BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73517)
(Xem: 62250)
(Xem: 39444)
(Xem: 31185)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Việt-kẹt

15 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 1431)
Việt-kẹt
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Bạn có nghe danh từ này chưa? Chắc chưa bao giờ. Cũng chỉ vì tôi mới vừa đặt ra cho nó mà thôi. Vậy Việt-kẹt là gì ?

Ở nước Việt Nam ta hiện đã có 2 nhóm người Việt : Đó là Việt-cộng và Việt-kiều.

Việt-cộng gồm những người Việt Nam đã vào đảng Cộng sản, họ chỉ vào khoảng 2 triệu người, khoảng 10 ngàn người hiện đang nắm quyền hành tại các vị trí từ Trung ương đến địa phương.

Việt-kiều vào khoảng trên 3 triệu người, phần lớn sống tại Mỹ, một số tại Úc, Canada, Anh, Pháp, Ý. Phần lớn họ là những người di tản chạy thoát chế độ cộng sản từ 1975 trở đi. Một số gốc miền Bắc cộng sản sống tại Đông Âu, một phần đã chuyển qua Đức (từ Đông sang Tây).

Còn lại khoảng trên 80 triệu dân VN được chúng tôi đặt danh hiệu là VIỆT-KẸT.

Chữ Kẹt có thể hiểu trước hết là ý nghĩa BỊ (bị động : passive), họ không phải là Việt-cộng, cũng không là Việt-kiều. Họ thuộc tầng lớp BỊ TRỊ.

Kẹt cũng có thể hiểu là bị kẹt : bị kẹt trong các giỏ như gà, trong các chuồng như khỉ, trong các lồng như chim, bị kẹt dưới một tảng đá quá to, một ách quá lớn, không được tự do than khóc, không được tự do kêu ca, không được tự do lớn tiếng đòi hỏi.

Để hiểu hơn tâm tư của một Việt-kẹt, xin xem bài thơ của Nghĩa tôi :
 
TÔI NGỒI Ở ĐÁY GIẾNG
Tôi ngồi ở đáy giếng
thấy anh bay lượn trên trời cao
TỰ DO lui tới không mõi cánh
nghĩ tới mình, lòng chợt thấy nao.
 Tôi ngồi ở đáy giếng
thấy anh cười vui với mọi người
trên Thiên đàng ấy, lòng mong ước
biết đến bao giờ mình biết cười.
 Tôi ngồi ở đáy giếng
Trong mái nhà tôi, không của tôi
Giang sơn gấm vóc yêu quí ấy
Bây giờ cũng không phải của tôi.
 Tôi ngồi ở đáy giếng
Anh nói anh là khách tha phương
Tôi tuy vẫn ở nơi quê cũ
Nhưng cũng là người mất quê hương.
 Tôi ngồi ở đáy giếng
Nghe trên trời cao giọng Khánh Ly
Hát khúc “tôi ơi đừng tuyệt vọng”
bổng thấy như mình chợt ướt mi.
 
Tôi đã viết bài thơ này từ lâu và đã được các anh Trí thấu hiểu. Một người đã làm khung ảnh cho bài thơ, một người đã hiểu là họ đang ở trên Thiên đàng, khác với đáy giếng u tối của tôi.


***


Việt-kẹt đã sống cùng khổ ít nhất là trong 10 năm, họ phải ăn bo-bo và khoai mì thay cơm gạo. Những Việt-kẹt là cựu sĩ quan hay chính quyền của Việt Nam cộng hòa cũ đều phải đi học tập cải tạo, nói rõ hơn là đi tù. Trong khi đó, Việt-kiều, tức là những người vượt biển, đến các nước mới cũng đã phải cực khổ làm lụng (không là cùng khổ như Việt kẹt) ít nhất là trong một hai năm đầu. Các năm sau đó là những ngày huy hoàng của họ.
Rồi cũng đến lúc có một số ít Việt-cộng thực tình thương dân thương nước, họ chỉ là một thiểu số, cố tình tháo bỏ cái gông cùm 10 năm, đã thực hiện thời kỳ gọi là MỞ CỬA (thay thế cho cái thời kỳ quá ư đen tối mà họ gọi là thời kỳ BAO CẤP). Đã đến lúc Trời thương và người thương các Việt-kẹt. Các Việt-kiều đã làm ăn khấm khá ở các quốc gia mới đến, đã kẻ ít người nhiều, giúp đở cho Việt-kẹt. Việc giúp đở này rất là lớn, khiến đất nước đã có thể vượt qua cơn hiểm nghèo đói kém.


Cùng với Việt-cộng và Việt-kiều yêu dân yêu nước, các Việt-kẹt cũng đã bắt đầu, sau khi đã được tháo bỏ gông cùm xiềng xích đã vùng lên phấn đấu để sống còn (STRUGGLE FOR LIFE). Họ là những nông dân đã phấn đấu chăn nuôi cày sâu cuốc bẩm để đạt từ kiếp ăn bo-bo lên đến sản xuất lúa gạo vào hàng thứ nhì trên thế giới, nuôi tôm, nuôi cá để xuất khẩu và đem lại lợi ích đáng kể cho đất nước. Các Việt-kẹt trí thức cũng đã được quyền xuất bản các sách khoa học, ngoại ngữ, mở trường tư để nâng cao tri thức của người dân.
Để nói về phần này, Nghĩa tôi đã viết bài thơ ca tụng dân Việt-kẹt nhân lễ khánh thành cầu Cần thơ, như sau :
 
Dân miền Nam tài giỏi nhất trên đời
 
Dân miền Nam tài giỏi nhất trên đời
Từ nghèo đói, trồng lúa quá tuyệt vời
Đem xuất khẩu hạng nhì trên thế giới
Thu lợi nhuận hàng tỷ đô la lời
 
Cá ba sa cũng xuất đi bạc tỷ
Tôm sú kia cũng không chịu nhường ai
Dầu hỏa từ miền nam đã triển khai
Đem về cho dân nước hàng tỷ tỷ.
 
Bạn không thể thấy được, cảm nhận được
Nỗi vui sướng hàng triệu dân miền Nam
Khi cầu Cần thơ đã và đang làm
Tuy muộn màng, nhưng lòng vẫn thấy vui.
 
 (Trích thơ “Dân miền Nam tài giỏi nhất trên đời”
 của VÕ HIẾU NGHĨA tháng 4/2010)


***


Nếu trong Phật giáo có chữ VÔ THƯỜNG, trong triết thuyết Engels có “VẬT CHẤT BIẾN ĐỔI”, ở Mỹ có tiêu chuẩn “CHANGE WE NEED”, thì ở Việt Nam cũng có những biến đổi từ khách quan đến chủ quan, khiến cho dân chúng hay những Việt-kẹt nào chịu cố gắng hết mình, vượt qua những cơn đau đớn phiền muộn, cũng có thể có một vài tiến bộ, dù rất nhỏ nhoi chăng nữa.
 
Thế là bài thơ thứ nhì về cái giếng cũng được Nghĩa tôi thảo ra :
 
CỪU NƠI ĐÁY GIẾNG
 
Một con cừu bị rơi xuống đáy giếng
Người không thể cứu nó bằng dây thang
Cũng không thể thòng dây xuống để cưu mang
Không còn cách nào để cứu nó sống.
 
VÕ HIẾU NGHĨA


Thôi thì hãy giúp nó được chết nhanh chóng
Hơn là cái chết dần dần quá bi ai
Khiến nó không bị đau đớn kéo dài 
Để rồi lại cũng tiến dần đến cái chết

Người liền ném đất đá xuống thân thể
Để phủ lấp cừu như một chiếc mồ hoang
Để khỏi thấy nó trong cái chết lịm tàn
Ôi giá như nó không bị rơi xuống đó.
 
 Cừu lúc đầu nghĩ người sẽ cứu mình
Sao bây giờ lại giết bằng cực hình
Một nắm đất rơi xuống phủ lấy nó
Đau đớn cho cừu cái chết vô minh
 
Hai nắm đất rơi xuống phủ lấy nó
Đau đớn cho cừu
Ba nắm đất rơi xuống phủ lấy nó
Đau đớn cho cừu
……………….
Chợt nó lắc nhẹ thân mình
Nắm đất kia bị lật xuống nằm dưới nó
Lại lắc nhẹ thân mình
Nắm đất lại bị lật xuống nằm dưới nó
 
Hãy hất nắm đất xuống và bước lên trên
Hãy hất nắm đất xuống và bước lên trên
……………..
Giếng đã được lấp đầy
Và con cừu đáng thương
đã bước ra khỏi giếng
Cuộc sống lại tỏa hương

Hãy hất nó xuống và bước lên trên
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn