Cầm ly cà phê đứng lên đi về nhà để nghe nhạc mắt không quên liếc qua cô gái da đen ngồi cùng bàn khá xinh khoe bộ ngực "vĩ đại"! (trời lạnh thế nầy sao không chịu mặc cái áo "măng tô" vào... đẹp gì lúc trời đang vào đông mà còn khoe hàng hóa kia chứ?). Làm cho người ta... phát khùng!
Thơ tả về mùa thu mấy nghìn năm nay bàng dân thiên hạ viết đã lắm...! Nhưng nhạc viết về mùa thu xem ra - coi bộ... hơi ít - ít còn hơn không. Ừ quên, thuở xưa có bài "Giọt mưa thu" của Nhạc sĩ Đặng Thế Phong. Nhưng nghe hoài cũng cảm thấy... "già" thêm! Hình như... có lẽ... Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết duy nhất cho một mùa thu Hà Nội? Thôi thì, hôm nay nghe mùa thu do nhạc sĩ KonTum, Huỳnh Trọng Tâm viết: "Em và mùa thu"! Lời nhạc - em và mùa thu như lời một bài thơ - lời thơ ngỡ như bình dị nhưng thật ra cũng biết... làm duyên, e ấp, trau chuốt...! Người con gái còn cả gan ví mình như "mùa thu" mới thật là dạn dĩ, thực tế và rất lãng mạn!
Em buồn như lá rụng
KonTum ngoài núi rừng cao ngất ra - dòng sông Dakbla là một chứng nhân, một kỳ quan sừng sững trong lòng mỗi người dân KonTum. Đi lên KonTum phải qua cầu Dakbla - qua cầu dù không xuống sông tắm - thì cũng kể như đã tắm rửa hết bụi đường và mệt nhọc khi qua cầu nhìn xuống dòng nước xanh trong. Khi trở ra cho một chuyến viễn hành - ngắn hay dài! Khi qua cầu, cứ cho là - "tắm gội " cho thanh thản thoải mái lúc ra đi và gửi lại những luyến tiếc buồn vui bên dòng sông... và, hứa một ngày nào đó sẽ trở về.
mùa thu buốt niềm đau..."
nhưng tôi thích mấy câu...
"Em hồn đi vạn dặm
Trái tim hắt hiu buồn..."
em đi có xa đâu nà! Em chỉ đi có ba bước. Em đi từ mùa đông, em đi qua mùa xuân, em viếng thăm mùa hạ.
Để rồi:
"Em nhạt màu son phấn
Nửa đời trốn tìm nhau..."
Mấy câu trên làm tôi bồi hồi nhớ câu ca dao mà mẹ tôi hay hát ru em tôi ngủ và... chắc cũng nhiều lần mẹ tôi hát ru tôi:
"Đói lòng ăn nửa trái sim
Uống lưng bát nước đi tìm người thương"
Trời... ăn có "nửa" trái sim và uống "lưng" bát nước...! Đã nói lên biết bao sự hy sinh cao cả cho tình yêu. Phải chăng người xưa cũng : "Nửa đời trốn tìm nhau" chăng? Nếu đúng như thế thì "xưa và nay bắt tay nhau đề huề" là đúng lắm! KonTum, núi rừng Cao Nguyên chỉ có hai mùa - mưa và nắng. Nhưng không phải không có mùa thu - mùa thu ẩn trong mây-mưa-mù... ẩn trong lòng người.
Tản mạn một chút về mùa thu trong bản nhạc - lời nhạc như lời thơ của nhạc sĩ Huỳnh Trọng Tâm, đã nghe lòng thanh thản đôi chút để tiếp tục uống cà phê. Không phải uống cà phê "starbucks" nữa! Giờ thì uống "Giọt cà phê" do nhạc sĩ Huỳnh Trọng Tâm mời! Cà phê nầy chính hiệu cà phê KonTum đó! Uống vô để nghe:
"... Tàn đêm phố vắng quán tịch liêu..."!
Tôi nhớ vào khoảng tháng nắng năm 2006. Tôi "đột xuất" vọt lên KonTum. Đến Chư-Pao trong lòng tôi hồi hộp chi lạ. Ba mươi mấy năm rồi còn chi..., mần răng mà không nhớ cái năm: "Một tấc khăn tang một tấc đường" của ông Phan Nhật Nam. Tôi chăm băm nhìn bên tay mặt để xem có còn vết tích trại "B-15" đâu không? Nhưng không thấy, hoặc xe chạy nhanh quá không kịp nhận ra! Xe chầm chậm qua cầu Dakbla. Tôi hoảng hồn! Trời ơi! Nước chảy đi đâu hết mà chỉ thấy toàn những cát là cát như vầy nè? Dòng sông chính giữa chỉ còn là con suối nhỏ, thật nhỏ - nước cũng chẳng buồn trôi! Qua khỏi cầu tôi thấy hai chữ "Bạch Đằng" bên bờ kè. Tôi thì thầm... "chẳng lẽ dòng sông Dakbla đã đổi tên?". Người phụ nữ ngồi bên nói: "Chắc ông đi lâu mới về chứ ở việt nam bây chừ từ bắc vô nam chỗ nào có nước là có - Bạch Đằng!". Đêm đó tôi ngồi, tôi đi..., vừa uống rượu - vừa uống cà phê lẫn lộn cũng như lòng tôi đang lẫn lộn với những tên đường, những cảnh cũ và mới... ! Một vài người bạn năm xưa còn sót giờ đã da mồi tóc trắng như mây chiều trắng soi xuống dòng sông - mặt sông, nước nhăn nheo chờ lũ về "nức nở"...!
"Mỗi giọt cà phê mỗi giọt sầu
nhẹ nhàng nâng cốc hỏi trời cao
bạn hữu ngày xưa từng đối ẩm
trôi giạt bạn ơi đã về đâu?..."
Hỏi để dặn lại lòng mình đừng có quên chứ thật ra đi đâu về đâu đều biết rất rõ. Mà tại sao phải ra đi? Nhớ lắm, trở về nhưng không ở được rồi lại ra đi. Sự giằng xé triền miên đau đớn đến nát lòng - vết thương vừa lành miệng lại nứt ra bởi vô tình hay cố ý đều làm tổn thương - rơi nước mắt!
KonTum ngoài núi rừng cao ngất ra - dòng sông Dakbla là một chứng nhân, một kỳ quan sừng sững trong lòng mỗi người dân KonTum. Đi lên KonTum phải qua cầu Dakbla - qua cầu dù không xuống sông tắm - thì cũng kể như đã tắm rửa hết bụi đường và mệt nhọc khi qua cầu nhìn xuống dòng nước xanh trong. Khi trở ra cho một chuyến viễn hành - ngắn hay dài! Khi qua cầu, cứ cho là - "tắm gội " cho thanh thản thoải mái lúc ra đi và gửi lại những luyến tiếc buồn vui bên dòng sông... và, hứa một ngày nào đó sẽ trở về.
Nghe bản nhạc: "Sông Dakbla Chiều Mưa" của Huỳnh Trọng Tâm. Lời nhạc làm cho tôi phải suy nghĩ:
"Chiều ấy lòng em cũng chợt bơ vơ như cánh chim bay qua thành phố..."
Dù có sinh ra tại KonTum đi chăng nữa - cũng là những con chim bay qua thành phố mà thôi! Mấy trăm năm trước những người khai sáng KonTum cũng là những cánh chim bơ vơ tụ về làm nên cái phố núi nép mình bên dòng sông chảy ngược như lòng người mẹ ôm con để bảo vệ không cho những con dã thú hung dữ uy hiếp.
"Mưa trên dòng sông Dakbla nức nở".
Theo địa lý và khí hậu ở Việt Nam. Việt Nam có hai nơi lượng mưa nhiều nhất nước: Đó là Thừa Thiên và bắc KonTum. Không biết phải do mưa quá nhiều, mưa dai dẳng lạnh lùng hay không mà người xưa đặt tên là "Thừa Thiên", tạm hiểu - "dư trời"! Còn ở vùng KonTum thì các dòng sông không dư trời mà "nức nở" tràn bờ như lời nhạc của nhạc sĩ Huỳnh Trọng Tâm viết, thì phải hiểu thêm một nghĩa khác mới thấy thấm thía cái mưa, cái lạnh cứa da. Thêm cái gió núi, cái sương mù âm u đặc quánh suốt tuần, suốt tháng làm mềm lòng người lữ thứ lang bạc kỳ hồ như lời nhạc. Ngày xưa những người lính mỗi khi nhận lệnh đổi lên Pleiku là xem như bị "đi đày"! Lên Pleiku và ở đó - coi như là "có phước"lớn! Chưa lên KonTum với những địa danh: Dakto, Tân cảnh, Phụng Hoàng, Trung Đoàn 42, Toumorong, Man đen, Dakpet, Ben hét, Charlie...Thì chưa kể "Phong trần"... Cũng có những cánh chim bay ngang thành phố để rồi mỏi cánh!
"KonTum đi dễ khó về.
Trai đi có vợ, gái về có con"!
Cuối cùng thì... "đi đâu loanh quanh..." cũng nặng lòng với "Cao Nguyên và nổi nhớ" nhạc của Huỳnh Trọng Tâm. Trong bài nầy có câu:
"Ôi, một dòng sông một chiếc cầu...".
Làm cho tôi chạnh nhớ nỗi thăng trầm "Chiếc cầu trên sông Drina" bên Châu Âu. Có nàng Fata - người thiếu nữ đáng thương bị người cha ép duyên phải nhảy xuống sông tự tử trong lúc rước dâu ngang qua cây cầu định mệnh ấy! Cây cầu và dòng sông Dakbla cũng vậy. Chúng nhân qua từng giai đoạn của lịch sử và chiến tranh. Kẻ ở người đi - kẻ còn người mất...
"Hoàn cảnh trớ trêu đành phải chịu
Mang đời viễn xứ lệ đầy vơi"
Cảm ơn nhạc sĩ Huỳnh Trọng Tâm viết ra những giòng nhạc đầy cảm hoài và cũng cảm ơn những thi văn sĩ viết về KonTum với tấm lòng thương nhớ và trân trọng! Dù có sinh ra nơi đó hay chỉ là thoáng qua một vài tháng, một vài ngày, hay một vài giờ... Chắc chắn ít nhiều cũng có mang theo trong tâm hồn hình ảnh - đìu hiu lặng thầm... nhưng quyến rủ của phố núi đã đi vào lịch sử, đi vào lòng người qua mấy trăm năm và... mãi mãi!
Trang Y Hạ
-Chữ nghiêng lớn là lời của nhạc sĩ Huỳnh Trọng tâm
Mượn lời nhạc giải chút nhớ KonTum, có gì sơ sót
trong ngôn từ xin Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tâm bỏ qua cho
Gửi ý kiến của bạn