BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73458)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31181)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đảng CSVN nên thả các "con vẹt chính trị" vào rừng

29 Tháng Bảy 200512:00 SA(Xem: 1206)
Đảng CSVN nên thả các "con vẹt chính trị" vào rừng
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52


Tôi là người VN, thỉnh thoảng có đọc website của ĐCS (Bạn tôi là đảng viên cứ khen tôi vì ông ta không bao giờ đọc vì bảo rằng sáo rỗng ?!) và nhiều luồng tài liệu khác để mà nhìn nhận “Nhân tình thế thái” nhưng tôi không làm nghề viết và cũng chẳng phải bồi bút cho ai !


Đọc mà thấy ngứa tai thì phải bình vào cho rõ, chắc người ta cũng thế, có người bình luận nhưng không muốn hoặc không giám viết ra. Thâm chí có người đọc vài câu thấy sáo rỗngng thì dẹp luôn không đọc nữa như ông bạn đảng viên của tôi chẳng hạn… Thế thì toi công sức của tác giả, tốn giấy mực, lương nuôi tác giả và tiền nhuận bút…đều là từ tiền thuế của dân cả. Như vậy việc viết bình thêm vào của tôi sẽ làm cho bài cũ trở nên phong phú hơn, đa chiều hơn… Như vậy sẽ có nhiều người đọc hơn, bài viết sẽ có hiệu quả hơn. Còn ai đúng ai sai ở đây miễn bàn , Sư thật vẫn sẽ là sự thật, tôi vẫn tin là dân trí của dân ta khá cao và sẽ nhận biết thấu đáo. Tôi cũng sẽ forward cả bài này về website xuất xứ của nó để có ai muốn bàn thêm thì viết tiếp.


Cách viết của tôi là chỉ viết chèn vào phần nào cần bàn (Bản gốc chữa màu đen, phần bình của tôi màu xanh). Như vậy bạn đọc phải đi qua hết bài viết của tác giả. Có lẽ như vậy cũng là cách Marketing cho bài viết bản gốc rồi đấy ! Ai viết ra chả cần bạn đọc nên tin rằng tác giả cũng thế.


Tiêu đề bài viết này của tôi như trên nhân khi tôi đọc bài viết sau đây của Đặng Chí Dũng, Học viện chính trị HCM trong website của ĐCS VN xin mời bạn đọc tham khảo.


Nguyễn Chính Trực (*)
Hà nội

Nhà nước Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người
Ngày 6/7/2005. Cập nhật lúc 16h 36'

(ĐCSVN)- Thời gian gần đây, một số thế lực không ngớt làm ồn lên về cái gọi là sự “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Việt Nam”. Họ cho rằng, người dân Việt Nam đang bị kìm kẹp, bị tước đoạt các quyền con người và tự do cơ bản (?!). Họ tỏ sự “quan tâm đặc biệt”, bằng cách thu lượm một số tin tức sai lệch, rồi tưởng tượng, nhào nặn thành những luận cứ “hùng hồn” cho nhận định trên và ra sức truyền bá dưới mọi hình thức.

Đi xa hơn, có thế lực còn sốt sắng đề xuất những chế tài trong nước và dùng ảnh hưởng của các tổ chức kinh tế quốc tế nhằm gây sức ép với Chính phủ Việt Nam - mà về bản chất là áp dụng những hình thức cấm vận thô bạo đối với Việt Nam. Thông tin xuyên tạc được lặp đi lặp lại nhiều đến nỗi ngay cả những người quí trọng Việt Nam nhưng ít thông tin cũng không khỏi nghi ngại. Vậy sự thực là thế nào ?

Cần phải khẳng định ngay rằng, nhân quyền là ước mơ vĩnh hằng của nhân loại, là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia và cho đến nay, chưa có quốc gia nào dám tự nhận đã bảo đảm hoàn hảo nhân quyền. Việt Nam cũng không thuộc ngoại lệ, nhưng Nhà nước Việt Nam hoàn toàn có quyền tự hào là luôn nhất quán trong việc bảo đảm các quyền con người và đã đạt được những thành tựu rất cơ bản trên lĩnh vực này. Có thể nêu khái quát một số thành tựu cơ bản dưới đây:

1. Đã giành lại và khẳng định được quyền tự quyết dân tộc


Có lẽ chỉ những dân tộc đã trải qua đấu tranh gian khổ để giành lấy quyền này mới cảm nhận rõ được giá trị lớn lao của độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và quyền tự quyết dân tộc. Trong lịch sử lâu dài đấu tranh giành và giữ nền độc lập của mình, ở thời kỳ nào người dân Việt Nam cũng đặt “Tổ quốc trên hết”, cũng sẵn sàng “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, nghĩa là luôn đặt lợi ích cá nhân/bản thân thấp hơn lợi ích quốc gia/cộng đồng dân tộc – một sự lựa chọn hoàn toàn tự nguyện. Sau khi giành lại nền độc lập, nhân dân Việt Nam đã phải tiến hành hai cuộc kháng chiến khốc liệt chống ách thống trị của Pháp, Mỹ và đã bảo vệ được quyền tự quyết dân tộc của mình. Bằng chính các cuộc đấu tranh này, Việt Nam đã góp phần quan trọng vào việc khẳng định quyền tự quyết của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới – năm 1960, Liên Hợp quốc đã phải ra Tuyên bố về trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa; cũng kể từ đó, quyền tự quyết dân tộc đã trở thành một nội dung cơ bản trong các văn kiện nhân quyền.

Sau khi đất nước được hoà bình, thống nhất (1975), Nhà nước Việt Nam, được sự uỷ nhiệm của nhân dân, đã giữ vững và sử dụng thành công quyền thiêng liêng này trong việc bảo đảm các quyền con người cho mọi người dân Việt Nam.

Có thể nói, không có độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia - những nội dung chủ yếu nhất của quyền tự quyết dân tộc - không thể có các quyền con người trọn vẹn.

Tôi xin bàn về phần này như sau:

  • Cái giá lớn lao của độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và tự quyết dân tộc… như quí tác giả nói đến phải là cái thuộc về dân tộc và nhân dân VN, nói rộng ra thì sự thành công đó nó là kết tinh của cả một truyền thống đấu tranh giữ nước cũa người VN ta và của mọi lực lượng xã hội, đảng phái… Mà trong đó đảng cộng sản có phần đóng góp quan trọng của mình (Hay cứ gọi là vai trò quyết định trong công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đi chăng nữa !) , dân tộc và nhân dân cũng như lịch sử ngàn đời của dân tộc ta sẽ ghi nhận điều ấy như là một trong những trang vẻ vang và chói sáng của ĐCS, song chắc chắn rằng công lao ấy vẫn chưa đủ để ĐCS tự mãn xác lập quyền độc tôn lãnh đạo đạo dân tộc này mãi mãi như điều 4 của hiến pháp, nhất là trong thời kỳ xây dựng lại dân tộc này sau bao năm chiến tranh tàn phá. Cũng không lọai trừ người VN có thể sẽ chấp nhận sự độc tôn lãnh đạo ấy nếu ngay từ khi ra đời của bản Hiến pháp sửa đổi có Điều 4 ấy đã phải được đưa ra trưng cấu dân ý (Cụ thể là bản Hiến pháp văn minh đầu tiên của nước nhà năm 1946 yêu cầu: Mọi sửa đổi phải được đưa ra tòan dân phúc quyết).

  • Như vậy ở đây quí tác giả đã cố gán ghép cái ước nguyện lớn lao của dân tộc đó là độc lập, chủ quyền quốc gia và tự quyết dân tộc thành quyền con người thiêng liêng và lớn nhất mà người VN cần thì Đảng CS đã làm được, nhưng tác giả lại quên rằng cái quyền được công nhận cái công lao “Trời biển” ấy của họ với ĐCS thì lại bỏ qua (Vì không trưng cầu tòan dân cho điều 4 của Hiến pháp sửa đổi). Cứ giả sử cái công lao lớn lao ấy mà ĐCS ngô nhận rằng được nhân dân đương nhiên thừa nhận cùng với hết thắng lợi này đến thắng lợi khác sau khỏang 75 năm cầm quyền của họ mà tác giả muốn nói tới cũng như ở đâu đó người ta cũng thường nói như vậy… Thì phải chăng nếu có việc trưng cầu dân ý cho điều 4 của Hiến pháp sửa đổi sẽ được dân ta bỏ phiếu tán thành tới 100% chứ chả chơi ! Nhưng tôi chân thành nói nhỏ với quí tác giả rằng cái sợ nhất hiện nay của ĐCS là là điều ấy ! Vậy lý giải cho cái nghịch lý trên là thế nào ? Chắc đến đây có thể không cần bàn cãi gì thêm nữa và cũng không tự dối lòng mình để đi tô hồng hơn nữa. Thậm chí càng nói nhiều càng gây phản cảm vì thực ra dân trí của người VN ta cũng đã khá lên nhiều rồi ! Như vậy có nói gì thì nói, ĐCS đã có công lớn lãnh đạo nhân dân hay có thể nói nhân dân VN số đông đã chọn ĐCS như là một “ Tổng tư lệnh “ cho cuộc thập tự chinh dành lấy cái quyền lớn nhất, rồi đến lượt họ lại đã bị trở thành những con tin của một đảng cầm quyền đầy tham nhũng, cường quyền… Thật đau đớn cho họ, cho tôi và cho cả quí tác giả nữa, sau 30 năm đất nước được thống nhất nhân dân ta là công dân của một nước mà Đảng của họ đã phải tự họ nói ra:” Có quá nhiếu sai lầm..”, “ Mất định hướng chính trị…” lần mò đi tìm lý tưởng trên một con đường mơ hồ với hành trang là biết bao “Quốc nạn”: Tham nhũng, Đảng đã tự đứng trên nhân dân, trên luật pháp; Tha hóa đạo đức; Mất đòan kết nội bô trầm trọng trong đảng; Trong xã hội nhiều “Phản động và bọn cấp tiến…” hơn bất cứ thời kỳ khó khăn nào của dân tộc ta, mà bọn phản động lại tòan là những trí thức do chính đảng ta trui rèn nên họ, họ là những học giả, những Lão thành CM thậm chí có cả các vị “ Khai quốc công thần”…Thật là hổ thẹn!

  • Nếu cứ mãi biện hộ là độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và tự quyết dân tộc là nhân quyền cao nhất của nhân dân (Chỉ để ghi công cho ĐCS) thì khó thuyết phục được ai. Thế này nhé, cứ theo cái lý giải của quí tác giả thì quyền lãnh đạo đất nước Palestine luôn phải là đảng của ngài Araphat, của Nigaraoa phải là đảng CM giải phóng dân tộc Nicaraoa do ngài Daniel Ortega lãnh đạo (Khi còn trong thời kỳ kháng chiến dành độc lập họ đã lấy gương ĐCS VN và ngược lại ĐCS VN cũng thân thiện với họ lắm đấy !), của Campuchia phải là đảng của Ponpot… Nhân đây cũng nói thêm, người Campuchia ngay canh chúng ta thôi, họ đã thừa nhận kinh tế thị trường đích thực, từ bỏ CN Mark, đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập… từ những năm 90, trước ta những 15 năm, vì thế cho dù họ chỉ là thành viên khối ASEAN sau VN nhưng họ lại có đủ quyền để đòi hỏi VN phải đàm phán với họ để được công nhận cho ta vào WTO đấy… Lại quay trở lại vấn đề nhân quyền: Chính tác giả đã nói ở trên: “…, năm 1960, Liên Hợp quốc đã phải ra Tuyên bố về trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa; cũng kể từ đó, quyền tự quyết dân tộc đã trở thành một nội dung cơ bản trong các văn kiện nhân quyền.” Thì chính tác giả đã tự mâu thuẫn với mình ở chỗ nền độc lập của mỗi quốc gia trong đó có VN là thành viên, đã được quốc tế bảo hộ, quyền tự quyết dân tôc cũng được bảo hộ, mà dân tộc ở đây là nhân dân của dân tộc đó tự quyết vận mệnh của dân tộc mình chứ không phải do ai mà cũng không phải một đảng phái nào quyết định thay cho sự quyết định của họ. Vậy rõ ràng ĐCS Việt nam đã vi phạm một trong những nội dung nhân quyền do Liên hiêp quốc bảo hộ cho dân tộc VN ta.

  • Mặt khác, cứ giả sử rằng một ngày nào đó (Ngày ấy chắc chắn sẽ đến) ở VN cũng sẽ có nhiều đảng phải cùng tham gia vào các tiến trình cai trị đất nước trong đó có thể có cả ĐCS và rôi, không phải là ĐCS cầm quyền nữa mà là một chính đáng khác. Vậy khi đó chủ quyền và tự quyết dân tộc của VN sẽ có bị mất không ? VN sẽ mất chủ quyên và tự quyết dân tộc với nước nào, phe nào trong cái thế giới này nhỉ: Ngay bên cạnh chúng ta phải chăng là Trung quốc, Lào hay campuchia… Hay xa hơn, Nga, Mỹ, Anh hay Pháp…?! Mà chính các quyền trên đã trở thành nội dung cơ bản trong các văn kiện nhân quyền và được LHQ công nhân và bảo hộ rồi cơ mà ? Như vậy rõ ràng ĐCS VN đã lộ nguyên hình là một đảng chỉ tìm mọi cách để biện hộ cho cái quyền độc tôn cai trị của mình chứ không phải vì nhân quyền cho nhân dân VN. Tóm lại ĐCS sợ mất quyền hơn là sợ mất nhân quyền cho nhân dân VN. !


Đến đây tôi không cần bình luận thêm về những phần tiếp theo của bài báo của quí tác giả nữa,mà chỉ cần chèn vào mấy câu hỏi cho người ta hiểu đúng hơn vấn đề tác giả đề câp mà thôi vì nó chả có giá trị gì về nhận thức, thậm chí những phần viết sau của ông chỉ là những lời giáo huấn giáo điều và trịch thượng với nhân dân VN khi mà ông ta cho là dân trí của nhân dân còn kém (Mời quí vị xem tíêp)

2. Nhận thức ngày càng sâu sắc, cam kết chính trị ngày càng mạnh mẽ trong việc bảo đảm quyền con người.


Đây là thành tựu hết sức có ý nghĩa; bởi vì, nếu không nhận thức rõ vấn đề quyền con người, không thấy rõ trách nhiệm quốc gia và có quyết tâm chính trị sẽ không có nỗ lực của chính phủ trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người cụ thể. Điều này là cần thiết đối với mọi quốc gia và được thực hiện nhất quán ở Việt Nam.

Ngay sau khi giành được độc lập, Việt Nam đã tổ chức tổng tuyển cử tự do, xây dựng hiến pháp dân chủ…làm cơ sở cho việc thành lập một chính phủ của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Lãnh tụ chính trị Hồ Chí Minh còn sớm khẳng định, đất nước được độc lập mà người dân không được hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì. Các kỳ đại hội của Đảng cộng sản Việt Nam cũng nhất quán với tư tưởng này. Trong thời kỳ đổi mới, đã có sự nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của nhà nước và chuyển vai trò này từ chỗ “vì dân” sang chỗ nhà nước “của dân” và “do dân”. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) lại khẳng định rõ: “ Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia” …

Những cam kết trên là định hướng chính trị quan trọng cho mọi hoạt động của Nhà nước Việt Nam, trong điều kiện hoà bình cũng như lúc chiến tranh, nhờ đó góp phần quan trọng vào việc bảo đảm các quyền con người.

3. Mở ra bước phát triển mới trong việc bảo đảm quyền con người.


Thực tiễn hội nhập quốc tế và đổi mới tư duy lý luận đã giúp Đảng và Nhà nước Việt Nam nhận thức sâu sắc hơn nhiều giá trị quí báu, trong đó có giá trị quyền con người, mà quốc gia, dân tộc nào cũng có quyền hưởng thụ và có trách nhiệm bảo vệ, phát triển. Chỉ trong một thời gian ngắn, sau khi trở thành thành viên Liên hợp quốc, Việt Nam đã gia nhập 10 điều ước quốc tế cơ bản về quyền con người. Đây là một nỗ lực lớn, thể hiện sự nhất quán và quyết tâm của Nhà nước Việt Nam trong việc tôn trọng và bảo vệ các quyền con người.

Với trách nhiệm thành viên công ước, Nhà nước Việt Nam đã chuyển hoá các công ước nhân quyền dưới hai hình thức: rà soát, sửa đổi luật pháp trong nước và ban hành luật mới cho tương thích với các qui phạm pháp luật quốc tế. Hiến pháp năm 1992 tạo cơ sở cho việc xây dựng đồng bộ, nhất quán pháp luật. Đến nay, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng được hơn 13.000 văn bản pháp luật, trong đó có hơn 50 bộ luật và luật ( Nhưng Tòa án hiến pháp không có, mà ĐCS thì không bao giờ muốn thành lập hoặc sau này nếu có thành lập thì cũng chỉ làm bình phong, nên khối lượng các văn bản pháp luật đồ sộ trên mà quí tác giả đã mất công thu thập không phải là một điểm son như quí ông muôn thể hiện đâu ! nó vi phạm hiến pháp ghê gớm lắm. Đến nỗi có nhiệu quyền hiến định từ năm 1946 đến giờ mà nhiều người dân ta vẫn đã được hưởng đâu ?, Ví như quyền tự do cư trú chẳng hạn ! Vậy, nếu giả thử cái mớ các văn bản pháp luật trên nó ít đi chút nữa có thể dân ta còn được tự do hơn đấy !) . Có thể nói, pháp luật Việt Nam đã phù hợp với những nguyên tắc và quy phạm của pháp luật quốc tế về quyền con người.

Việc ghi nhận bằng pháp luật và cam kết mạnh mẽ về chính trị là điều kiện tiên quyết trong việc bảo đảm quyền con người. Trong thời kỳ đổi mới, một số chương trình quan trọng trong việc kiện toàn bộ máy nhà nước (theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền) và chương trình kinh tế-xã hội lớn đã được triển khai, nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng các quyền con người trên thực tế. Các hoạt động này đã đạt được những kết quả rất quan trọng, thể hiện ở sự tăng trưởng kinh tế-xã hội và sự khởi sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thành công của Việt Nam trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, xoá đói nghèo (thể hiện trong Chỉ số phát triển con người -HDI- không ngừng cải thiện); sự phát triển mạnh mẽ của các tôn giáo và báo chí cả nước, cũng như mở rộng dân chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là những bằng chứng sinh động bác bỏ mọi hành động xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Những tiến bộ đạt được trên lĩnh vực quyền con người trong thời kỳ đổi mới chính là sự kế thừa, phát triển những nhận thức chính trị, chính sách, pháp luật mà Nhà nước Việt Nam đã thực hiện suốt 60 năm qua. Những tri thức mới về quyền con người đã làm sáng tỏ hơn những gì Nhà nước Việt Nam đã nhận thức và hành động; đồng thời giúp thấy rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước, bổ sung thêm nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc bảo vệ các quyền con người. Phải nói thêm rằng, sự phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới đã cho phép Nhà nước có điều kiện chăm lo tốt hơn đời sống của mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là nhóm người “dễ bị tổn thương”.

Một số thế lực quốc tế hiện vẫn đang ra sức xuyên tạc tình hình Tây Nguyên, khiến việc phát triển kinh tế - xã hội gặp không ít khó khăn. Thủ đoạn của những “nhà đấu tranh cho nhân quyền” này là, xúi giục rồi bám vào một số người là tín đồ tôn giáo và dân tộc thiểu số bị bắt vì vi phạm pháp luật, rồi xem đó là hiện tượng phổ biến về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, nhằm gây mất ổn định và khuyến khích xu hướng li khai ở đây cũng như ở một số vùng dân tộc khác. Thái độ của Nhà nước Việt Nam là rõ ràng, minh bạch và nhất quán: nghiêm trị những kẻ gây rối, nhưng nhân đạo, khoan dung với người nhận ra lầm lỗi. Thực tế này đã được chính những quan chức của UNHCR xác nhận. Đối với Việt Nam hiện nay, ổn định là yêu cầu hàng đầu để phát triển. Không có ổn định, không thể có phát triển. Điều này phù hợp với quan điểm của các quốc gia trong khu vực Đông Nam á và luôn được các nhà lãnh đạo các quốc gia này khẳng định.

Cũng như mọi quốc gia tiến bộ khác, bảo đảm quyền con người ở Việt Nam là quá trình phấn đấu lâu dài, liên tục. Bên cạnh những thành tựu cơ bản đã đạt được, hiện còn những mặt hạn chế chưa được khắc phục trong việc đảm bảo các quyền con người. Đó là đời sống của nhân dân vẫn còn rất thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực; nhiều vấn đề xã hội còn chậm được giải quyết; bộ máy nhà nước còn cồng kềnh, tệ quan liêu, tham nhũng của một bộ phận công chức vẫn tồn tại…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên, nhưng nguyên nhân bao trùm nhất là do “điểm xuất phát” của Việt Nam rất thấp, lại chịu hậu quả của chiến tranh kéo dài. Bên cạnh những thách thức trên, còn có những hạn chế do tâm lý tiểu nông, cũng như bệnh chủ quan, duy ý chí tạo ra. Điều kiện kinh tế thấp kém thường có xu hướng duy trì, nuôi dưỡng tâm lý tiểu nông, do đó níu kéo và cản trở mọi sự phát triển tiến bộ. Sức ép dư luận, sinh ra bởi tâm lý tiểu nông, vẫn còn ảnh hưởng đến việc định chính sách cũng như thực thi chính sách, pháp luật. (Đoạn này tác giả lại muốn đổ tội cho lịch sử rồi, và chiến tranh rồi, nhưng ông quên rằng 30 năm kể từ ngày thống nhất không phải là ngắn. Sau 30 năm chấm dứt chiến tranh Nam-Bắc Triều tiên là bằng chứng dễ nhìn nhận nhất ! Ta vẫn đứng trong hàng ngũ với chế độ Bắc Triều tiên cơ mà. Còn Nam Triều thì không phải là đồng chí của chúng ta, họ chỉ là một nhà hảo tâm có tiềm lực ODA mà ta thèm khát muốn tranh thủ họ, khi họ hảo tâm thì ta ơn họ… Nhưng có khi nào đó ta nghĩ nên học họ làm thế nào để có cái tiềm lực đó không ? )

Trình độ dân trí thấp, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa cũng ảnh hưởng đến việc nhận thức về quyền và nghĩa vụ công dân…đã dẫn đến tình trạng người dân vi phạm pháp luật một cách không tự giác, hoặc đưa ra đòi hỏi phi lý, trái pháp luật. ( Tôi xin cảnh cáo quí tác giả rằng chính quí ông là kẻ trịch thượng khi cho rằng dân trí VN còn thấp. Tôi là người đã đi học tại nước ngòai, đã đi làm việc tại nhiều nước và hiên nay vẫn thế… Tôi cho rằng mặt bằng chung dân trí của ta không thấp. Đảng ta và chính phủ ta cũng đã cần phải xem và đánh giá lại vấn đề này… Nhiều nơi dân trí họ thấp hơn (Xin lỗi tôi không đưa ra ví dụ vì tôi phải tôn trọng nhân dân họ. Tôi không thể tỏ ra thiếu văn hóa như ông khi mà ông không tôn trọng cả nhân dân của mình !), nhưng nuớc họ vẫn có nền dân chủ thực sự chứ không như ở VN.)

Những hạn chế trên đang được Nhà nước từng bước khắc phục, nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền con người ở Việt Nam. Để giải quyết, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: đẩy nhanh phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, dân chủ hoá xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền; trong đó, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được xác định là nhiệm vụ chủ yếu, cấp thiết. Bởi vì, một nhà nước pháp quyền như vậy là công cụ tốt nhất để giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa quyền tự do của người dân với quyền và chức năng quản lý của nhà nước. Mặt khác, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nhằm chia sẻ kinh nghiệm, tranh thủ các nguồn lực cho việc nâng cao mức độ thụ hưởng các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của mọi người dânViệt Nam.

Những thực tế trên là câu trả lời rõ ràng nhất cho mọi mưu đồ và hành động thiếu thiện chí đối vơí Việt Nam.

Đặng Dũng Chí
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh


Lời kết
Cuối cùng xin nhắc lại rằng chính ở nước ta, các nhà cách mạng chân chính, các trí thức và các Lão thành cách mạng… Sau những biến cố tại Liên xô cũ, Đông âu…rồi ở VN như tại Thái bình… Thời gian qua đi, mọi người bình tâm lại mà suy xét nên phần lớn đã thống nhất với nhau rằng chẳng ai phá chúng ta cả, chỉ có chúng ta tự phá chúng ta thôi ! “Diễn biến hòa bình” chỉ là một cách nói bao biện, hù dọa giống như câu chuyện hoang đường về một nhân viên phản gián “T4” nào đó để hù dọa Bộ chính trị mà thôi ! Nếu chúng ta cứ không giám nhìn vào sự thật, không thức thời theo sự phát triển của thời cuộc, cứ trịch thượng giáo huấn nhân dân những điều lố bịch…như trên sẽ chi là vô ích.


Nguyễn Chính Trực
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn