thị trưởng quận 6 Paris. Giáo sư Chaunu giới thiệu tôi với công chúng Pháp hiện diện đêm thơ như "một thi sĩ lớn, một vinh quang quốc gia" - un grand poète, une gloire nationale - Trong vòng nửa tiếng, Pierre đã nói về văn chương và thi ca của tôi bằng ngôn ngữ ăm ắp tình cảm, chứa chan ngưỡng mộ khiến tôi ngỡ ngàng không dám tin tôi là tôi đang ngồi nghe. Tôi tưởng Pierre Chaunu nói về nhà văn, nhà thơ lớn nào đó của Việt Nam hiện đại lưu vong. Giáo sư Chaunu lầm chăng? Không, Chaunu không hề lầm. Ông cứ nhìn tôi khi phát âm hai tiếng Duyên Anh.

 Cử tọa đã vỗ tay tán thưởng bài viết giới thiệu của Pierre Chaunu. Đến lượt tôi đọc thơ tù. Sau mỗi bài đọc tiếng Việt, kịch sĩ Michel Etcheverry diễn tả bằng tiếng Pháp. Với tài nghệ dịch thơ tuyệt vời của Frère Pierre Trần Văn Nghiêm, công chúng Pháp không thể tưởng đó là thơ dịch. Người ta lắng nghe Michel Etcheverry phô diễn tài năng. Nhà kịch sĩ lão thành này đã để tâm hồn mình hòa nhập vào thơ. Ông lên bổng, xuống trầm. lúc nhanh, lúc chậm. Giọng ông sũng ướt cảm xúc. Người nghe thơ xao xuyến tận đáy hồn. Tưởng chừng họ đã ở tủ. Tưởng chừng họ đang nhìn rõ người Việt Nam quằn quại trong ngục tù. Tưởng chừng họ thấy niềm bất hạnh chảy máu và ở giữa niềm bất hạnh, hoa đời vẫn nở. Ròng rã một giờ im lặng. Michel Etcheverry rót nỗi thống khổ xuống hồn người. Miền hoan lạc bị lãng quên, công chúng Pháp rưng rưng nước mắt, sụt sùi. Bài thơ cuối cùng chấm dứt đêm thơ, công chúng đứng hết dậy vỗ tay quá 5 phút. Pierre Bas ôm tôi, hôn tôi. Michel Etcheverry ôm tôi, hôn tôi. Tiếng vỗ tay chưa ngưng... Pierre Chaunu ca ngợi thêm tiếng Việt và thica Việt Nam mười phút.

 Và đó, đêm thơ của tôi,đêm thơ mà Oliver Tood nhận xét là thành công nhất và đông nhất trong các đêm đọc thơ ngoại quốc ở Paris.

 Công chúng yêu cầu tôi ký thêm Un Russe à Saigon. Người ta xếp hàng chờ đợi. Tôi ký sách không biết mệt mỏi. Tôi đã bán Un Russe à Saigon sấp sỉ số lượng Jade của Michel Tauriac, dù người tham dự đêm thơ của tôi chỉ bằng hai phần ba người tham dự đêm thơ của Tauriac. Một tiệc champagne mừng đêm tổ chức thành công của Comité Francais de soutien pour un Vietnam libre ở ngay văn phòng thị trưởng Pierre Bas. Tất cả gọi tôi là thi sĩ. Tướng Herlem tâm sự: "Nghe ông đọc thơ tù xong, tôi mới nhận chân giá trị của Comité của chúng tôi và chúng tôi sẽ tích cực hoạt động cho một nước Việt nam tự do hơn nữa. Bá tước Gérard d' Hauteville nói: "Cử tõa nghe thơ đêm nay toàn là trí thức khó tính, ông đã chinh phục được họ, sẽ chinh phục công chúng nghe thơ khắp nước Pháp". Kịch sĩ Michel Etcheverry tình nguyện đi đọc thơ với tôi bất cứ lúc nào. Kịch sĩ Michel Orphelin tình nguyện đi đọc thơ với tôi bất cứ nơi nào. Tôi nẩy ý định sẽ thực hiện một cassette do Michel Etcheverry và Michel Orphelin diễn tả Poèmes de prison với dương cầm của Bernard Gérard và đàn tranh của Chí Tâm. Và tôi sẽ cùng Etcheverry, Orphelin đi đọc thơ ở nước Pháp và các nước nói tiếng Pháp. Chúng tôi sẽ bán thơ, bán băng lấy tiền tặng Ủy ban các nhà văn trong tù của Văn Bút Quốc Tế. Thị trưởng Pierre Bas đã tặng tôi một huy chương của quận 6 để tỏ lòng ngưỡng mộ thi sĩ và thi ca. Huy chương không làm tôi sung sướng. Nỗi sung sướng đích thực tôi đã thấy, nằm trong bài xã luận nha đề "Un cri sorti de l'abime" ký tên Pierre Bas. Bỏ đi phần khen ngợi tôi mà chỉ đề cập niềm xúc động của Pierre Bas sau khi tôi vén lên "một thế giới hãi hùng, ghê tởm, tệ mạt hơn cả goulag mà Soljenitsyne đã mô tả một cách thật khủng khiếp"... Pierre bas kêu gọi công chúng và công luận Pháp đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam. Riêng ông, Pierre Bas "dấn thân vào cuộc chiến đấu mới" cho một nước Việt Nam tự do.

 Tôi nhớ cái bắt tay thật chặt và câu nói ân tình của Pierre Bas: "Bây giờ, ông và tôi thật sự là bạn, bất cứ lúc nào ông cần bất cứ cái gì, đừng ngần ngại đến với tôi".

 Tôi sinh ra vốn đã cô đơn. Tôi xuống đời cũng cô đơn. Tôi vào tù, ra tù càng cô đơn. Tôi lưu đầy thì cực kỳ cô đơn. Đôi khi, tôi đã thét vang cho cô đơn lên tiếng. Thì chỉ tạo thêm những ngộ nhận nghiệt ngã. Rốt cuộc, tôi mãi mãi cô đơn, chung thân cô đơn. Chiều nay, 21-03-1987, tôi ngồi ở Stand C33 của nhà xuất bản Belfond tại Grand Palais trong Salon du livre buồn đến rã rượi. Mấy trăm nhà xuất bản của nước Pháp trưng bầy tác phẩm. Nhà giàu dưới đất, nhà nghèo trên lầu. Tôi lẻ loi với cái bàn mà Belfond dành cho tôi ký Un Russe à Saigon buổi chiều. Có mỗi mình tôi. Có mỗi một nhà văn Việt Nam. Tại sao vẫn thiếu bàn ở Flammarion, ở Fayard, ở Gallimard, ở Grasset... cho nhà văn Việt Nam? Tài năng của họ đâu chịu thua thiên hạ. Chúng ta không thua ai cả. Có điều chúng ta chỉ hơn thiên hạ sự tự mãn. Mọi lãnh vực, chúng ta cứ nằm đáy giếng. Hãy một lần vào Grand Palais xem Salon du livre một lần, một lần thôi, sẽ thấy chúng ta nhỏ xíu. Những chiến thắng Điện Biên Phủ, đại thắng mùa xuân vất đi. Vất đi hết. Bấy giờ, ta sẽ thương tổ quốc ta và muốn làm đẹp cho tổ quốc. Bấy giờ, ta mới thấy cái ta hữu hạn, mòn vẹt, lãng nhách. Dân tộc chúng ta có một truyền thống kỳ cục: cái may mắn của người này là cái tức giận của người khác; tài năng của người nọ là lòng đố kỵ của người kia. Chằng ai chịu vui theo cái may mắn của người khác, chấp nhận cái tài năng của người khác. Tôi ngồi giữa Wole Soyinka và Cavanna, chả khoái tí nào. Giá được ngồi giữa Dương Nghiễm Mậu và Võ Hồng ở Stand C33 của Belfond mà ký sách sẽ hết lẻ loi. Làm thế nào cho hết lẻ loi?

 Tôi đi đọc thơ tù. Người Pháp nghe và người Pháp bảo tôi gây cảm hứng cho họ chống lại "một thế giới hãi hùng, ghê tởm, tệ mạt" cộng sản. Tôi đi đọc thơ tù. Người Việt nam không nghe. Và một số người Việt Nam rỉ tai nhau rằng tôi làm việc cho cộng sản, rằng Bộ chính trị trung ương đảng cộng sản Việt Nam gửi tôi... vượt biển, rằng KGB huấn luyện tôi! "Bất cứ lúc nào ông cần bất cứ cái gì, đừng ngần ngại đến với tôi". Tôi chưa hiểu lúc nào và cần cái gì. Nhưng một điều tôi hiểu chính xác: Tháng 3 tuy dài mà chỉ có 31 ngày. Hôm nay đã là 13. Còn hai hôm nữa, chủ nhà sẽ réo gọi tiền thuê. Vẫn đi đọc thơ, vẫn tiếp tục vén lên "một thế giới hãi hùng, ghê tởm, tệ mạt hơn cả goulag mà Soljenitsyne đã mô tả môt cách thật khủng khiếp". Vẫn đi đọc thơ "cho một nước Việt Nam tự do" với các viện sĩ Hàn lâm viện Pháp quốc René Huyghe, Alain Peyrefitte, với đại ký giả Michel Tauriac, với đề đốc Jacques Guillon, với các tướng René de Bire, Yves Gras...

 Cho dù 15, chủ nhà có réo gọi đòi tiền. Cho dù điện thoại có bị cúp. Cho dù đầm đời đầy cá sấu và đường người nhiều chó sói.

 Duyên Anh - 3/1987

Đêm thơ Paris

 Mùa đông năm nay lạnh như mùa đông hai mươi ba năm trước. Người ta nói với tôi thế. Paris ngập tuyết. Tuyết phủ dầy, trắng muốt trên đường phố. Đêm thơ của tôi được tổ chức vào tối 19 tháng 1 năm 1987 tại Salle des fêtes của tòa thị chính quận 6, số 78 Rue Bonaparte, Paris 75006. Bá tước Gerald d'Hauteville, nhân danh Comité Francais de soutien pour un Vietnam libre đến tận nhà mời tôi đọc thơ tù. Tiểu thuyết "Một người Nga ở sài Gòn" của tôi được phát hành tháng 9-1986. Nhờ một chiến dịch quảng cáo của nhà xuất bản Belfond, tôi đã có chút xíu vang vọng trong công chúng Pháp. Báo chí, các đài truyền thanh, truyền hình đã dẫn tôi làm quen với độc giả. Và một độc giả đã bầy tỏ lòng yêu mến văn chương và tư tưởng của tôi là bá tước Gérard d'Hauteville. Tôi nhận lời đọc thơ. "Nhà văn Jean Lartéguy sẽ giới thiệu ông với công chúng Pháp", bá tước Hauteville nói. Ông xin tôi vài cuốn Poèmes de prison. Trước ngày đi dự Festival de la littérature francophone ở thành phố le Mans vùng Normandie, tôi đã nhờ in tập thơ tù của tôi khổ nhỏ, với 5 bài mới. Thoạt đầu, tôi chọn 14 bài trong Thơ Tù do Nam Á, Paris xuất bản. Tôi nhớ thêm 6 bài. Rồi nhớ thêm 5 bài. Rồi 5 bài nữa. Như vậy Poèmes de prison của tôi gồm 30 bài, 14 bài đã in và 16 bài chưa hề phổ biến bằng tiếng Việt. Tôi đang định tự xuất bản thì, nhân dịp tôi ký Un Russe à Saigon ở Salon du livre năm 1987 tại Grand Palis, quen biết ông Charles Piguet, giám đốc nhà xuất bản Caux, Thụy Sĩ. Ông Piguet ngỏ ý muốn xuất bản Poèmes de prison, bản dịch của Frère Pierre Trần Văn Nghiêm với sự cộng tác của Ghislain Ripault. Cuộc mạn đàm giữa bá tước Gérard d' Hauteville và tôi kéo dài hai tiếng đồng hồ. Bá tước đã làm tôi xúc động, không phải vì ông mời tôi đọc thơ mà vì ông đích thân chống nạng tới tận nhà tôi yêu cầu tôi chiến đấu "cho một Việt Nam tự do". Bá tước là cựu chiến binh và bị thương ở chân. Ông đi đứng khó khăn, luôn luôn chống hai chiếc nạng. Một người Pháp chống nạng đi tìm người Việt Nam chống cộng há chẳng đáng để những người Việt Nam lưu vong bon chen danh vọng, mưu cầu phú qúy, kèn cựa làm giàu, bơi móc bêu nhục lẫn nhau suy nghĩ ư? Cặp nạng của bá tước Gérard d' Hauteville nếu không làm đau nhói trái tim người Việt Nam lưu vong, ít nhất, đã làm đau nhói trái tim tôi. Và tôi hoan hỉ nhận lời đọc thơ, dẫu tôi biết, nơi tôi sẽ đọc thơ đã xuất hiện các ông Vũ Quốc Thúc, Nguyễn Ngọc Huy..., những người tôi đánh giá rất thấp về tư tưởng chiến đấu. Nhưng một thi sĩ đọc thơ khắp nơi cho mọi người nghe, y không cần biết gì hơn. Tôi chỉ cần biết người nghe thơ tôi và người nghe thơ tôi chỉ cần biết tôi. Người nghe thơ thôi sẽ chẳng thèm biết gì về tôi trước đó và sau đó...

 Nhà văn Jean Lartéguy đã không thể giới thiệu tôi với công chúng Pháp đêm thơ của tôi ví 19-01-1987 ông có buổi diễn thuyết ở một thành phố xa Paris. Đáng lẽ, tôi đọc thơ vào tối thứ bẩy 7-2, ban tổ chức thay đổi chương trình và nhà văn Jean Lartéguy chỉ rảnh rang thượng tuần tháng hai. Người ta bảo giáo sư Pierre Chaunu sẽ giới thiệu tôi. Giáo sư Chaunu của đại học Sorbonne, ông Pierre Bas đã viết trong bài xã luận của tờ Le Courrier: "Pierre Chaunu, độc giả của chúng ta đã quá quen biết, là một nhà văn, một sử gia, nhà xã hội học, một tư tưởng gia đã làm vinh dự cho xứ sở của chúng ta", sẽ giới thiệu tôi với công chúng Pháp. Giáo sư Chaunu muốn gặp tôi sau khi đã đọc Un Russe à SaigonPoèmes de prison. Tôi đến trường Sorbonne. Tướng Herlem đón tôi ở cổng cùng bá tước Gérard d' Hauteville. Hôm qua chúng tôi đã tới Comédie Francaise trao đổi ý kiến và chọn lựa 12 bài thơ để đọc với kịch sĩ Michel Etcheverry. Tôi đã đến hai nơi mà chưa bao giờ tôi mơ ước đến. Tôi đã gặp hai người mà chưa bao giờ tôi mơ ước gặp. Một người là sử gia, tư tưởng gia. Một người là kịch sĩ "tài năng vĩ đại" - như Pierre Bas viết -, hội viên danh dự của Pháp quốc kịch viện (người được hưởng tiền lời của các buổi diễn). Cả hai đều hơn tuổi tôi, đều đã đọc tiểu thuyết thi ca của tôi và đều bầy tỏ lòng yêu mến văn chương của tôi. Đứng trước hai người này, tôi bỗng quên niềm tự ti mặc cảm tiểu nhược quốc và chẳng thèm nhớ những lời mè nheo, những tiếng bấc chì của mấy anh cheo ghe trên kinh lạch. Kiêu ngạo một tí, Vũ Mộng Long, thằng bé con nhà nghèo, sinh ra ở tình Thái Bình đồng chua nước mặn, học dốt và thất học, lớn khôn ở Sài Gòn, làm đủ thứ nghề để mưu sinh, bị tù đầy khốn khổ, bị vượt biên ê chề, bị lưu vong nhục nhã, bị quất tới tấp những ngọn roi ác, bị phì liên miên những nọc rắn độc, vẫn ngước mặt bước mạnh trên sinh đạo, vẫn túi rỗng không lòng đầy ắp sáng tạo, bất chấp nghịch cảnh, vượt lên hết mà làm cây thông giữa sân đời. Và một thoáng ra đại dương, dẫu buồm chưa căng gió, đã ngồi với Pierre Chaunu, Michel Etcheverry nói chuyện thi ca, tư tưởng.

 Đêm thơ ở Paris của tôi chẳng thuận lợi chút nào. Thứ hai là ngày đầu tuần, thiên hạ vừa mệt mỏi cuối tuần vừa qua. 20 giờ là giờ thiên hạ chưa kịp ăn cơm chiều. Tuyết còn ngập đường. Và trời lạnh lắm. Mới đây thôi, ký giả lừng danh Michel Turiac đã nói chuyện tãi phòng này, đã ký tiểu thuyết Jade, giải thưởng mùa hạ. Công chúng tham dự ngót 600 người. Hôm nay là tôi, đọc thơ tù và ký Un Russe à Saigon. Tôi không hy vọng công chúng Pháp đến nghe thơ tôi đông hơn đêm thơ Grenoble. Thế mà họ đã tới, trên 300 người. Tôi ký sách 30 phút. Rồi đọc thơ. Chiếc bàn dài kê giữa sân khấu của Salle des fêtes. Kịch sĩ Michel Etcheverry ngồi đầu bàn bên trái, cạnh giáo sư Pierre Chaunu. Tôi ngồi đầu bàn bên phải, cạnh viện sĩ Hàn lâm viện Khoa học hải ngoại Pierre Bas, dân biểu danh dự, thị trưởng quận 6 Paris. Giáo sư Chaunu giới thiệu tôi với công chúng Pháp hiện diện đêm thơ như "một thi sĩ lớn, một vinh quang quốc gia" - un grand poète, une gloire nationale - Trong vòng nửa tiếng, Pierre đã nói về văn chương và thi ca của tôi bằng ngôn ngữ ăm ắp tình cảm, chứa chan ngưỡng mộ khiến tôi ngỡ ngàng không dám tin tôi là tôi đang ngồi nghe. Tôi tưởng Pierre Chaunu nói về nhà văn, nhà thơ lớn nào đó của Việt Nam hiện đại lưu vong. Giáo sư Chaunu lầm chăng? Không, Chaunu không hề lầm. Ông cứ nhìn tôi khi phát âm hai tiếng Duyên Anh.

 Cử tọa đã vỗ tay tán thưởng bài viết giới thiệu của Pierre Chaunu. Đến lượt tôi đọc thơ tù. Sau mỗi bài đọc tiếng Việt, kịch sĩ Michel Etcheverry diễn tả bằng tiếng Pháp. Với tài nghệ dịch thơ tuyệt vời của Frère Pierre Trần Văn Nghiêm, công chúng Pháp không thể tưởng đó là thơ dịch. Người ta lắng nghe Michel Etcheverry phô diễn tài năng. Nhà kịch sĩ lão thành này đã để tâm hồn mình hòa nhập vào thơ. Ông lên bổng, xuống trầm. lúc nhanh, lúc chậm. Giọng ông sũng ướt cảm xúc. Người nghe thơ xao xuyến tận đáy hồn. Tưởng chừng họ đã ở tủ. Tưởng chừng họ đang nhìn rõ người Việt Nam quằn quại trong ngục tù. Tưởng chừng họ thấy niềm bất hạnh chảy máu và ở giữa niềm bất hạnh, hoa đời vẫn nở. Ròng rã một giờ im lặng. Michel Etcheverry rót nỗi thống khổ xuống hồn người. Miền hoan lạc bị lãng quên, công chúng Pháp rưng rưng nước mắt, sụt sùi. Bài thơ cuối cùng chấm dứt đêm thơ, công chúng đứng hết dậy vỗ tay quá 5 phút. Pierre Bas ôm tôi, hôn tôi. Michel Etcheverry ôm tôi, hôn tôi. Tiếng vỗ tay chưa ngưng... Pierre Chaunu ca ngợi thêm tiếng Việt và thica Việt Nam mười phút.

 Và đó, đêm thơ của tôi,đêm thơ mà Oliver Tood nhận xét là thành công nhất và đông nhất trong các đêm đọc thơ ngoại quốc ở Paris.

 Công chúng yêu cầu tôi ký thêm Un Russe à Saigon. Người ta xếp hàng chờ đợi. Tôi ký sách không biết mệt mỏi. Tôi đã bán Un Russe à Saigon sấp sỉ số lượng Jade của Michel Tauriac, dù người tham dự đêm thơ của tôi chỉ bằng hai phần ba người tham dự đêm thơ của Tauriac. Một tiệc champagne mừng đêm tổ chức thành công của Comité Francais de soutien pour un Vietnam libre ở ngay văn phòng thị trưởng Pierre Bas. Tất cả gọi tôi là thi sĩ. Tướng Herlem tâm sự: "Nghe ông đọc thơ tù xong, tôi mới nhận chân giá trị của Comité của chúng tôi và chúng tôi sẽ tích cực hoạt động cho một nước Việt nam tự do hơn nữa. Bá tước Gérard d' Hauteville nói: "Cử tõa nghe thơ đêm nay toàn là trí thức khó tính, ông đã chinh phục được họ, sẽ chinh phục công chúng nghe thơ khắp nước Pháp". Kịch sĩ Michel Etcheverry tình nguyện đi đọc thơ với tôi bất cứ lúc nào. Kịch sĩ Michel Orphelin tình nguyện đi đọc thơ với tôi bất cứ nơi nào. Tôi nẩy ý định sẽ thực hiện một cassette do Michel Etcheverry và Michel Orphelin diễn tả Poèmes de prison với dương cầm của Bernard Gérard và đàn tranh của Chí Tâm. Và tôi sẽ cùng Etcheverry, Orphelin đi đọc thơ ở nước Pháp và các nước nói tiếng Pháp. Chúng tôi sẽ bán thơ, bán băng lấy tiền tặng Ủy ban các nhà văn trong tù của Văn Bút Quốc Tế. Thị trưởng Pierre Bas đã tặng tôi một huy chương của quận 6 để tỏ lòng ngưỡng mộ thi sĩ và thi ca. Huy chương không làm tôi sung sướng. Nỗi sung sướng đích thực tôi đã thấy, nằm trong bài xã luận nha đề "Un cri sorti de l'abime" ký tên Pierre Bas. Bỏ đi phần khen ngợi tôi mà chỉ đề cập niềm xúc động của Pierre Bas sau khi tôi vén lên "một thế giới hãi hùng, ghê tởm, tệ mạt hơn cả goulag mà Soljenitsyne đã mô tả một cách thật khủng khiếp"... Pierre bas kêu gọi công chúng và công luận Pháp đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam. Riêng ông, Pierre Bas "dấn thân vào cuộc chiến đấu mới" cho một nước Việt Nam tự do.

 Tôi nhớ cái bắt tay thật chặt và câu nói ân tình của Pierre Bas: "Bây giờ, ông và tôi thật sự là bạn, bất cứ lúc nào ông cần bất cứ cái gì, đừng ngần ngại đến với tôi".

 Tôi sinh ra vốn đã cô đơn. Tôi xuống đời cũng cô đơn. Tôi vào tù, ra tù càng cô đơn. Tôi lưu đầy thì cực kỳ cô đơn. Đôi khi, tôi đã thét vang cho cô đơn lên tiếng. Thì chỉ tạo thêm những ngộ nhận nghiệt ngã. Rốt cuộc, tôi mãi mãi cô đơn, chung thân cô đơn. Chiều nay, 21-03-1987, tôi ngồi ở Stand C33 của nhà xuất bản Belfond tại Grand Palais trong Salon du livre buồn đến rã rượi. Mấy trăm nhà xuất bản của nước Pháp trưng bầy tác phẩm. Nhà giàu dưới đất, nhà nghèo trên lầu. Tôi lẻ loi với cái bàn mà Belfond dành cho tôi ký Un Russe à Saigon buổi chiều. Có mỗi mình tôi. Có mỗi một nhà văn Việt Nam. Tại sao vẫn thiếu bàn ở Flammarion, ở Fayard, ở Gallimard, ở Grasset... cho nhà văn Việt Nam? Tài năng của họ đâu chịu thua thiên hạ. Chúng ta không thua ai cả. Có điều chúng ta chỉ hơn thiên hạ sự tự mãn. Mọi lãnh vực, chúng ta cứ nằm đáy giếng. Hãy một lần vào Grand Palais xem Salon du livre một lần, một lần thôi, sẽ thấy chúng ta nhỏ xíu. Những chiến thắng Điện Biên Phủ, đại thắng mùa xuân vất đi. Vất đi hết. Bấy giờ, ta sẽ thương tổ quốc ta và muốn làm đẹp cho tổ quốc. Bấy giờ, ta mới thấy cái ta hữu hạn, mòn vẹt, lãng nhách. Dân tộc chúng ta có một truyền thống kỳ cục: cái may mắn của người này là cái tức giận của người khác; tài năng của người nọ là lòng đố kỵ của người kia. Chằng ai chịu vui theo cái may mắn của người khác, chấp nhận cái tài năng của người khác. Tôi ngồi giữa Wole Soyinka và Cavanna, chả khoái tí nào. Giá được ngồi giữa Dương Nghiễm Mậu và Võ Hồng ở Stand C33 của Belfond mà ký sách sẽ hết lẻ loi. Làm thế nào cho hết lẻ loi?

 Tôi đi đọc thơ tù. Người Pháp nghe và người Pháp bảo tôi gây cảm hứng cho họ chống lại "một thế giới hãi hùng, ghê tởm, tệ mạt" cộng sản. Tôi đi đọc thơ tù. Người Việt nam không nghe. Và một số người Việt Nam rỉ tai nhau rằng tôi làm việc cho cộng sản, rằng Bộ chính trị trung ương đảng cộng sản Việt Nam gửi tôi... vượt biển, rằng KGB huấn luyện tôi! "Bất cứ lúc nào ông cần bất cứ cái gì, đừng ngần ngại đến với tôi". Tôi chưa hiểu lúc nào và cần cái gì. Nhưng một điều tôi hiểu chính xác: Tháng 3 tuy dài mà chỉ có 31 ngày. Hôm nay đã là 13. Còn hai hôm nữa, chủ nhà sẽ réo gọi tiền thuê. Vẫn đi đọc thơ, vẫn tiếp tục vén lên "một thế giới hãi hùng, ghê tởm, tệ mạt hơn cả goulag mà Soljenitsyne đã mô tả môt cách thật khủng khiếp". Vẫn đi đọc thơ "cho một nước Việt Nam tự do" với các viện sĩ Hàn lâm viện Pháp quốc René Huyghe, Alain Peyrefitte, với đại ký giả Michel Tauriac, với đề đốc Jacques Guillon, với các tướng René de Bire, Yves Gras...

 Cho dù 15, chủ nhà có réo gọi đòi tiền. Cho dù điện thoại có bị cúp. Cho dù đầm đời đầy cá sấu và đường người nhiều chó sói.

 Duyên Anh - 3/1987  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn