BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73502)
(Xem: 62250)
(Xem: 39442)
(Xem: 31185)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ân xá Quốc tế kêu gọi Việt Nam trả tự do hoàn toàn cho HT Huyền Quang

04 Tháng Hai 200812:00 SA(Xem: 1013)
Ân xá Quốc tế kêu gọi Việt Nam trả tự do hoàn toàn cho HT Huyền Quang
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Nhóm 65 thuộc tổ chức Ân Xá Quốc tế Canada mới đây cho biết sau suốt 17 năm trời vận động, thông qua 3500 bức thư và kiến nghị gửi đến các cấp chính quyền Việt Nam đòi trả tự do cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang. Để tìm hiểu các nỗ lực và quan điểm của Nhóm 65, Ý Lan đã liên lạc và hỏi chuyện ông Stan Jolly, đồng điều hợp Nhóm 65 chuyên lo về số phận các tù nhân vì lương thức có trụ sở ở thành phố Toronto, Canada.

 

 


Ỷ Lan: Xin chào ông Stan Jolly. Với chức vụ đồng điều hợp Nhóm 65 chuyên lo về số phận các tù nhân vì lương thức thuộc Tổ chức Ân Xá Quốc tế đặt tại thành phố Toronto ở Canada. Nhóm 65 đã chọn Đức Tăng thống Thích Huyền Quang như người tù vì lương thức để theo dõi bênh vực. Ông có thể cho thính giả biết vì sao Nhóm 65 lại chọn Đức Tăng thống Thích Huyền Quang? Và vì sao ông chú tâm tới đất nước Việt Nam ?

Stan Jolly: Thực ra chúng tôi không tự ý chọn ngài. Vào thập niên 90, chúng tôi hỏi ý kiến Trung ương Tổ chức Ân xá Quốc tế về một nhân vật để chúng tôi vận động trả tự do cho. Tổ chức chính tại Luân Đôn giới thiệu cho chúng tôi Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, và cho biết rằng đây là Người tù vì lương thức rất quan trọng bởi vì ngài lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Thế là Nhóm chúng tôi chấp nhận “Người tù vì lương thức” và khởi từ đầu thập niên 90, các thành viên trong Nhóm chúng tôi ráo riết vận động trả tự do cho Hoà thượng.

Một trong những lý do khiến tôi chú tâm tới đất nước này là do năm 1994 vợ tôi và tôi đến thăm Việt Nam. Tính hiếu khách và tình hữu nghị của người Việt Nam làm chúng tôi cực kỳ xúc động. Chúng tôi cảm thấy việc chúng tôi làm là cách trả ơn lòng tử tế và hiếu khách của nhân dân Việt Nam đã dành để cho chúng tôi.



Coi như chúng tôi được góp phần vận động cho người tù vì lương thức là Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang. Không còn chi thất vọng. Phải nói thật, từ đó sự việc tiến triển, làm chúng tôi từ từ hiểu ra rằng, cuộc vận động của chúng tôi không nhắm riêng cá nhân Thích Huyền Quang.

Điều tối hậu chính là cuộc đấu tranh để cổ vũ và bảo vệ nhân quyền, vốn được toàn thế giới công nhận, là quyền ăn nói những chi ta suy nghĩ trong đầu, quyền sống bất cứ đâu ta chọn lựa, và quyền sống đạo theo tín ngưỡng ta tin. Cuộc vận động của chúng tôi cho Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang trong thực tế, là cuộc đấu tranh cho 80 triệu công dân Việt Nam, dù đó là người nông dân, người sinh viên, người dân tộc vùng cao hay là một nhân vật quan trọng, đều phải được tôn kính như Đức Tăng thống.

Ỷ Lan: Nếu ông phải nói về Đức Tăng thống Thích Huyền Quang trong vài câu thôi, thì ông sẽ diễn tả như thế nào ?

Stan Jolly: Chúng tôi đã rất hãnh diện có Đức Tăng thống như người tù vì lương thức, vì ngài chẳng bao giờ nao núng, ngài tận tụy với tự do tôn giáo, quyết tâm cho tự do tôn giáo bằng con đường thuần túy bất bạo động. Ngài đề cao tự do tôn giáo, không riêng cho Giáo hội của ngài mà cho tất cả dân tộc Việt Nam. Mặc dù ngài đau yếu, bị cô lập, bị khai trừ, đẩy về ngôi chùa vắng, mặc dù tuổi ngài đã cao, và ngay cả những lúc đau yếu, ngài cũng không chịu bỏ cuộc.

Trong một bức thư gửi nhà cầm quyền Việt Nam, tôi đã trích lời Đức Tăng thống nói với Công an khi họ canh gác chung quanh Tu viện Nguyên Thiều ở Bình Định để theo dõi những ai đến thăm. Đức Tăng thống nói: “Các ông ngăn cấm dân mà chẳng xuất trình giấy tờ minh chứng. Trong thế giới văn minh, chẳng ai chấp nhận những khẩu lệnh phi pháp luật như vậy”.

Tôi hy vọng ngày nào tôi vào tuổi 80, tôi vẫn còn sốt sắng và linh hoạt như Đức Tăng thống Thích Huyền Quang! Chúng tôi rất hãnh diện tiếp tục vận động cho trường hợp của ngài.

Ỷ Lan: Ông có thể cho chúng tôi nghe cách thế vận động của Nhóm 65 thuộc tổ chức Ân Xá Quốc tế không ?

Stan Jolly: Chúng tôi đã vận động như thế từ 17 năm qua. Năm năm vừa qua, chúng tôi đã gửi ba nghìn năm trăm bức thư, thiệp hay kiến nghị tới các cấp chính quyền Việt Nam. Mỗi kiến nghị có 60 người ký, có khi 300 người ký. Chúng tôi in và xin chữ ký trên một nghìn thiệp gửi đến các Thủ tướng Việt Nam tiền nhiệm.

Đều đều mỗi tháng - xin nhấn mạnh là mỗi tháng - từ năm 1990 đến nay. Nhóm chúng tôi họp nhau mỗi tháng để ấn định nội dung thư phải viết cho chính quyền Việt Nam. Mỗi bức thư đều giống nhau ở điểm đòi hỏi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang.

Nhưng mỗi bức lại khác nhau cho mỗi lần gửi ở điểm “quyền con người” bị vi phạm trong trường hợp của Đức Tăng thống, cũng như khai triển các sự kiện mới xẩy ra. Đây là chỗ mà Trang nhà Quê Mẹ giúp đỡ cho chúng tôi rất nhiều qua những diễn biến và tin tức cập nhật. Nhờ đề cập đúng lúc, căn cứ trên sự thực, chúng tôi thực hiện sự kêu ca hay phản ứng nhanh lẹ. Đây là điều rất quan trọng.

Ỷ Lan: Hình như Nhóm 65 thuộc tổ chức Ân xá Quốc tế còn gửi thư đến chính phủ Canada về trường hợp Đức Tăng thống Thích Huyền Quang nữa phải không thưa ông ? Các ông được phản hồi như thế nào ?

Stan Jolly: Vâng, đồng thời với việc gửi thư và kiến nghị một cách rộng rãi đến các quan chức trong chính quyền Việt Nam, chúng tôi cũng gửi thư đến Thủ tướng Canada, Ngoại trưởng, Bộ trưởng Bộ Hợp tác quốc tế, các vị Dân biểu cùng nhiều nơi khác. Đồng thời chúng tôi gửi các bản sao thư này đến các đảng viên Đối lập để họ thách thức trực tiếp các Bộ trưởng chính phủ ngay tại Quốc hội.

Cuối năm 2005, chúng tôi gửi một hộp gồm ba nghìn bức thư và kiến nghị cho ông Đại sứ Canada tại Hà Nội. Tôi tiếp tục chiến lược này trong hai năm 2006 và 2007, như thế ông Đại sứ biết rõ các diễn biến mới. Ngày mà Đức Tăng thống bị nhà cầm quyền ngăn cản ngài vào Saigon chữa bệnh, chúng tôi đã tức khắc báo động Đại sứ Canada tại Hà Nội. Ông Đại sứ đã hồi âm cho biết ông đã nêu vấn đề này với Ngoại trưởng Việt Nam và các viên chức khác.

Ngoại trưởng Canada viết thư thường xuyên cho chúng tôi quả quyết trường hợp Hoà thượng Thích Huyền Quang và các trường hợp nhân quyền khác thường được nhắc nhở khi có cơ hội. Điều phải công nhận, là tại Thượng đỉnh APEC cuối năm 2006 tại Hà Nội, Thủ tướng Canada Stephen Harper đã gặp riêng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bênh vực cho 8 đến 10 nhà bất đồng chính kiến hay tôn giáo - chúng tôi tin rằng trong số này có tên nhị vị Hoà thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ - và Thủ tướng đã cực lực nhấn mạnh “cải cách kinh tế phải đi đôi với cải cách chính trị tại Việt Nam”

Chúng tôi đã dùng những sự kiện lấy từ Trang nhà Quê Mẹ để làm áp lực mạnh mẽ lên Chính phủ Canada. Ví dụ như trong bức thư chúng tôi gửi cho Đại sứ Canada ở Hà Nội kêu gọi hành động trước sự cấm đoán Đức Tăng thống vào Saigon chữa bệnh, chúng tôi nêu cả sự kiện người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ông Lê Dũng, phủ nhận sự kiện ấy.

Chúng tôi nhắc cho ông Đại sứ nhớ lại sự kiện trước đó Hoà thượng Thích Quảng Độ bị bắt, bị cầm giữ, bị sách nhiễu tại nhà ga Saigon không cho Hoà thượng ra Bình Định thăm Đức Tăng thống, thì cũng chính ông Lê Dũng này tuyên bố : “Ông Thích Quảng Độ không hề bị bắt giữ, ông ta vẫn hoạt động tôn giáo bình thường tại Thanh Minh Thiền viện”. Rồi chúng tôi trích lời Hoà thượng Thích Quảng Độ bình luận vào tháng 10 năm 2005 : “Tự do tại Việt Nam là cái bánh vẽ. Nhìn trên giấy rất khéo, rất đẹp, nhưng không thể nào ăn được !”.

Ỷ Lan: Xin ông cho biết là trong bao nhiêu năm dài Nhóm Ân xá Quốc tế của ông vận động trả tự do cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, thì phản ứng của chính phủ Việt Nam ra sao ?

Stan Jolly: Chẳng có gì cả. Chúng tôi không hề nhận được một câu trả lời nào từ các quan chức Việt Nam trước hàng nghìn bức thư hay kiến nghị chúng tôi gửi đến. Trong 17 năm qua, chúng tôi cũng không hề nhận được một phản hồi nào từ phía Đại sứ Việt Nam ở thủ đô Ottawa, từ các vị Chủ tịch nước, Thủ tướng, tiền nhiệm hay đương kim, từ Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, kể cả những thư chúng tôi vừa mới gửi những ngày gần đây, cũng như chẳng nhận được hồi âm nào của 22 uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuyệt đối không một sự thừa nhận nào đối với các nỗ lực của chúng tôi.

Thật tình mà nói, có lẽ sắp tới đây chúng tôi phải áp lực nhiều hơn nữa lên ông Bộ trưởng Bộ Hợp tác Quốc tế bởi vì Cơ quan Phát triển Quốc tế của Canada đang tài trợ cho một số dự án quan trọng và hữu ích giúp tầng lớp dân nghèo tại Việt Nam. Một trong những dự án của Canada là tài trợ cho việc cải cách luật pháp.

Chúng tôi đã gửi những luật sư, thẩm phán nổi danh của nước chúng tôi đến Việt Nam giúp cho các luật sư và thẩm phán đoàn hiểu thêm luật quốc tế, và làm thế nào để nhân quyền đóng một vai trò trong công tác của họ. Nhưng nếu đổi lại, những người dân Canada như chúng tôi không được lễ phép thừa nhận, không có một cử chỉ lịch sự tối thiểu để phản hồi hàng nghìn bức thư chúng tôi gửi đến, thì tại sao nước chúng tôi lại tiếp tục tài trợ cho những dự án cải cách luật pháp? Luật pháp cải cách để làm gì, khi luật pháp ấy được đem ra đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất?

Đây là điều trái chống trực tiếp với Hiến chương LHQ về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị. Những quốc gia ký kết các công ước này - và Việt Nam đã ký kết - thì nhân dân của các quốc gia ấy phải được hưởng quyền tự do tín ngưỡng mà họ chọn lựa.

Ỷ Lan: Ông nghĩ sao về sự kiện có số người kết án các nhà lãnh đạo Phật giáo “làm chính trị”. Ông có đồng tính với quan điểm này không ?

Stan Jolly: Tôi còn nhớ nhận xét của Hoà thượng Thích Huyền Quang nói với ông Đại sứ Hoa Kỳ, khi ông lặn lội đường xa đến thăm Hoà thượng nơi ngài bị giam giữ. Theo bản chép lại cuộc trao đổi này do toà Đại sứ Hoa Kỳ công bố, Hoà thượng Thích Huyền Quang nói : “Chúng tôi nghĩ rằng Nhà nước không được xen lấn vào tôn giáo. Chúng tôi sẽ đứng ngoài chính trị nếu các chính trị gia chịu đứng ngoài tôn giáo”.

Tôi thấy ý nghĩ này hay quá. Đây chính là nguyên tắc của luật pháp nhân quyền quốc tế : Nhà nước chẳng có vai trò gì trong việc cho phép hay không cho phép, hợp pháp hoá hay không hợp pháp hoá cho bất kỳ giáo hội nào, dù đó là giáo hội Công giáo La Mã, giáo hội Pentecostal hay giáo hội Phật giáo.

Tôi biết rằng có người than phiền là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Nhị vị Hoà thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ có thiên hướng chính trị. Nhưng theo quan điểm chúng tôi, nhị vị thiên hướng chính trị là do nhị vị sử dụng quyền của nhị vị về tự do tôn giáo, tự do hội họp với bất cứ ai họ muốn, tự do ngôn luận, là những thứ tự do mà nhị vị bị tước đoạt. Nếu các tự do này không bị tước đoạt, nhị vị Hoà thượng sẽ chẳng đóng vai trò gì trong chính trị.

Như vậy, tôi nghĩ rằng tương lai sắp tới đây chúng tôi phải gây sức ép quyết liệt lên chính phủ Canada. Không cốt làm hại những dự án hữu ích giúp nhân dân Việt Nam, mà là áp lực lên chính quyền Việt Nam, cho họ biết rằng nếu Canada tiếp tục kinh doanh với Việt Nam và giúp đỡ hàng triệu Mỹ kim cho các dự án cải cách luật pháp, thì Việt Nam phải hội nhập luật pháp nước mình theo tiêu chuẩn luật pháp quốc tế.

Tôi biết các điều này đòi hỏi thời gian, nhưng tôi nghĩ rằng đã đến lúc chính phủ Canada phải được quyền khẳng định rằng : “Chúng tôi không còn kiên nhẫn được nữa”. Vì vậy, là người công dân Canada thường xuyên đóng thuế, chúng tôi sẽ tiếp tục hỏi và hỏi rằng, tại sao tiền đóng thuế của chúng tôi lại đem dùng cho việc đàn áp những tổ chức như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, những cuộc đàn áp thông qua luật pháp và nghị định, thông qua việc công an theo dõi và quản chế hàng nhiều thập niên, chỉ vì người bị đàn áp muốn được tự do tín ngưỡng.

Ỷ Lan: Xin cám ơn ông Stan Jolly.

Ỷ Lan, phóng viên đài RFA
04/02/2008
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn