BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73434)
(Xem: 62247)
(Xem: 39435)
(Xem: 31180)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hùng Ca - Sức Mạnh Thác Lũ

06 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 1264)
Hùng Ca - Sức Mạnh Thác Lũ
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51

 Sự rầm rộ ký tên vào thỉnh nguyện thư của Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại, đạt trên 100,000 chữ ký đã vượt quá mức kỷ lục tại Hoa Kỳ, yêu cầu Tòa Bạch Ốc can thiệp - buộc Bạo Quyền CSVN phải trả tự do cho tất cả những người Việt Nam đối kháng, trong đó, đặc biệt có Ca Nhạc Sĩ Việt Khang, đã bị bắt bớ, tù đày vì họ đã dấn thân đòi công lý, đòi dân và nhân quyền và chống lại tập đoàn lãnh đạo CSVN tay sai bán nước, chống lại bọn Tầu Cộng cướp nước, được khởi đi từ hai bản nhạc Anh Là Ai?  Việt Nam Tôi Đâu? do Việt Khang sáng tác và tự ca, đã nói lên sức mạnh của ca nhạc đấu tranh.



 Hãy gạt qua một bên vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam vô sỉ đã khéo che đậy bộ mặt thật tay sai cho Đảng Cộng sản Quốc Tế chủ xướng thuyết Mát xít phi nhân bản, vô gia đình, vô tín ngưỡng, vô tổ quốc - một trong những yếu tố chính giúp phong trào giành độc lập cho đất nước của toàn dân Việt Nam đã bùng phát mãnh liệt vào thời tiền chiến là do tính kích thích cao độ của những bài ca hùng tráng kích động lòng yêu quê hương đất nước, yêu đồng bào, kích động lòng căm phẫn trước bạo lực, bất công, nhiễu hại của bọn sài lang Thực dân Đế Quốc Pháp và bọn tay sai mã tà.

 Những bài ca như: Hội Nghị Diên Hồng, Tiếng sông Lô, Tiếng sông hồng, Tiếng gọi sinh viên, Anh hùng vô danh của Phạm Duy, Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Đoàn Chuẩn… đã tạo ra một làn sóng yêu nước có tính lan truyền sâu rộng trong quãng đại quần chúng. Tầng tầng, lớp lớp thanh, học sinh, sinh viên Việt Nam thời đó đã hăng hái rời bỏ gia đình, rời bỏ mái trường, rời bỏ thôn làng nghe theo tiếng gọi của hồn thiêng sông núi xuyên qua những lời ca điệu nhạc vang vang chính khí ngất trời, thúc giục lòng người sẵn sàng hy sinh thân mạng tiến ra sa trường chống quân xâm lược, dù chỉ với vũ khí thô sơ như giáo mác, tầm vông vạt nhọn. Những lời ca điệu nhạc hào hùng đó đã nung đúc ý chí cương kiên, đã khiến con người Việt nam thời tiền chiến chiến thắng những nỗi sợ hãi, nhu nhược trở thành những con người bất khuất, dũng liệt nhất loạt vùng lên một mất một còn, quyết lòng, quyết sức đánh thắng quân thù giành lại quê hương.

 Từ giữa thập niên 50, ở Miền Bắc những bài hùng ca yêu nước đó bị xếp xó, một số lớn những nhạc sĩ tài hoa sáng tác ra những bản nhạc hùng tráng đó, hoặc di cư vào Nam, hoặc bị cải tạo, quản chế do chính sách “diệt tận gốc trốc tận ngọn trí, phú, địa, hào” của Nhà Nước Bạo Quyền Cộng Sãn Miền Bắc. Thay vào đó là những bản nhạc ca ngợi đảng Cọng như: Quốc Tế Ca,… ca ngợi Cọng Sản, ca ngợi chủ thuyết đại đồng, cổ súy xóa bỏ biên giới nhằm mục đích mở đường cho một cuộc xâm lược ‘bất chiến tự nhiên thành’ của Đế Quốc Đỏ.

 Trong khi Miền Nam lại là người thừa kế những bài anh hùng ca đó. Tuy nhiên, tính kích động đã giảm đi nhuệ khí vì thời gian tính của chúng. Người ta chỉ ca những bài ca đó như để hồi nhớ lại một quá khứ oai hùng. Đôi khi chúng lại trở nên lạc lõng vì không còn hợp với thời thanh bình ở Miền Nam vào những năm đầu thập niên 60. Phải công tâm mà nói, những bài hùng ca sau nầy - được sáng tác trong thời chiến tranh Miền Nam tự vệ chống lại Cộng Sản Bắc Việt tự nguyện làm con chốt thí tiền phong tràn vào Nam do Khối Cộng Sãn Quốc Tế chủ xướng - không đủ mạnh và không đi sâu rộng trong quần chúng ,đa số chỉ lẩn quất trong những quân trường, nên không tạo được một hùng khí ngất trời cần thiết cho toàn quân toàn dân miền Nam một lòng quyết tử với giặc Cộng xâm lược hầu giành được chiến thắng tối hậu. Đãthế, những ca khúc phản chiến thiên tả của Trịnh Công Sơn, những bản nhạc có ca từ và nhạc điệu ủy mị, bi lụy như bản Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng, Kỷ Vật Cho Em… nổi đình nổi đám trong mười năm sau cùng của nền Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam đã cùng nhiều yếu tố lịch sử khác liên tay xô sập Chế Độ.

 Trong giai đoạn hiện tại, cuộc chiến giữa những người Việt Tự Do và những tên trùm Tư Bản Đỏ đang nắm quyền sinh sát Việt Nam đã chuyển sang một dạng thức mới. Theo xu thế hiện đại, khó có thể khởi động một cuộc chiến tranh vũ lực với vũ khí chiến đấu trực diện ngay từ buổi ban đầu. Cuộc chiến hiện tại là một cuộc chiến cân não. Mà sự thức tỉnh quần chúng là một sách lược hàng đầu. Sự thức tỉnh nầy phải lan sâu và rộng bao gồm tất cả mọi tầng lớp nhân dân, kể cả cán bộ, công dân, bộ đội, công an… ly khai, tách rời tập đoàn Tư Bản Đỏ đang cướp bóc tài sãn, bách hại sinh mạng người dân vô tội, buôn dân bán nước cho bọn cuồng xâm Tầu Cộng - kẻ thù truyền kiếp của tổ Quốc Việt Nam, đang dùng chiêu bài Thiên Đường Cộng Sản Đại Đồng giả trá nhằm san bằng biên giới giữa Việt Nam và Tầu, nhằm xâm lược quê hương Việt Nam thân thương bằng chiến lược tầm ăn dâu từng giờ, từng ngày một. Chúng mưu đồ thôn tính Tổ quốc chúng ta với dự mưu không tốn một viên đạn của chúng với sự nối giáo của bọn nô tài chó - Tập Đoàn Tư Bản Đỏ Việt Gian Tay sai đương quyền.

 Một trong những mũi nhọn trong sách lược thức tỉnh quần chúng là ca nhạc. Bởi vì những lời ca bi thống diễn cảm những oan khiên, khổ ải, những đau thương bất tận rất thật của người dân vô tội bị chà đạp dân và nhân quyền phải sống dưới chế độ bất nhân của Tập Đoàn Tư bản Đỏ mất lương tri, mất nhân tính sẽ đánh động được tính thiện nhân bản: Khiến người ta nhủ lòng phải làm một cái gì đó để đem lại công bằng, công lý, phải tranh đấu giành lại dân chủ, dân quyền và nhân quyền để được sống cho ra người. Khiến người ta tự thắng nỗi khiếp sợ kẻ ác, chống lại cái ác nếu không muốn làm người đồng lõa với kẻ ác. Bởi vì - những lời ca hào hùng yêu quê hương, yêu Tổ quốc , yêu đồng bào sẽ làm sống dậy khí thiêng sông núi; làm lòng người vượt lên tính bạc nhược dám hy sinh, quyết một mất một còn, liều thân sống mái tới cùng chống lại bọn tay sai bán nước và cướp nước. Và, cũng bởi vì - lời ca , tiếng hát, điệu nhạc có sức truyền cảm làm người nghe phải xúc cảm đến rơi lệ, làm con người phải nắm chặt tay, nghiến răng. quắc mắt thề tận diệt bè lũ tham tàn. Nhất là, những bài hùng ca, nhạc điệu đấu tranh có sức lan truyền nhanh chóng và mạnh. Chúng sẽ tạo thành cường triều, tạo thành sức mạnh tổng hợp của quần chúng, có sức mạnh vạn năng, vùi dập xô sập bất cứ một triều đại nào, một tập đoàn tay sai cai trị nào, một thế lực ngoại xâm nào thất nhân tâm, độc tài bách hại nhân dân, xâm hại chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc.

 Từ đó, rất dễ hiểu tại sao Việt Khang hát hai bài ca Anh Là Ai?Việt Nam Tôi Đâu? của Anh sáng tác - tuy với một giọng hát rất bình dị nhưng hát với trái tim rướm máu, với một tình yêu nước vô bờ, với một khí phách hào hùng vượt xa dũng khí của Kinh Kha vượt sông Dịch sang đất Tần bất trắc. Anh không chần chừ, do dự như Kinh Kha, anh hát và biết rằng như thế là tự tay Anh đã mở ngay cửa ngục tù và khẳng khái bước vào trong đó - trong chốn địa ngục trần gian ma phải chê, quỷ phải hờn mà CSVN dành sẵn cho những ai đối kháng chúng. Tiếng hát của Anh đã khiến người Việt khắp nơi khi nghe đến phải đau xót đến tận tâm can, phải rơi lệ, phải nắm chặt tay lòng hẹn lòng chống lại Tập đoàn Tư bản Đỏ Việt gian, phải giải cứu bằng được những người con yêu nước thương nòi đang bị bọn CSVN tay sai bán nước. Bọn cầm quyền CSVN đã phải run sợ sức sóng lan truyền đối kháng sâu rộng do hai bản nhạc đó, nên đã bắt giam Việt Khang hòng trấn áp cấp thời tinh thần Nhạc sĩ trong nước. Hai bản nhạc đó đã kết hợp được, đã làm tỏ lộ được tinh thần của người Việt Hải Ngoại chống Đảng CSVN đương quyền và đã làm người dân trong nước xưa nay im ẩn, vô cảm phải tự xét nét, phải lên tiếng chỉ trích, đấu tranh với chế độ. Sự thể hiện có tính hiệu ứng mạnh qua việc đồng tình ký tên trên 100,000 Người Việt Hải Ngoại vào Bản Thỉnh Nguyện Thư đòi Dân và Nhân Quyền, đòi CSVN phải trả tự do cho tất cả những người đối kháng chống lại Đảng CS cướp quyền cai trị Việt Nam, đã chứng minh một cách hùng hồn sức mạnh của Ca Nhạc Đấu Tranh trong sách lược thức tỉnh quần chúng tạo khí thế đấu tranh mãnh liệt có tính dứt điểm Chế Độ.

 Lâu nay, bọn cầm quyền Hà Nội cứ tưởng nhầm kế sách xâm lược Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại bằng Nghị Quyết số 36 của chúng thành công qua sự xâm nhập có tính xen kẻ chủ trương đường lối ru ngủ, mị hoặc của chúng vào các mạng thông tin, truyền thông truyền hình, báo chí, giao lưu văn hóa, văn nghệ, tôn giáo ở Hải Ngoại… đang làm chuyển đổi tinh thần chống Cọng của họ. Nhưng, sự biểu cảm với một lượng người Việt Hải Ngoại nhiều bất tận sau khi nghe hai bản nhạc đối kháng chế độ của Việt Khang là một cái tát choáng váng, long óc dành cho CSVN, chắc chắn đang làm chúng điên đầu và thất vọng. Vì, sự biểu cảm đó nói lên sự căm thù Chế Độ CSVN - tuy im ẩn, nhưng vẫn mãi mãi tồn tại, khi có dịp lại bùng phát dữ dội. Và, thêm nữa, sự biểu cảm đó còn nói lên tuyệt đại đa số quần chúng đồng tình đáp ứng, ủng hộ, cứu giải những người đang đấu tranh chống bạo quyền tay sai và Tầu cộng cướp nước. Cũng qua sự kiện nầy, chúng ta có thể nhận diện bọn Việt Cọng nằm vùng hải ngoại, bọn Việt gian tay sai VC, bọn trí thức, doanh nhân tư túi, tị hiềm đặt quyền lợi tư trên cả sự tồn vong của Tổ Quốc. Chúng đang lộ diện qua việc điên cuồng chống đối sự kiện Người Việt Hải Ngoại ồ ạt ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư, đoàn kết một lòng yểm trợ, giải cứu đồng bào quốc nội đấu tranh chống Chế Độ Đương Quyền.

 Sự kiện Việt Khang cho chúng ta nhìn thấu được sức mạnh thác lũ của lời ca tiếng nhạc đấu tranh. Từ sau biến cố 1975 đến nay, loại nhạc đấu tranh quá ít oi. Trong nước hầu như chỉ có một hai bản. Ở hải ngoại thì hiếm họa có một đôi bài. Sự cỗ vũ và sáng tác những hùng ca đấu tranh chống bạo quyền là hết sức cấp thiết. Vấn đề nầy đúng là một nhu yếu không thể lơ là, thiếu sót trong công cuộc giải thể chế độ CSVN tay sai, bạo ngược, và chống lại sự xâm lược của Tầu cộng dưới bất cứ mọi âm mưu thủ đoạn nào, để giành lại sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của Tổ Quốc.

 Hà Nguyên Lãng (PCT69)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn