
(Cổng trại tù Thanh Liệt (bí sốB-14) ngoại ô Hà Nội – hình do một người bạn Mỹtặng tác giảnăm 1993 tại Hoa Thịnh Đốn, với câu nói: “Chúng tôi biết sau cổng trại tù này, Ông đã bịbiệt giam hơn 10 năm…”. Hình nhỏbên trái: - Hình chụp tác giảtại tư gia ởSydney khi ởtù về, 1992, sau 10 năm 1 tháng 17 ngày bị biệt giam ở trại tù Thanh Liệt).
Suốt hơn 10 năm bịgiam tại trại tù Thanh Liệt, phòng số8 – Khu D -, tôi không được ra ngoài đi lao động, không được liên lạc với gia đình, chỉthường xuyên bị“làm việc” với các cán bộquản giáo, hoặc thẩm vấn viên từBộNội Vụ. Những năm tháng sau cùng thì tôi dường nhưbị“bỏquên”, không ai hỏi tới, đặc biệt là sau ngày họp báo Quốc Tếnăm 1982 mà tôi đã “phản phé” làm cho chếđộHà Nội phải mất mặt trước các ký giảngoại quốc. Vì sống cô đơn trong cảnh biệt giam, thiếu dinh dưỡng và các vết thương bịtra tấn còn hằn sâu trên thân xác ngày càng kiệt quệ, tôi phải vận dụng trí óc đểquyết tâm tồn tại, nhất là không bịđiên loạn.
Viết đến đây, tôi nhớlại những chuyến qua Hoa Kỳ công tác, sau khi ởtù vềtừđầu năm 1992 đến nay, tôi có dịp gặp lại một sốbạn cựu quân nhân Mỹđã từng bịHà Nội giam cầm ởHỏa Lò, tuy chỉcó vài năm, nhưng dường nhưhầu hết đều bịbệnh tâm thần, gia đình ly tán. Tôi cũng có đọc một bản nghiên cứu của cơquan STARTTS vềtù nhân chính trịdưới các chếđộcộng sản, tổng kết là tất cảtù nhân chính trịnào bịbiệt giam từ5 năm trởlên đều mắc phải bệnh tâm thần, trầm uất vô thức, có lúc bi quan đến tận cùng tuyệt vọng, có lúc nóng giận bất chợt. Những ai chưa hềtrải qua một ngày cận kềvới cái chết ngoài mặt trận trong chiến tranh, chưa hềmột ngày bịcộng sản biệt giam đày đọa tinh thần và thểxác, không bao giờhiểu được, không cảm thông chia sẻ, chỉbiết đem cái “bình thường” đểphê bình trách cứcái “bất thường vô thức” của người tù chính trịđang cốđấu tranh nội tâm ngày đêm đểtồn tại và tiếp tục chiến đấu. Thay vì nâng đỡ, cảm thông, thì lại lạnh lùng phán xét, hạnhục bằng lời phỉbáng những người đã trởvềtừđịa ngục đang cốgắng đồng hành vì TựDo cho quê hương.
Trởlại với gần 4.000 ngày đêm bịtù biệt giam, tôi đã tận dụng tối đa sức con người đểsống còn qua từng hơi thở, “tiếp xúc” với gia đình qua trí tưởng tượng, “tâm sự” với muỗi rệp cho bớt nỗi cô đơn trong mấy nghìn đêm đáy vực. Tôi luyện ôn lại ngoại ngữ, nhớrõ từng câu thơ, từng đoạn văn, đã “viết” bằng trí nhớ, và bất cứnhững gì xảy ra trong nhà tù mà tôi biết được, không bao giờtôi quên. Tôi vẫn còn nhớrõ những cái chết khốn cùng đau thương của các người bạn là Nguyễn Kim Thúy (Giám Đốc Nha KếHoạch, PhủĐặc Ủy Trung Ương Tình Báo VNCH) ởphòng số7 bên cạnh, của Tiến Sĩ Tô Cẩm Sơn ởPháp về… (tôi đã kểlại trong hồi ký lao tù “Tắm Máu Đen”). Và luôn cảnhà thơNguyễn Chí Thiện, qua trao đổi lén lút giữa hai phòng giam, số8 và số7. Có ba lần tôi được sống chung với một vài bạn tù khác, trong một thời gian ngắn, vì tù nhân chuyển vềtrại quá đông mà thiếu buồng giam. Có cựu Trung Tá Cảnh Sát Trần Văn Xoàn, từtrại Nam Hà chuyển về, được đưa vào tạm sống chung với tôi khoảng một tuần, rồi chuyển đi nơi khác. (Bạn Trần Văn Xoàn sau này qua Mỹtheo diện H.O. và đã qua đời tại Nam Cali. Tôi đã có dịp gặp lại ông bạn Xoàn trong những lần tôi qua Hoa Kỳ công tác đấu tranh). Một lần khác là với hai tù nhân hình sự, khoảng hai ngày đêm, cũng chẳng nói gì với nhau, mạnh ai nấy sống. Nhưng có một lần đặc biệt tôi được sống chung với một người tù đặc biệt gần hai tuần lễ, trong một dịp Tết, vào năm 1988, sau khi tôi đã ởtù hơn bảy năm. Từđó, câu chuyện “Kho vàng của Thượng Tướng Việt Cộng Chu Văn Tấn” mà tôi vẫn còn nhớrõ, được kểlại hôm nay, không kèm theo lời bình luận.
Chiều 30 Tết năm 1988, tôi đang nằm trong xà lim biệt giam, không còn muốn nhớđến hương vịcủa những ngày Tết xa xưa với gia đình và những người thân yêu, sợrằng hồi tưởng ký ức sẽlàm kiệt quệthêm tinh thần trong tận cùng cô đơn. Vẳng nghe những tiếng ồn ào của đám tù nhân hình sựtừcác khu khác vọng về, tiếng quát tháo của đám cán bộquản giáo và bảo vệ. Lại có tiếng mởcửa sắt các buồng giam. Chợt, có mấy cán bộmởcửa phòng giam của tôi và đưa vào một người tù, ra lệnh cho tôi dọn dẹp phòng vì có người đến ởchung, tạm thời trong dịp Tết. Tôi chẳng có gì gọi là “tài sản” riêng tưđểmà dọn dẹp, vội ngồi lên, dựa lưng vào vách tường, thản nhiên nhìn người “bạn tù” mới vào. (Suốt hơn 10 năm trong tù, tôi chỉđược phát cho hai bộáo quần tù, một cái áo bông đã rách đểmặc mùa đông, và một cái bô nhựa vệsinh, chẳng có gì hơn. Những năm cuối đời tù hơn 10 năm, áo quần đã rách, nhiều lúc tôi khỏa thân, “một trăm phần trăm em ơi”, và từng bịbà cán bộy tá mắng là “kém văn hóa” mỗi khi thấy tôi “bày hàng sexy”, nằm trần trụi trên giường. Tù nhân chúng tôi chẳng biết đâu mà mò, áo quần rách nát, xin cấp phát bộkhác thì không cho, lại còn bịmắng là “kém văn hóa, bêu xấu chếđộ”!). Khi cán bộkhóa cửa và bỏđi, tôi quan sát người tù mới vào, đấy là một ông già gầy gò, mặt sạm đen, mang theo một túi xách bằng vải, tù nhân thường gọi là “nội vụ”, có nghĩa là vật dụng riêng và áo quần được phép mang theo. Chợt ông ta mỉm cười chào tôi và nói với giọng “Bắc Kỳ” đặc sệt, khàn khàn:
- “Thếlà chúng ta được trực diện với nhau rồi. Tôi ởbuồng bên cạnh từmấy tháng qua, có vài lần nói chuyện với ông vào đêm khuya, nhưng chưa gặp mặt. Buồng của tôi hôm nay có mấy tên hình sựbịbắt vào dịp Tết, dồn vào đấy, cho nên tôi bịtống qua bên này sống tạm với ông đấy. Thếcũng vui. Sống với bọn hình sựngán lắm. Tôi biết ông là “Z” mà, có thoáng thấy ông mấy lần khi ra lấy cơm.
(Ghi chú: tù nhân ngoài Bắc thường gọi “tù ngụy quân ngụy quyền” là diện “Z”, chẳng hiểu vì sao, cũng nhưbộđội cộng sản xâm nhập vào miền Nam trong chiến tranh thì được gọi là “đi “B”).
Qua một vài lần lén nói chuyện với nhau trước đấy vào ban đêm, tôi cứnghĩ ông ta còn trẻ, ai ngờlại là một ông già, khô nhưmột gốc tre rừng. Tôi cười:
- “Có phải ông bạn là “Ông Liên Khu Việt Bắc” không?” (Đấy là tên tôi đặt ra cho ông ta sau vài lần lén chuyện với nhau, mấy tháng trước đó).
Ông ta vừa tháo túí vải ra vừa nói nhỏ:
- “Đúng đấy, từtừrồi chúng ta nói chuyện sau. Lại đến Tết rồi, tôi biết là ông không có tiếp tế. Tôi có ít quà và thuốc lào đây. Cùng khò vài bi với nhau cho ấm đã”.
Ông ta lôi điếu cày ra, lấy thuốc và mời tôi. Lâu rồi không được rít thuốc lào, tôi hút liên tục hai hơi, bụng đói, ho sặc sụa, và tê cảngười, gần nhưđứng thở, xây xẩm mặt mày.
Trong tuần lễđầu tiên sống chung với nhau, chúng tôi chỉnói chuyện tầm phào, chuyện gia đình, phong tục tập quán, chuyện đời tù. Tôi thận trọng nhận xét, qua lời nói và cửchỉ, trình độ, ông ta rất thành thật, mộc mạc, không có dấu hiệu gì tìm hiểu nhiều vềtôi, không soi mói dò la. Đặc biệt ông ta rất tốt bụng, chia cho tôi quà bánh và thuốc lào trong những ngày Tết với nhau, coi tôi nhưlà người thân trong gia đình, cùng chung khổnạn.
Tên ông ta là Chu Văn Neo, người bộtộc Nùng ởLạng Sơn, thuộc Liên Khu Việt Bắc. Cấp bậc Thượng Tá bộđội. Trình độhọc vấn cấp tiểu học nhưng tỏra rất từng trải chuyện đời. Đôi khi chúng tôi nói chuyện chen lẫn tiếng Việt với tiếng Quảng Đông, khi ông ta biết tôi cũng nói được một ít ngôn ngữnày. Đặc biệt, khi tôi cho biết có thời gian tôi từng phục vụchung với anh em biệt kích người Nùng ởmiền Nam, huấn luyện vềTâm Lý Chiến cho các toán nhảy ra Bắc công tác mật trong thời gian chiến tranh, và tôi có bí danh Nùng là Wòng-A-Lình, thì ông ta cầm tay tôi, nói rất chân tình:
- “Nhưvậy là chúng ta có duyên với nhau. Không ngờlại gặp nhau trong hoàn cảnh này, sống chết chưa biết ngày nào, coi nhau nhưanh em vậy, đừng hại nhau là tốt rồi”.
Ông ta cho biết họWòng thuộc một bộtộc Nùng rất lớn ởLai Châu, và vợông ta cũng thuộc bộtộc này. (Ởmiền Nam có đơn vịNùng Wòng-A-Sáng). Từđó, chúng tôi thường tỉtê tâm sựvới nhau nhiều chuyện trong đời rất vui. Ông ta có vợvà ba con, đều là con gái, ởLạng Sơn, thỉnh thoảng gửi quà tiếp tếcho ông ta qua các trại tù. Ông bạn tù này của tôi cho biết là bịbắt từnăm 1979, đã ởtù gần 10 năm rồi, qua nhiều trại ởCao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Bắc Cạn, Hà Nội, và nhiều lần bịchuyển vềtrại Thanh Liệt này. Chưa biết ngày nào được thả, không có án lệnh gì cả. Khi kểchuyện vềvợcon, có một chi tiết vui vui làm tôi cười thầm và vẫn còn nhớđến hôm nay. Ông ta tâm sựlà người vợlớn hơn ông ta bốn tuổi, tuy đã có ba con với nhau, nhưng mấy chục năm qua chung sống, ông ta chưa hềnhìn thấy “mật khu” của vợmình. Vì lẽ, đời sống bộđội ít khi ởnhà, thỉnh thoảng gặp nhau thì lại sinh con, tắm suối cũng mặc váy, “gần” nhau thì chỉlén lút vào ban đêm trên nhà sàn chung đụng nhiều người trong gia đình anh em bà con với nhau. Ông ta tặc lưỡi:
- “Thây kệ, có con là được rồi! Thếnào cũng xong”.
Nằm nghe ông ta kểchuyện giữa đêm khuya trong tù, tôi cười thầm: “Tắt đèn, nhà tranh cũng nhưnhà ngói (Tắt đèn – Ngô Tất Tố), chịNăm cũng nhưchịMười”.
oOo
Đã hết Tết rồi mà chúng tôi vẫn còn được sống chung với nhau, cũng vui và bớt cô đơn. Chưa biết ngày nào sẽxa nhau. Một đêm, khi kểchuyện vềKhu TựTrịViệt Bắc, tôi hỏi ông ta:
- “Ông có bà con gì với Tướng Chu Văn Tấn không?”
Ông ta cho biết là cháu họ, gọi Tướng Chu Văn Tấn bằng Ông Chú, đồng thời cũng là Ông Thầy. Trong bộtộc Nùng, ông Tướng Tấn còn được gọi là Ông Châu, Ông Quan. Tôi lại hỏi:
- “Có phải bí danh của ông Tướng Tấn là Quan Trung không?”
- “Ông hay đấy, sao ông biết rõ vậy?”
- “Có lẽchúng ta sẽchết trong tù cho nên tôi cũng chẳng muốn giấu gì ông. Ởmiền Nam, khi chúng tôi thảtoán biệt kích Nùng ra các khu Việt Bắc của các ông thì cơquan Tình Báo Việt-Mỹhỗn hợp thường cấp cho giấy đi đường, phép của Thượng Tướng Quan Trung. Giấy phép giảnhưng trông nhưthật, đấy là “nhà nghề” tình báo mà. Nhưng tôi muốn hỏi riêng ông, tại sao bí danh Quan Trung, chữQuan không có “g” ?
- “À, Quan Trung không phải giống nhưbí danh Quang Trung của Ông Vua Nguyễn Huệđâu. Đấy là bí danh do “Ông Hồ” đặt cho Ông Thầy của chúng tôi. Ông Quan, Ông Châu là tên gọi của ThủTrưởng BộTộc, Quan Trung có nghĩa là Ông Quan, Ông Châu trung với Đảng, hiếu với Dân đấy! Ông Thầy của chúng tôi còn có bí danh khác là Năm Hồng”.
Ông ta lại cho biết thêm đa sốngười bộtộc Nùng ởvùng Việt Bắc, giáp giới với Trung Cộng, chỉhọc đến cấp tiểu học là cao nhất. Sau đó, tùy theo nhu cầu công tác, sẽđược học bổtúc văn hóa. Tướng Chu Văn Tấn cũng chỉhọc đến tiểu học, trước kháng chiến 1945, đi lính cho Pháp, chuyên vềdu kích miền núi. Người Nùng nói thông thạo cảhai thứtiếng: tiếng Việt và tiếng Quảng Đông. Có một chi tiết mà tôi thường lưu ý riêng là trong suốt thời gian sống chung với nhau, trong mọi câu chuyện khi đềcập đến HồChí Minh thì ông ta không gọi là “CụHồ” hay “Bác Hồ” nhưnhững đảng viên cộng sản hoặc người dân khác, mà chỉgọi là “Ông Hồ”. Có lẽvới tinh thần bộtộc tựtrị, với tính tình mộc mạc hoang sơnhưnúi rừng, với sựphục tùng riêng tưnào đó, đối với ông ta thì Tướng Chu Văn Tấn - Ông Thầy - là cao cảnhất.
Những ngày đêm còn lại, ông bạn tù Chu Văn Neo lại tỉtê kểthêm cho tôi nghe vềchuyện tù, vềcuộc đời và kho vàng của Thượng Tướng Chu Văn Tấn, nhưlà một tiết lộbí mật, không hềquan tâm gì đến hậu quảkhi nói ra. Tôi nhớlại, sắp xếp câu chuyện mạch lạc trước sau, không thêm một lời bình luận nào cả. Từkhi ra khỏi ngục tù Thanh Liệt đến nay, tôi không có dịp và cũng không có thì giờđểquan tâm tìm hiểu thêm tài liệu vềsựkiện này.
Sau đây là chuyện kể, lời của người bạn tù trong dịp Tết 1988 tại trại giam Thanh Liệt:
… “Tôi đã bịbắt giam gần 10 năm nay rồi, kểtừnăm 1979 đến nay (1988), bịchuyển trại nhiều lần, nhiều nơi. Tôi tin rằng tôi sẽbịchết trong tù, sẽbịthủtiêu, nhưÔng Thầy của tôi, cho nên tôi chẳng ngại gì mà không nói qua cho ông biết. Tôi cũng không sợông sẽbáo cáo lại với các “cấp Trên” vì họcũng sẽkhông khai thác được gì thêm. Những gì tôi biết thì tôi sẽmang theo khi chết. Còn vợcon tôi thì tôi không muốn nghĩ đến nữa, họsống với núi rừng quen rồi, có tôi hay không còn tôi thì cũng chẳng sao. Riêng đối với ông, tuy mới quen nhau, được chung sống với nhau chưa biết ngày nào sẽcách ly, nhưng tôi cũng đã nghe nói vềông rồi. Ông từnước ngoài vềđây, ông ra họp báo chống lại cộng sản. Tôi trọng ông vềđiều đó, mặc dù tôi cũng là đảng viên cộng sản, nhưng tôi theo đảng là vì tôi theo Ông Thầy của tôi. Bây giờthì Ông Thầy của tôi đã chết rồi, tôi chẳng còn có gì phải lo nữa. Già yếu, tù tội không án lệnh, trước sau gì cũng chết ởđây thôi… Ông Thầy của tôi được phong quân hàm Thượng Tướng đầu tiên, lúc chưa tới 50 tuổi, từng làm BộTrưởng Quốc Phòng, làm Phó ChủTịch Quốc Hội. Chỉcó núi rừng Việt Bắc của chúng tôi mới sinh ra được một Ông Thầy vĩ đại nhưvậy. Ngay chính giặc Pháp cũng phải nểtrọng gọi Ông Thầy là “Hùm xám Bắc Sơn” trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp kia mà. (Tôi lưu ý mỗi lần nói vềTướng Chu Văn Tấn thì ông bạn tù của tôi dường nhưcó kèm theo một vài tiếng nấc, tiếng khóc uất ức nào đó). Khi “Ông Hồ” làm việc ởPắc Pó thì chính Ông Thầy của chúng tôi lo việc bảo vệan ninh, và “Ông Hồ” lúc nào cũng tin cẩn Ông Thầy , một trong sốít đồng chí được “Ông Hồ” quý yêu nhất. Ông Thầy của chúng tôi cũng là UỷViên Trung Ương Đảng đấy…
Ông còn nhớkhông, vào năm 1945, 1946 gì đó, có Tuần LễVàng khắp cảnước, kêu gọi nhân dân đóng góp vàng đểlàm phương tiện chi tiêu đánh giặc Pháp, giặc Nhật. Tôi nghe nói đã quyên góp được hơn 400 ký vàng đủloại, và nhiều thứđồtrang sức khác, cũng nhưmấy chục triệu tiền Đông Dương thời đó. Sau đó, “Ông Hồ” lệnh cho Ông Thầy chúng tôi chuyển tải khoảng hơn 200 ký vàng và mấy triệu đồng qua Tàu đểcầu xin ủng hộviệc đánh Pháp, giành độc lập. Chính tôi cũng được đi theo các đoàn chuyển tải vàng này. Nhưng Ông Thầy ra lệnh là chỉchuyển đi khoảng 100 ký thôi, sốcòn lại thì chôn cất tại nhiều nơi ởLạng Sơn, Cao Bằng, sẽsửdụng riêng cho khu TựTrịViệt Bắc sau này. Thời bấy giờmà có được sốvàng nhưvậy là lớn lắm đấy. Chúng tôi chỉbiết theo lệnh của Ông Thầy, không thắc mắc, không báo cáo với ai cả. Tôi được biết những nơi chôn cất vàng ấy nhưng đến chết cũng không khai báo. Có một vài anh em chúng tôi cũng được biết, nhưng họcũng nhưtôi, không bao giờtiết lộ, tôi tin điều đó, nhất là khi Ông Thầy của chúng tôi đã bịthủtiêu…
Chúng tôi không bao giờphản lại Ông Thầy. Chết thì thôi, sá gì…
Sau khi “Ông Hồ” chết, thì ông Lê Duẩn, không biết tìm hiểu tin tức ởđâu, cứcật vấn Ông Thầy chúng tôi vềcác kho vàng bí mật tại vùng Việt Bắc. Nhưng cũng chẳng khai thác được gì. Có nhiều lần Ông Thầy bịgọi vềHà Nội “làm việc”, có tôi tháp tùng, bịhăm dọa đủđiều nhưng chúng tôi không hềhé môi. Đến năm 1979, chuyện chiến tranh biên giới Việt-Trung lại xảy ra, nhất là tại các vùng Cao Bằng, Lạng Sơn. Quân ta bịđánh tơi bời, riêng bộtộc Nùng của chúng tôi thì rút sâu vào rừng cho nên không bịthiệt hại nhiều. Lại có tin đồn là Ông Thầy và chúng tôi có mật ước gì đó với Trung Quốc, muốn vùng lên lập khu tựtrịriêng cho người Nùng chúng tôi và Ông Thầy sẽlàm thủlãnh biệt lập. Ông Lê Duẩn lại nghi ngờthêm, tước hết binh quyền và chức vụcủa Ông Thầy, bắt vềHà Nội giam lỏng. Chúng tôi bơvơtừđó… Và tôi cũng bịbắt giam luôn, bịcách ly. Tôi bịtra khảo suốt mấy năm trời, âm mưu gián điệp với Trung Quốc thì chẳng có, còn bí mật chôn cất vàng thì tôi không khai báo. Tôi đã nói với ông rồi, có chết cũng không nói mà. Sau này thì họcứgiam lỏng tôi, thỉnh thoảng cho gia đình tiếp tếquà, không có án lệnh, không biết bao giờđược thảra. Tôi tin là sẽbịchết luôn trong tù. Đến năm 1984 thì tôi được tin các bạn tù cho biết là Ông Thầy của tôi đã chết ởHà Nội, chết trong tù, nghe nói là bịbóp cổ, thủtiêu, sau khi họkhông khai thác được tin tức gì vềkho vàng. Họcho chôn Ông Thầy ởVăn Điển, có nói ra thì ông cũng chẳng biết Văn Điển ởđâu. Và sau đó thì cho cải táng vềThái Nguyên, quê hương của Ông Thầy chúng tôi. Đối với tôi, đấy là một cái tang lớn, tôi có lời thềlà sống chết gì cũng theo Ông Thầy… Rồi đến năm 1986 thì ông Lê Duẩn chết. Bây giờlà năm 1988 rồi, tôi cũng chẳng biết ra sao… Tôi tiếc là chúng ta không được gặp nhau ngoài đời, gặp nhau ởViệt Bắc, vì với tánh khí của ông, mặc dù mới trực diện nhau, nhưng tôi tin là chúng ta có thểcộng tác nhiều việc. Biết đâu, với thân tình, tôi sẽcho ông biết thêm vềkho vàng của chúng tôi, kho vàng của Ông Thầy…
Thôi, chúng ta cốngủđi, rồi mai sẽnói chuyện tiếp… Mấy con gà ởbên kia vách tường huyện Thanh Trì sắp gáy sáng rồi đấy… “.
Câu chuyện còn đang gay cấn, tôi tò mò muốn biết thêm nhiều điều bí mật làm tưliệu hi hữu trong đời, mỗi đêm được nghe kểchuyện là một điều thích thú, quên cảđời tù. Biết đâu nếu sau này còn sống, ra khỏi tù, tôi sẽcó dịp tìm tòi thêm tài liệu, tôi đã nghĩ nhưvậy trong thời gian chung sống với bạn tù Chu Văn Neo.
Nhưng vào một buổi sáng, khi chưa có tiếng kẻng sớm trong trại tù, cán bộquản giáo và bảo vệmởcửa phòng giam của tôi và ra lệnh cho ông bạn tù di chuyển. Ông ta xin phép cán bộđểlại cho tôi mấy cái bánh đậu xanh, một ít thuốc lào với giấy vấn và diêm đểhút. Rồi, ông ta liếc nhìn tôi, lách mình qua khung cửa sắt, cúi đầu đi theo cán bộ, không nói một lời. Tổng cọng chúng tôi được sống chung với nhau khoảng hai tuần lễ.
Tôi viết lại câu chuyện kểtrong tù nhân dịp Tết 1988, đến nay đã 25 năm trôi qua, có lẽông bạn tù của tôi đã chết rồi, mang theo bí mật vềkho vàng của Thượng Tướng Chu Văn Tấn vào cõi Vô Cùng nào đó… “Hồn ởđâu bây giờ?”…
Võ Đại Tôn
Chuyện kể trong tù nhân một dịp Tết
Hải ngoại, cuối năm 2013
Gửi ý kiến của bạn