BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73484)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31182)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhân Danh Những Gì Tôi Biết (Độc Ngữ)

15 Tháng Sáu 201012:00 SA(Xem: 9372)
Nhân Danh Những Gì Tôi Biết (Độc Ngữ)
519Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
519
 Nhân Danh Những Gì Tôi Biết gồm mười bốn bài thơ Duyên Anh sáng tác trong vòng ba ngày, cuối năm 1986. Rất tiếc, rất ít người có dịp đọc những bài thơ bốc lửa này khi Duyên Anh còn sinh thời.

Ngoại trừ tạp chí Quan Điểm của cố luật sư Phạm Kim Vinh, hầu như không nhật báo, tạp chí, nguyệt san... nào dám đăng các bài thơ "đi ra ngoài quỹ đạo của các thế lực ngầm" đang tung hoành ở hải ngoại, thời ấy. Họ sợ sẽ bị trả thù. Họ sợ chết. Họ tránh né sự thật. Họ không dám "Yêu ai cứ bảo là yêu, ghét ai cứ bảo là ghét".

Vì vậy nhà văn Duyên Anh đã phải cô đơn nói lên những sự thật mà nhiều người ở hải ngoại muốn dấu nhẹm đi. Hậu quả là tháng 4, năm 1988, Duyên Anh bị hãm hại gần chết. Hỏi Duyên Anh có thù hận những người gây thương tích cho mình, có nghĩ tới sự tuyết hận bằng chữ nghĩa, Duyên Anh cười đọc một câu trong tiểu thuyết Vết Thù Hằn Trên Lưng Con Ngựa Hoang: "Cách trả thù hay nhất là làm đẹp lấy đời mình".

Làm sạch cộng đồng cũng là cách "làm đẹp lấy đời mình". Nhân Danh Những Gì Tôi Biết vạch trần một số hiện tượng đáng tởm tại Việt Nam trước và sau 1975; cũng như tình trạng chính trị, xã hội, văn hóa...trong vài cộng đồng Việt hải ngoại.

Những hiện tượng và tình trạng tồi tệ đó đã diễn ra trắng trợn trước mắt mọi người; nhưng hiếm hoi nhà văn, nhà thơ nào dám tiết lộ, phơi bày.

Duyên Anh đi vào con đường nguy hiểm để được gì? Liệt tay, bại chân. Để làm gì? Để trung thành với độc giả mà ông đã từng tâm sự: "Cuộc chiến hai mươi năm kết thúc thật phũ phàng nhưng cũng thật lạ lùng. Với những người Việt Nam chân chính muốn tái tạo một xã hội lương thiện, tốt đẹp thì sự kết thúc của cuộc chiến là một vận hội mới. Nó bứng tận cội rễ của những giai cấp thống trị bất lương, gian manh. Nó phơi bầy rõ rệt chân tướng của bọn tướng lãnh "pạc ti dăng", gái, rượu, ăn cắp, bài bạc và đánh đập binh sĩ. Nó tước đoạt hết quyền uy kinh tế của lũ tư sản mại bản Chợ Lớn, thứ quyền uy từng rút máu và gậm thịt nhân dân Việt Nam. Nó đẩy đám làm giàu trong chiến tranh, làm giàu trên nghĩa trang quân đội vào tù ngục. Nó dìm bọn cầy cáo, gia nô, hạc gỗ xuống đất đen. Đồng thời, nó lay động tâm hồn thật của dân chúng. Nó kêu gọi vất bỏ ích kỷ, ươn hèn. Nó mời gọi đùm bọc thương yêu. Nó soi sáng ý nghĩa tự do, dân chủ, đau khổ và hạnh phúc. Nó cụ thể những gì đã là trừu tượng. Nó kích thích những giọt nước mắt và vuốt ve nhiệt tình. Không cần nói cộng sản gian ác, thú vật nữa. Bầy quỷ đã vào thành phố. Và ngay cả con nít cũng xa lánh, ghét bỏ. Người Việt nhìn rõ cả trái đất để làm lại miếng đất của mình. Chuyến đi trăm năm của người Việt đã quá xa, quá não nề, quá cay đắng. Bây giờ là lúc trở về, trở về từ bước thứ nhất thong thả, vững chắc; trở về từ ý nghĩ mới, tâm hồn mới, vũ khí mới. Những kẻ ôm khư khư cái hào quang đắc thời nô bộc không thể trở về. Thời đại của khuyển nho, khuyển Tây, khuyển Nhật, khuyển Tàu, khuyển Mỹ đã đăng cáo phó. Và sắp đăng cáo phó thời đại khuyển Nga."

Năm 1996, chúng tôi đã tìm đến nhà văn Duyên Anh. Lúc ấy, ông đang tạm trú trên đường Westminster, nhà của anh Nguyễn Kim Dung. Ông tâm sự với chúng tôi, với tuổi trẻ rất nhiều điều. Phải gần ông, phải nghe ông nói, phải nhìn ông đi đứng khó khăn, ăn uống chậm chạp, khổ sở, mới thấy con người Duyên Anh thật tuyệt vời! Luôn luôn sáng tạo, kiên nhẫn và cứ mãi mãi đi lên phía trước:

Đừng ngại đường oan bỏng sắt nung
Xin đi dù hiu quạnh trăm năm
Xin đi vì nỗi đau khôn lớn
Đi đến hồn nhau đến tận cùng

Nhà văn Duyên Anh cũng đã trao lại cho chúng tôi nhiều bản thảo, trong đó có "Nhân Danh Những Gì Tôi Biết". Đã hơn 5 năm kể từ ngày chúng tôi được đọc những vần thơ "Độc Ngữ". Vì một vài lý do riêng, hôm nay chúng tôi mới đăng tải những bài thơ "độc đáo" này.

Quá chậm. Nhưng vẫn chưa muộn. Có thể một vài bài thơ Độc Ngữ đã mất thời gian tính. Nhưng thơ Duyên Anh vẫn mãi mãi bất tử, vẫn bốc lửa, và vẫn khiến những kẻ ghen ghét ông phải sợ hãi.

Nhân Danh Những Gì Tôi Biết đã phơi bày những sự thật mà nhiều người muốn chôn vào quá khứ.

Nguyễn Tiến Đức

  •  Nhân danh tất cả những gì tôi biết

  • Cùng những đứa sống không sáng tạo

  • Thuyền nhân

  • Đà điểu già văn nghệ

  • Những thằng đồ bỏ

  • Chuyện bù nhìn và quạ khoang

  • Đạp đổ lãnh tụ

  • Rửa mặt nhìn đời

  • Tên lính thổi kèn

  • Phải làm lại

  • Thủ phạm

  • Tuyên chiến
     


Ý kiến bạn đọc
14 Tháng Mười 20117:00 SA
Khách
Củ khoai chữi Mỷ. Chẵng giõi nhưng ta đã tú-tài. Không là quan một cũng quan hai. Cơm tù nhà Vẹm,ăn mòn miệng. Sạp cãi trại Hồ,ngũ rát vai. Kẻ rủi,xương vùi nơi góc núi. Người may,nỡ mặt chốn Hoa Kỳ. Mỡ mồm chữi Mỷ như là giặc. Trí-thức hay là mấy củ khoai. Người San Jose Tằm Mỷ. Chẵng chịu xét mình,chĩ trách người. Ham tiền,sợ chết,giõi buông xuôi. Quân giàn một triệu như bày thịt. Đạn bắn mười năm giống vãi xôi. Tồi-tệ trăm điều do anh Mỷ. Hay-ho vạn sự bỡi ông...đười. Chữi người đễ giấu mình đê-hạ. Quan,quách kiểu này thật hỗ ngươi. Người San Jose Cơm,cháo! Cháo Mỷ ăn xong lại đá nồi. Trên đời lắm kẻ bạc hơn vôi. Đói nghèo,khốn-khó chưa xa lắm. Hoạn-nạn,đau thương cũng mới rồi. Ân,oán phân-minh: Người chánh-trực. Bạn,thù bất-luận: Kẻ suy-đồi. Nghĩ buồn cho phận nồi cơm Việt. Khi vét sạch rồi cũng đá thôi. Người San Jose
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn