BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73496)
(Xem: 62249)
(Xem: 39440)
(Xem: 31184)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ký-ức về HÀ THƯỢNG NHÂN

13 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 945)
Ký-ức về HÀ THƯỢNG NHÂN
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

... Vào những năm 2001-2002, vì tôi ở San Jose nên tôi có thể đến thăm nhà thơ Hà Thượng Nhân tại nhà và nói chuyện với bác nhiều hơn, thoải-mái hơn là những lần gặp nhau trong các buổi sinh-hoạt văn-học tại hội-đường hay tại tư-gia của anh+chị-em trong giới thi văn.


Tôi xem bác như một cuốn từ-điển sống về thơ – thơ cũ, thơ mới, kể cả thơ chữ Hán, thơ luật Đường – nên rất thích nghe bác nói về thơ, về các nhà thơ, và các giai-thoại về thơ.

Tuy nhiên, biết bác vốn là một viên-chức quan-trọng dưới thời Đệ-Nhất Cộng-Hoà, nên tôi giữ ý không đả-động gì đến các chuyện chính-trị và tôn-giáo, là những đề-tài có thể gây bất-đồng, làm mếch lòng nhau.

Cho đến một ngày...

Tôi đọc được, trong cuốn “Dòng Họ Ngô Đình, Ước Mơ Chưa Đạt” của ông Nguyễn Văn Minh, một đoạn viết về nhà thơ Hà Thượng Nhân như sau:

***


Cựu Trung Tá Phạm Xuân Ninh tức nhà thơ Hà Thượng Nhân, một thi văn sĩ lão thành có nhiều uy tín và rất được nể trọng trong giới văn nghệ sĩ cũng như trong chính giới tại miền Nam thời xưa, cũng như tại hải ngoại ngày nay, một tín đồ Phật Giáo, Tổng Giám Đốc hệ thống Truyền Thanh Quốc Gia thời Đệ I Cộng Hòa. Trong một dịp lễ giỗ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông đã viết mấy bài đăng trong Đặc San ngày lễ nói về một số đức tính của Tổng Thống. Trong đó có bài viết về vấn đề "kỳ thị tôn giáo" như sau:


"Một hôm, một vị Linh Mục đến Đài Phát Thanh đề nghị với tôi cho chuyển mục "Tiếng nói Công Giáo" sang tầng số A, tức là tầng số Quốc Gia. Tôi trả lời rằng, làm như thế bắt buộc phải cho tiếng nói của các tôn giáo khác cũng được hưởng một quy chế tương tự. Điều đó không thể thực hiện được. Ít hôm sau tôi được giây nói của ông Nguyễn Đình Thuần bảo: Tổng Thống đã chấp thuận cho "Tiếng nói Công Giáo" được phát thanh trên tầng số A. Tôi thưa là việc đó rất quan trọng, phải có công văn minh xác, chứ tôi không thể thi hành theo khẩu lệnh. Ông Thuần gửi văn thư tới. Vị Linh Mục hôm trước cũng tới. Tôi nói: Để tôi xin trình diện Tổng Thống rồi mới quyết định. Ông Thuần gọi tôi vào tỏ ý bất bình vì tôi ngoan cố bất tuân thượng lệnh. Tôi trình bày lý do và xin phép ông cho tôi trình thẳng Tổng Thống. Ông gắt lên: "Anh muốn làm gì đó thì làm".


Ngay khi tôi gặp Tổng Thống đã hỏi: "Tại răng các Cha làm việc đạo đức mà lại cấm?" Tôi thưa rằng: Trong nước có nhiều tôn giáo khác nhau. Nếu nay lại để cho Công Giáo được đãi ngộ đặc biệt thì lòng dân sẽ bất bình, nghĩ là Tổng Thống là Công Giáo nên quá thiên về đạo giáo của mình. Chúng tôi thiết nghĩ Đạo Chúa là Đạo Tình Thương, vậy thì dùng mục "Tiếng Vọng Tình Thương" rồi muốn nói gì thì nói. Tổng Thống ngồi lặng một lúc rồi gật đầu:


"Anh về bàn lại với các Cha. Đừng quá sốt sắng về việc đạo mà xảy ra chuyện kỳ thị tôn giáo".

Tôi ra về trình lại với ông Thuần. Ông Thuần ngạc nhiên hỏi: "Anh nói gì mà Tổng Thống lại đổi ý như vậy?" Tôi nói: Thưa việc này mới nhìn có vẻ tầm thường, nhưng suy nghĩ kỹ thì là cực kỳ nghiêm trọng. Vấn đề tôn giáo là một vấn đề vô cùng phức tạp. Rất nhiều vị tu hành vì quá sốt sắng với việc đạo, mà làm hại đến uy tín của chế độ.

Ông Thuần tỏ ý khen ngợi tôi đã dám thẳng thắn nói lên sự thật, nói lên ý kiến đúng đắn của mình.

Tôi nghĩ, chỉ vì nhiều người muốn cho xong chuyện, nên tìm cách bưng bít sự thật, chứ Tổng Thống Diệm là người lúc nào cũng muốn nghe lẽ phải và sự thật.

Bọn người bưng bít sự thật chính là bọn phản bội. Nước mất phần lớn là vì bọn người ấy. "

***


 Biết được chuyện đó, tôi càng kính quý Hà tiên-sinh hơn.

 Có một lần tôi muốn biết mặt nhà thơ Trường Giang nên hỏi một bạn, bạn ấy chỉ tay về phía một số người đang đứng nói chuyện với nhau ở đằng kia. Tôi nhìn theo, tưởng là một người trẻ trong số đó, nên hỏi bác Hà Thượng Nhân: “Ông Trường Giang trẻ thế mà sao có người lại gọi bằng ‘cụ’?” Bác Hà Thượng Nhân trả lời tôi: “Ông Hồ Chí Minh chưa đầy sáu mươi tuổi mà đã được gọi bằng ‘cụ’ thì sao?” Bác thật nhanh trí và rất dí-dỏm trong câu trả lời.

Có lần tôi mang đến biếu bác một chai rượu và xin bác vài bài thơ ưng ý để dịch ra thơ tiếng Anh. Lần đó có mặt luật-sư Đoàn Thanh Liêm. Anh Liêm cũng góp lời với tôi để xin thơ bác trong mục-đích trên. Nhưng bác nói qua chuyện khác mà chẳng thoả-mãn hoặc hứa-hẹn gì về điều mong muốn của tôi.


Sau đó, có bạn cho biết là Hà Chưởng Môn không thích xuất-bản thơ mình thành sách (?).


Tôi đành tìm trong các báo, chọn được một bài (là bài “Hạnh Phúc Đơn Sơ”) chuyển qua thơ Anh, in vào trong tập “Poems by Selected Vietnamese”. Tôi đem đến tặng bác một bản, bác cười, bảo tôi: “Con Ngọc-An nó đưa cho anh, chứ gì?”


 Cô Huệ Thu đã cố gắng phổ-biến thơ Hà Thượng Nhân, nhưng chưa được nhiều.


Tôi mong bác Hà Thượng Nhân nhận lời đề-nghị, hoặc có người nào có cơ-duyên, tập-hợp được càng nhiều càng tốt, các tác-phẩm giá-trị của bác, in ra cho đồng-hương thưởng-thức “trọn gói” – hơn là thỉnh-thoảng mới có một bài – và lưu lại cho con cháu về sau trong kho tàng thi-ca Việt Nam...


 Thanh-Thanh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn