BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73459)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31182)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Không thể đối thoại

23 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 845)
Không thể đối thoại
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Một trong những nguyên tắc khôn ngoan để duy trì hòa hợp và hòa bình đó là : đối thoại. Trong đó, phản biện đóng vai trò quan trọng nhằm điều chỉnh và bổ túc nhận thức cho các bên trong quá trình tham dự đối thoại.

Phương thức đối thoại trực tiếp nhằm nâng cao nhận thức trước các vấn đề mà cuộc sống con người đặt ra. Ở đó, sự phản biện nhằm công bố những nhận thức đa chiều, tác động vào nhận thức đối tượng, tìm tiếng nói chung trong hoàn cảnh có những bất đồng đang tồn tại và dễ trở thành sự phản đối, phê phán, bài xích, thậm chí là bạo động.

Có thể nói, phản biện là kênh giao tiếp duy nhất có thể tác động vào tư tưởng người khác, nhằm cân bằng nhận thức trước sự phong phú đa dạng của các luồng tư tưởng khác biệt trong xã hội.

Loại trừ sự khác biệt không nằm trong nguyên tắc ứng xử của đối thoại. Và vì thế, khi một trong các bên tham gia đối thoại có động cơ ban đầu là mục đích “loại trừ” thì không nên đặt ra các giá trị khác như công lý, hòa bình, lắng nghe… trên bàn đối thoại.

Sở dĩ mình lan man, dài dòng về vấn đề đối thoại như trên, bởi sáng nay bạn mình vừa cho xem nguyên văn Thông tư 04/2010/TT-TTCP ban hành ngày 26/8/2010 của Thanh tra Chính phủ (*) về việc “Quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo” được áp dụng.

Bạn mình, khuyên mình, đừng lấy trứng chọi đá nữa khi tiếp tục đi gửi đơn kiến nghị về vụ việc khẩn cấp ở Hà Giang lần sau sau hơn 40 ngày nhận được phiếu báo phát từ bưu điện.

Bởi theo:

Chương III

XỬ LÝ ĐƠN KHIẾU NẠI, ĐƠN TỐ CÁO

Điều 8. Đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người

Đơn khiếu nại có họ, tên, chữ ký của nhiều người thì cán bộ xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan chuyển trả đơn và toàn bộ tài liệu kèm theo (nếu có) cho người gửi đơn và hướng dẫn người khiếu nại,viết đơn khiếu nại riêng của từng người, gửi đến cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc trả lại đơn được thực hiện theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này (*).

Mình không tin tưởng, cũng chẳng hy vọng gì việc mình làm có thể thay đổi được bản chất sự việc hiện tại, nhưng ít nhất, ở cái xã hội luôn được cho là văn minh này, thì con đường đối thoại duy nhất với nhà nước mà mỗi công dân (trong nước hay ngoài nước) có được đó là pháp luật.

Ai cũng biết rằng sự khó khăn trong hầu hết các cuộc đối thoại đều đến từ lực cản của nhận thức chủ quan, cảm tính và định kiến. Do đó đối thoại chỉ trở thành những ứng xử văn hóa có tầm khi nhận thức của những người tham gia đối thoại đều phải ở một mức độ bao quát và quan sát rộng.

Trong bài viết của mình, tác giả Hà Đình Sơn có nhận định:

Bằng Thông tư 04/2010/TT-TTCP Đảng và Nhà nước đã đoạn tuyệt con đường đối thoại cuối cùng này với nhân dân.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 97/2009/QĐ-TTg ngày 24/07/2009 về việc “Ban hành danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ”, được coi là quyết định “bịt mồm” trí thức thì nay Thông tư 04/2010/TT-TTCP sẽ là thông tư “bịt mồm” nhân dân, tiếp sau đây sẽ là “luật” gì nữa? Điều này đã chứng tỏ đó là những hành động có hệ thống, chứ không cá biệt, không ngẫu nhiên. Âu đó cũng là câu trả lời đích đáng cho nhân dân về những lời hứa của Đảng và Nhà nước.

Thông tư này sẽ hạn chế, ngăn cản và trong thực tế là triệt tiêu quyền khiếu nại, tố cáo hợp pháp của nhân dân. Nó gần như đồng nghĩa kết thúc thời hạn thi hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Ngoài ra nó còn triệt tiêu quyền khiếu nại, tố cáo ngoài tố tụng hình sự của nhân dân.

Nó phản ánh một tư tưởng, một lối hành xử bất bình đẳng, mang bản chất của tư tưởng Khổng giáo, lối hành xử của nhà nước phong kiến. Phân chia xã hội ra làm 02 loại, loại quân tử và loại tiểu nhân (quân tử, tiểu nhân không phải theo nghĩa xấu, tốt mà theo khái niệm của Khổng giáo). Quân tử là nhà nước, tiểu nhân là nhân dân; nhà nước có quyền áp đặt luật lệ cho nhân dân mà không cần giải thích, nhân dân có thân phận phải chấp hành. Thời đại đó nay, đã lỗi thời, nhân dân không chấp nhận lối hành xử đó. Lối trị nước, trị dân bằng đạo giáo của kẻ cầm quyền không thể thay thế cho “pháp trị”, tức quản lý xã hội, nhà nước trên cở sở pháp luật, dân quyền. Thông tư không thể tùy tiện hạn chế dân quyền, thu hẹp hiến pháp, đứng trên luật, vượt qua nghị định.

Thông tư này sẽ góp phần vào “thành tích” chia rẽ nhân dân, đi ngược đạo lý truyền thống tình làng, nghĩa xóm của người Việt Nam: “sớm lửa tắt đèn có nhau” thành “đèn nhà ai nhà ấy rạng”; “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ” thành “phận ai người ấy chịu”. Nếu một mai nước có giặc dã thì tinh thần đoàn kết, tinh thần tập thể trong nhân dân có dễ lấy lại được không. Với lý lẽ này, thì đây rõ là hành vi phản động, hại nước hại dân, diễn biến hòa bình, thù trong chính là đây. Chính vì truyền thống tình làng, nghĩa xóm mà trong lịch sử nước nhiều lần mất, nhưng làng không mất nên đã giữ cho dân tộc Việt Nam thống nhất còn trường tồn đến ngày hôm nay. Kẻ nào âm mưu phá vỡ truyền thống này sẽ phải đối diện với sức mạnh đã được thử thách trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. (**)

Mình nghĩ, những khác biệt trong nhận thức là thực tế khách quan của xã hội. Trong khi đối thoại người ta phải trải qua giai đoạn đấu tranh mâu thuẫn để điều chỉnh nhận thức.

Những sai lầm của lịch sử có lẽ nào lại không xuất phát từ sự hà khắc, bất dung trong tư tưởng?

Cắt đứt con đường đối thoại với nhân dân là thiếu dũng khí lãnh đạo và thể hiện bản chất chuyên chính độc tài.

Mẹ Nấm

14-09-2010

(*)http://www.thuvienphapluat.vn/archive/Thong-tu/Thong-tu-04-2010-TT-TTCP-quy-trinh-xu-ly-don-khieu-nai-don-to-cao-don-vb111063t23.aspx

(**)http://danlambao.wordpress.com/2010/09/13/thong-tu-042010/

Theo Blog Mẹ Nấm
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn