Tài liệu về Ba Tây đã được phổ biến trong quyển "Chiến tranh Việt Nam và giai đoạn tham chiến của Hoa Kỳ" được xuất bản tại Rio de Janeiro năm 2004. Tác giả Orivaldo Lême Biagi là Thạc sĩ môn lịch sử Ba Tây, Giảng viên Đại Học UNICAMP, Bang Sao Paulo. Tài liệu đã được một thuyền nhân tại Ba Tây, ông Nguyễn Hữu Thọ lược dịch và chuyển đến người viết hiệu đính. Nhân 30 tháng 4 năm nay người viết xin chuyển đến bạn đọc để biết thêm một góc cạnh của chiến tranh Việt Nam.
Khi miền Nam lọt vào tay cộng sản, đáp lời kêu gọi của Liên Hiệp Quốc, từ tháng 3 năm 1979, Ba Tây đã đón nhận hằng trăm thuyền nhân tị nạn cộng sản. Những người Việt đầu tiên đến Ba Tây gặp rất nhiều khó khăn, phải dùng tiếng Anh hay tiếng Pháp để đối thọai với người bản xứ vì không ai biết tiếng Bồ Đào Nha, lại cũng không có người Ba Tây biết tiếng Việt. Khi ấy Ba Tây lại rất nghèo, không có hệthống an sinh xã hội, người tị nạn phải nhờ đến sự trợ giúp của Hội Hồng Thập Tự và các tổ chức từ thiện khác.
Nhưng nhờ cần cù học hỏi và làm ăn, ngày nay đa số đều có được một cuộc sống ổn định và xem ra khá thành công. Tại Thành Phố Sao Paulo nhiều người trở thành chủ hãng hay mở các cửa tiệm bán buôn. Cộng đồng người Việt tại Ba Tây có chừng 200 người, luôn gắn bó với nhau, lại quý mến và luôn mời chào những đồng hương từphương xa ghé thăm đất nước cưu mang họ. Ngày nay nhờ phương tiện truyền thông Internet người Việt sống tại Ba Tây dễ dàng gắn bó với người Việt khắp nơi trên thế giới.
Chuyện mới nhất là chuyện Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Nguyễn Phú Trọng đã bị Tổng Thống Ba Tây Vana Dilma Rousseff từ chối tiếp. Theo lịch trình ông Trọng sẽ thăm hai nước Châu Mỹ La Tinh được đảng Cộng sản xếp là thiên tả, Cuba và Ba Tây. Trước ngày ông Trọng rời Việt Nam, các cơ quan tuyên truyền luôn rả rích: "Chuyến thăm cũng là dịp để (đảng Cộng sản) Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ, đoàn kết của Việt Nam đối với các lực lượng cánh tả, tiến bộ ở hai nước, cùng trao đổi quan điểm về con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội, góp phần xây dựng thành công sự nghiệp cách mạng ở mỗi nước."
Họcũng không ngừng ca ngợi Tổng thống Ba Tây, bà Vana Dilma Rousseff. Cha bà làđảng viên đảng Cộng sản, khi còn rất trẻ bà đã tham gia các tổ chức du kích cánh tả chiến đấu chống lại Chính quyền Quân Sự. Trong những năm 1970-72, bà bị bắt bỏ tù, bị tra tấn dã man.
Các cơ quan tuyên truyền cộng sản cố tình không nhắc đến việc bà đã dứt khoát từ bỏ đấu tranh vũ trang và luôn cổ vũ cho dân chủ. Khi tham chính bà được tiếng cứng rắn và trong sạch. Bà đã thẳng tay truy tố những quan chức tham nhũng và làm sạch bộ máy của Ba Tây.
Bà và vị Tổng Thống tiền nhiệm đã đưa đất nước Ba Tây trở thành một nền kinh tếlớn thứ 6 trên thế giới. Đảng Lao Động của bà theo khuynh hướng xã hội, thế nên thành quả kinh tế thay vì lọt vào tay đám tư bản đỏ như tại Việt Nam đã được phân chia cho những người nghèo khổ tại Ba Tây. Nhờ thế khỏang cách giàu nghèo tạiđây càng ngày càng được thu hẹp.
Quả đúng với biệt danh người Ba Tây đặt cho bà "người đàn bà dữ tợn nhất Ba Tây".Bà đã mời (?) mà phút cuối lại từchối tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, không cho ông Trọng một cơ hội: "... bày tỏ sự ủng hộ, đoàn kết của đảng Cộng sản Việt Nam đối với các lực lượng cánh tả, tiến bộ ở hai nước, cùng trao đổi quan điểm về con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội, ..."
Trong khi đó tại Úc, người phụ nữ đài cát nhất Úc, Tổng Toàn quyền Quentin Bryce AC vì mời Nguyễn Phú Trọng cũng đã gây không ít khó khăn cho đảng Lao Động tại đây. Sốlà tháng 5 năm 2011, khi bà sang thăm Việt Nam, bà đã mời Nguyễn Phú Trọng sang Úc thăm bà, ông Trọng khi ấy chưa biết thân phận nên cũng đã nhận lời. Lời mời gây ít nhiều tranh cãi trong nội bộ đảng Lao Động Úc. Có người đặt câu hỏi về tưcách đại diện của Nguyễn Phú trọng. Phe Cộng Hòa lắc léo hơn cho rằng nước Úc không cần Tòan Quyền chỉ gây khó khăn cho chính phủ tốn hao ngân quỹ nước Úc. Cánh thân Cộng thì cho việc mời là đúng vì trên nguyên tắc Nguyễn Phú Trọng là người cầm quyền cao nhất tại Việt Nam, nhưng không đúng lúc vì đảng Lao Động cần tập trung cho việc bầu cử có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Thế là việc mời được hõan lại.
Còn các đảng khác và Cộng đồng người Việt tự do thì chỉ đợi Nguyễn Phú Trọng sangđể chất vấn về nhân quyền, về dân oan, về tham nhũng, về việc bán nước của đảng Cộng sản Việt Nam. Mấy ngày nay trước toà đại sứ cộng sản Việt Nam tại Canberra, thủ đô Úc, anh Trương Quốc Việt đã mang trên ngực tấm bảng "Hãy trả nhà nhỏ cho gia đình tôi và Nhà Lớn cho dân tộc tôi!" tọa kháng phản đối những hành động bạo ngược cướp đất, phá nhà, đàn áp dân lành của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Trong nước thì hình ảnh từ Văn Giang Hưng Yên hằng ngàn người dân tay cầm liềm, xẻng, cuốc, gậy gộc, sẵn sàng đối đầu với công an bộ đội cộng sản cho thấy người dânđã xem giới cầm quyền cộng sản như kẻ thù. Lửa đã bốc. Súng đã nổ. Tức nước thì vỡ bờ. Một bờ vỡ thì còn cơ mang cứu vớt. Nhiều bờ liên tục vỡ thì Nguyễn Phú Trọng và nhóm cầm quyền thay vì thăm Úc chỉ còn nước bỏ xứ sang Tầu. Mà biếtđâu đảng Cộng sản Tầu lại xụp đổ trước đảng Cộng sản Việt Nam.
Nóiđến chuyện xưa, chuyện nay mà không có một đôi lời lạm bàn về chuyện tương lai, thì quả là thiếu xót. Người Việt luôn trọng ân, trong nghĩa, xưa chúng ta xem Ba Tây là một nước đồng minh thì mai sau nếu một tượng đài ghi ân các quốc gia giúp người tị nạn cộng sản được xây dựng tại Việt Nam, chắc chắn Nhân Dân Ba Tây cũng sẽ được tri ân. Cũng thế Tổng thống Ba Tây, bà Vana Dilma Rousseff sẽlà một khách quý để chúng ta có thể học hỏi từ bà làm sao để xã hội Việt Nam cóđược dân chủ và công bằng.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
26/4/2012
Tài Liệu Về Việc Ba Tây (Brazil) Viện Trợ Và Được Hoa Kỳ Đề Nghị Gởi Quân Giúp Việt Nam Cộng Hòa.
ORIVALDO LÊME BIAGI
Chiến tranh Việt Nam là một trong những sự kiện quan trọng nhất của thập niên 60 và 70 thế kỷ thứ 20, Hoa Kỳ đưa quân đến khu vực nhằm chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản, chống lại các nhóm du kích cộng sản địa phương. Cuộc chiến tác động đến thế giới và ảnh hưởng đến Ba Tây, một đất nước cách xa khu vựcĐông Nam Á.
Khởi đầu của chiến tranh Việt Nam
Giữa 2 ngày 02 và 04 tháng 8 1964, tin tức loan tải một tàu khu trục Hoa Kỳ đã bịtàu tuần tra Bắc Việt tấn công trong vùng biển quốc tế thuộc Vịnh Bắc Bộ bờbiển phía bắc Việt Nam. Do thiếu thông tin nên còn nhiều điểm đáng ngờ, cuộc tấn công lại là điều Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon Johnson mong đợi từ lâu. Sang ngày 5 tháng 8, viện lý do Hoa Kỳ cần giúp đỡ một quốc gia đang bị đe dọa bởi chủ nghĩa cộng sản, Ông thực thi quyền hạn can thiệp vào Việt Nam, ông ra lệnh bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam để tiến đến "Mỹ hóa" chiến tranh Việt Nam.
Phảnứng của Ba Tây về biến cố Vịnh Bắc Bộ đã hoàn toàn thuận lợi cho hành động quân sự của Hoa Kỳ, đặc biệt là về phía báo chí. Tờ Folha de Sao Paulo, ngày 04 Tháng Tám 1964 khởi đầu dè dặt đưa tin, mặc dù những tin tức chưa được xác nhận. Vào ngày 5 tháng 8, không còn nghi ngờ gì nữa: tàu Hoa Kỳ đã bị tấn công bởi tàu cao tốc Bắc Việt. Như đã đựơc tờ báo nêu lên: chiến tranh là do phía Bắc Việt gây ra, Hoa Kỳ sẽ ném bom miền Bắc Việt Nam và Hoa Kỳ tuyên bố các biện pháp sẽ được thực hiện tại miền Nam Việt Nam nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản.
Vì Trung Cộng đang lãnh đạo Bắc Việt để mở rộng sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản xuống phía Nam, Trung Cộng bị lên án là thủ phạm chính gây ra mọi sự việc. Đây chính là lời giải thích của Ban Biên Tập Nhật báo Sao Paulo ngày 07 tháng 08, cùng với các bài viết cho rằng quân đội Trung Cộng đã sẵn sàng tham chiến, nếu Hoa Kỳ tấn công miền Bắc Việt Nam, nhưng thực tế đã không xảy ra. Các biên tập nhấn mạnh phản ứng của Hoa Kỳ là không thể tránh khỏi và cần xem xét hai lựa chọn:
1- Sự trung lập của khu vực để lại bị rơi vào sự thống trị của Trung Cộng; hay
2- Một hành động tấn công quy mô nhằm vô hiệu hóa những họat động của cộng sản, có thể được sử dụng ngay cả bom nguyên tử.
Trung Quốc (và thậm chí cả Liên Xô) đã kích động Bắc Việt đi đến chiến tranh. Những loại tin tức đổ lỗi cho thế giới cộng sản là khá điển hình trong thời điểm này. Sau cuộc đảo chính vào tháng 3 năm 1964 giới quân đội nắm quyền, tuy có nhiều quan ngại cho rằng giới quân nhân không muốn rời bỏ quá sớm quyền lực chính trị,báo giới Ba Tây lại ủng hộ giới quân đội trong việc lật đổ Tổng Thống João Goulart. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu của cuộc đảo chính và kết thúc của kỷnguyên hành chánh của chính quyền Joao Goulart, các tuyên truyền chống cộng đãđược nhanh chóng lan rộng. Việc chống chủ nghĩa cộng sản vẫn còn rất cao vào thời điểm này. Sự loan tin về biến cố Vịnh Bắc Bộ cũng không thể thoát ra khỏi lề lối suy nghĩ nó trên.
Chính Quyền quân sựvà chiến tranh Việt Nam
Vào ngày 6 (tháng 8 năm 1964), được đăng trên Trang tin tức hàng đầu của thời báo Sao Paulo: Chính quyền Quân Sự Ba Tây bày tỏ cảm tình và ủng hộ Hoa Kỳ chống lại sự xâm lăng của Bắc Việt. Vì nó là một can thiệp để hỗ trợ một đất nướcđang bị tấn công bởi chủ nghĩa cộng sản. Đây cũng lập luận để giới quân nhân tuyên bố biện minh cho lý do hội đồng quân sự lên nắm quyền vào tháng 3 năm 1964 - vị trí của chính phủ Ba Tây hỗ trợ Hoa Kỳ là khá hợp lý.
Từkhi có những tin tức đầu tiên về biến cố ở Đông Nam Á, Chính quyền Quân sự Ba Tây đã chứng tỏ là rất chú ý đến tình hình Việt Nam. Họ muốn có kết quả nhanh chóng, tốt hơn với kết quả thuận lợi cho phía Hoa Kỳ. Rủi ro vẫn có thể xẩy tới, lấy ví dụ các nhóm đối lập với chính quyền quân sự vẫn có thể gây một sốphản ứng trong vòng Ba Tây vào thời điểm đó, nhưng với áp lực của các đồng minh, Hoa Kỳ muốn có sự hiện diện của quân đội Ba Tây trong cuộc xung đột Việt Nam.
Qua công văn riêng của Tổng Thống Johnson, thông qua Đại sứ Lincoln Gordon tại Ba Tây, Tổng thống Castelo Branco đã được thông báo hầu hết các hoạt động đangđược thực hiện tại Việt Nam. Trong một bức thư từ Tổng Thống Johnson gởi đến Tổng Thống Castelo (ngày 25-07-1965), Tổng thống Hoa Kỳ nêu rõ ràng ý định của mình: "Tôi đã được thông báo rằng chính phủ Ba Tây đã gửi cà phê và các lọai thuốc tây đến Việt Nam thông qua Hội Hồng Thập Tự Ba Tây, và tôi chắc chắn rằng các mặt hàng này rất cần thiết cho quốc gia Việt Nam, trong hoàn cảnh hiện tại, tuy nhiên, trợ giúp cần thiết phải bổsung thêm, và tôi rất quan tâm để biết quan điểm của bạn xem loại hỗ trợ bổsung của chính phủ Ba Tây có thể cung cấp cho Việt Nam."
Chính phủ Mỹ đã đặt điều kiện cho Ba Tây vay trị giá 150 triệu Mỹ kim để đổi lại sựhiện diện của quân đội Ba Tây tại Việt Nam. Chủ trương này được Bộ trưởng BộNgọai Giao Ba Tây Ông Magalhaes Juraci tiết lộ. Bình luận về yêu cầu của Hoa Kỳ, ông Juraci cho biết: "Yêu cầu của Chính phủ Hoa kỳ về Việt Nam được phản ảnh đầy đủ qua Đại sứ Hoa Kỳ tại Ba Tây ông Gordon. Trong cuộc họp cuối cùng của ông với tôi trước lễ Giáng sinh, ông Gordon cho biết theo yêu cầu của Tổng thống Johnson Ba Tây cần hợp tác trong nỗlực quân sự của Hoa Kỳ. (...) Ông đề nghị chúng tôi tham chiến, bằng cách gởi lục quân, tàu thủy họăc máy bay, các bác sĩ và y tá".
Theo lý luận chính trị của trường Đại học Võ bị Ba Tây, Tổng Thống Castello lại không bao giờ có ý tưởng gửi quân đến Việt Nam. Theo lý luận này, khu vực chiến lược mà Ba Tây cần bảo vệ và can thiệp trong trường hợp khẩn cấp là khu vực Nam Đại Tây Dương, ổn định hoạt động tại nước láng giềng Paraguay và Bolivia, Venezuela, Uruguaya luôn cả đối thủ là Argentina. Bảo vệ các duyên hải của lề Đại Tây Dương, bờ biển châu Phi giúp chống lại các phiến quân chống, các cuộc đấu tranhđược lãnh đạo bởi các nhân vật theo cách mạng xã hội chủ nghĩa. Và phía Bắc, ngăn cản sự ảnh hưởng của Cách mạng Cuba. Việc này có thể giải thích sự hiện diện của quân đội Ba Tây tại Cộng hòa Dominica vào năm 1965. Như Hoa Kỳ đã làmở Đông Nam Á trong thời gian này, vì thế khi Ba Tây đã hoàn thành vai trò của mình trong lục địa Mỹ Châu sự hiện diện của Ba Tây tại Nam Việt Nam là không cần thiết.
Chính phủ Tổng Thống Castello Branco hỗ trợ cho miền Nam Việt Nam cà phê và gửi trợgiúp y tế thông qua Hội Hồng Thập tự Ba Tây. Mặc dù sự giúp đỡ của Ba Tây rất nhỏ chỉ cà phê và thuốc tây, khi người Việt xây dựng tượng đài tri ân các quốc gia đã trợ giúp miền Nam trong cuộc chiến chống lại sự bành trướng của chủnghĩa cộng sản, họ đã không quên ghi tên Ba Tây như một quốc gia đồng minh.
Sauđó Trong một bức thư thay mặt cho Tổng thống Nixon (1969-74), Ngoại trưởng Henry Kissinger đã đệ lên cho Tổng thống Ba Tây Medici ngày 16-07-1973, yêu cầu Ba Tây thay thế Canada trong ủy ban bốn quốc gia đang kiểm sát về việc thi hành Hiệp định Ba Lê 1973. Vì lẽ Ba Tây là một quốc gia có hệ tư tưởng độc lập (không phụ thuộc vào cường quốc nào) và có kinh nghiệm đối ngoại. Chính phủ Tổng Thống Medici (Tướng lãnh) đã từ chối lời yêu cầu viện lý do Việt Nam là một vấnđề quá gai góc cho Chính quyền Ba Tây.
Tác giả ORIVALDO LÊME BIAGI, Thạc sĩ môn lịch sử của Ba Tây, Giảng viên Đại Học UNICAMP, Bang Sao Paulo. Phần này trích trong sách "Chiến tranh Việt Nam và giai đoạn tham chiến của Hoa Kỳ",xuất bản tại Rio de Janeiro 2004, bằng tiếng Bồ Đào Nha dịch bởi một thuyền nhân Ba Tây Nguyễn Hữu Thọ, hiệu đính Nguyễn Quang Duy.
Gửi ý kiến của bạn