BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73423)
(Xem: 62247)
(Xem: 39435)
(Xem: 31180)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhà văn Việt Nam và sự hội nhập

30 Tháng Mười 200612:00 SA(Xem: 965)
Nhà văn Việt Nam và sự hội nhập
513Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
513
1. Thiên chức của nhà văn:

 Kể từ buổi sơ khai dựng nước, nhân loại đã trải qua 5 thời kỳ : văn minh trẩy hái (con người mới xuất hiện, sống ở hang động và hái hoa quả, săn xúc vật quanh hang để sinh sống). Văn minh du mục( trồng cây lấy quả, nuôi súc vật để sống). Văn minh định cư, nông nghiệp (nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu như ăn mặc, ở). Văn minh thương mại( phát minh ra máy hơi nước, máy nổ, điện, điện thoại, computer). Cuối cùng là văn minh trí thức, trí tuệ con người đóng vai trò quan trọng. Sự giàu có của một quốc gia không còn nằm trong lòng đất với hầm mỏ, nhân công đông; mà chính là quốc gia đó có một đội ngũ trí thức, chuyên viên quan trọng hay không, Sự giầu có do ngay chính đầu óc con ngừơi mà ra. có thể trao đổi học hỏi, nghiên cứu một cách dễ dàng...

Trong tình hình hội nhập này, không những nhà văn Việt Nam mà cả các nhà văn trên thế giới đều phải trang bị hành trang kiến thức cho mình, phải đổi mới tư duy từng ngày mới phát triển kịp sự tiến bộ của nhân loại , mới không bị xã hội đào thải, bạn đọc lãng quên, muốn thế thì phải đọc phải suy ngẫm, phải lao động hết mình trên từng câu chữ. Trên thực tế không có sự lao động khổ sai nào bằng công việc viết văn. Khi ý nghĩ như đuôi chuột vừa lấp ló ra khỏi cửa hang phải lập tức bắt lấy và tìm mọi cách giãi bày, thể hiện trên trang giấy thành dòng, thành chương, hoặc thành một cốt chuyện, cho đến khi ý nghĩ thôi cựa quậy trong đầu mới có quyền được thả lỏng ngòi bút. Nghĩa là chỉ 1% là năng khiếu, còn 99% là lao động khổ sai. Cứ đêm trắng ngọt ngào, báo tử từng tế bào võ não. Khi ý tưởng chín dần thì hàng nghìn nơ ron thần kinh cũng chết đi mà không được tái sinh, hàng nghìn sợi tóc cũng phải bạc theo thời gian, theo con chữ và các tác phẩm lớn nhỏ của nhà văn. Một sự đánh đổi không hề nhẹ nhàng mà ngược lại là một sự mất mát khá ư tàn nhẫn, thậm chí đổi cả nhan sắc mình cho nhan sắc của những câu thơ, bài viết.

Tất nhiên muốn làm được nhà văn thì trước tiên bạn phải có thiên chức. Một sự biệt hoá cao độ và tầm nhận thức hơn hẳn đám đông vì văn chương ghét những kẻ gặp may, và ngôi đền văn chương đặc biệt kén người vào. Nếu thiếu một trong hai thiên chức trên thì bạn chỉ có nước đứng ngoài, bởi vì văn chương không phải ruộng rau muống mà ai cũng có thể xắn quần lội ào vào.

2. Nhà văn và sự đổi mới:

Để nâng văn chương Việt Nam từ sự sa mạc hoá thành vườn đồi, rừng , muôn hoa đua sắc dưới bầu trời văn chương của toàn thế giới, trước tiên phải đổi mới chính mình. Đã từ lâu văn học Việt Nam bị đặt trong sự kiểm soát của đảng, chỉ biết ăn theo và nói leo các tư tưởng, chính sách, nghị quyết, chỉ cần hồng mà không cần chuyên, chỉ nói đến ý đảng mà bỏ qua lòng dân, chỉ nói đến những điều đảng cho phép dù vô cùng nhạt nhẽo, mà không dám đề cập đến các lĩnh vực đời sống vốn bị coi điểm nóng, vùng cấm. Văn chương mà đánh đu chính trị, thiên về tụng ca hay minh hoạ cho một chính sách nghị quyết nào đấy là thứ văn chương phải đạo, văn chương vứt đi vì chỉ nói đến tà đạo mà không nói đến đời sống, trong khi cuộc sống đời thường thì muôn hình vạn trạng, bão động đầy trời mà ngòi bút các nhà văn chẳng dám rung rinh theo. Vì vậy một trong những chức năng của nhà văn là phải gạt bỏ thói quen nô lệ sợ hãi về mặt tâm lý. Thời kỳ đô hộ 1000 năm của Trung Quốc đã qua lâu rồi, song các nhà văn Việt Nam vẫn giữ thói quen từ hàng nghìn năm về trước: "Tâm hệ nhất xứ, thủ khẩu như bình", nghĩa là tự buộc trái tim lại, bưng kín mồm, kín miệng mình, không dám nói theo những lời trái tim mách bảo. Chúa vẫn bảo: Đi theo tiếng gọi của con tim là điều hợp lý và đúng đắn nhất, vì đảng cộng sản ở kề cận và hiện hữu bên mình nên nhà văn Việt Nam sợ đảng hơn sợ chúa , chuyên làm ngược lại, theo đúng lời đảng dặn.

Sinh thời Tố Hữu đã từng đánh đu với chính trị để viết ra những điều tầm thường giả dối: “ Làm ăn hai tiếng à ra thế ”, hoặc: “ Vui làm sao khi nghe con tập nói, tiếng đầu đời con gọi Sittalin ” ...

Nhà thơ Chế Lan Viên đã tự nhốt mình trong lăng Hồ Chủ tịch để viết tập thơ "đứng trước lăng người" ca ngợi Hồ Chủ tịch, ca ngợi cả lãnh tụ Bành trướng: “ Bác Mao nào phải đâu xa. Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao ”... Chính sự nhốt này làm ông không thể nào phát triển hết tầm kích mình, còn gây tai hoạ cho ông khi lịch sử sang trang, chính trị trở nên lỗi thời...Nên nhớ, đặc điểm của thiên tài là sáng tạo, có tự do tư tưởng tự do sáng tác mới cho ra những tác phẩm để đời. Tiếc rằng trong thời đảng trị, đa phần nhà văn Việt Nam không dám vượt qua hàng rào phẩm cách của mình, không dám coi tự do là thước đo chiều cao nhân cách của mỗi người, nên thà làm người lùn trong thời hội nhập toàn cầu, thà để đảng thiến mất nhân cách, thiến mất tư tưởng quan điểm hay chất anh hùng thời đại, còn hơn là cất cao tiếng nói của mình để rồi bị đảng đánh, đồng nghiệp xa lánh. Sự sợ hãi bao giờ cũng chỉ đẻ ra hèn nhát mà đã hèn nhát thì ngòi bút luôn toẽ đôi, khen một tí, chê một tí, văn chương nhợt nhạt dễ dãi, khác xa cuộc đời thực, càng thiếu sự nghệ thuật hoá cao độ.

 3. Nhà văn và sự xông xáo :

 Một điều mà tất cả chúng ta đều biết là nhà văn phải được quyền xem xét thu lượm tất cả những gì là tài liệu, tư liệu, dữ liệu của đời thường...Ngòi bút của nhà văn được quyền xông xáo vào tất cả mọi ngõ ngách của cuộc đời. Càng biến kho trời là trí tuệ của toàn nhân loại thành kho riêng của mình thì nhà văn càng trở nên giàu có. Nói như người Trung Quốc là: “ Tiểu nhân về đời sống, vĩ nhân về đạo đức, nghèo rớt mồng tơi về kinh tế, nhưng lại là đại phú ông về mặt tinh thần" ...Tất cả những sự việc hiện tượng chi tiết trong cuộc sống đều là những vụn vàng để nhà văn đúc nên những bông hoa 5 cánh, 7 cánh của mình. Có khi chỉ một chi tiết nhỏ lại phản ánh một nhân cách lớn, vì thế nhà văn phải tung mình vaò cuộc sống, phải để hơi thở của cuộc sống ùa vào lồng ngực, con tim khối óc, phải đánh giáp lá cà trong từng câu chữ cho đến khi có sự loé sáng ở đầu đao mới thôi, càng bị động, thế thủ càng hạn chế tài năng mình, càng tầm thường hoá bản thân ...

 Trên đây chỉ là vài cảm nghĩ của tác giả trong thời hoà nhập toàn cầu này, rất mong được bạn đọc và các bậc tiên chỉ làng chỉ giáo, và góp thêm ý kiến.

Hà Nội cuối tháng 10-2006

TKTT
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn