BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73240)
(Xem: 62215)
(Xem: 39397)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Công nhân và người bảo vệ

09 Tháng Mười Một 200612:00 SA(Xem: 1107)
Công nhân và người bảo vệ
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Cuộc sống của mỗi một con người, mỗi gia đình điều cốt lõi nhất là tự do và hạnh phúc bên cạnh những quyền thiết thực khác làm cho cuộc sống phong phú hơn. Khi nói gia đình là nói tới tế bào của xã hội, mỗi một tế bào ấy phải là tế bào mạnh, đồng thời từ những tổ chức, hiệp hội, do cộng đoàn ... là những rào chắn bảo vệ cho tế bào gia đình, bảo đảm cho nó có một sức đề kháng. Sự cộng hưởng , tương tác của số nhiều những nhân tố mạnh sẽ thúc đẩy xã hội phát triển theo đúng với mọi hoàn cảnh khách quan, hòa nhập vào sự phát triển chung của nhân loại.

Dư luận chung cho thấy, sự bó hẹp trong nhận định rằng: Công đoàn là tổ chức của người công nhân và phải do chính người công nhân làm lãnh đạo phong trào, thì vô hình chung chúng ta chưa nhìn thấy hết bức tranh toàn cảnh của xã hội nên mới có những suy nghĩ có phần phiến diện. Người công nhân, là tên gọi chung cho người lao động hưởng lương, không chỉ vì thói quen hay thiên kiến mà cho rằng công nhân chỉ là ngừơi lao động chân tay, điều khiển máy móc, tư liệu sản xuất trong nhà máy, khu công nghiệp, mới gọi là công nhân, nhà giáo cũng làm công lãnh lương, nhà báo cũng là lao động, công chức cũng không tránh khỏi mỗi tháng phải lãnh lương. Từ đó, chúng ta nên nhìn nhận rằng, tất cả những con người lao động, không cứ bằng trí óc, hoặc chân tay, đều có quyền riêng mình và quyền cho cái tập thể mà họ đang cùng nhau làm việc, và cần thiết phải có sự bảo vệ họ. Ai sẽ là người bảo vệ họ? Người lao động Viêt Nam có nguyện vọng chân chính là được bảo vệ nhằm tránh mọi sự chèn ép, bất công từ giới chủ. Bất kỳ ai làm công ăn lương, đều có thể nói lên tiếng nói của họ, hoặc đại diện cho họ trong cuộc đấu tranh cho quyền lợi chính đáng nầy. Nếu cứ theo nếp cũ, nghĩ rằng người công nhân phải tự làm công việc lãnh đạo cuộc đấu tranh cho họ, thì sự bất công sẽ còn chưa chấm dứt. Có thể do đời sống bấp bênh, có thể do trình độ còn hạn chế và một điểm khác quan trọng hơn là điều kiện tiếp xúc với nguồn thông tin đa chiều chưa có nên nhận thức của người công nhân còn chưa chính xác, chưa theo kịp với công nhân các nước khác nên khó đưa ra một quyết sách đúng đắn cho mình, cho tập thể. Và như thế, họ cần sự hướng dẫn, chèo lái từ một nhóm đại diện để lắng nghe họ, giúp đỡ họ thực hiện những quyền thuộc của mình. Điều đó không có gì trái với quy luật. Hãy cùng nhau hoan nghênh bất cứ ai, có động cơ trong sáng tự nguyện đứng ra nhằm mang lại quyền lợi cho những người lao động Việt Nam

Chúng ta bình tâm suy xét và nhận định, người công nhân hay bất cứ một con người nào trong xã hội loài người mưu cầu gì cho đời sống của họ? Không có gì cao xa ngoài việc đem bán sản phẩm của mình là sức lao động, bằng chân tay qua những giọt mồ hôi đổ xuống hằng ngày, hay vắt óc để đưa ra công chúng những tác phẩm văn học. Khi được công chúng chấp nhận sản phẩm ấy, họ được quyền thừa hưởng trọn vẹn sự đổi chác đó, không bị ăn chặn, cướp mất hay chèn ép thiếu bình đẳng. Hãy nhìn sự việc qua con mắt trần như thế để hiểu họ và hiểu nhóm đại diện cho họ, đôi khi vì trà dư tửu hậu, vì cuộc sống sung túc, dư dả, hoặc có thể được ai đó bơm vào nhằm mục đích khác đi có lợi cho thiểu số, một số người đã tô màu, phóng đại, làm mất bức tranh cuộc sống rách nát, tồi tệ của người công nhân Việt nam hiện tại.

Với thời gian làm việc nhiều, cường độ căng thẳng mà chỉ hưởng bình quân 50 Dollars một tháng, thiếu bảo hiểm xã hội, y tế, thiếu những sinh hoạt thiết yếu khác, sinh hoạt văn hóa, việc cần những người bảo vệ họ là một nhu cầu khách quan. Người bảo vệ sẽ giúp họ trách bị thiệt thòi khi quan hệ mua bán sức lao động với giới chủ. Nhưng sự thật là sự thật, có mang kiếng, đội mũ thì cuộc sống người lao động phải có thứ họ cần có, khi bị mất đi họ phải đấu tranh để được trả lại. Chính họ mới là một tập thể lớn, mới là người mang lại cho xã hội loài người những nhu cầu hằng ngày từ những thứ nhỏ nhất như cây kim sợi chỉ, tới lớn như chiếc phi thuyền vào thám hiểm. Vì sao mỗi người chúng ta không thám hiểm xem, họ sống như thế nào, họ cần gì, dù mỗi ngày chúng ta gặp họ nhan nhản trên đường, tiếp xúc trò chuyện với họ. Phải chăng chúng ta biết đói bụng, biết ăn cơm, có thời gian trà dư tửu hậu để bình phẩm khen chê đủ thứ trên đời, nhưng không chịu dành ra một chút thời gian để nhìn nhận hạt cơm nầy từ đâu tới, qua bao nhiêu công đoạn, bao nhiêu thời gian, và bao nhiêu mồ hôi làm phân bón?

Cây kim, sợi chỉ trong nhà máy cũng một vòng quay như thế, chúng ta chọn màu, chọn loại, chọn hoa văn để thêu cho hình thêm đẹp, sao chúng ta không dành thời gian thêu cho cuộc đời người làm ra những thứ ấy được đẹp hơn?

Có những cái nhìn cho rằng, sự hình thành một lực lượng đấu tranh cho quyền lợi đích thực của công nhân nói chung trên mọi lĩnh vực là ý đồ mang tính chính trị, thay đổi cung cách của kẻ nọ người kia, hòng gãi đúng chỗ ngứa mà khai thác v.v… Hãy nhìn thẳng sự việc, rằng bất cứ ai trên đời, cũng cần có người bảo vệ cho sự chính đáng của họ. Tước đoạt mới là xấu xa đáng nguyền rủa, chân lý luôn trần trụi và ngay trước mắt, không ai gò ép nó, xóa bỏ nó hay làm mờ nhạt được. Cả tháng từ tinh mơ tới tối mịt, người công nhân phải ra khỏi nhà để đi làm, có khi cả chủ nhật, thời gian cho con cái còn không có nói gì tới những thứ xa xỉ khác như phim ảnh, báo truyện mà vẫn không đủ sống. Trong khi vòng đời một con người không chỉ chừng ấy nhu cầu mà còn bao nhiêu những nhu cầu tế nhị khác mà không có nó thì chưa được xem như một con người đầy đủ, như bè bạn, như anh em, như quan, hôn, tang, tế. Con người khác với cỗ máy vô tri, cứ bỏ nguyên liệu mồ hôi vào rồi sản sinh ra sản phẩm. Sự đòi hỏi từ những tầm nhìn thiếu tính người ấy, dù là của ai cũng không chấp nhận được,c hẳng cần phải tiên tiến, hiện đại, hay dây chuyền công nghệ gì, mà từ xưa rích ông cha chúng ta từng có câu: “Bánh đúc đưa đi, bánh chì đưa lại”, sự sòng phẳng tạo ra mối gắn kết bền chặt không phải vì khả năng thiểu năng, không phải vì không tận lực, mà chỉ vì bị ma xui, quỉ ám, khiến phải lao theo, không đủ sức để định tâm, để kìm hãm sự phi lý. Có một người, một tổ chức bảo vệ đúng lúc hãm phanh cho chiếc xe không vì lực quán tính phải lao xuống vực là cần thiết, là chân chính, là sáng tạo như đấng quyền năng tế độ cho chúng sinh đang ngập ngụa trong biển khổ.

Trong khi còn quá ít thời gian, còn chưa nhịp nhàng trong mối dây liên kết, thì với người chết đuối, cọng rơm cũng là hy vọng. Chính hy vọng làm cho bản năng sinh tồn thức tỉnh để biết cách bám víu lấy cuộc sống đích thực. Không nên vì thiển ý cá nhân mà áp đặt ông nọ, bà kia, không phải là công nhân, là người ngoài cuộc, là không biết gì.v.v... Nhu cầu cuộc sống phải dựa vào tha nhân, cả những thứ tưởng như không cần mà không thể thiếu, cơm phải ăn của người nông dân, áo phải mặc của chị thợ dệt. Thứ không làm sống chết như văn, báo cũng là nhu cầu tô them cho tiến bộ con người, không ai tự mình làm đủ cho mình mọi nhu cầu mà không cần người khác. Những kẻ phá bĩnh kia hãy nhìn lại mình từ đôi dép tới đỉnh đầu, phải chăng có quá nhiều thứ không phải của mình tự làm lấy, mà của cộng đồng xã hội, trao qua đổi lại một cách sòng phẳng.

Tại sao, chúng ta không tìm cho những người vì nhu cầu cuộc sống bản thân, gia đình và toàn xã hội lam lũ trong nhà máy, xí nghiệp kia một sự sòng phẳng trong trao đổi công bằng những gì họ bán ra?

Hay chúng ta chỉ thấy mình là cái rốn của vũ trụ, luôn đòi hỏi tiện nghi sung túc, đời sống phong phú, cả những lời lẽ chê bai kẻ cả làm ung thúi một sự tìm kiếm công bằng mà không có trách nhiệm gì ngoài sự chửi bới ấy? Sự xúc phạm vào những gì chân chính, vào những hy sinh vì con người đều là thứ được xếp vào thiểu năng, cá nhân, hẹp hòi. Cuộc sống dù oằn mình vì nhiều trở lực hẹp hòi ấu trĩ nhưng vẫn lừng lững đi tới, chỉ có nhanh hay chậm chứ không bao giờ dừng lại trong một cái khung kể cả cái khung ấy là vàng, là ngọc hay những gì quí hơn thế nữa. Trái đất vẫn quay, khí hậu vẫn đổi mùa, cây lá lại rụng, lại xanh, không một ai buộc thời tiết dừng lại mãi mùa xuân vì trong mình mang bệnh thấp khớp đớp tim, mất mạng khi mùa đông tới.

Du Lam

Trích DCVOnline
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn