BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73542)
(Xem: 62255)
(Xem: 39451)
(Xem: 31188)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tân chủ tịch nước Tô Lâm

19 Tháng Ba 20247:04 SA(Xem: 2264)
Tân chủ tịch nước Tô Lâm
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51

Đây là lựa chọn bắt buộc theo quy định của đảng, cho dù là mong muốn hay không mong muốn thì ông Tô Lâm vẫn được (hoặc bị) nhận chức Chủ Tịch Nước do ông Võ Văn Thưởng tự xin về (hay buộc phải về) hưu.

Theo quy định để lọt vào tứ trụ ( ngũ trụ ) cần phải có trọn một khoá làm uỷ viên Bộ Chính Trị. Hiện giờ những uỷ viên BCT đã làm trọn khoá 12 là ông Trọng, Chính, Huệ, bà Mai, ông Thưởng và ông Tô Lâm. Các vị còn lại mới đang làm 2/3 khoá 12.

Sở dĩ phải dùng khái niệm bị buộc phải làm hay được làm CTN đối với ông Tô Lâm, bởi đến nay vẫn chưa rõ việc ông Thưởng bị hạ bệ là do ai chủ trương vạch ra sai phạm của ông hồi ở Quảng Ngãi.

Hãy đặt giả thiết là ông Tô Lâm được làm CTN. Ông đã chỉ đạo công an bắt Hậu Pháo vì việc ở Vĩnh Phú, rồi bất ngờ chuyển cánh vào Quảng Ngãi, Vĩnh Long hạ gọn ông Thưởng, để nắm chức CTN tiến tới cơ sở sau này vào trường hợp đặc biệt để ngồi thêm khoá nữa, tức ông Tô Lâm chủ động tình hình.
Vào trường hợp này, ghế CTN chắc chắn vào tay ông Tô Lâm là đương nhiên và ông không phải mất công tính toán. Nếu ông chủ mưu hạ ông Thưởng để lấy ghế CTN, thì điều quan trọng cốt lõi nhất ông phải tính đó là ai sẽ nắm ghế bộ trưởng công an?

Nếu người thân cận của ông Tô Lâm nắm chắc Bộ Công An như ông nắm ghế CTN, ông Tô Lâm quyết định ra tay bất ngờ với ông Thưởng. Còn nếu không chắc, chỉ ra tay để mình ông leo lên CTN còn Bộ Công An vào tay người khác. Thử hỏi ông Tô Lâm có quyết hạ gục ông Thưởng hay không?

Hơn ai hết, ông Tô Lâm thấy bài học khi ông Đại Quang làm CTN, ông Tô Lâm làm bộ trưởng công an. Ngay sau đó là cả dàn tướng tá công an Ninh Bình và sân sau của ông Quang bị đưa vào lò làm củi. Ông Quang chỉ biết ngồi nhìn đàn em bị thịt, rồi kết cục đến bản thân mắc bệnh lạ từ trần lúc đang ngồi ghế CTN. Những gì ông Quang gây dựng mất sạch.

Liệu ông Tô Lâm có hạ ông Thưởng làm CTN, để rồi người khác nắm BCA và bài học của Trần Đại Quang còn ngay trước mắt ?

Đến đây thì cần đặt giả thiết ngược lại, phải chăng chính ông Tô Lâm bị rơi vào cái bẫy phải làm CTN và bàn giao quyền lực Bộ Công An cho người khác như ông Phan Đình Trạc trưởng ban nội chính trung ương hay ông Nguyễn Văn Nên bí thư thành phố HCM, Nguyễn Hoà Bình chánh án bởi cả ba ông này đều là uỷ viên BCT và đang làm công an.

Tô Lâm – Phan Đình Trạc
Tô Lâm – Phan Đình Trạc


Nếu ông Tô Lâm làm CTN, thì khả năng ông Trạc sẽ làm bộ trưởng công an nhiều hơn. Vì sao, vì ông Nên thành chính khách hợp hơn là bộ trưởng công an. Vì ông Trạc làm ban nội chính có quan hệ chặt chẽ với công an và uỷ ban kiểm tra trung ương. Ở cương vị còn là phó ban chỉ đạo chống tham nhũng, trưởng ban nội chính thì quyền lực của ông Trạc có lúc còn chỉ đạo cả bộ CA và ban kiểm tra trung ương. Ông Trạc lại đang là uỷ viên BCT, chức bộ trưởng công an phải là uỷ viên BCT.

Nếu đưa ông Tỏ, Tam Quang, Duy Ngọc lên nắm bộ CA thì lại phải bầu bổ sung uỷ viên BCT cho ghế Bộ trưởng công an, bầu bổ sung cho suất uỷ viên BCT cho ghế bộ trưởng công an dẫn đến cũng phải bầu bổ sung ghế uỷ viên BCT cho chức phó thủ tướng thường trực, cho ghế trưởng ban kinh tế trung ương đang bị khuyết. Chả lẽ bầu mỗi ghế uỷ viên BCT cho công an thì cũng khó ăn nói.

Từ nhiệm kỳ trước đã có vài uỷ viên BCT bay ghế, không có chuyện bầu bổ sung. Khoá 13 này các ông Phúc, Bình Minh, Tuấn Anh bay ghế cũng không có ý kiến bầu bổ sung uỷ viên BCT, cho nên nếu ông Tô Lâm làm CTN, chắc chắn ghế Bộ Trưởng Công An sẽ rơi vào tay ông Phan Đình Trạc. Vì ưu thế nổi trội hơn hai ông Nguyễn Hoà Bình và Nguyễn Văn Nên. Trường hợp ông Nên mà làm bộ trưởng công an, thì ghế bí thư TPHCM biết dành cho vị uỷ viên BCT nào, cũng là vấn đề nan giải.

Còn nếu để ông Nguyễn Hoà Bình làm bộ trưởng công an. Các bạn ngẫm xem, ông Thưởng về thay thế ông Bình làm bí thư Quảng Ngãi, chủ trương phê duyệt dự án cho Hậu Pháo luôn. Liệu những dự án lớn như thế có dễ dàng soạn ngay, hay là nó đã được soạn sẵn từ thời ông Nguyễn Hoà Bình? Chưa kể vụ Hồ Duy Hải, thấy dư luận sục sôi, ông Trọng có ý kiến vào năm 2019 với Lê Minh Trí, để ông Trí trên cương vị VKS đưa ra kháng nghị giám đốc thẩm. Nhưng ông Trương Hoà Bình, Nguyễn Hoà Bình đã giữ nguyên mức án và bác bỏ kháng nghị của Lê Minh Trí.

Ông Nguyễn Hoà Bình còn ngồi được ghế chánh án, uỷ viên BCT mà chưa bị vào lò là còn may. Mơ tranh đua với ông Trạc hay đàn em ông Lâm để chiếm ghế bộ trưởng công an thì gan quá to.

Ông Trạc làm bộ trưởng công an, người thay thế ông làm trưởng ban có thể là phó ban nội chính Võ Văn Dũng. Ông Dũng không cần phải là uỷ viên BCT vì chức trưởng ban nội chính trước đời ông Trạc chỉ là uỷ viên trung ương cũng làm được. Ông Dũng lại sinh năm 1960, ngồi tạm đến hết khoá là về. Không gặp khó khăn gì về ghế trưởng ban nội chính do ông Trạc để lại.

Ông Trạc làm Bộ trưởng công an kiêm phó ban thường trực ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng quyền lực sẽ ngang ngửa với ông Tô Lâm làm chủ tịch nước có đàn em làm thứ trưởng Bộ Công An.

Cuộc đốt lò sẽ cháy tiếp tục và còn cháy căng hơn nữa. Và có thể là những thanh củi trong bộ công an.

Chẳng hạn trong bộ công an, nhiều người bất mãn việc đại tá Phạm Trường Giang từ phó giám đốc CA Hải Dương lên làm giám đốc công an Phú Thọ rồi về nắm cục tài chính bộ công an với hàm thiếu tướng, quản lý ngân sách hàng trăm nghìn tỷ mà không trải qua kinh nghiệm công tác ngày nào ở cục. Trong khi những cục phó ở cục này, công tác lâu năm có kinh nghiệm, có chuyên môn, đang là thiếu tướng lại không được bổ nhiệm?

Luận án tiến sĩ của thiếu tướng Phạm Trường Giang là bắt trộm vặt ở khu công nghiệp.

Tiền nhiệm của Phạm Trường Giang là trung tướng Trịnh Ngọc Bảo Duy, ông Duy công tác thâm niêm ở cục tài chính, ông bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành kế toán ở học viện tài chính đề tài quản lý, sử dụng nguồn vốn.

Kết quả ai làm bộ trưởng công an, đó mới là điều đáng quan tâm hơn ai sẽ là chủ tịch nước.

Giờ phút này, ông Phan Đình Trạc là ứng cử viên sáng giá nhất.

Cửa ông Tô Lâm từ chối, đẩy bà Mai làm CTN đến giờ quá hẹp. Người ta đang tính tiễn nốt bà Mai về để ông Tô Lâm không có cách nào thoái thác vị trí CTN. Một vị trí xui xẻo không khác gì vị trí trưởng ban kinh tế trung ương.

Tóm lại ông Tô Lâm làm CTN mà ông Tam Quang là bộ trưởng công an, ông Tô Lâm được làm CTN. Còn người khác như ông Trạc làm bộ trưởng công an, ông Tô Lâm bị làm chủ tịch nước.

Nghĩ cũng vui, chỉ có chế độ này mới có những ranh giới mong manh được mất như vậy khi thăng chức. Chứ bên Châu Phi rõ ràng lắm, lên chức là lên quyền. Không có chuyện nhiều khi lên chức lại mất quyền như ở xứ ta.

Bùi Thanh Hiếu

Nguồn: https://www.facebook.com/nguoibuon.gio.9/posts/pfbid05eXZQuf95C1ucHyQFMDehKLeLE98Jbwe9kx7abToKVz

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn