Wikileaks là chữ ráp nối bởi hai phần: wiki và leak, số nhiều. Trong ngôn ngữ của dân bản xứ đảo Hawaii, “Wiki-wiki” có nghĩa “lẹ lên”, khi đứng một mình, “wiki” nghĩa là “nhanh chóng”. WIKI còn là cách viết tắt trong tiếng Anh của chữ “What I Know Is”, nôm na tiếng Việt: “Điều Mà Tôi Biết Là…” – Leak: tiếng Anh, phát âm là li:k , khi dùng như danh từ có nghĩa lỗ thũng/rò, khe hở, chỗ dột; sự tiết lộ; dùng như động từ nghĩa là rỉ/rò ra, thoát ra, lọt ra, xì ra, để lộ, tiết lộ; ví dụ: The military secrets have been ~ed out Những bí mật quân sự đã bị tiết lộ ra ngoài.
Vậy, wiki là một trang mạng ai vào cũng được, ai sửa chữa cũng xong, những thông tin trong đó coi như là tác phẩm chung của mọi người, ví dụ tự điển mạng www.wikipedia.com ráp chữ wiki với encyclopedia. Hiểu theo cách nầy, Wikileaks là trang mạng chứa thông tin bí mật do bất cứ ai đóng góp để được tung ra trước công luận.
Tính tới nay, WikiLeaks đã phổ biến trên 700 ngàn tài liệu mật rất nhạy cảm về những hoạt động quân sự và ngoại giao của Mỹ, trong đó 92.000 tài liệu về chiến tranh do Mỹ thực hiện tại Afghanistan, 392.000 tài liệu về chiến tranh ở Iraq, và đợt mới nhất, 251.287 bức mật điện ngoại giao mà chính phủ Mỹ phải nhìn nhận là sẽ làm nguy hại cho các mối bang giao quốc tế cũng như tình báo hành quân. Chưa hết, Wikileaks cho biết trong vài tuần nữa, họ sẽ công bố những thông tin có liên quan đến ngành thương mại, khởi dầu bằng một ngân hàng chủ yếu Hoa Kỳ mà người ta cho là Bank of America. Để nắm bắt đại khái về đề tài nầy, có lẽ chúng ta tạm khoanh vùng thành 5 câu hỏi, và thử tìm câu trả lời.
1- Những ai trách nhiệm về việc xì tin mật?
Wikileaks tự mô tả họ là một cơ quan thông tin bất vụ lợi với chủ đích là mang những tin tức và dữ kiện quan trọng tới cho công chúng. Xuất hiện vào năm 2006, đây là một mạng lưới của những người cung cấp thông tin và những cố vấn, sử dụng địa chỉ liên lạc là một hòm thư bưu điện tại Viện Đại Học Melbourne ở Victoria, Úc Đại Lợi. Là một tổ chức kín kết hợp phần lớn những người cộng tác tình nguyện không lương, Wikileaks hoạt động trên nhiều máy chủ và dưới nhiều tên miền trên khắp thế giới, phần lớn được tiến hành từ một căn nhà mướn ở Băng Đảo, một trong những quốc gia thưa dân nhất thế giới, với dân số cả nước 301.931 người trải rộng trên 103.000 cây số vuông.
Công dân Úc Julian Paul Assange là người tạo ra, điều hành, làm chủ biên vừa là phát ngôn viên duy nhất của Wikileaks. Sinh ngày 3/07/1971 tại Townsville bên Úc, Assange theo học toán, hóa học, lập trình điện toán – là những môn giúp ông trở thành một thứ vua không ngai trong ngành tin tặc. Đôi khi phải ngụy trang ngoại hình để khỏi bị nhận diện hay bị bắt, nhưng Assange là người không đứng đâu nóng đất, luôn di chuyển, mặc dù ông không tới Mỹ. Một tên tuổi nổi bật khác mà mọi người phải nhắc tới mỗi khi nói về Wikileaks, là Binh nhất Lục quân Mỹ Bradley Manning.
Bradley Manning chào đời năm 1987 ở Crescent, tiểu bang Oklahoma, có mẹ Anh bố Mỹ. Ông Brian Manning gặp mẹ anh trong thời gian đóng quân ở căn cứ Cawdor bên Anh. Năm lên 13, anh theo mẹ về quê ngoại sau khi 2 ông bà ly dị. Ở trường, anh học rất lẹ môn computer và luôn được điểm A, nhưng bị chúng bạn xa lánh vì tính quậy phá, khó ưa và phần khác vì Bradley là một người đồng tính luyến ái. Bạn bè nhìn nhận rằng từ tuổi thiếu niên ở trường Tasker Milward, Bradley đã bộc lộ cá tính bộc trực, thấy điều trái là lên tiếng, bất chấp hậu quả. 16 tuổi, Bradley bỏ học, quay lại Mỹ. Anh chàng kiếm được một chân trong một công ty phần mềm điện toán, nhưng sau đó hắn bị cho nghỉ việc. Rồi đến lượt bố ruột anh tống ra khỏi nhà, sau khi phát hiện con mình là “bêđê”. Tứ cố vô thân, vô gia cư, Bradley lái chiếc truck rách mướp lang thang bất định, cho đến khi lạc bước tới tiểu bang Maryland và được bà cô cho ở nhờ, chấm dứt những ngày dài tay làm hàm nhai, tối về nằm khoanh tròn trong xe để dỗ giấc ngủ đói. Anh chàng xin vào làm cho một tiệm bán pizza. Anh cũng nhào vào đại học Montgomery định kiếm chút vốn chữ nghĩa nhưng cái thiếu cái đói đã đánh bật chàng ra. Sau cùng, với mục đích kiếm và để dành tiền theo đại học, vào tháng 10/2007, anh đăng lính, được gởi tới thụ huấn căn bản quân sự tại quân trường Fort Leonard Wood, ở tiểu bang Missouri, rồi được đi học về phân tích tình báo ở Căn cứ Fort Huachuca, bên Arizona trước khi trở thành chuyên viên phân tích tin tình báo và được chỉ định phục vụ ở Trung đoàn 2, Sư đoàn 10 đóng ở Fort Drum, New York, từ đây, anh chàng được phái đi Iraq – nơi hết sức nguy hiểm với 139 nhà báo tử nạn trong thời gian từ 2003 tới 2009. Tới đơn vị vào tháng 10/2009, anh mang cấp bậc Chuyên viên (Specialist). Trong Lục quân Mỹ, Chuyên viên là một cấp bậc lững lơ giữa Binh nhất và Hạ sĩ. Một Chuyên viên được kể là cao cấp hơn Binh nhất, ngang với Hạ sĩ, nhưng trong khi một Hạ sĩ thực thụ (Corporal) là một hạ sĩ quan còn Chuyên viên chỉ là một Binh nhất với kinh nghiệm chuyên môn mà người lính phục vụ quân đội. Ở đơn vị, anh sớm chán nản sau những va chạm cá nhân và bị giáng cấp từ Chuyên viên xuống Binh Nhất sau khi đánh một sĩ quan khác, chờ ngày xuất ngũ vì lý do kỹ luật. Anh chàng viết vào trang Facebook của mình hôm 5/05/2010: “Bradley Manning chán tới tận cổ người ngợm chung quanh và cả xã hội nói chung”. Qua hôm sau, anh ghi thêm: “Bradley Manning nầy không phải là một mảnh trong một cỗ máy”.
Trong bối cảnh trên, Binh nhất Bradley vẫn được toàn quyền tiếp cận những ngăn hồ sơ quân sự bí mật nhất trên hành tinh chúng ta. Và trong những ngày chờ bị kỹ luật, chàng lính quậy phá bắt đầu “chat” trên mạng và trao đổi imeo với Adrian Lamo, một tay tổ về địa hạt tin tặc cư trú ở California. Anh bị cáo giác đã lấy cắp và tuồn đoạn băng video quay cảnh trực thăng Apache AH-64 của quân đội Mỹ nhả đạn hạ sát thường dân Iraq vào ngày 12/07/2007 tại Al-Amin al-Thaniyah, thuộc thủ đô Baghdad. Đoạn video clip nầy được Wikileaks điều tra độ xác thực bằng cách tiếp cận gia đình nạn nhân và phỏng vấn nhiều giới chức liên quan, rồi giải mã để có thể phát cho mọi người xem được, và đăng lên trang mạng collateralmurder.com. Một viên chức Bộ Quốc phòng đã công khai nhìn nhận tính xác thực của đoạn phim nầy. Đoạn phim chiếu xạ trường của máy bay trực thăng kèm theo âm thanh giữa hai phi công, nhắm vào một nhóm khoảng 10 người di chuyển gần một quãng trường ở ngoại ô Baghdad. Trong phần đầu nầy được mã hóa bằng tên “Ngựa Điên 18”, hai phi công cho rằng toán người có vũ trang. Wikileaks cho biết toán người gồm Namir Noor-Eldeen 22 tuổi, phóng viên nhiếp ảnh chiến trường của thông tấn xã Reuters, cùng với Saeed Chmagh 40 tuổi, cộng tác viên kiêm tài xế cho Noor-Eldeen. Đại bác 30 ly trên tàu đã khai hỏa khi phi công nhìn máy ảnh với ống kính tầm dài của phóng viên, tưởng là vũ khí, và sau khi đoạn băng phát ra một giọng nói thúc giục hoa tiêu kia “Nướng hết chúng nó đi!”, ngay sau đó tất cả mọi người phía dưới trúng đạn. Trong 9 người chết tại chỗ có phóng viên Noor-Eldeen, còn Chmagh may mắn chỉ bị thương, đang bò trên mặt đường. Vài phút sau, một xe thùng chạy lại hiện trường để tải Chmagh bị thương đi cứu cấp, máy bay lại khai hỏa đợt nhì bằng đại bác 30 ly nhắm thẳng vào chiếc xe. Hai đứa bé ngồi ở băng trước xe van bị thương, và ba người lớn thiệt mạng, lần nầy có cả Chmagh chết chung với bố của hai đứa bé. Trong đợt ba, sau khi thấy toán người từ xe van chạy vào cao ốc kế cận, trực thăng vũ trang đã khai hỏa thêm 3 hỏa tiễn AGM-114 Hellfire nhắm thẳng vào cao ốc. Căn nhà nầy bị triệt hạ, một số người khác bên trong bị vạ lây, trong đó có phụ nữ và trẻ em sống trong nhà, và một bộ hành vô tội đang rảo bước trên lề đường phía trước.
Chủ biên của hảng thông tấn ông David Schlesinger cho hay Reuters đã thúc bách giới quân sự Mỹ mở cuộc điều tra cặn kẽ về vụ giết hại hai nhân viên của hảng, và yêu cầu quân lực Mỹ cung cấp cho Reuters một bản video quay vụ nổ súng, nhưng từ lâu nay lời yêu cầu vẫn bị chìm xuồng. Tới nay thì không riêng hảng thông tấn đã xem tận mắt đoạn phim mật, mà cả thế giới cũng được dịp nhìn vụ giết người từ buồng lái máy bay trực thăng. Wikileaks đã phổ biến cả hai phiên bản: phiên bản nguyên thủy dài 39 phút, và phiên bản rút ngắn kèm theo phần phân tích, phụ đề những lời đối đáp qua vô tuyến giữa nhân viên phi hành đoàn.
Julian assange không đồng ý với giới quân sự Mỹ khi họ cho rằng việc nổ súng nầy là chính đáng. Chủ trang mạng Wikileaks nói: “Tôi tin rằng nếu vụ bắn giết nầy là hợp pháp theo luật hành quân, thì luật hành quân ấy đã sai, và sai một cách nghiêm trọng. Các phi công trong đoạn video đã hành động y như khi chơi game trên màn ảnh computer, sự khao khát của họ chỉ là lấy bằng được nhiều điểm, bằng cách giết người thật bằng thịt bằng xương”.
Bradley bị câu lưu ở Baghdad vào tháng 6, hai tháng sau khi Wikileaks công bố đaọn video, và bị cáo buộc vi phạm quân luật cấm chuyển giao hồ sơ mật vào máy vi tính của mình cũng như cài đặt những phần mềm bất hợp pháp vào hệ thống vi tính mật quân đội. Ngoài ra, ngày 6/07, anh bị kết thêm 8 tội danh vi phạm Hình luật Mỹ và 4 tội vi phạm Quân luật, trong đó có việc quan hệ, truyền tải và chuyển giao bí mật quốc phòng cho một cá nhân không phận sự – là những yếu tố vi phạm Đạo luật Gián điệp của Mỹ mà can phạm có thể lãnh án từ 50 tới 70 năm tù giam. Phát ngôn viên quân sự, trung tá Eric Bloom nói với đài BBC rằng thủ tục tiếp theo là phiên xử theo điều khoản số 32, trong đó một sĩ quan quân pháp sẽ quyết định xem có nên chuyển nội vụ qua tòa án binh.
Hiện Binh nhất Manning có quyền nhờ luật sư biện hộ, và vẫn được phép sử dụng điện thoại, sau khi đã thú nhận hành vi tuồn thông tin mật của mình cho Wikileaks qua các cuộc nói chuyện trên mạng với chuyên gia tin tặc Adrian Lamo. Phía Wikileaks, Julian Assange nói ông không biết Binh nhất Manning là người cho tin, vì tổ chức nầy không lưu giữ lý lịch cá nhân của những người tiếp xúc với họ. Tuy nhiên, cáo trạng ở tòa ghi rõ Binh nhất Manning đã lấy cắp bản công điện mật ngụy trang dưới tên "Reykjavik 13" đã được Wikileaks phổ biến hôm 18/02. Đây là bức điện của Sứ quán Mỹ tại Băng Đảo tường thuật phiên họp giữa ông Sam Watson, xử lý thường vụ đại sứ Hoa Kỳ, với đại sứ Anh.
Trong khi nhiều người lên án Bradley Manning là một tên phản bội tổ quốc, một cựu binh TQLC tên Jeff Paterson nói với đài CNN “nếu Bradley cho rằng mọi người nhất loạt quay lưng với hắn, hắn đã lầm.” Ông Paterson đã mở ra trang mạng www.bradleymanning.org để biện hộ và lạc quyên được hơn 30 ngàn Mỹ kim cho tội nhân. Ông nầy kết hợp với bà cô của Bradley ở Maryland, nhưng khi được đài truyền hình gọi tới phỏng vấn, bà không bắt máy. Hảng Wikileaks cũng tuyên bố họ sẽ đóng góp vào tiền thuê luật sư biện hộ cho quân phạm.
Vào ngày cuối tháng 11/2010, bốn thành viên trong gia đình của quân nhân Manning, kể cả bà mẹ lặn lội từ xứ Pembrokeshire xa xôi, xoay xở cả hai tuần lễ để tìm cách thăm gặp Bardley đang bị quản thúc tại quân lao Quantico ở tiểu bang Virginia, nhưng vẫn bó tay. Tất cả mọi người trong nhà đều được ông bố, Brian Manning, căn dặn là không được hở môi với báo chí về vụ án nầy. Mặc dù đã ly dị từ hồi 2001, bà mẹ sau khi bị tai biến mạch máu não bốn năm trước, vẫn tìm gặp ông chồng cũ để bàn định xem có làm được gì cho đứa con chung.
2- Làm sao số lượng tin mật bị mất cắp lớn đến thế?
Suốt thời gian tùng sự tại Sư đoàn 10 Sơn Cước Lục quân đóng tại Iraq, Bardley Manning có thừa cơ hội để truy cập, tải xuống, làm phó bản những tin tình báo quân sự nào mà anh chàng muốn. Khi đấu hót trên mạng, anh tự mô tả là mình “có một cơ hội không tiền khoáng hậu để mở hệ thống tin mật 14 tiếng đồng hồ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, trong hơn 8 tháng qua”.
Bradley viết trên mạng: “Tôi chỉ cần vào phòng tin mật với một dĩa CD loại dùng lại được, dán nhãn nhạc vớ vẩn gì đó. Vào rồi, tôi chỉ việc xóa nội dung nhạc đi, rồi copy vào đó khối lượng tin tuyệt mật đã được nén ép lại. Tôi nhép miệng làm như hát theo các bản nhạc trong dĩa, trong khi vừa tẩu tán kho tài liệu mật có thể kể là lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, mà chẳng ai có một chút nghi ngờ.” Lần khác, anh chàng tâm sự: “Máy chủ kém kiểm tra, cách nhập mạng dễ dàng, an ninh bảo vệ phòng hồ sơ mật tồi, công tác phản tình báo dỡ, phân tích tín hiệu không cần kiểm tra: đúng là một cơn bão tuyệt diệu sắp ập tới”. Lại có lần anh chàng viết cho một tin tặc chuyên rỉ tai an ninh quân đội và FBI: “Không ai có một mảy may ngờ vực. Tôi không cả phải che giấu bất cứ cái chó gì!”
3- Thông tin mật tới tai công chúng bằng cách nào?
Để tiếp lửa cho quả bom hạt nhân của mình, Wikileaks cung cấp trọn bộ hồ sơ gồm 251.287 điện văn ngoại giao cho tuần báo Der Spiegel (Tấm Gương) ở Đức với 1.050.000 ấn bản, cho tờ nhật báo El País (Quê Hương) với 391.815 ấn bản mỗi ngày, tờ Le Monde (Thế Giới) với 331.837 độc giả và tờ The Guardian (Người Bảo Vệ) ở Anh với con số 283.063 người đọc. Chuyến nầy tờ New York Times (Thời Báo New York) đã bị bỏ ra ngoài cuộc sau những bài chỉ trích Assenge và Manning gần đây, nhưng báo The Guardian lại chia sẻ trọn gói hồ sơ mật cho tờ Thời Báo.
Để chính danh hóa quyết định công bố các mật điện ngoại giao bị rò rỉ tới độc giả, chủ bút Bill Keller của NYT giải thích:
“Chúng tôi đã loại bỏ bất cứ thông tin nào khả dĩ có thể làm lộ danh tính của các nguồn tin mật – kể cả thông tin về điểm chỉ viên, về người bất đồng chính kiến, về các nhà hàn lâm hay những người trong những tổ chức đấu tranh cho nhân quyền – vì nếu không thế, sẽ phương hại tới an ninh quốc gia. Chúng tôi làm việc nầy qua tham khảo ý kiến với Bộ Ngoại Giao, và trong khi họ hoàn toàn phản đối việc phổ biến hồ sơ mật ở bất cứ giai đoạn nào, cũng như trong khi chúng tôi không thỏa thuận với tất cả yêu cầu của họ xin chúng tôi loại bỏ tin nầy tin khác, chúng tôi vẫn cẩn trọng xem xét quan điểm của họ.” Ông nầy nói thêm rằng tờ Thời Báo chọn lọc một số rất ít các bức điện – chỉ khoảng 100 trên cả thảy một phần tư triệu tấm được xem là sẽ hữu ích cho những bài báo mà họ phát hành.
4- Loại tin mật nào đã bị phát tán?
Hồi tháng 7, Wikileaks tung ra khoảng 92 ngàn tài liệu về cuộc chiến tại Afghanistan, kể cả thông tin về tổn thất sinh mạng thường dân, khả năng tác chiến của phe Taliban, những chuyện thương vong tréo cẳng ngỗng vì hỏa lực bạn, cùng những liên kết giữa tình báo quân sự Pakistan và phe Taliban.
Ba tháng sau, Wikileaks bật mí thêm 392.000 bản báo cáo hành quân của Bộ Binh; đây là khối lượng tin tình báo quân sự bị rò rỉ lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, với các chi tiết tra tấn hay sách nhiễu tù nhân người Iraq, con số thường dân chết một cách mờ ám, sự dính líu của phía Iran với hoạt động quân sự của phe người Shiite bên trong Iraq, căng thẳng giữa hai phe Kurd và A-rập ở bắc ngạn Iraq, kèm với thông tin mới về ba công dân Mỹ leo núi dọc biên giới và bị Iran bắt giữ.
Trong số một phần tư triệu bức mật điện ngoại giao được công bố hôm 28/11 vừa rồi, 15.652 bức được coi là “Tối Mật”, và 4.330 bức nằm trong số “NoForn”, tức là loại dễ sinh dị ứng, không thể để lọt vào mắt nhân viên ngoại giao các nước khác. Không giống với hàng ngàn bức điện đánh đi từ 270 sứ quán và lãnh sự Mỹ quanh địa cầu về Bộ Ngoại Giao, khoảng nửa chục bức điện mang ngày gửi từ 2008 đến 2009 đề cập chỉ thị thu thập chi tiết tình báo ký tên các Ngoại trưởng Condoleezza Rice và Hillary Rodham Clinton. Một trong số các điện tín vừa kể mang chữ ký của bà Clinton liệt kê thứ tự ưu tiên các thông tin cần được thu thập cho nhân viên Mỹ phục vụ tại trụ sở Liên hiệp Quốc ở New York, trong đó có cả “dữ liệu sinh trắc học của các viên chức ngoại giao cao cấp của bắc Triều Tiên”.
Báo chí thế giới đang tiếp tục bình luận về hệ lụy trong bang giao quốc tế sau khi lệnh cho nhân viên ngoại giao Mỹ thu thập thông tin về tiểu sử và sinh học, bao gồm scan tròng mắt, mẫu ADN và dấu tay của những quan chức cao cấp Liên Hiệp Quốc. Nhân viên ngoại giao Mỹ cũng được yêu cầu thu nhặt những thông tin cặn kẽ về thẻ tín dụng, địa chỉ imeo, mật khẩu, các mật mã số thâm nhập các mạng máy tính và hệ thống thông tin liên lạc chính thức của đối tượng. Những quan chức LHQ trong diện được yêu cầu sưu khảo thông tin gồm cả tổng thư ký, các phó tổng thư ký, chủ tịch các ban ngành đặc biệt và cố vấn của họ, trợ lý của tổng thư ký, chỉ huy trưởng các chiến dịch hòa bình và chỉ huy các lực lượng quân sự LHQ. Đặc biệt phía Mỹ muốn tìm thông tin về lề lối quản lý và quyết định của Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon. Sau LHQ, các nước khác trong danh sách Mỹ muốn theo dõi gồm có Bulgary, Jordan, Syria và đồng minh Do Thái cũng như Vương quốc Saudi Arabia của Hoa Kỳ.
Đành rằng một số thỏa ước hiện hành ngăn cấm việc rình mò gián điệp ở trụ sở LHQ, có một bí mật bỏ ngõ mà ai cũng thấy là chẳng nước nào buồn tuân thủ. Trong một khúc đoạn ngoại giao không làm ai ngạc nhiên, vào ngày 27/02/2004, cựu chủ tịch ủy ban phát triển thế giới của Anh ông Clare Short tiết lộ công khai rằng Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ và Bộ Chỉ huy Truyền tin Chính phủ Anh đã đặt máy nghe lén các cuộc điện đàm của ông Tổng Thư Ký Kofi Annan trong những tuần lễ trước khi liên quân đánh vào Iraq. Rồi chuyện nầy cũng đã xẹp xuống nhanh chóng như bánh xe cán phải đinh.
Giữa tuần lễ vừa qua, một thông báo do văn phòng ông Ban Ki-moon phổ biến sau phiên họp thượng đỉnh quốc tế tại Kazakhstan cho hay mặc dù Ngoại trưởng Clinton không công khai xin lỗi Tổng thư ký LHQ, nhưng bà nói rất tiếc về việc phát tán bừa bãi các tài liệu mật. Báo Guardian tường thuật rằng ông Ban không muốn có các cuộc chạm trán và văn phòng của ông rất thận trọng trong các hồi đáp để không làm mất lòng Hoa Kỳ, mặc dù ở chỗ riêng tư, họ buồn lòng không ít. Họ cho rằng chuyện Mỹ rình rập các nhà ngoại giao và viên chức LHQ chẳng ai lạ lùng gì, nhưng mức độ của chiến dịch rình mò đáng cho họ sững sốt. Tờ báo kết luận bằng lời đưa đẩy nhẹ nhàng của ông Stephen Schlesinger, một cựu quan chức LHQ: “Nói gì thì nói, Mỹ vẫn dùng FBI, NSA, CIA và các cơ quan an ninh để thu thập dữ kiện mà không cần phải dùng nhân viên ngoại giao ở LHQ. Tôi không tin là ông Ban Ki-moon sẽ phản ứng mạnh trong khi ông ấy đang cần hậu thuẩn của Hoa Kỳ để tái ứng cử nhiệm kỳ hai vào năm 2012”.
5- Kiểu rò rỉ tin mật thế nầy còn có thể xẩy ra nữa?
Hỏi là đã tự trả lời: trừ phi phía Mỹ cần nhanh chóng thay đổi cung cách phân phối và sưu khảo loại thông tin nhạy cảm, câu trả lời là “có” – tất nhiên!
Sau vụ bị khủng bố tấn công ngày 9/11, các cơ quan công quyền Mỹ bắt đầu chia sẻ các thông tin mà trước kia họ để đóng băng, không dùng được thì loại bỏ, chứ không trao qua đổi lại. Ngày nay, số lượng những nhân vật có thẩm quyền vào Mạng lưới Giao ước Bí mật SIPRNET lên gần tới 2.5 triệu người, phần lớn là nhân viên Bộ Ngoại Giao từ khắp nơi trên thế giới được nối kết thoải mái với mạng, hay những quân nhân cấp bậc thấp như Bradley Manning cũng được phép tiếp cận. Mạng SIPRNET là chữ viết tắt của cụm từ Secret Internet Protocol Router Network, được Bộ Quốc phòng Mỹ thiết kế từ thập niên 1990 để trao đổi thông tin từ mức “lưu hành nội bộ” đến “mật” – mức độ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền an ninh quốc gia. Sau biến cố 11/9, mạng được mở rộng cho phép các thông tin bí mật được chia sẻ dễ dàng hơn nhằm ngăn chặn sự gián đoạn liên lạc giữa các cơ quan tình báo khác nhau của chính quyền Mỹ. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates vừa than trách với các ký giả là con số nầy quá lớn, và Ngũ Giác Đài đang xét lại trường hợp mỗi người, hay mỗi máy, có những máy chỉ nên cho xem mà không có lỗ cắm các loại dĩa để làm copy và mang hồ sơ mật đi.
Theo hướng dẫn sử dụng của Ngũ Giác Đài thì mạng SIPRNET dùng công nghệ tương tự như Internet, trừ việc được mã hóa để tách biệt nó với tất cả các mạng thông tin khác. Tuy thế, với sự tiến bộ của công nghệ tin học ngày nay thì việc lấy các thông tin nhạy cảm từ những khu vực được bảo mật ngày càng trở nên quá giản đơn. Cộng chung tất cả các kẽ hở, chúng ta thấy câu nói của ông Ghandhi lần nữa lại đúng: “Ngoài ta ra không ai hại ta được cả”. Sau Bộ Quốc Phòng, đến lượt Bộ Ngoại Giao và các cơ quan công quyền Mỹ cũng cần rà soát lại cung cách chia sẻ thông tin. Dù bò đã mất mới lo làm chuồng, Tòa Bạch Ốc vừa chỉ thị tất cả các bộ, ban, ngành của chính phủ siết chặt cách bảo mật hồ sơ và xem lại thủ tục áp dụng nhằm bảo vệ việc khỏi bị lấy cắp và tiết lộ các thông tin liên quan đến an ninh quốc gia, đồng thời ra lệnh các cơ quan công quyền ngăn nhân viên mình truy cập WikiLeaks từ máy tính cơ quan hoặc những thiết bị khác vì số tài liệu ngoại giao dù bị rò rỉ này vẫn được coi là tài liệu mật, vì chưa được bạch hóa.
Một vài phản ứng
Hiện nay, Binh nhất Manning đang lặng lẽ bóc những tờ lịch đầu tiên trong quân lao Quantico, ở tiểu bang Virginia, trong khi các tài liệu mà anh chàng tung hê ra làm náo động cả thế giới. Nếu bị kết tội theo đạo luật gián điệp, bản án của phạm nhân sẽ từ nửa thế kỷ trở lên.
Bằng tốc độ điện tử cộng với sức mạnh và ảnh hưởng của mạng lưới truyền thông thế giới hiện đại, tiết lộ của Wikileaks đã tức khắc tạo chấn động toàn cầu. Nói theo cách nói của Ngoại trưởng Ý ông Franco Frattini, “đây là một vụ 11/9 khác tấn công vào nền ngoại giao thế giới” trong khi Ngoại trưởng Hillary Clinton không ngoa khi ví von là “đòn tấn công vào cộng đồng thế giới”.
Thực ra, ai cũng hiểu ngầm các tòa đại sứ và lãnh sự của tất cả các nước trên thế giới không phải được đặt ra chỉ để làm công tác ngoại giao, mà chủ yếu là rình rập theo dõi quốc gia chủ nhà, do đó, những tiết lộ của Wikileaks về hậu trường của nền ngoại giao Mỹ chỉ gây trơ trẽn về phương diện giao hảo khi được phơi bày ra công chúng nhưng khó trở thành mối đe dọa đến an ninh Hoa Kỳ. Ví dụ các tài liệu rò rỉ cho mọi người thấy Mỹ thật sự không hề muốn xảy ra chiến tranh với Iran, nhưng chỉ là những lời tuyên bố bánh vẽ trên lãnh vực ngoại giao dưới áp lực từ phía Do Thái và các nhà lãnh đạo khối Arập. Tuy nhiên, tiết lộ của Wikileaks đã gây ra thiệt hại trong trường hợp này là việc chính Mỹ đã không bảo mật được sự kín đáo cho những nhà lãnh đạo vùng Vịnh, để chủ trương của họ muốn tấn công Iran lộ ra cho thế giới trong khi họ luôn luôn nhã nhặn kêu gọi tất cả mọi bên ngồi vào bàn đàm phán.
Ngoài vấn đề giới ngoại giao Mỹ bị lật trần trong việc thu thập thông tin cá nhân của các quan chức Liên Hiệp Quốc và đại diện thường trực tại Hội đồng Bảo an, nỗ lực của Mỹ trong việc bảo kê an toàn cho vật liệu phóng xạ tại Pakistan không lọt vào tay quân khủng bố có thể coi là bí mật có giá trị bị tiết lộ, tuy nhiên, cũng chính loạt hồ sơ mật nầy cho thấy không có thỏa hiệp nào giữa chính phủ Islamabad với đồng minh Hoa Kỳ.
Dù sao, bản thân công ty Wikileaks và chủ nhân của nó đang bị phản công, tứ bề thọ địch. Ngày 18/11, Tòa án Hình sự Stockholm đã nhận được yêu cầu bắt giữ Julian Assange với những tội danh hãm hiếp, lạm dụng tình dục và sử dụng vũ lực trái phép. Trong khi bà Marianne Ny, Giám đốc các vụ kiện công cộng Thụy Điển đưa ra yêu cầu nói trên thì chủ nhân Wikileaks đã phủ nhận cáo buộc của hai người phụ nữ cho rằng đã bị anh cưỡng hiếp tại Thụy Điển hồi mùa hè, ngoài ra, luật sư riêng của Assange cũng cho biết thân chủ của mình nhiều lần muốn gặp các công tố viên Thụy Điển để trả lời thẩm vấn, trước khi rời khỏi đất nước này, nhưng mọi lần đề nghị của anh đều bị từ khước. Ngày 30/11, lực lượng cảnh sát toàn cầu Interpol đăng lệnh truy nã Assange trên mạng để điều tra về các tội tình dục. Có bàn tay của chính phủ Mỹ bên sau bản cáo thị nầy hay không, đến nay vẫn còn là một bí mật. Nhưng những điều không bí mật là công ty chuyển tiền Paypal và hai hảng cung cấp tên miền đã xúm nhau lại đánh hội đồng Wikileaks.
Hảng thu và trả tiền trên mạng Paypal có bản doanh tại Hoa Kỳ cho biết họ “đã đình chỉ vĩnh viễn trương mục của Wikileaks vì khách hàng đã vi phạm thủ tục sử dụng, trong đó chúng tôi quy định rằng dịch vụ của chúng tôi không thể dùng vào bất cứ hoạt động nào nhằm vận động, quảng cáo, hay tạo điều kiện hoặc chỉ dẫn cho người khác tham gia vào những hành vi phi pháp. Chúng tôi đã thông báo cho chủ trương mục về quyết định nầy”.
Bên cạnh đó, trang mạng của Wikileaks đã phải thay đổi địa chỉ sau khi công ty cung cấp tên miền (domain) ngừng phục vụ cho họ. Hảng EveryDNS.net nói họ đã cắt dịch vụ cung cấp cho Wikileaks vì trang mạng ‘cầm còi’ nầy đã trở thành chủ điểm của những cuộc tấn công quy mô: “Công ty EveryDNS.net chúng tôi cung cấp tên miền cho Wikileaks.org cho đến 10:00 giờ đêm, giờ Washington DC ngày 2/12/2010, là giờ chúng tôi sẽ cắt tất cả các dịch vụ.” Tuy nhiên, sáu giờ đồng hồ sau Wikileaks đã nhanh chóng tái xuất giang hồ với một địa chỉ có gốc Thụy Sĩ, báo cho người tìm chuyển từ trang wikileaks.org qua www.wikileaks.ch. Quyết định của hảng EveryDNS.net đã xảy ra sau khi công ty cung cấp dịch vụ internet Amazon.com Inc gỡ tên khách hàng Wikileaks ra khỏi mạng lưới của mình trước đó hai hôm. Quyết định của Amazon được công bố sau khi Thượng nghị sĩ Joe Lieberman, Chủ tịch Ủy ban Nội an và Quan hệ Chính phủ đã viện dẫn tới cả dự luật SHIELD khi nói về Wikileaks. SHIELD viết thường có nghĩa lá chắn, cái thuẩn, hay sự bảo vệ, ngụ ý tới an ninh quốc gia, nhưng cũng là tên viết tắt của cụm từ Securing Human Intelligence and Enforcing Lawful Dissemination — một dự luật sau khi được thông qua sẽ biến thành trọng tội một khi phổ biến thông tin có thể phương hại cho nhân viên công lực Mỹ hay những chỉ điểm viên, hay trở thành đối nghịch với quyền lợi quốc gia.
Trong khi Thứ trưởng Ngoại giao Nước Cộng Hòa Ecuador, ông Kintto Lucas tuyên bố hiến cho Julian Assange quy chế nhập cư vô điều kiện, Bộ Tư pháp Mỹ muốn làm hơn như thế. Ông Lucas nói rất rõ: “Chúng tôi sẵn lòng cung cấp nơi ăn chốn ở cho ông ấy không một rắc rối hay bất cứ điều kiện nào, để ông ta không những được tự do phổ biến tất cả thông tin trên internet, mà cả trên tất cả diễn đàn công cộng ở nước chúng tôi.” Ngay sau đó, thông tấn xã AFP loan tin Tổng thống Ecuador đã cải chính lời mời ấy. Trong một cuộc họp báo ở thành phố duyên hải Guayaquil, ông Rafael Correa nói: “Không có lời mời chính thức nào gởi tới ông giám đốc Wikileaks. Chẳng qua chỉ là phát biểu cá nhân của ông Thứ trưởng Ngoại giao; ông nầy không được sự ủy quyền của tôi.” Đồng thời, Mỹ đang xem xét vấn đề xin dẫn độ Julian Assange qua Mỹ một khi Interpol bắt giữ được chủ nhân Wikileaks, để xét xử theo Đạo luật Gián điệp năm 1917, nhưng không ít chuyên gia an ninh và pháp lý cho rằng truy tố Assange là điều không đơn giản trong một quốc gia bảo vệ tự do ngôn luận như Mỹ. Giáo sư Scott Silliman của Đại học Luật Duke kiêm chuyên gia về luật an ninh quốc gia phát biểu: “Sẽ cực kỳ khó khăn cho chính phủ trong việc kết tội ông ta. Chính phủ sẽ đối mặt với hết rào cản này đến cản trở khác.” Nhiều người đồng ý với nhận xét ấy, vì bộ luật này được coi là lạc hậu từ khuya và hiếm khi được vận dụng để khởi tố. Luật sư Floyd Abrams nói: “Luật này viết quá chung chung và mập mờ nên ít khi được dùng tới”. Năm 2005, Bộ Tư Pháp đã dựa trên luật nầy để khởi tố hai nhà chính trị nhưng vụ án bị bãi bỏ năm 2009 sau một loạt rắc rối. Ông Abrams nói thêm Julian Assange có thể bào chữa bằng việc bảo vệ tự do báo chí trong luật pháp Mỹ như lá chắn để không bị truy tố; và để thắng kiện, Assange chỉ cần chứng minh rằng Wikileaks hoạt động như một tổ chức báo chí. Có điều, WikiLeaks không đơn thuần chỉ là một tờ báo; nó là một nguồn thông tin cho báo chí.
Trong tuần qua, trong khi phải né tránh cảnh sát quốc tế, Assange vẫn bình tĩnh giỡn mặt chính phủ Mỹ. Trả lời cuộc phỏng vấn dài 22 câu hóc búa qua điện thoại của chủ biên Richard Stengel của tạp chí Time, ông chủ Wikileaks đã để lại hai câu trả lời tạo ấn tượng khá đáo để, xin thuật lại với độc giả:
Báo Time: Anh phân loại hành động của anh thế nào, cả trong đợt rò rỉ mới nhất lẫn các lần trước đây? Không lẽ anh vận dụng sự bất tuân luật pháp để chống lại việc vi phạm luật pháp, nhằm phanh phui những sự phạm pháp cao cấp hơn? Có phải đó là bài toán luân lý mà anh sử dụng để biện minh cho việc rò rỉ thông tin?
Julian Assenger: Không, hoàn toàn không. Tổ chức của tôi vận dụng sự bất tuân luật pháp, cứ cho là vậy đi, chúng tôi là một tổ chức cố gắng làm cho thế giới thêm dân quyền và hành động chống trả lại các cơ quan lạm dụng đang dồn thế giới vào hướng nghịch lại. Về mặt luật, chúng tôi đang ở vào năm thứ tư trong lịch sử của mình với trên 100 vụ tố tụng dưới nhiều dạng mục và chung cục chúng tôi đã thắng kiện. Như thế, nếu anh muốn đem luật ra nói, điều rất quan trọng để nhớ là luật không là và không chỉ là những gì những kẻ cầm quyền bắt người khác phải tin. Luật không phải là điều phát ra từ miệng một ông tướng. Luật không phải là điều phán ra từ miệng bà Hillary Clinton. Luật không phải là điều nhà băng quyết định. Thực ra, luật là những gì tòa án tối cao của một quốc gia biểu quyết tối hậu, và trong trường hợp nước Mỹ, Tối Cao Pháp Viện có một Hiến pháp thỏa lòng công dân dùng làm điểm tựa cho các quyết định của đất nước.
Báo Time: Chúng ta đang ở vào điểm sát đất rồi đây. Nào, có lời đồn đoán trong làng báo rằng Ngoại trưởng Clinton chính là nguyên nhân làm anh phải gây bối rối cho Bộ Ngoại Giao và cho nước Mỹ. Có phải trong lòng anh muốn câu chuyện nầy kết thúc bằng việc bà ta phải từ chức hay bị mất việc?
Julian Assenger: Tôi tin… Tôi không nghĩ bằng cách gì đi nữa thì có lắm khác biệt. Nhưng bà ta nên từ chức nếu quả tình bà có trách nhiệm trong việc chỉ thị cho các chức sắc ngoại giao nhúng tay vào công tác rình mò Liên Hiệp Quốc, là một hành vi vi phạm công ước quốc tế mà Hoa kỳ có ký kết. Vâng, vì chuyện nầy, bà ấy nên từ chức.
Chuyện lỗ thũng, chuyện rò, chuyện khe hở, chuyện chỗ dột, chuyện tiết lộ, chuyện rỉ, chuyện thoát ra, chuyện lọt ra, chuyện xì ra, chuyện để lộ liên quan đến Wikileaks còn dài, rất dài. Nếu cảnh sát Thụy Điển chỉ nói cho vui lòng nước Mỹ rồi cứ để mặc Julian Assange nhỡn nhơ, thì không ai nghĩ anh ta hứa cuội, khi tuyên bố đợt hồ sơ mật kế tiếp là về ngành ngân hàng – một đề tài về đồng tiền và bát gạo. Ngân hàng Bank of America tự biết mình sẽ là nạn nhân kế tiếp bị lật trần nhiều chuyện thâm cung bí sử trước công luận, và họ đang tìm biện pháp đỡ đòn. Xin độc giả kiên nhẫn, trong khi chờ kết cuộc câu chuyện kín của bà vợ cựu tổng thống Bill Clinton bị lật hở giữa thanh thiên bạch nhật.
NgyThanh tổng hợp
(5/12/2010)
Vậy, wiki là một trang mạng ai vào cũng được, ai sửa chữa cũng xong, những thông tin trong đó coi như là tác phẩm chung của mọi người, ví dụ tự điển mạng www.wikipedia.com ráp chữ wiki với encyclopedia. Hiểu theo cách nầy, Wikileaks là trang mạng chứa thông tin bí mật do bất cứ ai đóng góp để được tung ra trước công luận.
Tính tới nay, WikiLeaks đã phổ biến trên 700 ngàn tài liệu mật rất nhạy cảm về những hoạt động quân sự và ngoại giao của Mỹ, trong đó 92.000 tài liệu về chiến tranh do Mỹ thực hiện tại Afghanistan, 392.000 tài liệu về chiến tranh ở Iraq, và đợt mới nhất, 251.287 bức mật điện ngoại giao mà chính phủ Mỹ phải nhìn nhận là sẽ làm nguy hại cho các mối bang giao quốc tế cũng như tình báo hành quân. Chưa hết, Wikileaks cho biết trong vài tuần nữa, họ sẽ công bố những thông tin có liên quan đến ngành thương mại, khởi dầu bằng một ngân hàng chủ yếu Hoa Kỳ mà người ta cho là Bank of America. Để nắm bắt đại khái về đề tài nầy, có lẽ chúng ta tạm khoanh vùng thành 5 câu hỏi, và thử tìm câu trả lời.
1- Những ai trách nhiệm về việc xì tin mật?
Wikileaks tự mô tả họ là một cơ quan thông tin bất vụ lợi với chủ đích là mang những tin tức và dữ kiện quan trọng tới cho công chúng. Xuất hiện vào năm 2006, đây là một mạng lưới của những người cung cấp thông tin và những cố vấn, sử dụng địa chỉ liên lạc là một hòm thư bưu điện tại Viện Đại Học Melbourne ở Victoria, Úc Đại Lợi. Là một tổ chức kín kết hợp phần lớn những người cộng tác tình nguyện không lương, Wikileaks hoạt động trên nhiều máy chủ và dưới nhiều tên miền trên khắp thế giới, phần lớn được tiến hành từ một căn nhà mướn ở Băng Đảo, một trong những quốc gia thưa dân nhất thế giới, với dân số cả nước 301.931 người trải rộng trên 103.000 cây số vuông.
Công dân Úc Julian Paul Assange là người tạo ra, điều hành, làm chủ biên vừa là phát ngôn viên duy nhất của Wikileaks. Sinh ngày 3/07/1971 tại Townsville bên Úc, Assange theo học toán, hóa học, lập trình điện toán – là những môn giúp ông trở thành một thứ vua không ngai trong ngành tin tặc. Đôi khi phải ngụy trang ngoại hình để khỏi bị nhận diện hay bị bắt, nhưng Assange là người không đứng đâu nóng đất, luôn di chuyển, mặc dù ông không tới Mỹ. Một tên tuổi nổi bật khác mà mọi người phải nhắc tới mỗi khi nói về Wikileaks, là Binh nhất Lục quân Mỹ Bradley Manning.
Bradley Manning chào đời năm 1987 ở Crescent, tiểu bang Oklahoma, có mẹ Anh bố Mỹ. Ông Brian Manning gặp mẹ anh trong thời gian đóng quân ở căn cứ Cawdor bên Anh. Năm lên 13, anh theo mẹ về quê ngoại sau khi 2 ông bà ly dị. Ở trường, anh học rất lẹ môn computer và luôn được điểm A, nhưng bị chúng bạn xa lánh vì tính quậy phá, khó ưa và phần khác vì Bradley là một người đồng tính luyến ái. Bạn bè nhìn nhận rằng từ tuổi thiếu niên ở trường Tasker Milward, Bradley đã bộc lộ cá tính bộc trực, thấy điều trái là lên tiếng, bất chấp hậu quả. 16 tuổi, Bradley bỏ học, quay lại Mỹ. Anh chàng kiếm được một chân trong một công ty phần mềm điện toán, nhưng sau đó hắn bị cho nghỉ việc. Rồi đến lượt bố ruột anh tống ra khỏi nhà, sau khi phát hiện con mình là “bêđê”. Tứ cố vô thân, vô gia cư, Bradley lái chiếc truck rách mướp lang thang bất định, cho đến khi lạc bước tới tiểu bang Maryland và được bà cô cho ở nhờ, chấm dứt những ngày dài tay làm hàm nhai, tối về nằm khoanh tròn trong xe để dỗ giấc ngủ đói. Anh chàng xin vào làm cho một tiệm bán pizza. Anh cũng nhào vào đại học Montgomery định kiếm chút vốn chữ nghĩa nhưng cái thiếu cái đói đã đánh bật chàng ra. Sau cùng, với mục đích kiếm và để dành tiền theo đại học, vào tháng 10/2007, anh đăng lính, được gởi tới thụ huấn căn bản quân sự tại quân trường Fort Leonard Wood, ở tiểu bang Missouri, rồi được đi học về phân tích tình báo ở Căn cứ Fort Huachuca, bên Arizona trước khi trở thành chuyên viên phân tích tin tình báo và được chỉ định phục vụ ở Trung đoàn 2, Sư đoàn 10 đóng ở Fort Drum, New York, từ đây, anh chàng được phái đi Iraq – nơi hết sức nguy hiểm với 139 nhà báo tử nạn trong thời gian từ 2003 tới 2009. Tới đơn vị vào tháng 10/2009, anh mang cấp bậc Chuyên viên (Specialist). Trong Lục quân Mỹ, Chuyên viên là một cấp bậc lững lơ giữa Binh nhất và Hạ sĩ. Một Chuyên viên được kể là cao cấp hơn Binh nhất, ngang với Hạ sĩ, nhưng trong khi một Hạ sĩ thực thụ (Corporal) là một hạ sĩ quan còn Chuyên viên chỉ là một Binh nhất với kinh nghiệm chuyên môn mà người lính phục vụ quân đội. Ở đơn vị, anh sớm chán nản sau những va chạm cá nhân và bị giáng cấp từ Chuyên viên xuống Binh Nhất sau khi đánh một sĩ quan khác, chờ ngày xuất ngũ vì lý do kỹ luật. Anh chàng viết vào trang Facebook của mình hôm 5/05/2010: “Bradley Manning chán tới tận cổ người ngợm chung quanh và cả xã hội nói chung”. Qua hôm sau, anh ghi thêm: “Bradley Manning nầy không phải là một mảnh trong một cỗ máy”.
Trong bối cảnh trên, Binh nhất Bradley vẫn được toàn quyền tiếp cận những ngăn hồ sơ quân sự bí mật nhất trên hành tinh chúng ta. Và trong những ngày chờ bị kỹ luật, chàng lính quậy phá bắt đầu “chat” trên mạng và trao đổi imeo với Adrian Lamo, một tay tổ về địa hạt tin tặc cư trú ở California. Anh bị cáo giác đã lấy cắp và tuồn đoạn băng video quay cảnh trực thăng Apache AH-64 của quân đội Mỹ nhả đạn hạ sát thường dân Iraq vào ngày 12/07/2007 tại Al-Amin al-Thaniyah, thuộc thủ đô Baghdad. Đoạn video clip nầy được Wikileaks điều tra độ xác thực bằng cách tiếp cận gia đình nạn nhân và phỏng vấn nhiều giới chức liên quan, rồi giải mã để có thể phát cho mọi người xem được, và đăng lên trang mạng collateralmurder.com. Một viên chức Bộ Quốc phòng đã công khai nhìn nhận tính xác thực của đoạn phim nầy. Đoạn phim chiếu xạ trường của máy bay trực thăng kèm theo âm thanh giữa hai phi công, nhắm vào một nhóm khoảng 10 người di chuyển gần một quãng trường ở ngoại ô Baghdad. Trong phần đầu nầy được mã hóa bằng tên “Ngựa Điên 18”, hai phi công cho rằng toán người có vũ trang. Wikileaks cho biết toán người gồm Namir Noor-Eldeen 22 tuổi, phóng viên nhiếp ảnh chiến trường của thông tấn xã Reuters, cùng với Saeed Chmagh 40 tuổi, cộng tác viên kiêm tài xế cho Noor-Eldeen. Đại bác 30 ly trên tàu đã khai hỏa khi phi công nhìn máy ảnh với ống kính tầm dài của phóng viên, tưởng là vũ khí, và sau khi đoạn băng phát ra một giọng nói thúc giục hoa tiêu kia “Nướng hết chúng nó đi!”, ngay sau đó tất cả mọi người phía dưới trúng đạn. Trong 9 người chết tại chỗ có phóng viên Noor-Eldeen, còn Chmagh may mắn chỉ bị thương, đang bò trên mặt đường. Vài phút sau, một xe thùng chạy lại hiện trường để tải Chmagh bị thương đi cứu cấp, máy bay lại khai hỏa đợt nhì bằng đại bác 30 ly nhắm thẳng vào chiếc xe. Hai đứa bé ngồi ở băng trước xe van bị thương, và ba người lớn thiệt mạng, lần nầy có cả Chmagh chết chung với bố của hai đứa bé. Trong đợt ba, sau khi thấy toán người từ xe van chạy vào cao ốc kế cận, trực thăng vũ trang đã khai hỏa thêm 3 hỏa tiễn AGM-114 Hellfire nhắm thẳng vào cao ốc. Căn nhà nầy bị triệt hạ, một số người khác bên trong bị vạ lây, trong đó có phụ nữ và trẻ em sống trong nhà, và một bộ hành vô tội đang rảo bước trên lề đường phía trước.
Chủ biên của hảng thông tấn ông David Schlesinger cho hay Reuters đã thúc bách giới quân sự Mỹ mở cuộc điều tra cặn kẽ về vụ giết hại hai nhân viên của hảng, và yêu cầu quân lực Mỹ cung cấp cho Reuters một bản video quay vụ nổ súng, nhưng từ lâu nay lời yêu cầu vẫn bị chìm xuồng. Tới nay thì không riêng hảng thông tấn đã xem tận mắt đoạn phim mật, mà cả thế giới cũng được dịp nhìn vụ giết người từ buồng lái máy bay trực thăng. Wikileaks đã phổ biến cả hai phiên bản: phiên bản nguyên thủy dài 39 phút, và phiên bản rút ngắn kèm theo phần phân tích, phụ đề những lời đối đáp qua vô tuyến giữa nhân viên phi hành đoàn.
Julian assange không đồng ý với giới quân sự Mỹ khi họ cho rằng việc nổ súng nầy là chính đáng. Chủ trang mạng Wikileaks nói: “Tôi tin rằng nếu vụ bắn giết nầy là hợp pháp theo luật hành quân, thì luật hành quân ấy đã sai, và sai một cách nghiêm trọng. Các phi công trong đoạn video đã hành động y như khi chơi game trên màn ảnh computer, sự khao khát của họ chỉ là lấy bằng được nhiều điểm, bằng cách giết người thật bằng thịt bằng xương”.
Bradley bị câu lưu ở Baghdad vào tháng 6, hai tháng sau khi Wikileaks công bố đaọn video, và bị cáo buộc vi phạm quân luật cấm chuyển giao hồ sơ mật vào máy vi tính của mình cũng như cài đặt những phần mềm bất hợp pháp vào hệ thống vi tính mật quân đội. Ngoài ra, ngày 6/07, anh bị kết thêm 8 tội danh vi phạm Hình luật Mỹ và 4 tội vi phạm Quân luật, trong đó có việc quan hệ, truyền tải và chuyển giao bí mật quốc phòng cho một cá nhân không phận sự – là những yếu tố vi phạm Đạo luật Gián điệp của Mỹ mà can phạm có thể lãnh án từ 50 tới 70 năm tù giam. Phát ngôn viên quân sự, trung tá Eric Bloom nói với đài BBC rằng thủ tục tiếp theo là phiên xử theo điều khoản số 32, trong đó một sĩ quan quân pháp sẽ quyết định xem có nên chuyển nội vụ qua tòa án binh.
Hiện Binh nhất Manning có quyền nhờ luật sư biện hộ, và vẫn được phép sử dụng điện thoại, sau khi đã thú nhận hành vi tuồn thông tin mật của mình cho Wikileaks qua các cuộc nói chuyện trên mạng với chuyên gia tin tặc Adrian Lamo. Phía Wikileaks, Julian Assange nói ông không biết Binh nhất Manning là người cho tin, vì tổ chức nầy không lưu giữ lý lịch cá nhân của những người tiếp xúc với họ. Tuy nhiên, cáo trạng ở tòa ghi rõ Binh nhất Manning đã lấy cắp bản công điện mật ngụy trang dưới tên "Reykjavik 13" đã được Wikileaks phổ biến hôm 18/02. Đây là bức điện của Sứ quán Mỹ tại Băng Đảo tường thuật phiên họp giữa ông Sam Watson, xử lý thường vụ đại sứ Hoa Kỳ, với đại sứ Anh.
Trong khi nhiều người lên án Bradley Manning là một tên phản bội tổ quốc, một cựu binh TQLC tên Jeff Paterson nói với đài CNN “nếu Bradley cho rằng mọi người nhất loạt quay lưng với hắn, hắn đã lầm.” Ông Paterson đã mở ra trang mạng www.bradleymanning.org để biện hộ và lạc quyên được hơn 30 ngàn Mỹ kim cho tội nhân. Ông nầy kết hợp với bà cô của Bradley ở Maryland, nhưng khi được đài truyền hình gọi tới phỏng vấn, bà không bắt máy. Hảng Wikileaks cũng tuyên bố họ sẽ đóng góp vào tiền thuê luật sư biện hộ cho quân phạm.
Vào ngày cuối tháng 11/2010, bốn thành viên trong gia đình của quân nhân Manning, kể cả bà mẹ lặn lội từ xứ Pembrokeshire xa xôi, xoay xở cả hai tuần lễ để tìm cách thăm gặp Bardley đang bị quản thúc tại quân lao Quantico ở tiểu bang Virginia, nhưng vẫn bó tay. Tất cả mọi người trong nhà đều được ông bố, Brian Manning, căn dặn là không được hở môi với báo chí về vụ án nầy. Mặc dù đã ly dị từ hồi 2001, bà mẹ sau khi bị tai biến mạch máu não bốn năm trước, vẫn tìm gặp ông chồng cũ để bàn định xem có làm được gì cho đứa con chung.
2- Làm sao số lượng tin mật bị mất cắp lớn đến thế?
Suốt thời gian tùng sự tại Sư đoàn 10 Sơn Cước Lục quân đóng tại Iraq, Bardley Manning có thừa cơ hội để truy cập, tải xuống, làm phó bản những tin tình báo quân sự nào mà anh chàng muốn. Khi đấu hót trên mạng, anh tự mô tả là mình “có một cơ hội không tiền khoáng hậu để mở hệ thống tin mật 14 tiếng đồng hồ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, trong hơn 8 tháng qua”.
Bradley viết trên mạng: “Tôi chỉ cần vào phòng tin mật với một dĩa CD loại dùng lại được, dán nhãn nhạc vớ vẩn gì đó. Vào rồi, tôi chỉ việc xóa nội dung nhạc đi, rồi copy vào đó khối lượng tin tuyệt mật đã được nén ép lại. Tôi nhép miệng làm như hát theo các bản nhạc trong dĩa, trong khi vừa tẩu tán kho tài liệu mật có thể kể là lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, mà chẳng ai có một chút nghi ngờ.” Lần khác, anh chàng tâm sự: “Máy chủ kém kiểm tra, cách nhập mạng dễ dàng, an ninh bảo vệ phòng hồ sơ mật tồi, công tác phản tình báo dỡ, phân tích tín hiệu không cần kiểm tra: đúng là một cơn bão tuyệt diệu sắp ập tới”. Lại có lần anh chàng viết cho một tin tặc chuyên rỉ tai an ninh quân đội và FBI: “Không ai có một mảy may ngờ vực. Tôi không cả phải che giấu bất cứ cái chó gì!”
3- Thông tin mật tới tai công chúng bằng cách nào?
Để tiếp lửa cho quả bom hạt nhân của mình, Wikileaks cung cấp trọn bộ hồ sơ gồm 251.287 điện văn ngoại giao cho tuần báo Der Spiegel (Tấm Gương) ở Đức với 1.050.000 ấn bản, cho tờ nhật báo El País (Quê Hương) với 391.815 ấn bản mỗi ngày, tờ Le Monde (Thế Giới) với 331.837 độc giả và tờ The Guardian (Người Bảo Vệ) ở Anh với con số 283.063 người đọc. Chuyến nầy tờ New York Times (Thời Báo New York) đã bị bỏ ra ngoài cuộc sau những bài chỉ trích Assenge và Manning gần đây, nhưng báo The Guardian lại chia sẻ trọn gói hồ sơ mật cho tờ Thời Báo.
Để chính danh hóa quyết định công bố các mật điện ngoại giao bị rò rỉ tới độc giả, chủ bút Bill Keller của NYT giải thích:
“Chúng tôi đã loại bỏ bất cứ thông tin nào khả dĩ có thể làm lộ danh tính của các nguồn tin mật – kể cả thông tin về điểm chỉ viên, về người bất đồng chính kiến, về các nhà hàn lâm hay những người trong những tổ chức đấu tranh cho nhân quyền – vì nếu không thế, sẽ phương hại tới an ninh quốc gia. Chúng tôi làm việc nầy qua tham khảo ý kiến với Bộ Ngoại Giao, và trong khi họ hoàn toàn phản đối việc phổ biến hồ sơ mật ở bất cứ giai đoạn nào, cũng như trong khi chúng tôi không thỏa thuận với tất cả yêu cầu của họ xin chúng tôi loại bỏ tin nầy tin khác, chúng tôi vẫn cẩn trọng xem xét quan điểm của họ.” Ông nầy nói thêm rằng tờ Thời Báo chọn lọc một số rất ít các bức điện – chỉ khoảng 100 trên cả thảy một phần tư triệu tấm được xem là sẽ hữu ích cho những bài báo mà họ phát hành.
4- Loại tin mật nào đã bị phát tán?
Hồi tháng 7, Wikileaks tung ra khoảng 92 ngàn tài liệu về cuộc chiến tại Afghanistan, kể cả thông tin về tổn thất sinh mạng thường dân, khả năng tác chiến của phe Taliban, những chuyện thương vong tréo cẳng ngỗng vì hỏa lực bạn, cùng những liên kết giữa tình báo quân sự Pakistan và phe Taliban.
Ba tháng sau, Wikileaks bật mí thêm 392.000 bản báo cáo hành quân của Bộ Binh; đây là khối lượng tin tình báo quân sự bị rò rỉ lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, với các chi tiết tra tấn hay sách nhiễu tù nhân người Iraq, con số thường dân chết một cách mờ ám, sự dính líu của phía Iran với hoạt động quân sự của phe người Shiite bên trong Iraq, căng thẳng giữa hai phe Kurd và A-rập ở bắc ngạn Iraq, kèm với thông tin mới về ba công dân Mỹ leo núi dọc biên giới và bị Iran bắt giữ.
Trong số một phần tư triệu bức mật điện ngoại giao được công bố hôm 28/11 vừa rồi, 15.652 bức được coi là “Tối Mật”, và 4.330 bức nằm trong số “NoForn”, tức là loại dễ sinh dị ứng, không thể để lọt vào mắt nhân viên ngoại giao các nước khác. Không giống với hàng ngàn bức điện đánh đi từ 270 sứ quán và lãnh sự Mỹ quanh địa cầu về Bộ Ngoại Giao, khoảng nửa chục bức điện mang ngày gửi từ 2008 đến 2009 đề cập chỉ thị thu thập chi tiết tình báo ký tên các Ngoại trưởng Condoleezza Rice và Hillary Rodham Clinton. Một trong số các điện tín vừa kể mang chữ ký của bà Clinton liệt kê thứ tự ưu tiên các thông tin cần được thu thập cho nhân viên Mỹ phục vụ tại trụ sở Liên hiệp Quốc ở New York, trong đó có cả “dữ liệu sinh trắc học của các viên chức ngoại giao cao cấp của bắc Triều Tiên”.
Báo chí thế giới đang tiếp tục bình luận về hệ lụy trong bang giao quốc tế sau khi lệnh cho nhân viên ngoại giao Mỹ thu thập thông tin về tiểu sử và sinh học, bao gồm scan tròng mắt, mẫu ADN và dấu tay của những quan chức cao cấp Liên Hiệp Quốc. Nhân viên ngoại giao Mỹ cũng được yêu cầu thu nhặt những thông tin cặn kẽ về thẻ tín dụng, địa chỉ imeo, mật khẩu, các mật mã số thâm nhập các mạng máy tính và hệ thống thông tin liên lạc chính thức của đối tượng. Những quan chức LHQ trong diện được yêu cầu sưu khảo thông tin gồm cả tổng thư ký, các phó tổng thư ký, chủ tịch các ban ngành đặc biệt và cố vấn của họ, trợ lý của tổng thư ký, chỉ huy trưởng các chiến dịch hòa bình và chỉ huy các lực lượng quân sự LHQ. Đặc biệt phía Mỹ muốn tìm thông tin về lề lối quản lý và quyết định của Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon. Sau LHQ, các nước khác trong danh sách Mỹ muốn theo dõi gồm có Bulgary, Jordan, Syria và đồng minh Do Thái cũng như Vương quốc Saudi Arabia của Hoa Kỳ.
Đành rằng một số thỏa ước hiện hành ngăn cấm việc rình mò gián điệp ở trụ sở LHQ, có một bí mật bỏ ngõ mà ai cũng thấy là chẳng nước nào buồn tuân thủ. Trong một khúc đoạn ngoại giao không làm ai ngạc nhiên, vào ngày 27/02/2004, cựu chủ tịch ủy ban phát triển thế giới của Anh ông Clare Short tiết lộ công khai rằng Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ và Bộ Chỉ huy Truyền tin Chính phủ Anh đã đặt máy nghe lén các cuộc điện đàm của ông Tổng Thư Ký Kofi Annan trong những tuần lễ trước khi liên quân đánh vào Iraq. Rồi chuyện nầy cũng đã xẹp xuống nhanh chóng như bánh xe cán phải đinh.
Giữa tuần lễ vừa qua, một thông báo do văn phòng ông Ban Ki-moon phổ biến sau phiên họp thượng đỉnh quốc tế tại Kazakhstan cho hay mặc dù Ngoại trưởng Clinton không công khai xin lỗi Tổng thư ký LHQ, nhưng bà nói rất tiếc về việc phát tán bừa bãi các tài liệu mật. Báo Guardian tường thuật rằng ông Ban không muốn có các cuộc chạm trán và văn phòng của ông rất thận trọng trong các hồi đáp để không làm mất lòng Hoa Kỳ, mặc dù ở chỗ riêng tư, họ buồn lòng không ít. Họ cho rằng chuyện Mỹ rình rập các nhà ngoại giao và viên chức LHQ chẳng ai lạ lùng gì, nhưng mức độ của chiến dịch rình mò đáng cho họ sững sốt. Tờ báo kết luận bằng lời đưa đẩy nhẹ nhàng của ông Stephen Schlesinger, một cựu quan chức LHQ: “Nói gì thì nói, Mỹ vẫn dùng FBI, NSA, CIA và các cơ quan an ninh để thu thập dữ kiện mà không cần phải dùng nhân viên ngoại giao ở LHQ. Tôi không tin là ông Ban Ki-moon sẽ phản ứng mạnh trong khi ông ấy đang cần hậu thuẩn của Hoa Kỳ để tái ứng cử nhiệm kỳ hai vào năm 2012”.
5- Kiểu rò rỉ tin mật thế nầy còn có thể xẩy ra nữa?
Hỏi là đã tự trả lời: trừ phi phía Mỹ cần nhanh chóng thay đổi cung cách phân phối và sưu khảo loại thông tin nhạy cảm, câu trả lời là “có” – tất nhiên!
Sau vụ bị khủng bố tấn công ngày 9/11, các cơ quan công quyền Mỹ bắt đầu chia sẻ các thông tin mà trước kia họ để đóng băng, không dùng được thì loại bỏ, chứ không trao qua đổi lại. Ngày nay, số lượng những nhân vật có thẩm quyền vào Mạng lưới Giao ước Bí mật SIPRNET lên gần tới 2.5 triệu người, phần lớn là nhân viên Bộ Ngoại Giao từ khắp nơi trên thế giới được nối kết thoải mái với mạng, hay những quân nhân cấp bậc thấp như Bradley Manning cũng được phép tiếp cận. Mạng SIPRNET là chữ viết tắt của cụm từ Secret Internet Protocol Router Network, được Bộ Quốc phòng Mỹ thiết kế từ thập niên 1990 để trao đổi thông tin từ mức “lưu hành nội bộ” đến “mật” – mức độ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền an ninh quốc gia. Sau biến cố 11/9, mạng được mở rộng cho phép các thông tin bí mật được chia sẻ dễ dàng hơn nhằm ngăn chặn sự gián đoạn liên lạc giữa các cơ quan tình báo khác nhau của chính quyền Mỹ. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates vừa than trách với các ký giả là con số nầy quá lớn, và Ngũ Giác Đài đang xét lại trường hợp mỗi người, hay mỗi máy, có những máy chỉ nên cho xem mà không có lỗ cắm các loại dĩa để làm copy và mang hồ sơ mật đi.
Theo hướng dẫn sử dụng của Ngũ Giác Đài thì mạng SIPRNET dùng công nghệ tương tự như Internet, trừ việc được mã hóa để tách biệt nó với tất cả các mạng thông tin khác. Tuy thế, với sự tiến bộ của công nghệ tin học ngày nay thì việc lấy các thông tin nhạy cảm từ những khu vực được bảo mật ngày càng trở nên quá giản đơn. Cộng chung tất cả các kẽ hở, chúng ta thấy câu nói của ông Ghandhi lần nữa lại đúng: “Ngoài ta ra không ai hại ta được cả”. Sau Bộ Quốc Phòng, đến lượt Bộ Ngoại Giao và các cơ quan công quyền Mỹ cũng cần rà soát lại cung cách chia sẻ thông tin. Dù bò đã mất mới lo làm chuồng, Tòa Bạch Ốc vừa chỉ thị tất cả các bộ, ban, ngành của chính phủ siết chặt cách bảo mật hồ sơ và xem lại thủ tục áp dụng nhằm bảo vệ việc khỏi bị lấy cắp và tiết lộ các thông tin liên quan đến an ninh quốc gia, đồng thời ra lệnh các cơ quan công quyền ngăn nhân viên mình truy cập WikiLeaks từ máy tính cơ quan hoặc những thiết bị khác vì số tài liệu ngoại giao dù bị rò rỉ này vẫn được coi là tài liệu mật, vì chưa được bạch hóa.
Một vài phản ứng
Hiện nay, Binh nhất Manning đang lặng lẽ bóc những tờ lịch đầu tiên trong quân lao Quantico, ở tiểu bang Virginia, trong khi các tài liệu mà anh chàng tung hê ra làm náo động cả thế giới. Nếu bị kết tội theo đạo luật gián điệp, bản án của phạm nhân sẽ từ nửa thế kỷ trở lên.
Bằng tốc độ điện tử cộng với sức mạnh và ảnh hưởng của mạng lưới truyền thông thế giới hiện đại, tiết lộ của Wikileaks đã tức khắc tạo chấn động toàn cầu. Nói theo cách nói của Ngoại trưởng Ý ông Franco Frattini, “đây là một vụ 11/9 khác tấn công vào nền ngoại giao thế giới” trong khi Ngoại trưởng Hillary Clinton không ngoa khi ví von là “đòn tấn công vào cộng đồng thế giới”.
Thực ra, ai cũng hiểu ngầm các tòa đại sứ và lãnh sự của tất cả các nước trên thế giới không phải được đặt ra chỉ để làm công tác ngoại giao, mà chủ yếu là rình rập theo dõi quốc gia chủ nhà, do đó, những tiết lộ của Wikileaks về hậu trường của nền ngoại giao Mỹ chỉ gây trơ trẽn về phương diện giao hảo khi được phơi bày ra công chúng nhưng khó trở thành mối đe dọa đến an ninh Hoa Kỳ. Ví dụ các tài liệu rò rỉ cho mọi người thấy Mỹ thật sự không hề muốn xảy ra chiến tranh với Iran, nhưng chỉ là những lời tuyên bố bánh vẽ trên lãnh vực ngoại giao dưới áp lực từ phía Do Thái và các nhà lãnh đạo khối Arập. Tuy nhiên, tiết lộ của Wikileaks đã gây ra thiệt hại trong trường hợp này là việc chính Mỹ đã không bảo mật được sự kín đáo cho những nhà lãnh đạo vùng Vịnh, để chủ trương của họ muốn tấn công Iran lộ ra cho thế giới trong khi họ luôn luôn nhã nhặn kêu gọi tất cả mọi bên ngồi vào bàn đàm phán.
Ngoài vấn đề giới ngoại giao Mỹ bị lật trần trong việc thu thập thông tin cá nhân của các quan chức Liên Hiệp Quốc và đại diện thường trực tại Hội đồng Bảo an, nỗ lực của Mỹ trong việc bảo kê an toàn cho vật liệu phóng xạ tại Pakistan không lọt vào tay quân khủng bố có thể coi là bí mật có giá trị bị tiết lộ, tuy nhiên, cũng chính loạt hồ sơ mật nầy cho thấy không có thỏa hiệp nào giữa chính phủ Islamabad với đồng minh Hoa Kỳ.
Dù sao, bản thân công ty Wikileaks và chủ nhân của nó đang bị phản công, tứ bề thọ địch. Ngày 18/11, Tòa án Hình sự Stockholm đã nhận được yêu cầu bắt giữ Julian Assange với những tội danh hãm hiếp, lạm dụng tình dục và sử dụng vũ lực trái phép. Trong khi bà Marianne Ny, Giám đốc các vụ kiện công cộng Thụy Điển đưa ra yêu cầu nói trên thì chủ nhân Wikileaks đã phủ nhận cáo buộc của hai người phụ nữ cho rằng đã bị anh cưỡng hiếp tại Thụy Điển hồi mùa hè, ngoài ra, luật sư riêng của Assange cũng cho biết thân chủ của mình nhiều lần muốn gặp các công tố viên Thụy Điển để trả lời thẩm vấn, trước khi rời khỏi đất nước này, nhưng mọi lần đề nghị của anh đều bị từ khước. Ngày 30/11, lực lượng cảnh sát toàn cầu Interpol đăng lệnh truy nã Assange trên mạng để điều tra về các tội tình dục. Có bàn tay của chính phủ Mỹ bên sau bản cáo thị nầy hay không, đến nay vẫn còn là một bí mật. Nhưng những điều không bí mật là công ty chuyển tiền Paypal và hai hảng cung cấp tên miền đã xúm nhau lại đánh hội đồng Wikileaks.
Hảng thu và trả tiền trên mạng Paypal có bản doanh tại Hoa Kỳ cho biết họ “đã đình chỉ vĩnh viễn trương mục của Wikileaks vì khách hàng đã vi phạm thủ tục sử dụng, trong đó chúng tôi quy định rằng dịch vụ của chúng tôi không thể dùng vào bất cứ hoạt động nào nhằm vận động, quảng cáo, hay tạo điều kiện hoặc chỉ dẫn cho người khác tham gia vào những hành vi phi pháp. Chúng tôi đã thông báo cho chủ trương mục về quyết định nầy”.
Bên cạnh đó, trang mạng của Wikileaks đã phải thay đổi địa chỉ sau khi công ty cung cấp tên miền (domain) ngừng phục vụ cho họ. Hảng EveryDNS.net nói họ đã cắt dịch vụ cung cấp cho Wikileaks vì trang mạng ‘cầm còi’ nầy đã trở thành chủ điểm của những cuộc tấn công quy mô: “Công ty EveryDNS.net chúng tôi cung cấp tên miền cho Wikileaks.org cho đến 10:00 giờ đêm, giờ Washington DC ngày 2/12/2010, là giờ chúng tôi sẽ cắt tất cả các dịch vụ.” Tuy nhiên, sáu giờ đồng hồ sau Wikileaks đã nhanh chóng tái xuất giang hồ với một địa chỉ có gốc Thụy Sĩ, báo cho người tìm chuyển từ trang wikileaks.org qua www.wikileaks.ch. Quyết định của hảng EveryDNS.net đã xảy ra sau khi công ty cung cấp dịch vụ internet Amazon.com Inc gỡ tên khách hàng Wikileaks ra khỏi mạng lưới của mình trước đó hai hôm. Quyết định của Amazon được công bố sau khi Thượng nghị sĩ Joe Lieberman, Chủ tịch Ủy ban Nội an và Quan hệ Chính phủ đã viện dẫn tới cả dự luật SHIELD khi nói về Wikileaks. SHIELD viết thường có nghĩa lá chắn, cái thuẩn, hay sự bảo vệ, ngụ ý tới an ninh quốc gia, nhưng cũng là tên viết tắt của cụm từ Securing Human Intelligence and Enforcing Lawful Dissemination — một dự luật sau khi được thông qua sẽ biến thành trọng tội một khi phổ biến thông tin có thể phương hại cho nhân viên công lực Mỹ hay những chỉ điểm viên, hay trở thành đối nghịch với quyền lợi quốc gia.
Trong khi Thứ trưởng Ngoại giao Nước Cộng Hòa Ecuador, ông Kintto Lucas tuyên bố hiến cho Julian Assange quy chế nhập cư vô điều kiện, Bộ Tư pháp Mỹ muốn làm hơn như thế. Ông Lucas nói rất rõ: “Chúng tôi sẵn lòng cung cấp nơi ăn chốn ở cho ông ấy không một rắc rối hay bất cứ điều kiện nào, để ông ta không những được tự do phổ biến tất cả thông tin trên internet, mà cả trên tất cả diễn đàn công cộng ở nước chúng tôi.” Ngay sau đó, thông tấn xã AFP loan tin Tổng thống Ecuador đã cải chính lời mời ấy. Trong một cuộc họp báo ở thành phố duyên hải Guayaquil, ông Rafael Correa nói: “Không có lời mời chính thức nào gởi tới ông giám đốc Wikileaks. Chẳng qua chỉ là phát biểu cá nhân của ông Thứ trưởng Ngoại giao; ông nầy không được sự ủy quyền của tôi.” Đồng thời, Mỹ đang xem xét vấn đề xin dẫn độ Julian Assange qua Mỹ một khi Interpol bắt giữ được chủ nhân Wikileaks, để xét xử theo Đạo luật Gián điệp năm 1917, nhưng không ít chuyên gia an ninh và pháp lý cho rằng truy tố Assange là điều không đơn giản trong một quốc gia bảo vệ tự do ngôn luận như Mỹ. Giáo sư Scott Silliman của Đại học Luật Duke kiêm chuyên gia về luật an ninh quốc gia phát biểu: “Sẽ cực kỳ khó khăn cho chính phủ trong việc kết tội ông ta. Chính phủ sẽ đối mặt với hết rào cản này đến cản trở khác.” Nhiều người đồng ý với nhận xét ấy, vì bộ luật này được coi là lạc hậu từ khuya và hiếm khi được vận dụng để khởi tố. Luật sư Floyd Abrams nói: “Luật này viết quá chung chung và mập mờ nên ít khi được dùng tới”. Năm 2005, Bộ Tư Pháp đã dựa trên luật nầy để khởi tố hai nhà chính trị nhưng vụ án bị bãi bỏ năm 2009 sau một loạt rắc rối. Ông Abrams nói thêm Julian Assange có thể bào chữa bằng việc bảo vệ tự do báo chí trong luật pháp Mỹ như lá chắn để không bị truy tố; và để thắng kiện, Assange chỉ cần chứng minh rằng Wikileaks hoạt động như một tổ chức báo chí. Có điều, WikiLeaks không đơn thuần chỉ là một tờ báo; nó là một nguồn thông tin cho báo chí.
Trong tuần qua, trong khi phải né tránh cảnh sát quốc tế, Assange vẫn bình tĩnh giỡn mặt chính phủ Mỹ. Trả lời cuộc phỏng vấn dài 22 câu hóc búa qua điện thoại của chủ biên Richard Stengel của tạp chí Time, ông chủ Wikileaks đã để lại hai câu trả lời tạo ấn tượng khá đáo để, xin thuật lại với độc giả:
Báo Time: Anh phân loại hành động của anh thế nào, cả trong đợt rò rỉ mới nhất lẫn các lần trước đây? Không lẽ anh vận dụng sự bất tuân luật pháp để chống lại việc vi phạm luật pháp, nhằm phanh phui những sự phạm pháp cao cấp hơn? Có phải đó là bài toán luân lý mà anh sử dụng để biện minh cho việc rò rỉ thông tin?
Julian Assenger: Không, hoàn toàn không. Tổ chức của tôi vận dụng sự bất tuân luật pháp, cứ cho là vậy đi, chúng tôi là một tổ chức cố gắng làm cho thế giới thêm dân quyền và hành động chống trả lại các cơ quan lạm dụng đang dồn thế giới vào hướng nghịch lại. Về mặt luật, chúng tôi đang ở vào năm thứ tư trong lịch sử của mình với trên 100 vụ tố tụng dưới nhiều dạng mục và chung cục chúng tôi đã thắng kiện. Như thế, nếu anh muốn đem luật ra nói, điều rất quan trọng để nhớ là luật không là và không chỉ là những gì những kẻ cầm quyền bắt người khác phải tin. Luật không phải là điều phát ra từ miệng một ông tướng. Luật không phải là điều phán ra từ miệng bà Hillary Clinton. Luật không phải là điều nhà băng quyết định. Thực ra, luật là những gì tòa án tối cao của một quốc gia biểu quyết tối hậu, và trong trường hợp nước Mỹ, Tối Cao Pháp Viện có một Hiến pháp thỏa lòng công dân dùng làm điểm tựa cho các quyết định của đất nước.
Báo Time: Chúng ta đang ở vào điểm sát đất rồi đây. Nào, có lời đồn đoán trong làng báo rằng Ngoại trưởng Clinton chính là nguyên nhân làm anh phải gây bối rối cho Bộ Ngoại Giao và cho nước Mỹ. Có phải trong lòng anh muốn câu chuyện nầy kết thúc bằng việc bà ta phải từ chức hay bị mất việc?
Julian Assenger: Tôi tin… Tôi không nghĩ bằng cách gì đi nữa thì có lắm khác biệt. Nhưng bà ta nên từ chức nếu quả tình bà có trách nhiệm trong việc chỉ thị cho các chức sắc ngoại giao nhúng tay vào công tác rình mò Liên Hiệp Quốc, là một hành vi vi phạm công ước quốc tế mà Hoa kỳ có ký kết. Vâng, vì chuyện nầy, bà ấy nên từ chức.
Chuyện lỗ thũng, chuyện rò, chuyện khe hở, chuyện chỗ dột, chuyện tiết lộ, chuyện rỉ, chuyện thoát ra, chuyện lọt ra, chuyện xì ra, chuyện để lộ liên quan đến Wikileaks còn dài, rất dài. Nếu cảnh sát Thụy Điển chỉ nói cho vui lòng nước Mỹ rồi cứ để mặc Julian Assange nhỡn nhơ, thì không ai nghĩ anh ta hứa cuội, khi tuyên bố đợt hồ sơ mật kế tiếp là về ngành ngân hàng – một đề tài về đồng tiền và bát gạo. Ngân hàng Bank of America tự biết mình sẽ là nạn nhân kế tiếp bị lật trần nhiều chuyện thâm cung bí sử trước công luận, và họ đang tìm biện pháp đỡ đòn. Xin độc giả kiên nhẫn, trong khi chờ kết cuộc câu chuyện kín của bà vợ cựu tổng thống Bill Clinton bị lật hở giữa thanh thiên bạch nhật.
NgyThanh tổng hợp
(5/12/2010)
Gửi ý kiến của bạn