BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73502)
(Xem: 62250)
(Xem: 39442)
(Xem: 31185)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Phỏng vấn vị Tướng Hải quân VNCH đã ra lệnh khai hỏa trận hải chiến Hoàng Sa

25 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 1859)
Phỏng vấn vị Tướng Hải quân VNCH đã ra lệnh khai hỏa trận hải chiến Hoàng Sa
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Tuần vừa qua vẫn còn vang dư âm các cuộc biểu tình phản đối việc Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn thành lập thành phố hành chính Tam Sa để trực tiếp quản lý ba quần đảo trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền.

Nói tới Hoàng Sa, Trường Sa, không thể không nhắc tới những mất mát xương máu của người Việt Nam trên các quần đảo đó.






Hồng Nga: Nói tới Hoàng Sa, Trường Sa không thể không nhắc tới những mất mác xương máu của những người Việt Nam trên các quần đảo đó. Năm 1974 trận hải chiến trên Hoàng Sa đã làm 50 chiến sĩ VNCH thiệt mạng trước khi quần đảo này hoàn toàn về tay Trung Quốc. Năm 1988 một cuộc đụng độ giữa hải quân TQ gần Trường Sa cũng khiến Việt Nam mất gần 70 thủy thủ.Hôm nay Hồng Nga muốn gởi đến quý vị cuộc nói chuyện với một người từng tham gia chỉ huy trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, cựu phó đề đốc hải quân VNCH Hồ Văn Kỳ Thoại chính là người đã ra lệnh khai hỏa vào ngày 19.1.1974. Nay sống tại Virginia, Hoa Kỳ ông Hồ Văn Kỳ Thoại cũng đã cho ra một cuốn hồi ký có tên là ‘Can Trường Trong Chiến Bại’ nói về cuộc đời quân ngũ của mình. Ông cho biết:

Ông Hồ Văn Kỳ Thoại: Năm 1974 tôi là tư lệnh hải quân vùng I Duyên Hải, tức là tôi chịu trách nhiệm bảo vệ Duyên Hải của quân khu I và tất cả các hải đảo nào nằm trong quân khu I, trong đó gồm các đảo Hoàng Sa.

Hồng Nga: Khi xảy ra trận hải chiến đó ông đang ở đâu ạ?

Ông Hồ Văn Kỳ Thoại: Lúc đó tôi đang ở tại Bộ Tư lệnh của tôi tại Đà Nẵng. Tôi liên lạc trực tiếp với hải đội vùng chiến hạm Việt Nam hoạt động ngoài đó. Tôi liên lạc thẳng với vị chỉ huy trên soái hạm là đại tá Hà Văn Ngạc. Tin tức lúc đầu ở trên đảo thì có đài khí tượng và có quân nhân của mình ở trên đảo là vì đảo đó thuộc Việt Nam. Ở ngoài đó báo cáo có những chiếc tàu lạ vào lãnh hải. Lúc đầu thì có hai chiến hạm, sau tôi tăng cường hai chiến hạm nữa ra đó để đuổi họ ra, nhưng họ không chịu ra. Trong mấy ngày trước khi trận hải chiến thì hai bên đều thấy nhau cả.

Hồng Nga: Được biết là trong thời gian từ 1964 tới 1971 thì hải quân hai bên là TQ và VHCH cũng đã đụng độ với nhau nhiều lần phải không ạ?

Ông Hồ Văn Kỳ Thoại: Không, trước đó thì không hề có đụng độ, chỉ có thỉnh thoảng những ngư thuyền của TQ từ bên đảo của TQ đi qua đánh cá bên đây, chiến hạm của hải quân VN đuổi họ ra thì họ đi ra, họ không vào lãnh hải nữa. Nhưng lần này thì họ đến ồ ạt và có cả chiến hạm. Thành ra phiá VNCH thấy rằng họ có ý định cưỡng chiếm các đảo đó.

Hồng Nga: Trận hải chiến ngày 19.1.1974 thì chính thức xảy ra như thế nào?

Ông Hồ Văn Kỳ Thoại: Nó bắt đầu từ buổi chiều ngày 18.1.1974 khi các chiến hạm Trung Cộng không chịu rời lãnh hải. Bên đây ta ra dấu hiệu bằng đèn cũng như ống loa để mời họ ra khỏi lãnh hải VNCH thì bên kia họ có những hành động gây hấn như dọa nạt cũng như chỉa súng vô chiến hạm Việt Nam. Lúc đầu chúng tôi làm đúng chỉ thị của tổng thống tức là ôn hòa mời họ đi ra. Mình nói là các đảo này của Việt Nam và sau đó chúng tôi cũng đã dùng chiến hạm để lấn các chiến hạm của họ cũng như các ngư thuyền ra khỏi lãnh hải, nhưng họ nhất định không chịu ra. Có những người trên chiến hạm họ cầm cả súng lục chỉa về phía bên chiến hạm Việt Nam vì hai tàu chạy rất gần nhau.

Cho đến sáng ngày 19 thì tình hình hai bên đều chỉa súng, có thể không thể nào kéo dài được nữa. Bên soái hạm bên nay bắt đầu nổ súng trước tuy viên đạn đầu tiên cũng không trúng chiến hạm Trung Cộng, nhưng chiến hạm Trung Cộng bắt đầu bắn trả lại. Hai bên đạn sa qua lại….

Hồng Nga: Và phó đề đốc chính là người đã ra lệnh nổ súng phải không ạ?

Ông Hồ Văn Kỳ Thoại: Vâng, tôi nói chuyện với đại tá Ngạc là người chỉ huy chiến thuật tại đó thì đại tá Ngạc có đề nghị với tôi rằng đến lúc nào đó thì phải nổ súng vì họ không chịu ra nữa rồi thì mình phải dùng võ lực theo đúng chỉ thị của tổng thống tức là vị tổng tư lệnh quân đội. Thì tôi có nói với đại tá Ngạc là khi nào ông sẵn sàng thì ông tự do khai hỏa. Đại tá Ngạc thấy lúc các chiến hạm ở trong vị thế thuận lợi thì đại tá Ngạc cho lệnh khai hỏa. Khi nổ súng thì tôi vẫn nghe trong máy truyền tin tiếng súng nổ, lúc đó khoảng 10 giờ sáng ngày 19.1.1974.

Hồng Nga: Tương quan lực lượng giữa hai bên như thế nào, thưa ông?

Ông Hồ Văn Kỳ Thoại: Không kể những thuyền của họ, có vũ khí là 4 chiến hạm lớn của Trung Cộng có mặt tại đó và bên Việt Nam thì trước đó tôi có 2 chiến hạm là chiếc khu trục hạm Trần Khánh Dư và tuần dương hạm Lý Thường Kiệt. Sau tôi tăng cường thêm TDH Trần Bình Trọng và chiếc hộ tống hạm Nhật Tảo. Sau khi hai bên giao tranh thì một chiến hạm của Trung Cộng và 1 chiến hạm của Việt Nam bắn nhau, nhưng sau cùng dường như tất cả chiến hạm Trung Cộng thấy rằng dường như chiếc Nhật Tảo là nhỏ nhất và chạy chậm nhất vì bị hư một máy, cho nên đã dồn hải pháo vào chiếc Nhật Tảo, cho nên chiếc Nhật Tảo chìm trong thời gian rất ngắn, kể cả ông hạm trưởng hy sinh theo chiến hạm luôn – là thiếu tá Ngụy Văn Thà.

Hồng Nga: Về quân số thì bên Trung Quốc chắc họ lớn hơn?

Ông Hồ Văn Kỳ Thoại: Vâng, không kể quân số họ đổ bộ lên đảo, bắn nhau trên đảo với các biệt hải người nhái của hải quân VN thì quân số trên chiến hạm thì hai bên tương đương, vì chiến hạm của họ mặc dù tối tân hơn nhưng quân số tôi nghĩ rằng không hơn quân số trên chiến hạm của Việt Nam. Tuy nhiên chiến hạm Việt Nam củ kỹ hơn bởi vì là các chiến hạm thời đệ nhị thế chiến.

Hồng Nga: Lý do dẫn tới việc chiến bại của quân đội VNCH là sao ạ?

Ông Hồ Văn Kỳ Thoại: Khi sau nữa tiếng giao tranh rồi thì hai bên đều rút lui hết. Bên phía Trung Cộng cũng chạy đi và bên phía VNCH cũng lui ra ngoài là vì hai bên đều thiệt hại, gần như là chiếc nào cũng bị trúng đạn cả. Bên Việt Nam chìm chiếc Nhật Tảo, bên Trung Cộng cũng chìm một chiến hạm thành thử ra không có bên nào gọi là chiến thắng hay chiến bại. Tuy nhiên chúng tôi được tin là 17 chiến hạm khác từ Hải Nam đang hướng về Hoàng Sa, đó là tin của cố vấn Hoa Kỳ cho biết rằng có một hạm đội rất hùng hậu gồm 17 chiếc, trong đó có 13chiến hạm với 4 tiềm thủy đỉnh. Với một lực lượng như thế tôi biết rằng không thể nào mình đối đầu được. Bên nay tôi được tăng cường thêm 2 chiếc nữa tức là 6 chiếc. Nhưng khi 2 chiếc sau trên đường đi tới thì cố vấn Hoa Kỳ cũng nói với tôi rằng nếu 2 chiến hạm nữa lâm chiến thì sẽ có phi cơ phản lực từ đảo Hải Nam đến dội bom. Nếu bên kia mà dùng phi cơ để mà dội bom chiến hạm Việt Nam thì nếu không quân Việt Nam không ra được thì các chiến hạm này sẽ bị lâm nguy cho nên tôi quyết định cho hạm đội trở về.

Hồng Nga: Được biết lúc đó thì hạm đội 7 của Hoa Kỳ cũng đóng trong khu vực đó. Trong lúc đó thì ông có hy vọng có sự trợ giúp gì từ phía Hoa Kỳ, từ hạm đội 7 không ạ?

Ông Hồ Văn Kỳ Thoại: Chắc chắn là có, tại vì trước khi chúng tôi ra lệnh khai hỏa thì có liên lạc với bộ tư lệnh hải quân ở Sài Gòn và họ nói rằng đệ thất hạm đội cũng ở rất gần. Tôi có nói trước rằng tôi không hy vọng rằng họ tham chiến hay họ giúp đỡ nhưng nếu chúng tôi bị nguy kịch thì có thể nhờ họ cứu vớt người. Nhưng khi chúng tôi cầu cứu thì không có một chiến hạm Hoa Kỳ nào đến cứu cả. Khi lính trôi dạt trên biển cả thì gần như chúng tôi tự cứu lẫn nhau và sau cùng thì có một thương thuyền Hòa Lan đi ngang qua đã vớt một số thủy thủ khoảng hơn 20 người. Một số thì bị trôi dạt vào Qui Nhơn, một số thì chết ngoài biển.

Hồng Nga: Ông có nghĩ rằng khi Trung Quốc họ nổ súng giao tranh với VNCH thì họ đã nghĩ tới là sẽ không có sự trợ giúp của Hoa Kỳ không ạ?

Ông Hồ Văn Kỳ Thoại: Tôi nghĩ họ biết rằng Hoa Kỳ sẽ không tham dự cho nên ngoài chuyện các đảo đó thì hồi nào tới giờ là không có gì xảy ra hết. Họ có những đảo của họ, mình có 4 đảo của mình, thỉnh thoảng ngư phủ hai bên gặp nhau thì cũng không có chuyện xô xát, mấy chục năm ôn hòa. Nhưng từ năm 1974 thì mình thấy rõ rệt là họ bắt đầu khiêu khích vì họ biết rằng Hoa Kỳ đã rút khỏi miền Nam Việt Nam. Còn có mật ước gì không thì chúng tôi không được biết.

Hồng Nga: Sau trận hải chiến 19.1.1974 thì VNCH mất tổng cộng bao nhiêu chiến sĩ ạ?

Ông Hồ Văn Kỳ Thoại: Chúng tôi mất tất cả khoảng trên 50 người, đa số thì thuộc chiến HTH Nhật Tảo và trên đảo chúng tôi có mất 2 người nhái, và trên mỗi chiến hạm đều có một số tử thương.

Hồng Nga: Cho tới nay thì cũng chưa có một động thái nào để vinh danh những người mà đã hy sinh trong trận hải chiến đó ạ?

Ông Hồ Văn Kỳ Thoại: Tôi thấy chuyện đó là chuyện phải làm là vì đó là những người chiến sĩ bảo vệ đất của ông cha để lại, của tổ quốc. Những tượng đài cũng như những buổi lễ để vinh danh những người đó thì những thế hệ mai sau đều phải làm. Cũng như ngay tại Hoa Kỳ cũng có nhiều nơi hàng năm đúng ngày đó cũng làm ngày giỗ và bên San Diego cũng đang cố gắng xây đài tử sĩ Hoàng Sa.

Hồng Nga: Ông có hy vọng là một ngày sẽ có một đài tưởng niệm tương tự ở chính Việt Nam không ạ? Ví dụ như ở Đà Nẳng.

Ông Hồ Văn Kỳ Thoại: Tôi hy vọng, cái đó tôi nghĩ cũng là chuyện phải làm. Những ngày tháng hai bên đối đầu nhau ở Hoàng Sa trong năm 1974 đó là một nội buồn chung cho người dân Việt Nam và của một số gia đình tử sĩ cũng như các thương binh. Nhưng đó cũng là niềm hãnh diện chung cho dân Việt Nam. Tôi thấy đó là hành động rất anh hùng của các chiến sĩ đó. Và tôi cũng mong rằng toàn dân Việt Nam không bao giờ quên.

 Năm 1974, trận hải chiến trên Hoàng Sa đã làm 50 chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa thiệt mạng trước khi quần đảo này hoàn toàn về tay Trung Quốc.

Năm 1988, một cuộc đụng độ với hải quân Trung Quốc gần Trường Sa cũng khiến Việt Nam mất gần 70 thủy thủ.

Cựu phó đề đốc Hải quân VNCH Hồ Văn Kỳ Thoại chính là người đã ra lệnh khai hỏa vào ngày 19/1/1974 trong trận hải chiến Hoàng Sa.

Nay sống tại Virginia, Hoa Kỳ, ông Hồ Văn Kỳ Thoại cũng đã cho ra một cuốn hồi ký có tên 'Can trường trong chiến bại', nói về cuộc đời quân ngũ của mình.

Trong phỏng vấn với BBC ông kể lại quyết định khó khăn khi ra lệnh khai hỏa, bắt đầu trận hải chiến bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên các đảo thuộc Hoàng Sa ngày 19/1/1974.

Đau thương và oai hùng

Ông Thoại kể rằng trước khi lệnh khai hỏa được đưa ra, hải quân Việt Nam Cộng hòa đã nhận thấy có sự gây hấn trong động thái của phía Trung Quốc.

Tàu Trung Quốc đã không chịu rời khỏi lãnh hải của Việt Nam khi được yêu cầu trong những ngày trước đó và lính Trung Quốc đã chĩa súng về phía thuyền của Việt Nam.

"Lúc đầu chúng tôi làm đúng chỉ thị của tổng thống là mời họ ra khỏi lãnh hải một cách ôn hòa, thế nhưng họ nhất định không chịu ra."










  
Hộ tống hạm Nhật Tảo đã bị đánh chìm trong trận chiến

"Cho tới sáng 19/1, tình hình hai bên cùng chĩa súng không thể kéo dài hơn được nữa."

"Quân Việt Nam Cộng hòa phải dùng võ lực theo đúng chỉ thị của tổng thống và khai hỏa lúc khoảng 10 giờ sáng 19/1/1974."

Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại cho biết tuy quân số hai bên không khác nhau nhiều, các chiến hạm của Trung Quốc tối tân hơn hẳn của Việt Nam Cộng hòa.

"Chúng tôi phải quyết định rút lui khi cố vấn Hoa Kỳ cho biết 17 chiến hạm của Trung Quốc đang trên đường tới khu vực và khả năng là sẽ có phi cơ phản lực tới từ đảo Hải Nam."

Hạm đội 7 của hải quân Hoa Kỳ đóng gần đó đã không có sự trợ giúp nào, ngay cả khi nghe cầu cứu.

Ông Thoại tin rằng Trung Quốc đã nổ súng giao tranh vì biết rằng Hoa Kỳ sẽ không tham dự trong trận chiến này.

Trong trận hải chiến 1974, khoảng trên 50 thủy thủ và biệt hải Việt Nam Cộng hòa đã thiệt mạng, đa số thuộc hộ tống hạm Nhật Tảo.

BBC
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn