BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73471)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31182)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Bác Hồ ở tù

26 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 1733)
Bác Hồ ở tù
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Không biết câu Nhất nhật tại tù / Thiên thu tại ngoại xuất xứ từ đâu nhưng xem ra nó có vẻ như một chân lý mà từ cổ chí kim, từ đông sang tây hình như chưa thấy có công trình nghiên cứu nào phản bác. Chả thế mà chuyện ở tù đã có bao bài viết nói lên sự khổ ải về vật chất, sự kìm nén dằn vặt về tinh thần, ý chí vượt ngục tìm tự do của những tù nhân. Để nói lên điều đó, đã có không ít tác phẩm trứ danh, chẳng hạn như cuốn Papillon của Henri Charrière (Bản dịch của Cao Xuân Hạo có tên Người tù khổ sai). Bạn đọc đã thấy, đã nghe thấy ai nói đi tù là sướng chưa? Ấy thế mà…

Một ngày nọ, nhân một bữa cỗ họ tại quê – một làng nhỏ ở đồng bằng Bắc bộ có tiếng là đồng đất phì nhiêu, tôi nghe nói về thằng Thắng cháu họ xa của tôi. Thắng vốn là một đứa trẻ ngoan trong gia đình, họ tộc. Đi học từ nhỏ đến hết Trung học Thắng luôn là một học sinh khá, nhiều lần lại còn giật giải ở các cuộc thi này nọ. Nhưng không hiểu sao Thắng đã trượt cuộc thi tú tài năm đó và cứ thế thằng bé thay đổi hẳn. Nó chán chường, sống bê tha bệ rạc như kẻ bụi đời. Ông bà hai bên và bố mẹ Thắng, nào có dằn vặt chi nó đâu, lại còn hết sức chiều chuộng, ra sức khuyến khích để Thắng học lại, năm sau thi cũng chẳng muộn mằn gì. Mọi cố gắng của người thân đều không thành quả. Đúng lúc đó, “cơn bão tiêu cực” của thành phố tràn về thôn quê sau một thời gian dài tàn phá thị thành. Một phố nhỏ mà đủ cả “quán nét”, quán karaoke, quán cà-phê (café) đèn mờ, quán nhậu, nhà hàng mát-xa (massage), lại cả quán trọ, nhà nghỉ thậm chí có cả cửa hàng cầm đồ v.v… mọc lên. Tuổi trẻ vốn dễ dàng nhanh chóng tiếp cận cái mới thế là một vùng quê bị đảo lộn hoàn toàn. Đi đầu trong số đó lại chính là các cán bộ các cấp các ngành (như cách nói quen thuộc lâu nay chỉ các vị… đầy tớ của dân như bác Hồ thường nói). Thanh niên đã đi làm thì làm một tiêu sài hai, ba…; số còn phụ thuộc gia đình thì bắt đầu “tập” phung phí bằng số tiền ít ỏi cha mẹ cho, hết thì xoay xở - xoay xở của bố mẹ, người thân, rồi của hàng xóm gần, hàng xóm xa, họ mạc… cứ thế số tội phạm tăng dần. Trong một phi vụ trấn lột vào ban đêm gây thương tích nặng người qua đường, Thắng bị bắt, bị ra tòa lĩnh án tù. Chuyện không chỉ dừng ở đó.

Hết hạn 8 năm tù tội, cu Thắng trắng trẻo, hay bẽn lẽn, rụt rè năm nào trở về với thân hình còm cõi, đen nhẻm trong cảnh gia đình nó đã trở nên cùng quẫn, xóm làng xơ xác. Người cha thương binh nặng thời chống Mỹ cứu nước đã chết trong đói nghèo. Sau hơn một năm lông bông không xin đâu được việc làm vì không có nghề ngỗng, nhưng có lẽ cái chính là các nơi có việc người ta sợ cái án Thắng đã mang có thể gây liên lụy nếu người ta nhận Thắng vào làm việc; mẹ con Thắng bàn nhau làm đơn gửi đến các cơ quan chức năng (như cách nói trong xã hội Việt Nam hiện tại) để cho Thắng được… tình nguyện xin trở lại nhà tù!

Cha mẹ ơi, có người làm đơn Tình nguyện xin trở lại nhà tù trong chế độ ‘ta’ thì hỡi các vị cầm bút hải ngoại, các vị bị diễn biến hòa bình, các vị manh nha tư tưởng phản động… các vị đã thấy được tính ưu việt của chế độ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa? Tại sao ‘ta’ có được tính ưu việt đó? Chính là nhờ đảng ta đã cương quyết kiên trì chủ nghĩa Marx-Lenin đó!

Chuyện thằng cháu Thắng của tôi chỉ là chuyện buồn. Xin Quý bạn đọc bớt chút thời gian nghe tôi kể lại một chuyện cũng liên quan đến tù tội, nhưng vui hơn, rất vui là khác để ta cùng khỏa lấp nỗi buồn dâng lên trong lòng Quý vị qua chuyện cháu tôi ở trên.

Hồ Chí Minh từng hô to: Nhà tù đế quốc muôn năm!

Thật vậy, trong cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch với bút danh Trần Dân Tiên, đoạn nói về cảnh tù tội trong nhà tù của bọn đế quốc thối tha Anh ở Hương Cảng, “danh nhân văn hóa thế giới tương lai” viết: Mỗi tuần hai lần, chúng cho ông ăn thịt bò cơm trắng. Thật là một bữa tiệc sang! (tr.82)[1]. Khi đọc đến đoạn này, trong lần gặp cháu Thắng, tôi không dám nói với nó vì e nó tủi thân – “không may” phải đi tù ở chế độ tươi đẹp của bác Hồ mà không được ăn uống như bác Hồ đi tù năm xưa, đến khi ra tù còn khốn nạn hơn nên phải xin trở lại nhà tù vì còn khả dĩ. Hoặc tôi cũng còn sợ cháu nó hiểu lầm tôi nữa là đằng khác. Lỡ ra trong tù nó đã được các đồng chí quản giáo giác ngộ chủ nghĩa Marx-Lenin, nó đang căm thù đế quốc; dân chúng trong các nước tư bản còn cực khổ, phải sống cuộc sống phồn vinh giả tạo nên đang tìm cách làm cách mạng vô sản để dựng xây XHCN triệu triệu lần tốt đẹp hơn mà ông bác họ nó lại “xuyên tạc” thành lời bác Hồ nói, bác đi tù mà được “Mỗi tuần hai lần” bọn đế quốc cho bác “ăn thịt bò cơm trắng”, rồi bác lại còn kết luận “Thật là một bữa tiệc sang!” thì đúng là ông bác Nguyễn Hữu này là phản động mất rồi, nếu không ổng cũng đang tự diễn biến thành kẻ thoái hóa của chế độ vì ngấm đòn phản tuyên truyền của bọn thù địch hải ngoại! Nghĩ kiểu nào cũng thương thay thằng cháu tôi! Mà thưa với ‘bác kính yêu’! Kẻ thù, lại trong lúc bác ở tù mà được chúng cho ăn như thế quả là “một bữa tiệc sang” quá rồi còn chi nữa? Nếu ý này mà bác nêu ra để nói mát đế quốc thì ôi thôi, chả lẽ Nữ hoàng Anh phải hạ cố mời bác đi cao lâu Tàu ở Hương Cảng chắc? Nhưng thôi, ta hãy nói đến những chuyện khác.








Trái sang: Lê Nguyên Chí, Phan Tại, Thụy An, Trần Thiếu Bảo, Nguyễn Hữu Đang (Tư liệu riêng của Đinh Vũ, do Phan Tại trực tiếp trao đầu năm 2007)

Nói đến những lần “đi cung” (một “từ cộng sản”: buổi tra vấn, hỏi cung tù nhân) thì bất cứ người tù nào trong chế độ nào cũng phải sợ. Quản giáo, chấp pháp (lại “từ cộng sản” khác: cai tù, người hỏi cung) là hung thần của nhà tù. Ngoài chuyện tra tấn để lấy cung còn những màn đấu trí lừa lọc để “bẫy” người tù nhận tội, để nhanh chóng khép tội cho xong vụ án. Thế mà với bác Hồ thì buổi đi cung của ông chẳng kém thần tiên ngao du trên thượng giới là mấy! Bác viết: Những buổi bị đưa đi hỏi cung là những lúc nghỉ ngơi khoái nhất ở trong tù. Một là được ra khỏi xà lim một lúc, cái xà lim nghẹt thở, tối om và hôi hám. Hai là vì bọn trùm mật thám thường hỏi cung ông, mời ông hút thuốc lá Anh (tr.83, Sđd). Hóa ra bác không bị tra khảo, ép cung bao giờ; mà hình như bác lại có vẻ thích thú được đi cung thì phải, vì bác đã nói, đó “là những lúc nghỉ ngơi khoái nhất ở trong tù”. Còn “cái xà lim nghẹt thở, tối om và hôi hám” như bác nói thì là chuyện xưa như trái đất! Hỏi trên đời này có cái xà lim nào “sáng sủa, thông gió, rộng rãi và thơm tho” không hở trời mà bác phải ta thán? Còn nữa: “Nghe đồn” nhà tiên tri trứ danh người Áo thời đó phán rằng: Ông Nguyễn (Ái Quốc) sau này chắc chắn sẽ trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – một quốc gia có tầm cỡ ở Đông Nam Á mặc dầu nay còn bị Pháp cai trị nhưng vào năm 2020 đất nước ông sẽ trở thành một trong những nước “cơ bản” có nền công nghiệp phát triển đó! Vì là những nhà nước hữu thần, coi trọng cuộc sống tâm linh của người dân nên các nhà lãnh đạo các quốc gia đương thời như Mỹ, Anh, Pháp hốt hoảng giật mình, bèn… châu đầu “hội ý”. Chính phủ hoàng gia Anh lập tức chỉ thị sang Hương Cảng cho mã tà của mình phải nhẹ tay với ông kẻo nửa thế kỷ sau chẳng hạn, ông trở thành quốc khách của chính phủ mình thì biết ăn nói làm sao? Thế là “bọn trùm mật thám thường hỏi cung ông” phải cung kính, lễ phép “mời ông hút thuốc lá Anh”! Cùng với xì-gà Lahabana, thuốc lá Ăng-lê là nhất thế giới đó nha! Chả thế mà thuốc lá có xuất xứ Anh ngày nay là một trong những loại thuốc lá đắt nhất Hà Nội, đúng không thưa các vị được mệnh danh là các ống bễ hun khói?

Tôi viết đến đây thì ông Đinh Vũ, bạn cố tri của tôi xuất hiện. Ổng liền cho hay: Hồi ông cùng ngồi tù với ông Phan Tại tại nhà tù của bác vào cuối thập niên '1950 do một “tội” rất vớ vẩn. Ông Phan Tại (1920-2007), một trong 5 người ra Tòa trong vụ Nhân văn – Giai phẩm mà đố Quý bạn đọc tìm thấy ông qua Google (trừ 4 người kia). Nhưng tại sao ông phải tù? Hóa ra chỉ vì “bọn kia” “lấy nhà Phan Tại làm một "câu lạc bộ" bí mật” (!).[2] Phan Tại nghiện thuốc lá rất nặng, miệng lúc nào cũng ngậm tẩu (pipe). Tù nhân thì lấy đâu ra đủ thuốc để đã nghiền nên ông đã phải nhặt lá bàng rơi ở sân Hỏa Lò mỗi khi được ra ngoài làm vệ sinh, rồi giấu cai tù, đem rải xuống chỗ nằm, ép cho phẳng. Khi lá bàng đã khô thì trở nên mỏng hơn, ông cuộn lại rồi dùng một mảnh ống bơ sữa bò cũng do nhặt nhạnh và giấu giếm được, đã được mài sắc trên nền cái… “giường” xi-măng để thái lá nhỏ ra như những sợi thuốc. Với một mẩu giấy báo bớt lại khi đi cầu, ông cuốn lá bàng lại, thế là nhà nghệ sĩ tự do đầy tinh thần hiệp sĩ (lấy nhà làm “câu lạc bộ” mà!) có… những điếu “thuốc lá Anh” y trang như bác được “bọn trùm mật thám thường hỏi cung” mời khi bác bị túm ở Hongkong! Chính cái tinh thần hiệp sĩ đã giết chết nhà nghệ sĩ bằng bản án “6 năm phạt giam, 3 năm mất quyền công dân”[3] và hơn thế nữa, cả cuộc đời sau đó sống lắt lay cho đến ngày ông lên cõi tiên. Cuộc đời khốn khó cay đắng của Phan Tại và những người đồng cảnh đã xúc động biết bao tấm lòng mấy thế hệ người Việt Nam; trong đó có kẻ hậu sinh tài năng, bản lĩnh – Luật sư, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Trong lúc xuất thần tại cuộc hội ngộ, Hà Vũ đã tạo được một bức ký họa chân dung mà giới hội họa nhiều người đánh giá rất cao.








Chân dung Phan Tại. Ký họa của Cù Huy Hà Vũ

Mặc dù ăn thì hết sẩy, hút thì hết ý, nhưng dù sao ngồi tù bác vẫn cảm thấy bị bức bối bởi tình nhớ các đồng chí thân thương, các thầy Nga-Tàu kính mến, nhất là cái khoản… xa bạn khác giới nên “ngọc thể” bác trở nên bất an. Thế là bọn đế quốc lại hốt hoảng, chúng vội vàng cho cảnh sát thạp tùng bác ra bệnh viện chữa bệnh. Tại đây bác “có được cái giường tốt và được ăn cơm tây”. (tr.86, Sđd). Đi tù mà “có được cái giường tốt” đã là chuyện lạ; bác lại còn “được ăn cơm tây” thì quả thực đến lớp con cháu bác sau này cũng không hiểu nổi chứ chưa nói đến các tội phạm của bác như bọn địa chủ thối tha, bọn nhân văn giai phẩm đáng ghét, bọn xét lại hiện đại đáng nguyền rủa… hay như các cán binh quân dân chính VNCH sau năm 1975! Chưa hết: “Ông nói: "Cả đời chưa bao giờ Nguyễn được ăn uống sung sướng như thế này".” (tr.86, Sđd). Câu này thật tôi không thể hiểu nổi!? Những ngày sống tại Vương quốc Annam, khi phụ thân bác thất sủng do để lính tráng đánh chết người khi đang ngật ngưỡng say trên công đường – nên bác thất học nửa chừng; khi làm bồi trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville để xuất dương kiếm sống; khi chui rúc ở ngõ cụt Compoint ở Paris để bác làm cả nghề sơn vẽ đồ cổ” (tr.38, Sđd) để lừa Những bà quí tộc già, những trọc phú rất ham những vật ấy, không biết là đồ giả và mua rất đắt” (tr.38-Sđd); khi làm phụ bếp ở London hay những khi lênh đênh trên biển cả đã đành; còn những năm bác học nghề mã tà, rồi làm điệp viên mẫn cán cho KGB ở nơi thiên đường hạ giới (tức Liên xô, như có lần bác nói) chả lẽ bác không được một bữa cơm nên hồn để đến nỗi vào tù đế quốc bác mới thốt lên "Cả đời chưa bao giờ Nguyễn được ăn uống sung sướng như thế này"!!! Và không biết có tù nhân nào trong chế độ tươi đẹp của bác được hưởng cái may mắn như bác không?!

Đó là thời bác Hồ bị nhốt trong nhà tù của người Ăng-lê ở Hongkong. Còn trong nhà tù mấy bác Tàu Tưởng thì sao?

Sau khi bác được hưởng ân huệ của nền tư pháp dân chủ của thực dân đế quốc Anh, bác bị trục xuất khỏi Hương Cảng. Hình như bác lẩn quất ở Sing, ở Nam Dương và Xiêm la để gieo hạt giống đỏ (và hạt giống riêng) thì phải. Nhưng không hiểu sao bác lại lọ mọ trở lại Tàu thế là bác bị “chộp”! Thời gian bác nằm trong nhà tù của ông Tưởng cũng lắm cái ly kỳ mà chính Trần Dân Tiên – “người em” sinh cùng năm cùng tháng cùng ngày cùng giờ với bác đã thuật lại trong tác phẩm của mình. Để khỏi mất thì giờ vàng ngọc của Quý bạn đọc, tôi chỉ xin nêu thêm một chi tiết: “Một hôm Cục trưởng Cục chính trị đến cắt tóc ở trong phòng người gác. Ông này hạ lệnh người gác cho phép cụ đi dạo nửa giờ trong sân nhỏ, cắt tóc cho cụ và cho cụ tắm nước nóng.” (tr.98, Sđd). Trời ơi! Được tắm nước nóng làm da bác căng ra, hồng lên, máu chạy trong huyết mạch rần rật kích thích bộ não bác sáng láng nên bác quên béng lời dạy của Cộng Cao cao tổ khảo Marx (của bác) là: Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân, cần phải loại bỏ, và lời Cộng Cao tổ khảo V.I.Lenin dạy: Trong tất cả những cái tồi tệ thì tôn giáo là cái tồi tệ nhất cần phải loại trừ; bác liền kêu lên “Đức Phật tổ đại từ đại bi, tốt biết bao!” (tr.98, Sđd). Mô Phật! Đức Phật tổ Như Lai lúc đó mà nghe thấy câu này hẳn phải rỏ lệ rưng rưng vì Ngài không ngờ trong bọn cộng sản đã từng giết không biết bao nhiêu tăng ni thiện nam tín nữ của Ngài mà còn có một kẻ gọi tên Ngài để tri ân vì sau đó “Mấy hôm sau ghẻ lặn gần một nửa!” (tr.98, Sđd).

Chuyện ở tù của bác không chỉ có “Mỗi tuần hai lần, chúng cho ông ăn thịt bò cơm trắng. Thật là một bữa tiệc sang!”; “Những buổi bị đưa đi hỏi cung là những lúc nghỉ ngơi khoái nhất ở trong tù.”; “bọn trùm mật thám thường hỏi cung ông, mời ông hút thuốc lá Anh”; “có được cái giường tốt và được ăn cơm tây”; "Cả đời chưa bao giờ Nguyễn được ăn uống sung sướng như thế”; “Ông này (tức ông Cục trưởng Cục Chính trị của Tưởng Giới Thạch) hạ lệnh người gác cho phép cụ đi dạo nửa giờ trong sân nhỏ, cắt tóc cho cụ và cho cụ tắm nước nóng.”. Còn nhiều nhiều điều nữa trong cuốn sách của Trần Dân Tiên,[4] xin kính mời Quý bạn đọc có thì giờ thì xem chơi.

Ngày 26/10/2011

Nguyễn Hữu – Hà Nội

Lời giới thiệu muộn: Tôi không muốn dùng chữ PS/Note/Tái bút/Ghi chú v.v… mà muốn coi những dòng sau đây là một Lời giới thiệu. Lời giới thiệu thì phải để trên đầu bài viết như lẽ thông thường, nay lại viết xuống cuối bài nên nó thành… muộn, thưa Quý bạn đọc.

Tuần rồi tôi có người em họ ở Cali chuyển qua liên mạng cho toàn bài Chân dung ‘bác’ Hồ của Kiều Phong. Tôi đọc ngấu nghiến trong một ngày cho hết, rồi in ra giấy để chia sẻ cùng bạn hữu của mình. Đọc xong, tôi thấy đúng như một vị nào đó có nói cũng ở trên mạng rằng: Chân dung ‘bác’ Hồ của Kiều Phong là một tập sách cặp đôi không thể thiếu với cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên. Trong bài của Kiều Phong cũng có đoạn nói về Bác Hồ ở tù. Với bút pháp điêu luyện; cách sử dụng con chữ rất tài tình; khả năng tổng hợp và phân tích cực kỳ tài giỏi, sắc bén… tác giả đã giúp người đọc (và cả Ban Tuyên giáo các cấp của đảng Cộng sản Việt Nam) hiểu biết một cách khá đầy đủ sâu sắc thêm về bác Hồ vô cùng kính yêu!

Bài trên của tôi viết đã lâu nhưng quên khuấy trong máy. Kiều Phong đã như nhắc nhở tôi về bài viết của mình. So với bài của Kiều Phong thì bài viết này của tôi chỉ như một bài luận văn tồi của chú học trò lớp ba. Tuy nhiên, tôi vẫn liều gửi tới Hưng Việt như là lý cớ giới thiệu Chân dung ‘bác’ Hồ của Kiều Phong. Kính xin Quý bạn đọc cảm thông và đừng dè bỉu làm tôi tủi thân!

Và đây, mấy đường links tôi biết, kính mời Quý bạn đọc có thể vào để đến với bài viết của Kiều Phong:
- Chân dung “bác” Hồ Đăng trong Kiều Phong, Lột trần huyền thoại Hồ Chí Minh bởi Hoa Lài Việt Nam on Tháng Mười 12, 2011 or

- http://tapchidanvan.wordpress.com/category/chuyen-d%e1%bb%81/l%e1%bb%99t-tr%e1%ba%a7n-huy%e1%bb%81n-tho%e1%ba%a1i-h%e1%bb%93-chi-minh/ or

- http://baovecovang.wordpress.com/2009/11/13/chan-dung-bac-h%e1%bb%93-ph%e1%ba%a7n-i/


[1] Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Trần Dân Tiên, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội-1975 – NST

< name="_ftn2"a href="#_ftnref2">[2] Tin đăng trên báo chí Hà Nội tháng giêng năm 1960, do Lại Nguyên Ân sưu tầm và công bố. Theo Tìm hiểu phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, Phần VII: Biện pháp thanh trừng, Thụy Khuê http://thuykhue.free.fr/stt/n/nhanvan07.html

[3] Theo Thụy Khuê, Bđd

[4] http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9151&rb=08
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn