BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73255)
(Xem: 62218)
(Xem: 39406)
(Xem: 31153)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

216 BOULEVARD SAINT GERMAIN 007 PARIS

09 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 1325)
216 BOULEVARD SAINT GERMAIN 007 PARIS
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
 

Địa chỉ này tôi đã đến một lần. Tôi muốn ghi thêm một cảm giác mà tôi đã quên chưa kịp ghi ở bài Đi lại từ đầu. Vậy thì cảm giác ấy giống hệt cảm giác của cậu bé Thanh Tịnh ngày khai trường đầu đời. Tôi đến nhà xuất bản Belfond rụt rè hơn cậu bé Thanh Tịnh đi học. Tuy đã "ngũ thập", vẫn chơi "tri thiên mệnh", không dấu nổi niềm vui, không dằn nổi phẫn nộ. Mà cả hai, nếu biết dấu, biết dằn, chắc chắn, sẽ khỏi vỡ mặt, khỏi bẽ bàng. Tôi loan tin hơi sớm về tiểu thuyết Un Russe à Saigon của tôi. Thiếu chi kẻ đã bảo tôi nói phét. Cho nên, contrat đã ký, tiền ứng trước đã tiêu, cái immeuble của Belfond cứ vòi vọi, thăm thẳm. Tháng 5-1986 không phát hành kịp. Tại sao? Nước Pháp có cái lệ mọi chuyện bắt đầu sau nghỉ hè. Và tháng chín, La Rentrée của tất cả các sinh hoạt. Nhà xuất bản tung ra thị trường chữ nghĩa hàng loạt tác phẩm mới. Vân vân...

Ngày 2-9-1986, sau chín tháng chờ đợi, Service de press của Belfond mời Ripault và tôi. Tôi đến 216 Boulevard Saint Germain Paris 7e lần thứ hai. Rất nhanh, cô bé Barbara Burgevin xinh đẹp xuống đón chúng tôi lên văn phòng của cô ở tầng ba. Chúng tôi nói chuyện gẫu một lúc. Rồi vào việc. Ngày 11-9, tôi phải ký sách tặng các nhà phê bình văn học của báo chí, đài truyền hình, truyền thanh nước Pháp và các nước nói tiếng Pháp. Ngày 15-9, Un Russe à saigon bày bán. Đợi các nhà phê bình đọc xong, hai tuần sau sẽ họp báo và thảo luận trên đài truyền hình, truyền thanh... Cho tới lúc đó, tôi vẫn chưa biết mặt mũi thằng con tên Tây của tôi. Tháng 6, Ripault và tôi đã bàn tính một vài yêu cầu của Belfond: Bài giới thiệu tôi, Ripault viết lại. Bỏ ít đoạn nặng tính chất discours. Đổi tên nhân vật Dimitri Chostakovitch thành Dimitri vì sợ trùng Chstakovich là nhà soạn nhạc lừng danh Liên Xô. Trước khi rời Belfond, cô bé Barbara cho tôi xem cái jaquette và bảo tôi giữ xem chơi. Năm nay, chỉ Un Russe à saigon có jaquette, cô bé nói. Tôi khoái.

Ngày 11-9, trên chiếc bàn dài chất đầy sách trong căn phòng rộng rãi trải thảm nhung, tôi, Duyên Anh Vũ Mộng Long, thằng bé con nhà nghèo ở tận mãi tỉnh Thái Bình miền Bắc nước Việt Nam, thất học từ niên thiếu, vào đời lân đận, vào nghề lao đao, vào tù khốn khổ, vượt biên não nề, lưu vong cay đắng, hiên ngang ngồi ở chỗ ngồi của các nhà văn Pháp lừng danh hiện đại đã ngồi, ký sách tặng 300 nhân vật, 300 khuôn mặt văn học Âu Châu. Tôi ngồi giữa, Nrnara Burgevin bên trái, Ghislain Ripault bên phải. Mỗi tên họ của mỗi nhân vật đã đánh máy dán lên phong bì lớn. Barbara và Ripault thay phiên nhau tóm lược vai vế của họ trong văn học. Tôi ngồi ngắm nghía tác phẩm của tôi. Tôi ngắm nghía tên người tôi tặng sách. Tôi ngắm nghía chữ ký của tôi. 1963 tôi có Hoa thiên lý. Tập truyện ngắn đầu tay của tôi đã đưa tôi đi xa, thật xa. Khắp vùng đất nước. Mấy thế hệ đọc sách tôi. Không thấy dâu biển văn chương của tôi. Tuổi trẻ quê nhà, tuổi trẻ khốn khổ Hà Nội, tuổi trẻ lạc lõng Sài Gòn đã được đọc tôi, say mê tôi; vẫn còn đọc tôi, tha thiết đọc tôi. Hãy để người Mỹ James Banerian nói: "Ngay cả ở Hoa Kỳ, truyện ngắn và tiểu thuyết của ông vẫn còn thịnh hành và, có lẽ, ông là tác giả được tái bản nhiều nhất tại Mỹ.

(1). Nhận xét vô tư và ngắn ngủi của ông đủ khiến tôi dằn phẫn nộ. Độc giả của tôi mãi mãi yêu thương tôi. Những đứa vô lại không bao giờ là độc giả của tôi. "Ông đừng quan tâm đến họ mà làm hỏng văn chương của ông. Họ không xứng đáng đọc ông"

(2). Hơn người khác là một cái tội, Phật dạy thế. Tôi đã hơn, lại còn nhất, còn the most thì tôi có hàng tỷ tỷ thứ tội dựng đứng bởi quân vô liêm sỉ. Nhưng bọn cầm thú ấy có gì nhỉ? Chúng chỉ có nọc độc ngậm đầy miệng phun ra đời sống. Hôm nay, tôi không đếm xỉa đến chúng nó nữa. Mà cám ơn chúng nó đã bôi bần tôi như tôi đã cám ơn cộng sản đã đầy đọa tôi. Sao thế? Khi cậu học trò bước xuống cái tam cấp nhà trường ra đi, đi hun hút vào cuộc đời phiền muộn, cậu trở thành một con người phải đương đầu với mọi nghịch cảnh nếu cậu muốn làm người đúng nghĩa con người. Vinh dự làm người chẳng thể giống bữa tiệc được mời. Nó chập chùng oan khiên, ngút ngàn cay đắng, mênh mông ngậm ngùi. Đến cái đích của sự thiện, Thích ca đã mòn thể xác dưới gốc bồ đề, Jesus đã bị căng xác trên thập tự giá, tam tạng đã nát máu chân trên gai góc sự ác. Đó là thánh nhân. Vĩ nhân thê thảm hơn. Và danh sĩ thì nghiệt ngã khôn cùng. Tư Mã Thiên chịu nhục cho Sử Ký bất tử. Hỡi ơi, Kim Thánh Thán, cao Bá Quát mang tiếng cuồng sĩ để bị đao chém ngang thây, chỉ vì lòng mình sạch, chỉ vì khao khát đời sống sạch như tâm hồn mình. Phan Khôi, Trần Dần, Phùng Quán, Nguyễn Hữu Đang bị tước đoạt quyền sống, quyền viết bởi dám phẫn nộ trước bạo lực gian dối, bởi yêu sự thật, yêu cái đích thực người. Tôi không được phép ví mình như các danh sĩ nhưng, từ ngày cầm bút, vì đắm say trong cái lý tưởng, thứ lý tưởng mà James Banerian bảo là “innocent idealism" - chân thành hay ngây thơ đây? - tôi đã luôn luôn bị săn đuổi, rình rập. Đôi khi, bị dẫy dụa trong lưới đời thiển cận. Và tôi đã phải phấn đấu, đã phải kiên nhẫn gỡ từng mắt lưới. Để thoát ra, vươn vai, chạy nhảy. Mỗi lần gỡ xong một mặt lưới là mỗi lần tôi có một tác phẩm. Ngay trong lưới sắt ngục tù cộng sản, tôi cũng phải gỡ lưới. Để tồn tại. Tôi làm thơ. Tôi mơ ước. Ba năm luân lạc quê người, cuộc săn đuổi của thợ săn khốn kiếp xem chừng ráo riết hơn. Thợ săn muốn dồn tôi vào nỗi chết nhục nhã. Tôi đã thất thểu từ foyer này sang foyer khác, buồn bã đi trên hè phố Paris đầy tuyết, túi rỗng không và lòng rỗng không. Bọn lái buôn chữ nghĩa ăn cướp trọn vẹn công trình văn chương mồ hôi, tim óc của tôi, thợ săn không dám phóng lao vào sự bất công hiện rõ tấm bia vừa tầm mắt. Thợ săn chụp lên đầu tôi các thứ mũ và hò hét truy nã! Tôi đành vừa phấn đấu vừa phẫn nộ. Để khỏi tự sát vì quá cô đơn. Phấn đấu đã thắng cả phẫn nộ. Vậy thì 1986 như 1963, tôi có Un Russe à Saigon. Tiểu thuyết đầu tay của tôi do Belfond, một trong ba nhà xuất bản lớn nhất Âu Châu xuất bản sẽ đưa tôi đi xa, thật xa. Khắp thế giới. tôi không nói tôi hy vọng. Mà quả quyết đi xa, thật xa. Bằng phấn đấu không mệt mỏi. Bằng cô đơn cào cấu từng giây phút. Bằng tình bạn. Ở Paris. Ở Lannion. Ở Grenoble. Ở California. Bằng độc giả. Ở Việt Nam. Ở Châu âu, Châu Mỹ, Châu Úc, Ch6u Phi. Bằng tình yêu dân tộc. Bằng tình thương gia đình. Tôi sẽ không qua nước Mỹ âm thầm. Năm nay. Sang năm. Tôi sẽ chỉ qua nước Mỹ với tư cách một nhà văn Việt Nam với một tác phẩm rực rỡ viết về người Mỹ xuất bản bằng tiếng Pháp, tiếng Anh và người Mỹ phải trải thảm đỏ đón tôi. Tôi phấn đấu trong cô đơn và nghèo khổ để làm đẹp tổ quốc tôi. Cho nên, đáng lẽ, tôi định nói tôi đã ngồi lên mặt lũ thợ săn vô liêm sỉ, tôi vội vàng, bình tĩnh, mỉm cười: "Cám ơn quý vị đã chụp mũ và bôi bẩn tôi. Xin quý vị cứ tiếp tục. Nếu có thể, xin quý vị cho biết tên và địa chỉ. Để tôi gởi tặng Un Russe à Saigon với một giòng chữ nồng nhiệt nhất".

Từ 10 giờ 30 đến 17 giờ chúng tôi mới làm xong công việc. Lần đầu tiên, tôi ký một mạch 300 cuốn sách tặng. tôi rời nhà Belfond. lấy métro về quận 13 kiếm bạn tôi, Mai Trung. Chai R & L Legras Chouilly chờ ngâm lạnh. Tôi ký sách tặng bạn tôi. Người bồi của Pyrenéens mở nút rất nhẹ. Không nổ lớn. Không cần nổ lớn. Bởi vì champagne quý, chẳng nên phí một giọt. Nâng ly chứ?

- Mừng Un Russe à Saigon.

Bạn tôi nâng cuốn sách:

- Bây giờ tôi mới dám nói rằng tôi đã không tin Belfond xuất bản. Tôi tưởng nhà xuất bản xoàng xoàng thôi.

Tôi rằng:

- Nhưng mà đã Belfond.

Bạn tôi vấn:

- Ông thấy Belfond thế nào, hôm nay?

Tôi đáp:

- Không vòi vọi thăm thẳm nữa. Mọi người chào hỏi tôi niềm nở. gọi tôi là Duyên Anh thay vì Đuyên An.

Chúng tôi có những phút ngây ngất. Bạn tôi ngây ngất hơn cả tôi. Tôi về nhà hơi muộn. Vợ con tôi chờ cơm tôi. Tôi đưa sách cho vợ tôi:

- Em ạ, thợ săn phóng lao vào anh còn đốn mạt bắn tên vào cả em nữa đấy. Thôi nhé, anh đã cám ơn thợ săn. Lỗi tại anh hết, anh cứ thích nhất, cứ thích mở đường...

 

Bằng Un Russe à Saigon, tôi được đọc một bài diễn văn, được mời lên bàn chủ tọa tại festival de la littérature francophone tổ chức ở thành phố Le Mans ngày 11-10-1986 với sự tham dự của 150 nhà văn quốc tế, 50 nhà xuất bản và 2500 độc giả Pháp, dẫu tôi không phải là nhà văn viết bằng tiếng Pháp. Người ta dành cho tôi cái bàn. Tôi ngồi ký sách và em đầm trẻ ngồi cạnh tôi thu tiền. Được rơi vào một nhà xuất bản lớn cũng khoái thật. Belfond có cả Service de press để lo quảng cáo sách của tôi từng chiến dịch. Khi nào tôi lên radio, khi nào tôi lên télévision, em marie Cayrade của Service de press có bổn phận đưa đón. Belfond quảng cáo sách của 6 tác giả lớn trên nhật báo Le Monde, cả trang: Wole Soyinka, giải thưởng văn chương Nobel 1986, Almeida faria, Aharon Appelfeld, Jamaica Kincaid, Stefan Zweig, Erskine Caldwell. Với tôi, Duyên Anh là 7. Điều này, chắc chắn thợ săn điên lên. Xin phép cho tôi "mặc áo thụng" tự vái mình một tí. Giới thiệu tác phẩm của tôi trên đài truyền hình Pháp Antenne 2, Jacques Pradhel đã dùng ngót 500 thước phim tài liệu những giờ chót của Sài G2n 30-4-1975 rồi mới đẩy Un Russe à Saigon ra. Thôi, tôi ngưng "tự vái", kẻo thợ săn tức hộc máu.

Tôi sắp cho xuất bản Poèmes de prison gồm 19 bài đã in trong Thơ Tù và 11 bài chưa hề in. Tập thơ sẽ kèm với cassette do kịch sĩ Michel Etcheverry và Orphelin diễn ngâm với nhạc đệm dương cầm của Bernard Gérard. Những bài thơ này đã được đọc ở Centre Pompidu, Paris; Théâtre-Action, Grenoble; Salle des fêtes, Paris 6e. Sẽ còn được đọc ở các nước nói tiếng Pháp. Tháng 4 năm nay, tôi được mời hội thảo văn chương ở Montreuil với các nhà văn ngoại quốc sống và viết trên đất Pháp, được mời viết chung một tác phẩm với 20 tác giả danh tiếng. Tôi có người bạn thông dịch cự phách, lừng lững mà đi. Nhưng đâu phải chỉ một búa Un Russe à Saigon. Contrat của tôi với Belfond những 5 cuốn. La colline de fanta đã dịch xong. Un prisonnier Americain au Vietnam đang dịch. Les EurasiensL' herbe du souvenier đang viết. Sau 5 cuốn, tôi tự do bán tác phẩm cho bất cứ một nhà xuất bản nào, ở bất cứ nước nào. Bây giờ, tác quyền quốc tế thuộc Belfond, tôi hưởng 50 phần 100 nếu sách của tôi dịch sang tiếng Đức, chẳng hạn. Un Russe à Saigon sắp tái bản. Chừng hết, nó sẽ được xuất bản dưới hình thức Livre de poche bán giá rẻ và tôi có thêm nhiều độc giả sinh viên. Nhà Carcanet bên Luân Đôn và một nhà xuất bản Hồng Kông đã nhòm ngó in tiếng Anh và tiếng Trung Hoa. Thợ săn hết vây hãm nổi tôi rồi. Độc giả Việt Nam của tôi, ở Paris, tâm sự nhỏ: "Chúng tôi cám ơn ông, vì từ nay, chúng tôi có thể bảo bạn Pháp của chúng tôi đi mua tiểu thuyết Việt nam ở các hiệu sách Pháp mà đọc. Phải có cái gì để khoe chứ?"

Ngày 1-10-1986, tôi nhận được bức thư của một độc giả, ông Mabaya Ma Mbongo, ngụ tại 50 Rue Jacques Dueles, 78500 Sartrouville, nhờ Belfond chuyển. Ông ta, người xứ Zaire, Phi Châu, tị nạn chính trị tại Pháp. Thư viết: "Một người Nga ở Sàigòn đã tạo cho tôi niềm thích thú lớn lao. Quá yêu và quá đọc Bác Hồ, nhà chính trị, cuối cùng thì chúng tôi đã quên hết cái còn lại. Trong tiểu thuyết của ông, chúng tôi thấy rằng người Việt Nam cũng giống như những người khác. Trong Một người Nga ở Sàigòn, chúng tôi khám phá được tình bạn, tình yêu, gia đình, đàn ông, đàn bà, cha mẹ, lòng ganh ghét..." Tôi không trích thêm những đoạn khen ngợi và kêu gọi kết đoàn chiến đấu. Điều tôi sảng khoái nhất là tác phẩm của tôi (không nói đến nghệ thuật vội) đã đánh thức lương tri, ít nhất, một người Phi Châu vốn thân cộng sản. Tôi dùng sức mạnh của tư tưởng thổi xoáy vào cân não Kremlin. Thế mà công sản Việt Nam đã bị, ít nhất, một người Phi Châu quên lãng. Lãnh tụ Hồ Chí Minh hết thiêng. Ngày 28-10-86, tôi lại nhận thêm một bức thư thú vị nữa. Thư này của sinh viên Jean-Yves Lagadie ở 29136 Plogennec. Anh ta mở đầu thư: "Tôi vừa đọc xong cuốn tiểu thuyết tuyệt diệu của ông Một người Nga ở Sàigòn. cảm xúc đã xao động tận đáy hồn tôi và nhiệt tình mà ông diễn tả khiến tôi điên đảo". JeanYves kể, anh ta là sinh viên sử địa của đại học Brest. Năm 1982, lần đầu, anh ta sang nghiên cứu ở Liên Xô. Jean-Yves gặp cô sinh viên Nga. Nàng học khoa chính trị tại đại học Moscou. Hai người quannhau. "Như trong sách của ông, nàng Quỳnh Đào đã ghét cay ghét đắng Dinitri, thoạt đầu". Rồi họ yêu nhau. Nhưng hai năm sau, Jean-Yves trở lại Moscou, nàng bị cưỡng bức xa chàng, không được nhìn chàng. Jean-Yves lên án ý thức hệ dữ dội. Anh ta tìm ở Un Russe à Saigon như một niềm an ủi. Và anhta đồng ý với tôi là phải chiến đấu để giải thoát con người khỏi thứ chủ nghĩa cấm đoán con người yêu nhau. Jean-Yves trích một câu của tôi và bảo anh ta sẽ không bao giờ quên: "Vivre c' est accepter l' adversité, l' incomprehension, tout supporter avec courage.Il fault boire la coupe jusqu' à la dernière goutte". Cuối cùng, Jean-Yves viết: "Merci pour votre livre admirable". tôi có thêm "đồng minh" chống cộng. Tôi nhiều thư lắm, chỉ đề cập đến hai thư để nói lên một điều tôi sắp nói.

Bài này viết để mời gọi những tài năng Việt nam tìm kiếm những địa chỉ như địa chỉ 216 boulevard Saint Germain, Paris 72, nếu họ thật lòng muốn chiến đấu giải thoát dân tộc khỏi nanh vuốt thống trị cộng sản. Bài này còn viết để trả lời mọi điệp vụ văn hóa do bộ chính trị trung ương đảng cộng sản việt Nam nhằm hạ bệ uy tín của tôi từ trong nước ra ngoài nước, đồng thời, để trả lời thắc mắc tại sao tôi bị bêu nhục là ăng ten, là làm việc cho cộng sản. Nếu sự trả lời không rõ ràng thì tôi xin phép trả lời rõ ràng: Chỉ có tôi mới đủ khả năng dấy động chữ nghĩa chống cộng sản. và cộng sản cần hủy diệt uy tín của tôi ở hải ngoại, cần bức tử bằng sự cô lập giữa đồng bào tôi và tôi.

Duyên Anh - 3/1987

(1) Even in America, his stories and novels remain popular and he is perhaps the most republished in the US". Vietnamese short stories, trang 115

(2) Thư riêng James Banerian gởi Duyên Anh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn