BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73546)
(Xem: 62255)
(Xem: 39451)
(Xem: 31188)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Phỏng vấn Du Tử Lê về Duyên Anh

13 Tháng Sáu 201012:00 SA(Xem: 1806)
Phỏng vấn Du Tử Lê về Duyên Anh
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Tối ngày 27/11/1998 tôi đến nhà thi sĩ Du Tử Lê. Nhờ nhà văn Quyên Di nên tôi mới có được địa chỉ và số điện thoại của thi sĩ Du Tử Lê. Anh rất tự nhiên, tiếp đón tôi niềm nở, vào chuyện ngay.

- Tuần trước, anh Quyên Di và anh đã nói chuyện với nhau về ý định viết sách của em về nhà văn Duyên Anh. Theo anh, đấy là công việc rất quý và đáng làm.

- Anh có thể cho em biết sự liên hệ giữa anh và nhà văn Duyên Anh?

- Anh quen được Duyên Anh là do sự ngẫu nhiên. Anh Duyên Anh đã viết bài đăng trên nhật báo Sống của anh Chu Tử công kích anh, đặt tên cho anh là thi sĩ Du Côn... Anh không đọc bài báo đó nhưng bạn bè nói cho anh biết như vậy. Anh tìm đến anh Nguyên Sa để hỏi nguyên do nào mình lại bị đưa lên báo? Anh Nguyên Sa đoán là một sự hiểu lầm nào đó nên để cho anh nói chuyện với anh Duyên Anh. Anh Duyên Anh nói: "Nguyên Sa là ân nhân của tao, tao nghe mày đụng đến Nguyên Sa thì tao chửi mày, thế thôi". Sau khi chuyện hiểu lầm đã qua, anh Duyên Anh và anh trở thành bạn nhau, cho đến hiện nay.

- Anh có thể cho em biết ảnh hưởng của văn chương Duyên Anh đối với tuổi trẻ Việt Nam trước 1975?

- Phải nói là trên 90% tuổi trẻ Việt Nam đọc sách Duyên Anh. Nhiều người cho rằng Duyên Anh là nhà vănduyenanhvumonglong của thiếu nhi. Phải nói Duyên Anh là nhà văn của tuổi trẻ thì đúng hơn. Vì các sách của Duyên Anh phần lớn viết cho lứa tuổi từ 13 trở lên. Anh Duyên Anh có công rất lớn trong vấn đề hun đúc tinh thần yêu quê hương, tổ quốc cho giới trẻ Việt Nam. Hầu hết các tác phẩm của anh ấy thường luôn khơi dậy ngọn lửa yêu nước đối với thanh thiếu niên thời đó. Anh Duyên Anh là người yêu tuổi trẻ tới mức độ anh ấy làm nguyên một tờ báo dành cho tuổi trẻ là tờ Tuổi Ngọc. Cũng từ tờ báo Tuổi Ngọc này, anh ấy đã khám phá, nâng đỡ rất nhiều cây bút trẻ. Về sau, họ cũng được giới trẻ yêu thích vô cùng. Điển hình cho trường hợp này là Từ Kế Tường và Đinh Tiến Luyện, hiện còn ở Việt Nam. Anh Duyên Anh cũng là người đầu tiên dùng cụm từ “lứa tuổi thích ô mai” để chỉ những thiếu nữ ở lứa tuổi mà người Mỹ gọi là “teenager.”

- Anh có gặp lại anh Duyên Anh bên Mỹ?

- Lần cuối cùng anh gặp là nơi anh Duyên Anh cư ngụ, trên đường Westminster, đối diện với tiệm Viễn Đông. Anh Duyên Anh mời anh đến nói chuyện. Vì ý định của anh ấy là viết một cuốn sách về một số nhà thơ. Tiền chiến thì hình như có Hoàng Cầm, Quang Dũng... Sau nữa thì có Hoàng Anh Tuấn và anh. Hôm đó, cùng đi với anh, đến thăm anh Duyên Anh, còn có một sinh viên trẻ, ở Việt Nam từng đọc sách Duyên Anh, đó là anh Đoàn Duy Hiệp, sau này thành Nhiếp ảnh gia Brian Đoàn, hiện đang ở Denver, Colorado.

- Anh nghĩ sao, khi trước 1975 nhà văn Nguyễn Mạnh Côn tuyên bố "Duyên Anh là Mark Twain của Việt Nam" và sau 1975 thì Oliver Tood nhận xét "Duyên Anh là Soljenytsine của Việt Nam"?

- Anh nghĩ họ có lý do để viết xuống sự so sánh của họ. Phần cá nhân anh, không phải là nhà phê bình văn học, nên không dám lạm bàn. Cũng như anh chỉ biết trân trọng chủ tâm, nỗ lực vinh danh anh Duyên Anh, của em mà thôi.

- Anh nhận định như thế nào về ngòi bút chống cộng Duyên Anh?

- Theo anh, anh Duyên Anh là nhà văn rất thành công trong việc diễn tả sự xấu xa của chế độ cộng sản.

Anh Du Tử Lê tiếp:

- Ngoài tài năng viết văn, anh Duyên Anh cũng rất thành công trong những bài phóng sự. Anh ấy là một trong những người viết phóng sự thật xuất sắc của miền Nam Việt Nam trước 1975. Ngòi bút của Duyên Anh rất bén, rất sắc và rất ăn khách. Phải nói Duyên Anh đã làm mới lối viết phóng sự bằng cách dùng chữ nghĩa đường phố vào các bài phóng sự và một số chữ đó sau này trở thành chữ quen thuộc của chúng ta. Đó chính là điểm thành công của Duyên Anh. Giống như trong tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phọng, câu "Biết rồi, khổ lắm nói mãi" nay đã đi vào dân gian. Anh Duyên Anh cũng thế. Rất nhiều chữ trong các bài phóng sự của anh ấy đã đi vào dân gian. Thí dụ như " sướng rên mé đìu hiu " là từ anh Duyên Anh mà ra đấy.

Tôi kết luận:

- Rất cám ơn anh về những chi tiết đã qua. Em không phải là nhà văn nhưng vì muốn vinh danh nhà văn Duyên Anh nên đánh liều làm công việc đội đá vá trời này. Đúng ra công việc này phải để cho các nhà văn khác làm mới đúng.

- Vì lẽ đó mà anh quý trọng công việc làm của em. Chúc em thành công.

Lê Dinh
1998
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn