BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73510)
(Xem: 62250)
(Xem: 39444)
(Xem: 31185)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Gia nhập WTO nghĩ tới Bán Mua sòng phẳng

09 Tháng Mười Một 200612:00 SA(Xem: 1006)
Gia nhập WTO nghĩ tới Bán Mua sòng phẳng
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Những vui mừng cho Việt nam là sau nhiều năm ròng rã , thì ngày 7 tháng 11 năm 2006 vừa rồi được bước vào sân chơi bình đẳng với 150 quốc gia khác.Sắp tới đầu dốc các hệ thống của Việt nam mới bắt đầu lấy trớn, về số chiếc xe để leo dốc, bao nhiêu thứ tơ vò canh hẹ,từ một nền kinh tế Thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa , phải làm sao mà bán mua cho song phẳng minh bạch kia chứ?Rồi còn những con bò sữa quốc doanh xưa nay hút sữa vào nó chứ có phải bò sữa là cho sữa đâu ,thực chất nó là cái máy chế biến sữa sau khi khấu hao chính nó ,chỉ có điều nó quá cũ, không đồng bộ, nên sữa chảy tới đâu khán giả thấy tới đó. Việc cắt giảm nhiều dòng thuế theo cam kết ,nguồn thu cho ngân sách nhà nước giảm nghiêm trọng ,lấy tiền nơi nào nuôi bộ maý phình ra mãi .Thống kê lại người ăn lương thì nhiều quá . Cho nghỉ gấp thì chưa có giải pháp hợp lý tạo ra làn sóng phản kháng bất lợi trong bộ máy công quyền. Bắt người dân gánh thêm thuế như giải pháp đã họp, thu 1 triệu đồng phải đóng thuế thu nhập, không xong vì tiếng chì tiếng bấc,vì không đủ sống mà còn đóng thuế, vì bất ổn xã hội nhiều hơn là cho nghỉ bớt công chức,giảm đồng lương vốn đã giật gấu vá vai ư?Càng khó hơn vì sẽ tăng xe ôm công chức bán chuyên nghiệp, cạnh tranh với xe ôm chuyên nghiệp,khi giới nầy hằng ngày đuổi ruồi vì lượng xe gắn máy riêng lạm phát. Mọi thứ rồi sẽ đùn đẫy cho xã hội khó tránh khỏi khi bước chuẩn bị quá hời hợt chệch choạc.Tuy nhiên, để nhìn vào tầm rộng lớn bao trùm xã hội e không thể nói chu đáo, và muốn nói chu đáo chắc phải tốn giấy loại toàn tập như các loại toàn tập của nhà xuất bản chính trị .Ở đây, người viết chỉ nói tới một vế tương đối nóng, thiết yếu với mỗi người , mỗi gia đình và toàn xã hội ,WTO tác động gì tới giáo dục và hệ lụy của nó.

Giai đoạn gần đây, khi ông bộ trưởng cũ rời ghế đi học thêm bên Ăng lê gây nhiều dư luận, ngài tân bộ trưởng lên thay, với nhiều kỳ vọng có bước phát triển cho nền giáo dục nước nhà. Những cải cách liên tục nhiều niên khóa trước, không mang lại hoàn thiện mà trái lại tạo ra quá nhiều bất cập, không chỉ cho những người gắn liền với giáo dục như thầy và trò trố mắt mỗi lần cải cách,lây tới phụ huynh không biết kiểm tra bài vỡ con cái thế nào,bao trùm toàn xã hội không khí lo lắng về nền giáo dục nước nhà. Bộ giáo dục, nơi nắm toàn bộ những gì dính tới phát triển đất nước khi nhân tố con người là then chốt còn đang lung túng như gà mắc tóc, thì gần đây nhất, đưa ra một đề xuất lên nhà nước, đưa vào thảo luận trong quốc hội . Tăng học phí ,một cách đùn đẫy cho xã hội qua cụm từ mỹ miều:Xã hội hóa giáo dục.

Đúng nó là như vậy, không thể nhà nước phải đi vay tiền trả lương vì nguồn thu không còn như trước, thì chuyện giao ông thầy cho cha mẹ các em đong gạo là chuyện dĩ nhiên,nhưng xã hội hóa như thế, rà soát lại thấy có gì không ổn, nó mang dáng dấp phủi nóng khi va phải lửa, dù có đưa ra cơ quan đại diện người dân , quyền lực nhất nước theo tên gọi, là Quốc hội. Xây dựng mức học phí bốn , năm trăm ngàn một tháng cho bậc trung học, thì phen nầy con sãi ở chùa cũng không còn lá đa mà quét vì cuộc cách mạng đô thị hóa đã giải tỏa sạch rồi,từ đầu làng nhìn suốt cuối làng cây đâu mà quét lá?Còn theo học ư?Tiền lương mỗi người công nhân theo thang lương tối thiểu qui định là 45, 50 Dollar một tháng,hai vợ chồng, hai đứa con ,bản than người lao động, không thể tự sống với đồng lương ấy một mình,còn bao nhiêu thứ nhiêu khê trên đời phải tốn cả trong kế hoạch thu chi lẫn phi kế hoạch. Ai là người biết trước hôm nào bị bịnh, phải cần tiền mua thuốc?Nhà ông hang xóm bao giờ có người chết để lo trước tiền đám ma?Rồi chị đồng nghiệp ngày nào gả con lấy chồng mà đi ăn cưới tay không thì cũng chướng, ngoài nhu cầu ăn, mặc thiết yếu,phải có những thứ quan, hôn, tang, tế mới thành cuộc sống đủ gọi là một con người, đâu chỉ là chuyện học phí cho con.

Nhưng (lại nhưng với nhị)người viết bài nầy dàn ý ra như vậy trong thời hội nhập toàn cầu nầy, không hề muốn tô them màu ảm đạm cho bức tranh giáo dục nước nhà vốn ảm đạm tìm chưa ra màu sang tươi hơn chút chút,gia nhập WTO, chúng ta nên mừng, vì ai ai sống trong môi trường ấy cũng chủ trương minh bạch và song phẳng,nói kiểu Việt nam, khách hang là “thượng đế”thì hôm nay, đi mua sản phẩm giáo dục có là thượng đế như các nhóm hang khác hay chăng?

Tôi đặt ví dụ rằng khi hội nhập, các doanh nhân, doanh gia nước ngoài mang bị bạc lè kè tới Việt nam, mỡ mang làm ăn, cuộc chạy đua thu hút lao động các kiểu không gì khác hơn là chạy đua đồng lương,các chế độ đãi ngộ, bảo hiểm ,an sinh.Người lao động bấy giờ có khả năng trả học phí cho con em ăn học với mức qui định như trên đã nói. Thượng đế đã chịu móc túi rồi,thì mặt hàng chọn mua có theo kịp yêu cầu của người trả tiền hay không? Không nói tới chương trình chắp vá mà năm nào cũng sửa, cái nầy cần phải có những chuyên gia về giáo dục, có thể cả người nước ngoài tham gia tháo gỡ, có thể sẽ dần dà hợp lý và theo kịp trào lưu thế giới.

Thật lòng, nói quanh , nói co không qua nói thiệt,khi móc tiền ra trả, và chọn hàng mua vào,người ta luôn muốn song phẳng, đó là tiêu chí muôn thuở không đợi gì sau khi vào WTO,chỉ một điều phân vân chưa tìm ra lời giãi, rằng:Phụ huynh trả tiền thuê thầy dạy,tất cả mọi kiến thức để sau này con em vào đời dựa vào đó kiếm sống(người bình thường ở VN chưa dám nghĩ tới lĩnh vực cao hơn là con họ trở thành những nhà nghiên cứu sâu, cao) dù chương trình quốc gia, nhưng: Không thể trả tiền cho môn Chính trị Mác Lê nin, vì nó không được áp dụng vào lĩnh vực nào trong cơ chế thị trường,chưa kể số thời gian phải dành ra cũng phải qui ra thóc, như một số em, về tranh thủ bán vé số, trông em, trông nhà cho mẹ, hay hái mớ rau chăm bẵm con heo. Trả tiền món hàng mình không mua thì không sòng phẳng,và không ai chấp nhận như thế,khi biết chắc rằng ngày mai con em họ không dổi nó thành gạo. Còn người sản xuất dùng biện pháp ép mua thì không phải luật chơi trong WTO, mà nằm trong nền kinh tế kế hoạch, chỉ đạo,khi chất xám cũng là hàng hóa, sức lao động cũng là hang hóa,thì học phí tăng nhằm tính cả lương những món hang này là khiên cưỡng, là quá sức người dân, nên chăng câu trả lời sẽ dành lại cho dư luận nhiều phía,cả bên mua lẫn bên bán hầu tìm lời đáp vẹn toàn nhất của luật chơi.

Du Lam
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn