BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73476)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31182)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Bên lề vụ 6 giáo dân Cồn Dầu bị ra xét xử

22 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 864)
Bên lề vụ 6 giáo dân Cồn Dầu bị ra xét xử
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Thành phố Đà Nẵng quyết định xét xử vụ án 6 giáo dân Cồn Dầu với tội danh '' chống người thi hành công vụ và gây rối trật tự công cộng'' vào ngày 27/10 tới đây.


6 người bị bắt cách đây mấy tháng, sau khi bắt giam 6 người dân thuộc giáo xứ Cồn Dầu này công an quận Cẩm Lệ liên tiếp triệu tập, thẩm vấn nhiều người dân khác để hỏi cung. Sự triệu tập liên miên và dài ngày khiến nhiều người dân thấy hoang mang và sợ hãi. Nhiều người khi làm việc với công an huyện Cẩm Lệ trở về khi được hỏi thế nào đều nhìn xuống thân thể họ rồi lắc đầu sợ hãi từ chối trả lời, khi người hỏi định lật áo họ xem thì họ gạt vội rồi bỏ đi với vẻ đau đơn, một trong số những người bị triệu tập hỏi cung trở về nhà đã chết ngay sau vài tiếng với nhiều vết bầm tím, đó là anh Nguyễn Thanh Năm .Gia đình khước từ đề nghị khám nghiệm tử thi của công an Đà Nẵng. Công an xác nhận anh Năm bị đột tử, anh Năm chết để lại người vợ và hai đứa con thơ. Cái chết của anh Năm khiến nhiều người dân Cồn Dầu sau đó đã có những thay đổi lời khai không như ban đầu, những lời khai sau này của họ gây bất lợi cho những người đã bị bắt.


Giám mục Đà Nẵng ĐC Châu Ngọc Tri thì cho rằng đằng sau vụ Cồn Dầu còn là chuyện gì đó, ông không nói rõ là việc gì cụ thể, nhưng có nói thêm giáo dân Cồn Dầu là đất chống Cộng ác liệt từ xưa đến nay, nhiều người Cồn Dầu có bà con bên nước ngoài nữa . Ông trễ miệng kéo dài giọng nói rằng '' không đơn giản là chuyện đất đai đâu, vì chuyện đất đai nhà nước người ta làm để phát triển đẹp hơn, đời sống tốt hơn thì giáo dân mình cũng hưởng lợi, tôi nghĩ đằng sau này còn có nhiều vấn đề''.

1. Trong cuộc đấu tranh cho công lý và công bằng xã hội, Anh Chị Em giáo dân đừng nghĩ rằng các mục tử không đứng về phía mình. Các Ngài có cách thế riêng do vị trí, ơn gọi, sứ vụ và đặc sủng của các Ngài. Người mục tử có lúc đi trước, có khi đi sau, thậm chí có những hoàn cảnh phải đi giữa đàn chiên, tùy sự an nguy của đàn chiên đến từ đâu. Hãy kính trọng và lắng nghe tiếng nói của các mục tử ! Hãy biết “tôn sư trọng đạo” đúng mức như bài học vỡ lòng của mọi người dân Việt.


2. Không được nhân danh tôn giáo để đấu tranh bạo động xảy ra dưới bất cứ hình thức nào, dù mục đích của cuộc đấu tranh là chính đáng. Đây không phải chỉ là những điều cấm kỵ đối với tôn giáo, mà còn là lời cảnh báo cho những ai mưu toan lạm dụng tôn giáo để giải quyết những tranh chấp hơn thua cho gia đình, phe nhóm hay đảng phái mình.




Không biết ĐC Tri căn dặn phòng xa hay muốn ám chỉ có chuyện ai đó mưu toan lợi dụng tranh chấp hơn thua cho gia đình, đảng phái nào ?


Sự việc mâu thuẫn về đất đai đơn thuần dẫn đến xô xát, nhưng khi cố ý nhiều lần đưa những giả thiết theo chiều hướng như thế này sẽ khiến dư luận bị dẫn dắt tới rằng sự việc Cồn Dầu còn có những thế lực đứng đằng sau xúi dục.


ĐC Tri gán ghép như thế là vô tình hay cố ý.


Khó có thể nói một Đức Giám Mục lại không cân nhắc khi cất lời. Nếu chứng minh được có tổ chức nào xúi dục đằng sau. ĐC Châu Ngọc Tri có thể phủi tay không hề bị gán trách nhiệm trước Giáo Hội, hơn nữa chứng minh được thì ĐC sẽ càng được lòng chính quyền Đà Nẵng hơn bao giờ vì đã có công vạch rõ nguyên nhân mờ ám đằng sau vụ Cồn Dầu.


Hãy nghe thêm một lời nói nữa của ĐC Châu Ngọc Tri


'' người ta ( chính quyền ) đã cấm ra đó, vậy mà cứ ra ( mang xác ra chôn tại nghĩa trang) đó là thế nào, bị sao thì chịu chớ ''

Đáng tiếc là ở điều 1 ở trên ĐC Châu Ngọc Tri căn dặn giáo dân hãy tin tưởng vào các mục tử ( giám mục) Kính trọng lắng nghe tiếng nói của các mục tử ( là chính ngài). Tôn sư trọng đạo thì sau đó ngài lại nói những lời về giáo dân như thế. Một gáo nước lạnh dội xuống những trái tim đang chờ những lời an ủi từ ngài.Đức Cha Nguyễn Thái Hợp là người có kiến thức và rất '' khôn khéo'', giáo dân hy vọng trên cương vị mới nhận thêm là chủ tịch ủy ban Công Lý- Hòa Bình ngài sẽ có những quan điểm rõ ràng về vụ án Cồn Dầu này trước ngày chính quyền Đà Nẵng mở tòa phiên xét xử.

Đó là ĐC đòi hỏi người giáo dân phải lắng nghe, kính trọng, tôn sư với ngài. Còn về '' trọng đạo'' của ngài thì sao. ĐC Tri nhún vai, xòe tay trong một điệu bộ rất kịch, miệng cười tươi ông nói

'' giáo hội buồn, chứ tôi đâu có buồn''

Thấy nét mặt của người đối thoại có vẻ ngạc nhiên vì câu nói đó của ngài. ĐC Châu Ngọc Tri giải thích thêm

'' thì tôi làm hết phần việc của mình rồi, còn gì nữa ví dụ như có ai đó xui họ ( giáo dân CD) thì tôi đâu có làm được gì ''

Vâng có lẽ ĐC Châu Ngọc Tri đã hoàn thành trách nhiệm trong vị trí của mình một cách xuất sắc, còn việc thế nào hãy để tòa án của chính quyền Đà Nẵng thay Chúa phán xét số phận của những giáo dân Cồn Dầu trong ngày 27-10 tới đây.

Nhiều tháng trời ròng rã, thân nhân của những người bị giam đã chờ đợi người thân của họ được thả về. Nhưng khi biết chắc chính quyền đã khởi tố và đưa ra xét xử, không trông chờ vào đâu được. Những thân nhân của 6 người bị bắt giam đã xuôi ngược Nam, Bắc để tìm luật sư bào chữa. Hai tháng trời đi lại , có người phụ nữ khi đi mang theo cả con nhỏ đang bú sữa, bình sữa, tã, bỉm lỉnh kỉnh bọc đùm tìm luật sư cho chồng, có người con bỏ học để đi tìm luật sư cho cha.

Vì bận nhiều việc, văn phòng luật sư Dương Hà- Cù Huy Hà Vũ đã phải đắn đo, cân nhắc nhiều lần trước vụ án này. Nhưng sau khi thấy những người phụ nữ dân quê tội nghiệp tất tả mấy lần đến nhờ, và biết họ cũng không tìm được nơi nào có thể yên tâm trông cậy, cuối cùng trong một nỗ lực đáng phục, văn phòng luật Dương Hà- Cù Huy Hà Vũ đã gắng hết sức để nhận bào chữa cho các giáo dân Cồn Dầu.

Ngày 20-10 các luật sư có đến viện, tòa Cẩm Lệ để làm thủ tục bào chữa. Nhưng nơi này nói ngày 20-10 là ngày phụ nữ Việt Nam không làm việc. Chưa có quy định nào của nhà nước Việt Nam nói được nghỉ làm ngày 20-10, thế nhưng ông Nguyễn Bá Thanh vừa trúng cử một mình thì các cơ quan chính quyền trên đất ông cai quản lại tùy tiện đặt lệ trên cả quy định nhà nước. Đây là sự gây khó cực kỳ cho các luật sư vì họ từ Hà Nội vào làm việc, phải chờ đợi các cơ quan hành pháp Đà Nẵng trong khi ngày xử đang đến gần.

Được biết một số người bị bắt giam đã làm cam kết với công an Đà Nẵng là không thuê luật sư. Tất nhiên không bỗng dưng một bị cáo nào lại tự nhiên vô cớ làm cam kết từ chối luật sư cho mình, và cam kết như vậy có giá trị pháp lý không, tại sao lại cam kết là những câu hỏi thật khó hình dung nguyên nhân.

Thêm điều khó hiểu nữa là khi các luật sư bị từ chối một cách vô lý, thì chiều hôm đó những nhà có người thân sắp được đưa ra xét xử được khuyến cáo là không nên thuê luật sư bào chữa cho người thân của mình.

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sau đại hội vừa qua đã lập ra '' ủy ban Công Lý- Hòa Bình" đứng đầu ủy ban này làm Giám Mục giáo Phận Vinh ĐC Nguyễn Thái Hợp. Trong một vài cuốn sách viết khi còn là linh mục như cuốn '' Hãy Để Họ Lớn Lên"' linh mục Nguyễn Thái Hợp có nhiều ý phản đối chế độ độc tài chà đạp quyền con người. Trên cương vị linh mục hồi năm 2008 linh mục Nguyễn Thái Hợp đã chủ trì buổi tọa đàm về Biển Đông tại Sài Gòn, nhiều ý kiến của các chuyên gia mời tới tham luận đã được linh mục Nguyễn Thái Hợp ngắt nửa chừng . Gần đây sau khi nhận thêm chức chủ tịch ủy ban Công Lý -Hòa Bình của Giáo hội Việt Nam , Đức Cha Nguyễn Thái Hợp mở lời tuyên bố đầu tiên trên cương vị này khá đanh thép

'' Đã đến lúc, chúng tôi nghĩ rằng Hội đồng giám mục cũng như các giám mục cũng phải lên tiếng rõ hơn về vấn đề đó, mặc dù là vấn đề nhạy cảm. Nhưng đó cũng là đóng góp cho con người và cho dân tộc.

Cái quyền đó không chỉ là quyền của người dân, mà là quyền của cả dân tộc, chẳng hạn như vấn đề Biển Đông. Đó cũng là vấn đề nhạy cảm mà đã đến lúc, với tư cách là thành phần của dân tộc, chúng ta cũng nên nghĩ đến chuyện đó.
Đức Cha Nguyễn Thái Hợp còn nói thêm


'' Trên nguyên tắc đất đai là thuộc sở hữu Nhà nước, nhưng trong rất nhiều trường hợp, chúng ta thấy một số bãi biển đẹp nhất bay giờ bổng dưng được tư hữu hóa một cách chưa được chính đáng bao nhiêu. Thành ra người dân luôn luôn bị thiệt thòi. Có rất nhiều điểm cần phải suy nghĩ và đào sâu hơn.''


Gần đây các phát ngôn của một số giám mục thường có quan điểm bất nhất, cho nên hy vọng vào các giám mục cần phải có một đức tin lớn.


Vị giám mục duy nhất trước sau như một quan điểm hết lòng vì giáo dân là Đức Cha Ngô Quang Kiệt đã '' được'' nghỉ. Thay thế ngài là Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn, giáo dân Cồn Dầu có đến tận tòa giám mục xin gặp ngài nhưng không được, họ có gửi lại lá đơn kêu cứu, nhưng cho đến nay Tổng Giám Mục Hà Nội, Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn không hề có thái độ gì, dường như ông không hề biết thông tin gì về vụ Cồn Dầu.


Người Buôn Gió

22-10-2010

Theo Blog Người Buôn Gió
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn