BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76388)
(Xem: 63044)
(Xem: 40430)
(Xem: 32024)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nên hay không nên tham gia đảng chính trị ?

20 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 939)
Nên hay không nên tham gia đảng chính trị ?
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
Việc ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Hoa Kỳ, ông Ted Osius Đại sứ Hoa Kỳ tuyên bố nước ông sẵn sàng tiếp sức cho Việt Nam và các giới chức cộng sản liên tục thăm viếng các quốc gia Tây Phương, tạo dư luận về những thay đổi chính trị sắp tới.

 

Một số người lạc quan cho rằng Việt Nam sẽ sớm có đa đảng chính trị. Một số bạn trẻ đặt vấn đề nên hay không nên tham gia vào các đảng chính trị không cộng sản.

 

Bài viết ngắn này xin đưa ra cả hai mặt của vấn đề và một số ưu điểm trong sinh họat chính trị tại các nước Tây Phương.

 

NÊN KẾT HỢP

 



Tác giả Nguyễn Quang Duy đại diện cho Khối 8406 phát biểu tại Quốc Hội Liên Bang Úc, ngày 14-5-2014 tại Quốc Hội Liên Bang Úc. Người phụ nữ trong hình là bà Trần Thị Minh thân mẫu của cô Đỗ Thị Minh Hạnh vừa được trả tự do


Quyền lực và quyền lợi là động lực cơ bản để mọi tổ chức đấu tranh chính trị có thể sinh họat một cách hiệu quả và lâu dài.

 

Trong hoàn cảnh Việt Nam, những người dấn thân đều tìm mọi cách để kết hợp với nhau, chia sẻ trách nhiệm, phân công công tác, thực hiện các mục tiêu chung. Họ lập thành nhóm, khối, câu lạc bộ, tổ chức dân sự hay đảng chính trị.

 

Sự gắn bó kết hợp của họ tạo thành một tổng lực khiến đảng Cộng sản đang phải từng bước thoái lui. Những người này đang tạo ra quyền lực.

 

Về mặt tinh thần sự kết hợp giúp họ bớt cô đơn, cùng nhau chia sẻ những giá trị tinh thần và vững tin hơn vào việc đấu tranh.

 

Khi bị tù, tổ chức sẽ chia sẻ gánh nặng vật chất, cũng như vận động quốc tế để giảm nhẹ các hình phạt họ phải gánh chiụ.

 

Các tổ chức thường có những ngân sách riêng để chi cho những họat động được tổ chức đưa ra. Một số người còn được tổ chức tài trợ để có thể dành thời gian cho công việc của tổ chức.

 

Đảng chính trị

 

Các đảng chính trị được lập ra với mục tiêu là cạnh tranh quyền lực hay đấu tranh để giành quyền và nắm giữ quyền lực. Trong tình hình hiện nay chúng ta có thể tạm chia các đảng chính trị ra làm ba nhóm.

Đảng Cộng sản là đảng độc quyền cai trị Việt Nam.

 

Một số đảng chính trị dân chủ chủ trương họat động công khai như đảng Dân chủ XXI, đảng Thăng Tiến. Một số đã bán công khai như đảng Vì Dân, đảng Dân Chủ Nhân Dân.

 

Các đảng kể trên thực sự chủ trương đấu tranh công khai, ôn hòa, bất bạo động trong vòng luật pháp Việt Nam. Vì họ là những đảng nhỏ nên việc công khai của họ đã bị đảng Cộng sản xuống tay đàn áp.

 

Các đảng khác thường là các đảng cách mạng họat động bí mật. Họ sẵn sàng sử dụng bất cứ phương tiện hay phương thức để nắm và giữ quyền lực hay để chia sẻ quyền lực với đảng Cộng sản khi có điều kiện.

 

Xây Dựng Quyền Lực

 

Trên lý thuyết đảng là tổ chức của những người cùng chung chí hướng. Trên thực tế thường chỉ những người sáng lập đảng là những người có lý tưởng hay có khuynh hướng rõ ràng.

 

Một đảng được xây dựng và phát triển qua việc thâu nhận những thành viên mới. Những người mới phải tuân thủ cương lĩnh và nội quy sinh họat. Có người gia nhập đảng chỉ vì quyền lợi hay cơ hội để tham chính.

Nhìn chung có 3 phương cách để xây dựng quyền lực đảng: xây dựng cảm tình, cung cấp quyền lợi và sử dụng bạo lực.

 

Muốn xây dựng cảm tình với công chúng, đảng cần có viễn kiến, chính sách và đường lối thực hiện. Lãnh đạo là tấm gương phản ảnh những điều nói trên. Các đảng viên cần có tư cách, đạo đức và khả năng thuyết phục công chúng.

 

Muốn thế các đảng chính trị phải công khai tranh luận về viễn kiến, chính sách, đường lối nhằm thuyết phục nhau, cũng như thuyết phục công chúng.

 

Một đảng có tổ chức, giới lãnh đạo biết lắng nghe nội bộ và công chúng, biết cư xử có kỷ luật và đạo lý thì sẽ có được những đảng viên phẩm chất cao và được công chúng ủng hộ.

 

Các đảng chính trị phải họat động và phải có được những kết quả họat động cụ thể. Nếu một đảng chỉ tuyên truyền mà không có những họat động cụ thể sẽ gặp những phản ứng ngược khó ngờ.

 

KHÔNG NÊN GIA NHẬP ĐẢNG

 

Bên trên đề cập đến mặt tốt của chính trị, còn mặt trái là việc sử dụng vật chất không đúng người, đúng việc, đúng chỗ, đúng lúc, thiếu minh bạch, không đánh giá đúng kết quả của việc làm. Đảng trở thành một tổ chức tham nhũng, vụ lợi mất đi bản chất chính trị đã đề ra.

 

Những người đứng chung một đảng chính trị cũng dễ sử dụng tình cảm hơn là lý chí để phán đóan các sự việc xảy ra. Từ đó dễ sa vào ngụy biện chống đỡ cho nhau cho tổ chức thay vì chấp nhận sự thật.

 

Một sai lầm nhỏ của một thành viên nếu không chỉnh đốn kịp thời sẽ trở thành những sai lầm lớn.

 

Còn sai lầm của tầng lớp lãnh đạo nếu không được giải tỏa nhanh chóng sẽ trở thành những sai lầm chiến lược, ảnh hưởng đến uy tín và khả năng họat động.

 

Đó cũng là nguyên nhân chia bè xẻ cánh trong các đảng chính trị ngay cả khi họ chưa được cầm quyền.

Để phát triển đảng chính trị tìm cách đưa người vào các tổ chức dân sự tạo mầm mống nghi ngờ, chia rẽ ảnh hưởng đến sinh họat chung.

 

Việc tung tin đồn, cung cấp những tin tức bất lợi cho phía đối phương hay định hướng dư luận bằng số đông cũng được các đảng chính trị sử dụng. Các cách thức nói trên được xem là sử dụng bạo lực mềm.

 

Việc sử dụng các cách thức nói trên thường dẫn đến kết quả là khó nhận ra cái sai, xem thường dư luận và cứ thế càng ngày người sử dụng càng xa rời công chúng, xa rời thực tế đấu tranh.

 

Định hướng dư luận bằng số đông, được xem là phương cách tự tẩy não đảng viên. Những người bị tẩy não vô tình tham gia hay đôi khi cố tình chấp nhận bị tẩy não.

 

Những người này không còn biết đúng sai, phải trái, mất đi khả năng suy tư độc lập, khả năng nhận định, phán đóan, sáng tạo, chỉ tin theo và sẵn sàng chấp nhận mọi mệnh lệnh từ trên đưa xuống.

 

Không có những ý kiến từ dưới đi lên, đảng biến thành tổ chức phi dân chủ và sẽ bước từ sai lầm này sang sai lầm khác ảnh hưởng chung đến đại cuộc.

 

Chính trị Tây Phương

 

Chính trị gia Tây Phương chọn sự nghiệp chính trị như chọn một công việc mà họ đam mê được phục vụ.

Để được tham chính từ cấp thấp nhất họ đều phải cạnh tranh khắc nghiệt. Muốn giữ cái ghế được người dân trao cho họ phải làm việc với kết quả cụ thể và rõ ràng.

 

Muốn đạt được kết quả tốt hơn họ gia nhập đảng, nhưng vừa phải tuân thủ luật pháp quốc gia, vừa tuân theo nội quy và phương cách hành xử theo đạo lý do đảng đề ra.

 

Giới lãnh đạo đảng phải sẵn sàng trả lời những câu hỏi đưa ra từ trong đảng, từ các đảng khác hay từ công chúng về cá nhân, về chính sách, về cách thức hành xử… nhờ vậy hệ thống chính trị Tây Phương càng ngày càng thăng tiến.

 

Về văn hóa việc rời đảng này và nhập đảng khác là chuyện thường tình.

 

Hôm nay ngày 20-03-2015, Thủ Tướng Úc Malcolm Fraser vừa từ trần. Sau năm 1975, thủ Tướng Fraser là người đã vận động để Úc nhận định cư người Việt tị nạn cộng sản. Và đến nay ông luôn gắn bó với người Việt như một người bạn chí tình.

 

Vài năm trước ông Fraser rời đảng Tự Do vì đảng này có những chính sách đi ngược với lý tưởng của ông, đặc biệt là chính sách xô đuổi và giam cầm thuyền nhân.

 

Nhiều lãnh đạo đảng Tự Do trước đây là những đảng viên đảng Lao Động, vì những lý do riêng đã rời đảng Lao Động và gia nhập đảng Tự Do. Họ vẫn được đảng Tự Do tin tưởng giao cho lãnh đạo đảng và lãnh đạo quốc gia.

 

Còn đối với người Việt, việc bỏ đảng hay bất đồng ý kiến với lãnh đạo là phản đảng, không được người trong đảng chấp nhận và thường chưa được dư luận tán đồng hay lắng nghe.

 

Nói chung rất cần học hỏi cái hay cái đẹp trong sinh họat chính trị Tây Phương để thay đổi sinh họat chính trị Việt Nam.

 

Tham Gia Tổ Chức Chính Trị.

 

Khi muốn gia nhập bất cứ đảng chính trị nào. Các câu hỏi cần tự đặt ra và tự trả lời như sau:

 

Muốn phục vụ cho ai? Cá nhân mình, nhóm, tổ chức, tổ quốc hay nhân loại.

 

Các câu hỏi kế tiếp là: Tại sao phục vụ? Phục vụ như thế nào? Khi nào phục vụ? Phục vụ ở đâu?... và kỳ vọng gì vào kết quả của việc phục vụ?

 

Mục tiêu của những đảng chính trị là giành và nắm giữ quyền lực.

 

Còn mục tiêu của những người đấu tranh chính trị là giành lại và xây dựng tự do dân chủ cho Việt Nam.

 

Hai mục tiêu có thể gặp nhau nếu đảng chính trị biết đặt đất nước bên trên tổ chức và trên cá nhân. Trong tình hình chính trị Việt Nam điều này vẫn chỉ là lý tưởng hay lý thuyết.

 

Đóng góp cho việc đấu tranh chung không nhất thiết phải gia nhập đảng. Vì đã xác định mục tiêu chính là muốn xây dựng một Việt Nam tự do dân chủ nên tôi chưa gia nhập bất cứ đảng chính trị nào.

 

Kết

 

Quyết định gia nhập một đảng chính trị là một quyết định vô cùng quan trọng.

 

Trong thời đại thông tin tòan cầu, mọi việc đều có thể dễ dàng kiểm chứng. Thông tin đa dạng đa chiều, giúp hiểu rõ đâu là thật đâu là giả, điều gì đúng điều gì sai hay điều gì chưa rõ ràng.

 

Bài viết mong giúp các bạn trẻ hiểu thêm về sinh họat đảng, giúp các bạn suy nghĩ chín chắn và kỹ lưỡng hơn trong quyết định chọn lựa các sinh họat đấu tranh chính trị.

 

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

20/3/2015
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn