BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73502)
(Xem: 62250)
(Xem: 39442)
(Xem: 31185)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Trí thức XHCN VN trước thềm “Thế kỷ Công Dân”

14 Tháng Tư 200812:00 SA(Xem: 861)
Trí thức XHCN VN trước thềm “Thế kỷ Công Dân”
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Trước tiên xin rất hân hạnh giới thiệu bộ sách, mà tôi sẽ trích dẫn nhiều ý kiến về các vấn đề thường thấy mấy ông trí thức CS trong mấy tờ báo của Đảng nói tới nhiều. Và có lẽ các ông sẽ ngạc nhiên khi biết đó là bộ sách xuất bản chính thức ở nước CHXNCNVN của ông ! Bộ sách “Thế kỷ công dân” của nhà xuất bản Công An Nhân Dân Hà Nội VN quý 4 - 2007, trong đó dân chủ là mục tiêu, là giải pháp, không phải “cái gọi là” khinh bạc của ông NBC. Nhà nước CSVN thì lần đầu tiên nghe nói đến việc cam kết công nhận các quyết nghị của LHQ chứ không còn nói VN có dân chủ tự do “theo cách riêng” của VN dù còn luôn lập lại là dưới sự lãnh đạo của Đảng... Như vậy các công ước quốc tế VN từng ký kết nhưng lại coi không có chút tính chính danh và trách nhiệm thực thi, nay có khả năng trở thành định ước của VN chăng?

Bộ sách “Thế kỷ công dân” này là cái nhìn về Trung Quốc, tuy có tương đồng nhưng cũng nhiều dị biệt với VN. Sách cần đọc song cần hơn là có cái nhìn VN vào xã hội VN.



Nếu suy nghĩ và cách làm phương Tây khó là giải pháp phù hợp cho tầm vi mô trong từng bước chân VN thì cách làm và lối suy nghĩ của Trung Quốc cũng có nhiều khác biệt không thể cứ đi theo sau. Đừng quên CSVN từng thất bại thảm khốc khi làm Cải Cách Ruộng Đất theo Trung Quốc... Còn VNCH từng có giải pháp rất phù hợp cho Cải Cách Ruộng Đất mà ngày nay, nhìn lại, chính người bảo thủ nhất của CS cũng cho đó là giải pháp đẹp như ước mơ...

Đất nước lịch sử là của chung, thì thành bại của VNCH và CS vẫn phải được lịch sử ghi nhận hay phán xét.

Bộ sách của nhà xuất bản CAND của CSVN không nói về phần tổng quan nền tảng, cho nên nếu đọc bộ sách mà các khái niệm dân chủ tự do nhân quyền chưa rõ thì khó hiểu hết nội dung. Cần đọc thêm tài liệu và các công ước đã ký để thấy môi trường chánh trị VN còn quá bưng bít, quá nhiều điều cấm kỵ. Các nhà báo trong nước chỉ mới được Anh Quốc tài trợ để... học làm báo đúng cách, nghĩa là đi đúng lề đường bên phải! Thứ hai là bộ sách không dám đả động đến Đảng CS đã nối dài và tăng nặng phần làm tan rã nhân cách con người Trung Quốc ra sao.

Tuy vậy quyển sách có tư duy tích cực, là người Trung Quốc nên nói rất thâm sâu về tâm lý người Trung Quốc. Chẳng hạn, lý do sự thần phục Mãn Châu với “óc vừa nô lệ vừa độc tài” trong nhân cách của quan quân Trung Quốc, thái độ “trên đội dưới đạp” truyền kiếp của người Trung Quốc… Sách nói đến tác hại của chế độ chánh trị đặt dân trong tư thế “thần dân” theo phong kiến Tống Nho “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung ”, đặt gia đình trong chế độ gia trưởng “Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Cái mạng con người, cùng với bản năng sinh tồn mạnh mẽ mà ai muốn lấy đi cũng được không cần đúng sai, đã làm người Trung Quốc luôn sống trong bi kịch và sợ hãi.

Nặng nhất là thời Trung Quốc bị Mãn Châu ô hợp cai trị qua suốt triều đại nhà Mãn Thanh 233 năm. Quan quân và dân người Hán thần phục Mãn Châu, nhân cách tan rã, lấy mạt chược làm “văn minh tinh thần”, khiến cho tác giả chua chát nói “một tỉ người (Trung Quốc) 9 phần chơi (mạt chược) một phần nhảy múa !”.

Người Mãn Châu cai trị toàn bộ Trung Quốc (người Hán) từ 1644 đến 1911. Trung Quốc cũng từng có Hồng Tú Toàn và Thái Bình Thiên Quốc (1851-1864) ở phía Nam Trung Quốc, chiến đấu chống nhà Mãn Thanh, chiếm 16 tỉnh lập thủ đô là Thiên Kinh (Nam Kinh), chống lệnh cạo nửa đầu dóc đuôi sam của Mãn Châu. Số người chết lên đến 20 triệu (cũng có tài liệu cho là 50 triệu), rất đáng thương cảm. Có phải số phận nghiệt ngã này đã khiến nhiều người Trung Quốc bỏ tổ quốc làm kiếp di dân, còn người ở lại đã vong thân, lấy chuyện “thà làm chó hoà bình hơn làm người chiến tranh” như một triết lý sống, dẫn đến đất nước suy vong, bị Châu Âu và Nhật đô hộ. Có lẻ không có gì đau khổ hơn cho người Trung Quốc khi người Anh thiếu hiểu biết lịch sử đau thương của Trung Quốc, nỡ lòng khinh bạc ghi tấm bảng “Cấm chó và người Trung Quốc” ở tô giới. Bản chất của người Trung Quốc không phải vậy, nhưng dưới thời Mãn Châu cai trị đã “hồn phi phách tán”!

Sau chế độ CS Maoist ở miền Bắc nhân cách nhiều người VN cũng đã tan rã như thế .

Đọc bộ sách thu lượm được phần kiến thức về việc người Trung Quốc sau đô hộ của Mãn Châu đã hư hoại ra sao. Người đọc phải tự bổ sung phần kiến thức về tiêu chí như: công dân thế giới là gì, bổ sung phần vai trò của chánh quyền CS hiện tại đã và đang tiếp tay cho sự hư hoại con người đó như thế nào và việc CS còn giết người nhiều hơn phát xít ra sao.

Trí thức XHCN VN dù tri thức có ngộ nhận rất nặng, nhưng sau hàng hai chục năm có giao tiếp các nước cũng đã thấy rõ các nước tiến ra sao, biết con đường tốt cho đất nước. Việc vẫn “kiên trì” bám víu đặc quyền là do nhân cách người CSVN cũng đã tan rã như dân Trung Quốc mà thôi. Người CS hãy đọc bộ sách “Thế kỷ công dân” để tự thấy hình ảnh vỡ vụn thê lương của mình trong đó.

Người CS quyết phải nắm chánh quyền, nắm đặc quyền ban phát tài vật và từ đó dễ dàng điều khiển bần cố nông làm thú giết người để được làm... lãnh đạo như kẻ cùng đinh bất tài chờ “trúng số”, hay may rủi như kẻ đánh bạc. Bần cố nông không biết nền chính trị chân chính, người chân chính là người buộc họ học tập làm người chứ không khuyến khích họ làm dã thú và lợi dụng lòng tham của họ. Trí thức bị biến thành gia nhân làm chó hoà bình, chó gặm xương; còn bần cố nông bị biến thành gia súc, làm chó giữ nhà một cách hãnh diện ! Tinh thần này đã bàng bạc chiếm lĩnh tâm hồn dân bần cố nông miền Bắc. Sau 1975, người ta mang họa tinh thần này vào miền Nam.

Con người tốt xấu khác nhau nhưng người tốt cũng luôn phản ứng yếu đuối, cùng một cách, trước đặc quyền nên CS khinh bạc nói: “Ném cho khúc xương gặm là hết gầm gừ !”

Người trí thức có được sự tự hiểu biết đáng nể phục, điển hình là nhà bác học Albert Einstein. Khi được mời làm Tổng Thống quốc gia Israel mới, ông trả lời là ông hiểu biết về khoa học song... rất ngây thơ về chánh trị.

Từ 1954 người VN miền Nam đã trải nghiệm chế độ công dân chưa hoàn chỉnh, vì bị cuộc nội chiến, thêm óc quan cách và óc quân phiệt trong hầu hết người nắm chánh quyền của VNCH, vốn xuất thân quan lại từ nền văn hoá cũ đã hạn chế tác dụng của nền dân chủ pháp trị. Dù sao luật pháp VNCH đã trao trả cho dân quyền làm “công dân” với khái niệm con người là vốn quý nhất, sinh mạng bất khả xâm phạm, chỉ có toà kết án theo luật định.

Người Mỹ không muốn thấy đặc công phạm tội khủng bố quả tang, bị ông Tướng Loan giết, trước khi toà án kết án, theo tiêu chuẩn đối xử tôn trọng quyền con người của Mỹ. Người dân Mỹ cũng không cho phép lính Mỹ gây ra chuyện Mỹ Lai dù người VN với nhau có thể gây ra thảm sát Huế bi thảm hơn.

Trong chiến tranh thảm sát do phía CS gây ra phóng viên Mỹ không hề biết, nên đã hướng công luận đến kết luận bất công, trói chân người lính Mỹ ở VN và lính VNCH ! Huế trải qua thảm sát, là một tội ác chiến tranh thảm khốc có số chết là trên 20 lần ở Mỹ Lai nhưng khuất tầm nhìn của phóng viên Mỹ. Báo chí Mỹ còn bị những tình báo đóng vai cộng sự “phản bội sự thật”, như Phạm Xuân Ẩn, che giấu nhiều sự kiện tội ác lớn như thảm sát Huế, thổi bùng nhiều việc nhỏ như Mỹ Lai, chuyện tướng Loan bắn một tội phạm quả tang là một đặc công...

Cho đến tận hôm nay những trấn áp của CS trên dân chúng biểu tình đòi đất ở các tỉnh đều thực hiện ban đêm, khôn ngoan tránh xa con mắt của báo chí, làm nên thứ chánh quyền của bóng đêm ! CSVN đi xa hơn nữa vì từng làm tuyên truyền... dối trá và cực kỳ lạc hậu, vi phạm quyền trẻ em, như hình ảnh anh hùng nhỏ tuổi “ma” Lê Văn Tám.Người Mỹ đúng khi không muốn hạ thấp nền văn minh của mình để làm theo cái ác của CS. Điều này rõ ràng là bi kịch VN và là nguyên do khiến không thể làm nên chiến thắng.

Ông Phạm Xuân Ẩn là tình báo trong vai nhà báo chứ không phải nhà báo làm tình báo vì lòng yêu nước. Làm nhiệm vụ và thiên chức của nhà báo là phải nói đúng sự thật, ai không nói đúng sự thật không là nhà báo. Từ quan điểm này, có thể nói ông Phạm xuân Ẩn có hai sai lầm:

Một là làm tình báo cho CS mà cũng không biết gì về CS nên hoạt động của ông tự nó mang đầy tính hủy diệt ngoài ý muốn của ông do ông chọn phía sai của lịch sử. Sau 1975 mới thấy ra CS không tốt như ông nghĩ. Giảo hoạt, phá hoại, ra tay trước để giành an toàn cho mình là cá tính đặc biệt của những tình báo.

Hai là ông Phạm Xuân Ẩn biết rõ Mỹ không có tham vọng xâm lược lãnh thổ. Bộ đội ngoài Bắc được động viên chống Mỹ xâm lược, còn ở trong Nam chỉ nói chống sự can thiệp của Mỹ. Ông là nhà tình báo mà không thấy ra sự dối trá ngay ở điều này sao? Ông là người lầm lạc, vẫn tưởng mình chân chính. Ông chỉ hoàn hảo về nghiệp vụ nhờ kiến thức do Mỹ đào tạo, còn cá nhân ông bất toàn, què cụt tâm hồn !

Dù có thiên cộng đến mấy như một số trong MTGPMN, nếu có lòng trung thực óc nhân bản thật sự thì sau Huế ông Ẩn cũng phải thay đổi cách nhìn về CS mới phải. Hay là ít nữa, sau 1975, ông phải biết từ chối ”vinh dự” CS ban cho và phải dám nói sự thật là CS cần phải thay đổi chế độ chánh trị. Sao ông lần lữa, chỉ tìm chốn an thân và đặc quyền cho mình? Ông Phạm Xuân Ẩn che giấu thảm sát Huế giống như Jean Paul Sartre từng che giấu không nói đến các Gulags đày đọa của Nga! Chắc chắc lịch sử sẽ phán xét và không thể dành cho ông sự tôn trọng nào như từng lên án Jean Paul Sartre !

Từ chuyện ông Phạm Xuân Ẩn, Nguyễn Thành Trung và nhiều người trong MTGPMN, cần hiểu vì sao người Mỹ nói: “Người Hoa Kỳ không có bạn, người Hoa Kỳ chỉ có đồng minh”. Khi người Mỹ nói như trên thì không có nghĩa là “quan hệ phải có lợi trước đã”, như ông Dương Trung Quốc hiểu. Nói như ông chỉ vì ông không tỏ ra hiểu thấu kiểu chính trị của xã hội dân chủ pháp trị người Mỹ. Nó rất khác với lối làm chính trị kiểu dắt dây “chuỗi-rễ”, tức là một người cộng sản phải tuyên truyền cho ba người thân quen thành 9 người tốt thân CS. Chín người này tiếp tục tuyên truyền cách gì không cần biết để có 27 người từ không ghét đến có cảm tình ! Cứ thế nhân ra qua tình bạn, tình gia đình, không ai biết CS là gì. Việc này đã gây cho người VN bao nhiêu là lầm lạc. Trong kinh doanh có cách bán hàng đa cấp bị khuyến cáo vì tính gây hại cho khách hàng do dựa theo quen biết cá nhân hơn là biết đánh giá chất lượng giống như thế.

Làm chánh trị ảnh hưởng đến nhiều người, phải làm theo luật lệ, ký kết thực hiện minh bạch giửa hai đồng minh có mục tiêu lý tưởng xã hội tương đồng rõ rệt khiến cần thành là đồng minh. Khác hẳn VN, khi ký kết tình cảm hữu hảo ôm hôn thắm thiết (chuyện người Mỹ không hề làm với đối tác chánh trị) nhưng sau đó không làm theo như VN ký hiệp định Paris ký hiến chương LHQ !

Nhà sử học Dương Trung Quốc đã chỉ đứng trên quan điểm chính thống của xã hội VN mà lý giải lịch sử xã hội tổng quan hiện thực về nước Mỹ và người Mỹ. Suy diễn ”không có bạn” là không có tình cảm không có lý tưởng e rằng thiếu công bằng và “khách quan”. Có lẽ muốn cho công bằng thì cũng cần một số hiểu biết về nền dân chủ pháp trị. Hãy thử đặt mình vào vị trí của người trí thức Mỹ trong cuộc đàm phán chính trị, một mặt cần đảm bảo sự minh bạch chánh trị, và mặt khác phải đối mặt với sự đàm phán khó khăn, những nhà ngoại giao Mỹ đã làm hết sức mình cho một kết quả mọi phía cùng mong chờ. Hãy nhìn lại hững gì xảy ra tiếp sau đó: việc tôn trọng hiệp ước ký kết của Mỹ quá khác CSVN ! Ai tin những gì CS nói thao thao, hứa dễ dãi thì rán mà ân hận ! Quả khổ thân cho dân VN !

Mỹ không cha truyền con nối, không có gia đình trị, đâu có nghĩa là không biết thương con không có tình gia đình! Người Mỹ không theo truyền thống bậy bạ của VN, một kẻ làm quan cả họ được nhờ đó thôi. Luật nước Mỹ là nền tảng vững chắc để chọn được người tài lèo lái quốc gia theo lý tưởng công bằng xã hội .

Bộ sách nói đến xu thế của thời hiện đại là một kỉ nguyên “công dân thế giới”. Công dân thế giới có tố chất đang được định hình, phải hiểu biết về các nền văn minh thế giới, về công nghệ đương đại như: robot, công nghệ nano..., có kiến thức về các vấn đề dân số, môi trường và biến đổi khí hậu, biết tội phạm xuyên quốc gia như rửa tiền mại dâm mua bán phụ nữ, hủ tục, khủng bố quốc tế... và sử dụng dịch vụ thế giới như bảo hiểm quốc tế, học trình quốc tế, bằng cấp quốc tế...

Nhưng phải nói là trong khung cảnh thế giới như thế, người thanh niên VN cũng có những thuộc tính na ná như người thanh niên Trung Quốc sống trong lòng chế độ toàn trị, bị đánh giá là chưa có ý thức công dân thế giới: “Khả năng giao tiếp, suy nghĩ phân tích và giải quyết vấn đề, sử dụng các phương tiện kỹ thuật thành thạo, kiến thức lịch sử, nhận thức về những vấn đề toàn cầu, trải nghiệm và đánh giá những nền văn hóa khác nhau... Đây là phạm trù tôi thấy còn vắng bóng tại các chương trình đạo tạo ở VN”. (TS Peter J. Gray, Học viện Hải quân Hoa Kỳ, tác giả trên 40 ấn phẩm về đánh giá chất lượng giáo dục - theo Vietnamnet)

Thời gian gần đây, tôi có đọc vài ý kiến phản bác kiểu coi khinh, nhạo báng rất thiếu thiện chí về nhóm người dấn thân cố gắng hoạt động vì dân chủ tự do nhân quyền cho VN.

Sự “lộ diện” của nhóm dám dấn thân đương cự với cường quyền của CSVN hiện nay và có thêm khả năng lý luận viết lách còn ít. Nhưng nếu tính luôn số đã bị CSVN triệt hạ tiêu diệt bỏ tù, cô lập hay báo người Việt nước ngoài thì không thì không hề ít. Dọc dài lịch sử đau thương của VN, CS Hà Nội đã xây dựng quyền lực trên tội ác mà điển hình quy mô lớn là Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn-Giai Phẩm, Xét lại chống Đảng, thảm sát Huế... Thế nhưng đến giờ này, khi thế giới đang ngày càng thu hẹp không gian của chính tre75 toàn trị độc tài, thì vẫn còn những con người tự nhận là thành phần tinh hoa của xã hội nhưng nói năng và giải quyết sự việc thật thà đơn giản theo cách cân đong đo đếm của người nông dân, và khi nói chuyện chánh trị thì, xin lỗi, hết sức nông cạn và lý sự cùn! Hãy nhìn vào một số sự việc có thực trong sinh hoạt chính trị Việt Nam: Khi cán bộ làm thất bại các chương trình 135 cho người nghèo làm thất bại cải cách hành chính là vi phạm luật mang tính phổ biến hay cụ thể là công chức nào cũng ...phạm tội. Việc này sao được coi nhẹ tênh ? Khi dân chúng, công nhân, nông dân biểu tình, dù biết bị cấm là sự “bất tuân dân sự“là thông điệp chính trị khẳng định là đã có vấn đề khiến toàn dân phải phản kháng. Còn có cả sự lãng công, làm chiếu lệ của công chức, cũng là một hình thức phản kháng!

Theo đà này thì nếu không thay đổi ở VN sự “bất tuân dân sự “ ngày càng nhiều, kết quả của chính sách sai lòng dân nên dân ngày càng coi khinh đạo đức khả năng của cán bộ CS. Thực trạng VN đang phơi bày nguy cơ tan rã của chế độ CS, khiến cho những người trí thức chế độ như ông Giáo sư Tương Lai còn phải làm gan đề nghị đổi tên Đảng.

Bộ sách cũng nói đến khái niệm số đông và thiểu số cần phải hiểu cho sâu không hiểu hời hợt mơ hồ được. Về luật pháp các nước có quyền đa số và cũng có quyền thiểu số. Đa số dân biểu quyết định, tổng thống vẫn có quyền “phủ quyết”. Đó là quyền của người lãnh đạo tối cao thấy xa hơn thấy cao hơn ra quyết định tối hậu khi cần. VN có mô hình thành công nhưng chưa ai nắm chính quyền hiểu thấu đáo về tổ chức về nội hàm từng câu chữ trong luật pháp Mỹ vốn có giá trị cao lớn về mặt luật học.

Đến đây cũng xin trao đổi về vài khái niệm khách quan và chủ quan. Khi cần tranh luận để áp đảo người đối lập, mấy ông CS hay lôi cái khách quan và cái chủ quan ra để tự cho mình là những người nhìn sự đời khách quan, nắm được chân lý muôn đời, còn ai khác các ông đều là bọn chủ quan phiến diện. Người CS không hiểu, hoặc giả cố tình không muốn hiểu rằng người đấu tranh dân chủ đang sống thực với đời sống xã hội thời hiện đại, là sống với sự chủ quan gần với sự thật, gần với giải pháp đúng. Định nghĩa về Xã hội được chấp nhận phổ biến thời nay là: Xã hội là một “kết cấu đa tầng, đa phương về văn hoá và những hiện thực chủ quan”. Nền văn minh chỉ có một, nhưng có nhiều tầng nấc thấp cao, nên tưởng là có nhiều và có va chạm nhau. Văn hoá đa phương làm nên sự đa dạng nhưng trong cùng một tầm vĩ mô là sinh mạng được tôn trọng, cuộc sống dân chủ tự do.

Khi các hiện thực chủ quan ở tầng cao của văn hoá sẽ có giá trị nhất vì gần với chân lý nhất. Câu chuyện “Con mèo Schrodinger” là ví dụ để hiểu về khách quan không lộ diện, và chủ quan làm nên ý thức đúng của xã hội tốt và ngộ nhận của xã hội xấu. Thí nghiệm tưởng tượng có một con mèo bị nhốt trong một hộp kín. Trong hộp có bom và một chất phóng xạ có xác xuất 50% phát ra tia phóng xạ. Nếu có tia phóng xạ máy đếm Geiger sẽ kích hoạt bom nổ, mèo chết, nếu không mèo sống. Không ai có thể biết con mèo chết hoặc sống cho tới khi có quan sát viên mở hộp nhìn vào. Ví dụ này còn giúp tránh “chấp nhận một cách ngây thơ "hiện thực bị làm nhoè" khi mô tả thực tại.”

Ở VN thời hiện đại này cũng đang có nhiều sự thật lịch sử còn đang nhoè nhoẹt chưa được giải quyết. Thí dụ như việc ai giết các chí sĩ yêu nước ai bán cụ Phan Bội Châu, Nguyễn Tất Trung là con của Nguyễn Tất Thành hay là con ai, chuyện thảm sát Huế…

Dựa theo thí nghiệm tưởng tượng đó, giới khoa học rút ra kết luận: khoa học là những hiện thực chủ quan xác định bởi quan sát viên. Về chính trị xã hội thì sự thật tùy mức độ bị che giấu. Khoa học cho là về tôn giáo chính lòng tin của tín đồ đã tạo ra các Thượng đế ! Điều này không làm hài lòng các tôn giáo vì tôn giáo nào cũng muốn chứng minh có đấng sáng thế (trừ Phật Giáo) ! Quan sát viên thấy rõ và mô tả và đó là hiện thực chủ quan. Vì thấy nên hiểu biết cao, gần với chân lý so với người chưa thấy đã thành hai loại người khác nhau trước cùng một sự kiện bị che dấu. Cả hai sẽ có một con đường chung nếu cùng tích cực muốn biết con mèo sống hay chết. Sẽ không có gì chung nếu có ý đồ uốn nắn gọt dũa sự thật để có lợi cho mình cho phe nhóm.

Cho nên, trong tranh luận chính trị ở xứ mình, khi người CS cho là những ai kia “không khách quan”, thật ra phải hiểu là ý kiến người khác không giống với các ông mà thôi. Sự thật chính trị như con mèo trong hộp kín, bị che giấu. Qua việc cấm báo chí, phạt phóng viên chứ không cho phản biện tranh luận, lẽ ra những người còn cả tin vào người CS phải suy luận ra phần ngầm chính trị là CS xấu nên dẫn đến việc cần phải che giấu.

Cũng năm trong ý hướng muốn bịt mắt che tai người dân trong xã hội để dễ bề sai khiến, người CS đưa ra chủ trương: Báo chí không chỉ đưa tin mà còn phải định hướng con người đến cái chân, cái thiện, cái mỹ. Rất đồng ý, vì quảng bá chân thiện mỹ vẫn nằm trong lãnh vực truyền thông dù mang tính chủ quan. Nhưng chân thiện mỹ là đâu thì tùy hiểu biết ở tầng cao thấp khác nhau mà chưa thể thống nhất. Biết mà che dấu không dám nói sự thật hay nói sai sự thật là đã bước sang lãnh vực tội ác tuyên truyền dối trá và bưng bít thông tin.

Khi thấy khá rõ CS Bắc Việt dối trá tàn ác gây thảm sát Cải Cách Ruộng Đất, thì mới thấy rằng cái chân thiện mỹ mà mấy ông CS nói đến chính là dân chủ tự do và nhân quyền bị chà đạp.

Ông Dương Trung Quốc còn cho ông Hồ mới học lớp ba, chỉ có học kiến thức tình báo điều hành văn phòng của Borodin mà “làm Thầy” Ông Trần Phú vốn là người học giỏi đỗ đạc và học CS theo hệ thống, được Nga chọn lựa làm lãnh tụ ở VN chứ không phải ông Nguyễn Tất Thành. Trần Phú và Hà Huy Tập luôn chống lại ông Nguyễn Tất Thành. Cho đến nay vẫn có một nghi án là nhiều cán bộ CS không phục ông Nguyễn Tất Thành bị ông báo cho Pháp giết hết vẫn còn đó ! Chỉ có Hà Huy Tập tốt nghiệp đại học và nhiều tác phẩm công bố lên diễn đàn công khai chống Nguyễn Tất Thành mà ông Dương Trung Quốc không dám nói đến. Học trò của Nguyễn Tất Thành là Phùng Thế Tài, Trần Quốc Hoàn, Đỗ Mười…, chứ ngay Lê Duẩn chưa chắc chịu phép ông !

Những người đứng ngoài môi trường tuyên truyền đó sẽ nhìn về những ông gọi là trí thức CS vừa đáng thương hại vừa đáng trách, chỉ vì họ phải uốn cong trí thức của mình để “mỏi gối quỳ mòn sân tướng phủ”. Thê thảm quá!

CS với người đảng viên CS cũng ví như hai mẹ con nhà kia, người Mẹ có lầm lạc hay du thủ du thực, song đã chăm bón cho mình, giật vọc của người khác cho mình ăn, làm con không dám phản bội mẹ! Rất nhiều người trí thức XHCN bị tẩy não khỏi ý thức tự chủ và ý thức công bằng xã hội vì đã được cho hưởng một số đặc quyền đặc lợi. CS không dại để chọn trí thức có đàu óc tư duy độc lập, mà chỉ chọn người không có bản lĩnh độc lập tư tưởng, lười suy nghĩ, những con người “tan rã nhân cách”.

Để khôi phục nhân cách bị phá huỷ cho tan rã như thế, cấn cả trăm năm mới có thể chấn hưng. May ra thì trong xã hội, vẫn còn những con người trí thức biết âm thầm nuôi dưỡng khí phách để truyền dạy cho con cháu. Để ngọn lửa nhân cách trí thức VN còn cháy mãi, đợi ngày lan toả. Thời nay đang còn là thời của giấc mơ trẻ em đường phố không học hành mơ thành Chủ tịch nước, Tổng bí thư, theo gương Nguyễn Tất Thành, Đỗ Mười... Giấc mơ Trần Minh khố chuối bị cho là hoang đường. Trước khi kết thúc, xin nói lại cho rõ là tôi không có định kiến về cái tên của ông Dương Trung Quốc. Nhắc đến ông chẳng qua vì tôi muốn nói về tâm hồn Trung Quốc, nhân cách TQ tan rã một phần nào đó đã thể hiện trong một bài viết của ông, một trí thức điển hình của chế độ. Thế thôi.

Trần Thị Hồng Sương
14.4.2008
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn