BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73504)
(Xem: 62250)
(Xem: 39444)
(Xem: 31185)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tội ác chờ hình phạt

15 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 1493)
Tội ác chờ hình phạt
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Nhớ hồi còn nhỏ đâu chứng mười lăm tuổi, trong tủ sách của gia đình có tác phẩm "Tội ác và hình phạt" của F. Dostoevsky do Trương Đình Cử dịch. Tò mò tìm đọc tác phẩm mô tả tâm lý khá phức tạp của kẻ phạm tội. Tác phẩm này thuộc dạng khó đọc và dĩ nhiên với thằng nhóc như mình thời đó cũng không phải là một ngoại lệ. Nhưng chuyện dằn vặt của kẻ giết người hoàn hảo khiến nó bị ám ảnh nhiều nhất, cho dù về thực tế tội ác của kẻ phạm tội là có thể biện minh theo chủ thuyết đạo đức cách mạng vô sản!


Tác phẩm Tôi ác và hình phạt là câu chuyện xoay quanh hai gia đình, quanh tuyến nhân vật chính Romanovich Raskolnikov. Một sinh viên trường luật ở thủ đô Saint Peterburg xuất thân từ một gia đình nông thôn nghèo, bà mẹ không đủ tiền để nuôi cậu con trai ăn học, và một cô em gái Dunhia, giàu lòng vị tha, tần tảo, chắt chiu từng xu để nuôi anh ăn học. Gia đình thứ hai là gia đình của Marmeladov với người bố thất nghiệp nát rượu, người mẹ mắc bệnh ho lao và một lũ con nheo nhóc. Chính cảnh nghèo cùng quẫn đã dẫn dắt Romanovic Raskolnikov, một “triết gia” trẻ tuổi, nhân vật chính của tác phẩm, đến ý đồ giết mụ già cho vay nặng lãi để cướp của - tội ác này là sự kiện chính tạo nên tác phẩm. Còn hoàn cảnh khốn cùng của gia đình Marmeladov đã đẩy người con gái lớn Sonia vào nghế mại dâm, một thiếu nữ đức hạnh, người cải hoá tâm hồn cho Raskolnikov về sau.
Câu chuyện này ám ảnh tâm trí non nớt thuở đó bởi thấy khó hiểu. Vì sao khi thực hiện việc giết mụ già cho vay nặng lãi, dưới ngòi bút mô tả của Dostoevsky, mụ hiện lên như một kẻ chẳng còn tính người. Có cảm giác sự sống của mụ vô nghĩa, nhưng đầy bức bối và cô đơn, R. Raskolnikov lại bị ám ảnh và dằn vặt đến khủng khiếp. Mặc dù anh giết cùng lúc hai mạng người một cách hoàn hảo và không hề bị ai phát hiện. Lúc đó chỉ nghĩ đơn giản nếu là chàng Raskolnikov có lẽ mình cố quên đi tội ác và vui sống với mối tình của cô gái đức hạnh Sonia!

Chính vì bị ám ảnh dằn vặt khủng khiếp về tội ác của mình mà chàng đành phải tự thú sau chín tháng gây tội ác.Tại phiên tòa chàng không bị tội chết do xét thấy thần kinh không ổn định và bị đày đi biệt xứ tám năm ở Siberia.

Cái độc đáo trong tác phẩm của Dostoevsky là lòng tin của ông vào bản chất con người. Biện giải cho hành động giết người của Raskolnikov đó là chàng muốn mình trở một nhân vật phi thường, là chúa tể của thế gian, , "chế ngự thế giới để thiết lập công bằng trên thế giới, thống trị loài người để mang lại hạnh phúc cho loài người." Để hiện thực hóa cái ý muốn điên khùng của mình, chàng đã giết mụ cầm đồ Alyona Ivanovna giàu nứt đố đổ vách bằng búa sau khi đã mở được két tiền thì gặp em gái của mụ, Elizabeth,vì quá hốt hoảng chàng đã vung búa đập chết luốn bà.

Sau này lớn lên, nhìn thực tại đời sống mình đã đi tìm một lý giải khả dĩ cho hành động dằn vặt của Raskolnikov. Để trở thành kẻ hào hiệp, và đấng cứu thế, thiết lập cồng bằng cho nhân loại,(Ý thức này giống cộng sản )chàng chỉ nghĩ giết mỗi mụ cầm đổ gian ác. Nhưng khi quay ra cửa và bị phát hiện buột chàng phải giết người thứ hai ngoài mong muốn, chính là nguồn cơn khiến cái tội ác của chàng phải chịu hình phạt của lương tâm dằn vặt. Từ đó bao nhiêu ý tưởng và ảo vọng trở thành kẻ cứu thế đã sụp đỗ hoàn toàn trong chàng Tức giết người biện minh cho hành động, dù hành động đó ẩn dưới vỏ bọc bất kỳ mỹ từ nào. đối với chàng đều vô nghĩa?. Cái may mắn đời chàng là còn có Sonia đức hạnh,người đã thức tỉnh chàng và đưa chàng đến tự thú trước pháp luật. Câu chuyện tội ác và hình phạt dẫu gì cũng đưa ta đến một kết luận: cuộc sống tự thân nó là một dòng chảy cách mạng theo quy luật tự nhiên. Nếu con người nhúng bàn tay ý chí vào quy luật tự nhiên và hoán cải nó theo tham vọng vĩ cuồng của mình bằng bạo lực cũng là lúc con người bước vào hành trình của tội ác và hình phạt!

Giờ đây cái hành trình nghiệt ngã ấy chỉ có tội ác là đang lên ngôi còn sự trừng phạt còn có lẽ xa vời. Trong xã hội toàn trị này, để đạt được mục đích những người có quyền lực độc tài trong tay sẳn sàng hành động bất kỳ phương tiện gì để đạt được mục tiêu đó. Bắt người chống đối lại chúng, phản biện lại chúng, dũng cảm chỉ ra cái sai của chúng,... vi phạm luật nhân quyền cơ bản của LHQ mà họ đặt bút ký và nhân danh nó phải phù hợp với lợi ích của nhóm nhỏ quyền lực và thực tiễn địa phương! Chính vì cái mục đích què quặt và thiếu cơ sở lý luận đó, mà hành trình tội ác của các quốc gia toàn trì càng kéo dài chừng nào thì hồ sơ tội ác của chúng trong một phiên toà giả định của tương lai càng dầy thêm chừng đó.

Raskolnikov trong tội ác và trừng phạt của Dostoevsky còn dằn vặt vì giết quá nhiều so với mục tiêu đã ấn định ban đầu. Các Roskolnikov trong các quốc gia toàn trị chưa bao giờ dằn vặt về số người chết trong tay chúng khi con số đã vượt quá 100 triệu người vì cái mục đích quái gỡ-xây dựng một xã hội thống nhất tư tưởng! Các chàng Roskolnikov của thời hiện đại sẳn sàng tham gia vào trò chơi giết chóc được ẩn nấp bên dưới mỹ từ chuyên chính. Và hành động tội ác này được ngợi ca là anh hùng xả thân vì lợi ích của đảng phái, của quốc gia,... Chúng hoàn toàn xa lạ với những chuẩn mực của đạo đức nhân loại. Chàng ngốc Roskolnikov ngày ấy còn có cô gái điếm Sonia thánh thiện cảm hoá. Các chàng Roskolnikov ngày nay chẳng còn ai để cảm hoá nữa, bởi sự thù hận và lợi ích cốt lõi của lòng tham vật chất khiến các chàng sẳn sàng giết tất thảy, giết bất kỳ ai có ý định cảm hoá chàng rằng tội ác sẽ hoàn hảo chừng nào khi sự khoan dung và lòng vị tha biến mất dành chỗ cho tính vô liêm sĩ lên ngôi!

Chàng Roskolnikov trong các xã hội độc đảng và toàn trị càng leo cao vút trên các chức vị, càng đồng hành cùng chàng là sự vô liêm sĩ tương xứng. Người ta thấy các chàng đu bám quyền lực đầy mê muội. Sự níu giữ quyền lực như là sự đảm bảo nhu cầu sống của chàng, sự thịnh vượng của chàng,... giúp chàng thoả mãn và tự hào với những kẻ khốn cùng rằng trong mắt họ chàng là kẻ thành đạt bằng sự bỉ ổi!

Điều khác biệt giúp Roskolnikov trong tội ác và trừng phạt biết dằn vặt và tự thú tội ác của mình là nhờ chàng dẫu gì cũng có....học. Nền tảng học vấn ấy, cũng với chuẩn mực đạo đức cá nhân chứ không phải chuẩn mực đạo đức tập thể khiến chàng biết xấu hỗ và sự liêm sĩ nhất định. Tiếc thay các Roskolnikov trong tác phẩm của xã hội toàn trị lại hoàn toàn trái ngược. Các chàng chỉ có thể nói lời muộn màng khi bị lôi ra từ lổ cống và mồm thốt lên lời cuối đầy sợ hải:"Xin các con đừng giết ta".

Các chàng xây lâu đài trên nền tảng bạo lực và nuôi dưỡng bạo lực trong chính ngôi nhà đó của các chàng. Dĩ nhiên việc chúng ta sẽ thấy các chàng chết vì bạo lực là điều tất yếu. Các chàng chẳng còn có cơ hội cùng các Sonia thời nay tìm một chốn xa xôi để gột rữa vết nhơ mà từ nhiều thế hệ nối tiếp các chàng đã tạo dựng trong quá khứ. Luật nhân quả luôn vĩnh hằng, tuy nhanh chậm tuỳ nơi, bằng nhiều hình thức khác nhau,... hỡi các chàng Roskolnikov của thời nay!

Đào Hữu Nghĩa Nhân

10-01-2013

Theo NghiaNhan's Site
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn