BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73479)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31182)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Làm ma em vợ

05 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 837)
Làm ma em vợ
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53


Em kết liễu! Tự giải thoát mình khỏi kiếp...
Chết thật hèn, nhưng sống thế càng ôi
Anh thắp cho em một nén nhang đời
Và lễ tạ... nam-mô-di-phật!

Người sống đưa chân người chết đây
Đầu bạc làm ma mái xanh này
Mẹ, cha queo quắt còn ham thọ
Em nhởn thanh xuân lại vội quay.

Em ơi, chữ Kiếp trước chữ Người!
Sống cần cố gắng - Chết rồi thôi
Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ... (*)
Anh ở vì chưng trả nợ đời.

Mùa thu - Hà Nội
Phạm Ngọc Thái

(*) Nàng Kiều trẫm mình trên sông Tiền Đường nhưng lại được Giác Duyên vớt cứu - Theo thuyết bản mệnh ở kinh phật trong "Kiều" của cụ Nguyễn Du: Nàng Kiều chưa thể chết, vì chưa trả hết nợ đời!

Còn nghĩa trong bài "Làm ma em vợ" ý nói: Em chết đi... là đã trả hết nợ đời đó em!

***


LỜI BÀN: Hồ Xuân Hương đã viết hai bài thơ khóc về hai ông chồng. Thực ra bài Khóc Tổng Cóc không phải vì ông Tổng Cóc chết, chỉ vì chuyện vợ chồng tan vỡ đứt đuôi con nòng nọc đấy thôi:


 Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
 Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
 Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
 Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.


 Qua đó bà than cho thân phận mình. Lời từ biệt một ông chồng chưa chết, hờn giận chê bai ông vô tích sự, đã là chàng Tổng Cóc còn hèn kém nhu nhược. Bà nguyền rủa sự rẽ duyên của người vợ cả cùng với những người nhà ông. Bà đã đem cả một xâu: nào nhái bén, nòng nọc, chẫu chàng, chẫu chuộc ra mà giễu cợt. Lời nghe có vẻ cũng thống thiết , nhưng ý lại cay chua...bài thơ mang tính bi hài.


 Còn bài Khóc Ông Phủ Vĩnh Tường - Lời than có phần chân thành tha thiết, đủ thấy lòng bà cũng tỏ sự tiếc thương. Bà tiếc cái hạnh phúc ngắn ngủi sau 27 tháng chung sống được ông Phủ thương yêu, còn quí trọng như một người bàu bạn đồng cảm văn chương:


 Cái nợ ba sinh đã trả rồi
 Chôn chặt văn chương ba thuớc đất...


 Rồi bà trách tạo hoá không công bằng:


 Cán cân tạo hoá rơi đâu mất
 Miệng túi càn khôn khép lại rồi.


 Bà phẫn xót cái phận bạc bẽo của mình nên giọng thơ có vẻ nhạo báng cõi đời. Nói chung hai bài thơ khóc của HXH , theo một cách nói: đó là hai tiếng thở dài khác nhau, tuy bộc lộ tính cách không kém ngạo ngược, nhưng nó vẫn chứa chất nỗi oán thán và chua chát cảnh thế gian.


 Lại bàn về bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến - Cả thảy dài 38 câu. Viết từ nỗi đau tận cõi lòng , khi nghe tin người bạn tri kỷ (đương thời cùng thi đỗ khoa cử nhân với ông) đã mất. Áng thi viết như kiểu văn tế bằng thể song thất lục bát. Giọng kể như lời tự sự bày tỏ lòng thương tiếc:


 Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước
 Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau
 Kính yêu từ trước đến sau
 Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?
 Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
 Tiếng suối reo róc rách lưng đèo
 Có khi tầng gác cheo leo
 Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang...


 Từ bầu bạn văn chương đến sở thích đều tương đồng hợp ý nhau:


 Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp
 Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân...


 Rồi ông than thời thế đảo điên, cảnh đời hoạn nạn phải từ bỏ quan trường, bạn bè vẫn cùng tri kỷ, lui tới thăm nhau chốn thôn hương:


 Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn
 Phận đẩu thăng chẳng dám tham trời....


 Nỗi thơ thống thiết, khi dùng cả tích xưa để nói tình thân giữa hai người:


 Giường kia treo cũng hững hờ
 Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn


 Câu trên kể về tình bạn rất thân giữa Trần Phồn và Từ Trĩ: Trần Phồn dành riêng cho bạn một cái giường, khi bạn tới thì mời ngồi, lúc bạn về lại treo lên! Câu sau mựơn ý nói đến nghĩa tri âm giữa Bá Nha và Chung Tử Kỳ: khi Chung Tử Kỳ mất, Bá Nha đập nát cây đàn không gẩy nữa. Cứ thế theo nỗi lòng xót xa thơ ông trào ra, rồi chạnh nghĩ về sự cô đơn không có bạn:


 Rượu ngon không có bạn hiền
 Không mua không phải không tiền không mua...


  Khóc Dương Khuê là bài thơ khóc nổi tiếng của Nguyễn Khuyến.

 "Làm ma em vợ" cũng là một bài thơ khóc!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn