BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73458)
(Xem: 62247)
(Xem: 39438)
(Xem: 31181)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Cái chân gỗ

11 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 1742)
Cái chân gỗ
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Một buổi sáng đẹp trời vào cuối tháng 5 năm 1975. Hai Xuân hớn hở xách túi quân trang bước lên đò dọc ở bến bắc Mỹ Thuận, xuôi dòng sông Tiền về cù lao Tân Phong thuộc tỉnh Vĩnh Long. Đến bến đò cù lao Tân Phong, Hai Xuân bước lên cây cầu ván bắt sát mé sông Tiền để lên bờ và cũng tại nơi nầy cách đây 21 năm, hắn từ giã vợ dại, con thơ vừa mới lên 10 tuổi để tập kết ra miền Bắc XHCN.

Lúc đó, Hai Xuân ước mơ cái ngày thống nhất đất nước sẽ xây dựng đất nước mười lần tốt đẹp hơn; vì vậy, hắn hạ quyết tâm đi theo tiếng gọi của Bác Hồ vĩ đại “Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào” sớm giải phóng đất nước thoát khỏi ách đô hộ của Đế quốc Mỹ, tên thực dân mới sừng sỏ gắp trăm lần tên Thực dân Pháp trước đây. Nghĩ tới nhân dân miền Nam đang quằn quại, rên xiết dưới ách thống trị của Mỹ - Ngụy tại miền Nam, cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm, con người phải thay thế trâu cày. Vâng, cái hình ảnh thê thảm của vợ và con gái của hắn đang gồng mình dưới sức nặng của cái ách thay trâu cày trên thửa ruộng sình lầy, nước ngập tới gối làm hắn đau đớn. Và Hai Xuân đã biến sự đớn đau thành sức mạnh điên cuồng trong cuộc trường chinh “Chống Mỹ -Ngụy cứu nước”. Máu, mồ hôi và nước mắt của hắn đã rơi dọc trên đường mòn Hồ Chí Minh, dưới địa dạo Củ Chi chằng chịt ngõ ngách, ở Hạ Lào mùa hè đỏ lửa năm 1972. Ba cái sao vàng cùng một gạch trên cái nền đỏ như máu của Đảng và nhà nước tưởng thưởng cho cái công lao hãn mã của hắn.

Thượng úy Hai Xuân bồi hồi xúc động trước cảnh cũ mà người xưa giờ biết trôi giạt nơi đâu? Hắn nhìn quanh, quan sát nơi chôn nhau cắt rún, tất cả đều hoàn toàn thay đổi. Bên bờ lau lách năm xưa, nơi hắn từng thả lưới giăng câu, đã biến thành khu thương mại sầm uất, tàu bè tấp nập thay nhau cập bến, bốc dở hàng hóa, kẻ mua, người bán mặc cả ồn ào, vui cười trong những ngày đầu mùa giải phóng. Những mái nhà lợp lá lụp xụp, nghèo nàn vào thời trai trẻ của hắn được thay thế bằng những dãy nhà ngói khang trang, làm Hai Xuân ngạc nhiên hết sức. Đối diện bên kia sông Tiền là xã Đông Phú, hắn cũng thấy toàn là những ngôi nhà gạch mái lợp ngói đỏ chói, ẩn hiện dưới những hàng cây ăn trái sum sê.

Hai Xuân đứng tần ngần trên bến đò mà mọi người nhìn Hai Xuân như một người xa lạ, không còn một ai nhìn ra hắn là người cùng làng trước đây, mà nhận diện ra hắn làm sao được chớ? Cái vẻ mặt hiền lành chất phát, đôn hậu của người nông dân Nam Bộ đã lột xác hoàn toàn. Cái gương mặt rạm nắng với vết thẹo sâu hoắm nằm vắt xéo trên gò má bên trái, làm nổi bật đôi mắt đỏ ngầu dưới đôi lông mày chổi xể, lờ đờ vì đói thuốc lào.

Hai Xuân vuốt lại bộ quân phục bằng vải ka - ki Nam Định đã bạc màu sương gió, chỉnh lại cái nón cối cho ngay ngắn cùng với mấy cái huy chương đeo lòng thòng trên ngực, vất cái túi quân trang khá nặng lên vai, hắn thả bộ dọc theo con lộ trải đá trên bờ sông Tiền để lần về tổ ấm năm nào. Tuy xa cách ấp Tân Thiện đã lâu năm, miệt mài chinh chiến dài lâu, nhưng hắn vẫn không thể nào quên được con đường xưa, lối cũ. Rõ ràng, lội bộ theo con đường nầy, khi đi qua cây cầu dừa hai nhịp bắt qua con mương. Dọc hai bên con đường đất lồi lõm dẫn vào nhà, Hai Xuân còn nhớ có trồng mấy cây dừa lửa thấp lè tè, lấy bóng mát che căn nhà lá lụp xụp, vừa đủ che mưa, che nắng cho vợ con hắn. Hai Xuân bàng hoàng, ngơ ngác trước cảnh vật chung quanh hoàn toàn đổi mới, chỉ còn hàng dừa già cỗi, tàu lá xanh ngắt, lao xao trong gió. Hắn nghĩ thầm: “Nếu không có hàng dừa nầy thì dễ dầu gì tìm lại mái nhà lá ngày xưa!”.

Theo dòng thời gian, tất cả đã thay đổi. Cái cầu dừa hai nhịp hồi đó đã được thay thế bằng cây cầu đúc xi măng và con đường đất nắng buội, mưa sình trơn trợt dẫn vào nhà, bây giờ đã được lót bằng gạch tàu. Đứng sừng sững trên cái nền nhà cũ là một cái biệt thự không lớn lắm nhưng khang trang, xinh xắn, mái lợp ngói âm dương màu đỏ, cột bằng đá mài màu cẩm thạch bóng láng, khung cửa sổ bằng sắt lộng kiến. Cánh cửa cái bằng gỗ quí, mở toang ra làm nổi bật cái màn cửa bằng lụa màu vàng kiêu sa, khoảng giữa được thắt lại bằng một cái nơ màu đỏ, hai cái đuôi nơ buông thả xuống phất phơ. Hắn dừng lại trên sân, buộc miệng, khen thầm: “Nội mẹ ơi! Cái nhà nầy của tên địa chủ nào đây mà sang trọng quá, chẳng lẽ là của vợ con mình?” Hai Xuân tự hỏi, rồi tự trả lời. “Chắc là mẹ con nó nghèo bán miếng đất cho người chủ khác rồi cũng không biết chừng!”

Thấy người lạ lai vãng trước nhà, con chó phèn từ trong nhà phóng ra, nó hất cái mõm lên, nhìn Hai Xuân gầm gừ và hình như một vài tế bào di truyền còn rơi rớt lại trên cái đầu mõm đen tuyền lúc nào cũng ươn ướt, nó cảm nhận theo linh tính Hai Xuân cũng là người trong gia đình nầy. Con phèn thôi gầm gừ, ngoe nguẩy cái cuối cong cong như dè đặt chào người khách khách lạ.

Bỗng có tiếng xe máy nổ dòn ngoài cổng, một thiếu phụ trẻ, đẹp phóng xe Honda dừng lại trước cửa nhà. Nàng bước xuống xe, gật đầu chào Hai Xuân, hỏi:

-“Này, chú bộ đội muốn tìm ai ở đây?”

-“Dạ, tôi muốn tìm người thân,” hắn ngập ngừng, nói. “Tôi sống xa nơi nầy trên 20 năm rồi. Không biết họ còn ở tại đây hay đã lưu lạc phương trời nào cũng không chừng!”

Nàng nhỏ nhẹ, thưa:

-“Cháu tuy sinh trưởng vùng nầy, nhưng lên Sài Gòn làm ăn đã lâu; thỉnh thoảng, cháu trở về làng thăm mẹ nên những người ở địa phương nầy, cháu không biết rành lắm đâu. Thôi, cháu mời mẹ ra để chú hỏi chuyện, may ra có thể giúp được việc gì cho chú nghen.”

-“Cám ơn cháu!” Hai Xuân nói.

-“Chú đứng chờ chút xíu!” nàng bước vào nhà, gọi mẹ. “Má ơi! Có chú bộ đội muốn nhờ má giúp để tìm người quen ở làng mình nè!”

Mẹ nàng đang lui cui nấu cháo heo đằng sau nhà. Nghe con gọi, bà đứng lên, lấy vạt áo lau mồ hôi đang chảy thành dòng trên gương mặt, rồi đi lên nhà trên gặp con, hỏi:

-“Ai muốn tìm ai, vậy con?”

-“Có chú bộ đội muốn tìm thân nhân,” nàng đùa. “Không chừng là tìm má đó!”

Bà lườm con, nói:

-“Trời nắng gắt thế nầy, sao không mời họ vào nhà đợi má!”

-“Nói thiệt với má,” nàng nhún vai, nói. “Con không ưa tụi cán bộ cộng sản chút nào cả, má ra trả lời cho ông ta đi!”

-“Suỵt, nói khẻ chớ con! Giải phóng rồi đó nghen!” nói xong, bà bước ra sân, chào người bộ đội lạ mặt, hỏi. “Xin lổi, ông muốn tìm ai ở cù lao Tân Phong vậy?”

Hai Xuân chưa kịp trả lời, bà chết sững nhìn người lạ, rồi giọng rung rung, hỏi. “Có phải ông là Trịnh Hoàng Xuân tự Hai Xuân đó, phải không?”

-“Chính xác, tôi là Hai Xuân đây!” hắn vô cùng kinh ngạc, hỏi. “Bà là ai, sao biết tên tui rành rọt vậy?”

Bà ôm chầm lấy Hai Xuân, nức nở đến nghẹn lời, nói:

-“Tôi chính là người ông muốn tìm đây nè!”

-“Trời ơi! Bông đây sao? Đúng là vợ tôi đây mà!” Hai Xuân mừng mừng, tủi tủi, nói.

Cuộc sum hợp bất ngờ làm cả hai người nghẹn ngào. Hai Xuân ôm chặt vợ vào lòng mà hai hàng nước mắt chảy dài trên trên đôi má dầy dạn phong trần. Thấy vợ sống cơ cực quá, mùi mồ hôi lẫn mùi cháo heo chua lòm toát ra từ chiếc áo bà ba sờn vai, ướt đẫm mồ hôi. Hai Xuân an ủi, nói:

-“Thôi, bây giờ đất nước đã được giải phóng rồi, sẽ không còn cảnh người bốc lột người. Nhân dân sẽ làm chủ tập thể các nông trường, công trường…”

-“Thôi, vô nhà đi ông,” bà ngắt lời chồng, nói. “Đứng ngoài sân nóng quá, coi chừng bị trúng nắng đó!”

Hai Xuân đi theo vợ, bước vô nhà. Hắn chóa mắt vì đồ đạt trưng bày trong phòng khách mà trong cuộc đời hắn chưa từng thưởng thức bao giờ; chẳng hạn, cái dàn máy thâu băng Akai âm thanh nổi, bộ ghế salon bằng gỗ quý, bọc nhung màu xanh, đẹp quá và trong nhà hình như không thiếu cái gì cả, từ cái tủ lạnh, máy may, đồng hồ treo tường… Hai Xuân nghĩ thầm trong bụng: “Chính xác là cái nhà nầy của một tư bản nào đây rồi!”. Vì vậy, hắn nhìn vợ, bất ngờ hỏi:

-“Bà đi ở đợ cho tên chủ nhà ác ôn nầy bao lâu rồi?”

Vợ Hai Xuân biết chồng hiểu lầm bèn làm bộ thở dài, than thân trách phận, nói:

-“Ông thấy rồi đó! Sau khi ông đi tập kết ra ngoài Bắc. Ngôi nhà nầy bị một tay cường hào ác bá trong vùng cưỡng đoạt và xây cất lại như bây giờ. Trước ngày giải phóng, tên nầy chạy ra nước ngoài, chỉ để lại đứa con gái trông coi tài sản. Tôi trở lại nơi nầy, xin giữ chưn ở đợ để nghe ngóng tin tức của ông.”

Hai Xuân cảm động, nhìn người vợ thủy chung, nói:

-“Bọn chủ nhà đối xử với bà có tử tế không?”

Vợ Hai Xuân làm bộ khóc thút thít, nói:

-“Tội tui lắm ông ơi! Nó bắt tui làm quần quật suốt ngày, hết dọn dẹp nhà cửa, lại đi chợ nấu ăn cho mẹ con của nó, rồi phải nấu cháo heo, sống cơ cực như vầy mà cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm cái thân già nầy.”

-“Rồi đây tôi sẽ bắt hết bọn tiều tư sản ác ôn nầy đi học tập lao động cải tạo hết,” Hai Xuân nổi nóng, hỏi. “Thế còn con gái của mình, bây giờ nó sống ra sao rồi, hả bà?”

-“Cũng đi ở đợ như tui thôi, ông ơi!” vợ Hai Xuân nói.

Hai Xuân đặt cái túi quân trang xuống nền gạch bông bóng láng, lấy ra mấy bộ đồ công nhân màu xanh bằng vải ka ki Nam Định, chục lít gạo tẻ, vài thỏi đường mía và vài hộp thịt heo do Trung Quốc sản xuất đưa hết cho vợ, nói:

-“Đây là chút quà mọn, tôi dành dụm mang từ Hà Nội vào để cứu đói hai mẹ con bà. Ăn cơm xong, bà dẫn tôi đi thăm con Thu! Không biết, bây giờ mặt mũi nó ra sao? Có giống tui không, hả bà?”

-“Cái gì? Giống ông hả?” bà ré lên. “Con Thu mà giống ông thì chỉ có nước thành gái già mất.”

-“Thôi, khỏi phải đi thăm con!” người thiếu phụ từ trong nhà sau bước ra, hỏi. “Có phải ông cán bộ nầy định cho con đi lao động cải tạo hết kiếp, phải không má?”

-“Phải, ông cách mạng nầy đó con gái!” bà âu yếm nói với con. “Đây là tía con mới trở về đó, con gái à!”

Nàng nhìn Hai Xuân một cách chăm chú, rồi xúc động bật tiếng kêu : “Cha ơi!” rồi Thu ôm chầm lấy Hai Xuân với hai hàng nước mắt, khóc rưng rức.”

Hai Xuân ngạc nhiên, nhìn vợ, hỏi:

-“Có phải con Thu đây không bà?”

-“Nó đó, chớ còn ai vô đây!”

Trong lòng Hai Xuân bỗng rộn rã với niềm vui hạnh phúc đoàn tụ gia đình quá bất ngờ. Hắn vuốt tóc con gái, giọng cảm động, nói:

-“Thu, con gái cưng của tía đây mà,” Hai Xuân quay sang vợ, hỏi. “Sao hồi nãy, bà nói con Thu cũng đi ở đợ cho người ta?”

Vợ Hai Xuân cười, nói:

-“Đùa với ông một chút thôi mà, nó mà đi ở đợ cho ai chớ! Cơ ngơi nầy là một tay nó tạo nên.”

Đến phiên Hai Xuân há hốc mồm kinh ngạc, sợ mình nghe lầm, hắn hỏi vặn:

-“Bà nói cái gì vậy? Con Thu là chủ căn nhà nầy thiệt hả, bà?”

-“Nó chớ còn ai vô đây!”

Hai Xuân vui mừng, nói:

-“Trời đất! Vậy là mẹ con bà thuộc về giai cấp địa chủ rồi còn gì. Tôi cứ tưởng hai mẹ con bà ở trong miền Nam đói khổ lắm kia mà, nên tôi mới dành dụm được vài bộ đồ vải thô, vài kí gạo, đường mía, thịt hộp mang vào cứu đói mẹ con bà. Nhưng, thiệt không ngờ,” Hai Xuân nói có vẻ thẹn. “Hai mẹ con bà giàu có như thế nầy đây!”

Vợ Hai Xuân đở lời:

-“Thôi, bỏ qua chuyện đó đi,” Bông quay sang bảo con. “Thu à, con ra chuồng gà sau vườn, bắt con gà mái dầu mập nhứt để má làm cơm chiêu đãi tía con và mừng ngày gia đình mình đoàn tụ.”

Bấy giờ, phòng khách chỉ còn lại hai vợ chồng Hai Xuân. Hắn hỏi vợ:

-“Xa nhau đã hơn 20 năm, tôi bây giờ khác xưa nhiều lắm! Sao mà bà nhận ra tôi liền giỏi vậy?”

-“Có gì khó đâu! Mùi mồ hôi đặc biệt của ông, tôi còn lạ gì nữa chớ! Đứng dưới gió, cách một trăm thước tôi còn nhận ra ông, huống hồ gì, chỉ đứng cách ông có mấy thước thôi mà.”

Hai Xuân gật đầu, mỉm cười, hỏi:

-“Con Thu, bây giờ nó thật sự thuộc về giai cấp tiểu tư sản rồi đó, phải không bà?”

Vợ Hai Xuân đột ngột nghe chồng nói, có vẻ không bằng lòng, hỏi lại:

-“Nếu tui trả lời phải thì sao, không phải thì sao? Ông tính sổ với nó như thế nào đây? Ông muốn đấu tố nó để lập công, phải vậy không?”

Hai Xuân buông thỏng một câu khô khan:

-“Con Thu phải đi vùng kinh tế mới để học tập lao động cải tạo! Tui không giúp được gì cho nó đâu, vì đó là chánh sách cách mạng vô sản của Đảng và nhà nước XHCN mà!”

Vợ Hai Xuân nổi cáu, lớn tiếng, nói:

-“Cái con khỉ mốc! Cái gì là cách mạng vô sản, giai cấp tiểu tư sản, ai áp bức bốc lột ai thì sau nầy ông sẽ rõ, bây giờ nói ra còn quá sớm! Tài sản nầy là do mồ hôi, nước mắt của hai mẹ con tui gầy dựng nên, có bốc lột ai đâu? Con Thu buôn tảo bán tần ở Sài Gòn cũng vất vả lắm mới tạo được cơ ngơi nầy ngày hôm nay,” vợ Hai Xuân giọng gây gắt, nói. “Còn bầy heo 10 con trong chuồng, tôi nấu cháo heo nuôi chúng từng ngày. Chúng nó lớn, tui đem bán lấy tiền, như vậy cũng có tội sao? Còn nữa, 3 cái máy cày tui mua cho bà con nông dân trong xã mướn, kẻ có công, người có của, đôi bên cùng có lợi; như vậy, bảo tui bốc lột giai cấp nông dân được à? Ông nói con Thu là địa chủ hả? Bây giờ mà ông còn xài danh từ “địa chủ” sao khó nghe quá đi! Tập thể nông dân miền Nam đều được hữu sản hóa theo “luật người cày có ruộng” của chánh phủ VNCH. Gia đình mình cũng được ba mẫu đất như mọi gia đình khác. Còn giàu nghèo là do sức phấn đấu của mỗi gia đình. Vả lại, gia đình mình cũng chẳng giàu có gì hơn ai trong cái xã nầy đâu, ông ơi!”

Cuộc đấu tranh tư tưởng của vợ chồng Hai Xuân đang đến hồi gây cấn phải dừng lại vì có tiếng trẻ con xôn xao trước sân. Có tiếng một cậu bé con gọi vọng vào trong nhà:

-“Bà Hai, cô Thu ơi! Có ai ở trong nhà không? Tụi con đưa thằng Tom về nhà đây nè!”

Vợ Hai Xuân nghe tiếng gọi, lật đật đứng dậy, đi ra trước cửa đón thằng cháu ngoại. Thu đang làm cơm đằng sau nhà bếp, tất tả chạy ra đón con. Thằng Tom từ ngoài sân chạy phóng vào trong nhà, ôm chầm lấy bà ngoại, miệng líu lo:

-“Thưa ngoại, thưa má con đi học mới về.”

Thu âu yếm hỏi con:

-“Sao, con đi học có vui không? Có đứa nào ăn hiếp con của mẹ không?”

Thằng Tom lắc đầu, nói:

-“Má biết không, tụi bạn rủ con đi tắm sông, tập cho con lội nữa, vui lắm!”

-“Má dạy con hoài, đừng tắm sông, nguy hiểm lắm, rủi ro chết chìm thì sao?”

-“Không có sao đâu!” thằng Tom nói. “Con ôm cây chuối tập lội mà.”

Một đứa trong đám bạn của Tom nói:

-“Ê, Tom! Tụi tao về nhà nghen! Ngày mai, gặp mầy tại sân trường!”

Thu trả lời thay con:

-“Cám ơn mấy cháu đưa thằng Tom về nhà dùm cô nghen!”

-“Dạ, tụi con chào cô Thu!”

Sau khi đám bạn học đi rồi, thằng Tom mới chú ý đến người đàn ông lạ mặt trong nhà. Vẻ bậm trợn của Hai Xuân làm cho nó sợ sệt, nép vào lòng mẹ, hỏi nhỏ:

-“Ông nầy là ai vậy má?”

Thu nắm tay con tới đứng trước mặt Hai Xuân, nói:

-“Khoanh tay thưa ông ngoại, con đi học mới về!”

Thằng Tom làm y theo lời mẹ dạy. Hai Xuân nhìn thằng Tom chăm chú, quan sát thật bộ dạng của thằng cháu ngoại. Cái mái tóc màu vàng vàng, đôi mắt to, con ngươi màu xanh lơ, cộng thêm cái sóng mũi cao quá khổ của nó. Bỗng Hai Xuân kêu trời một tiếng, ngồi phệt xuống nền gạch bông như kẻ mất hồn, cay đắng, hỏi vợ:

-“Bộ con Thu nó lấy chồng Mỹ hả, bà?

-“Thấy đó biết rồi, còn phải hỏi gì nữa, mà cái chuyện con Thu nó lấy chồng Mỹ còn dài dòng lắm, hôm nào tôi sẽ kể cho ông nghe đầu đuôi gốc ngọn,” bà quay sang con gái, nói. “Thôi, xuống nhà bếp lo chuẩn bị cơm nước đi! Tía bây đói bụng rồi đó!”

Hai Xuân thở dài, ngao ngán, nói:

-“Cả cuộc đời tui đi chống Mỹ cứu nước! Bây giờ Mỹ đã cút, Ngụy đã nhào, không dè trong gia đình tui còn tồn tại một thằng đế quốc Mỹ nầy, mà nó còn kêu tui bằng ông ngoại nữa nè trời!”

Một lát sau, mâm cơm trưa được Thu dọn lên bàn ăn. Nhưng, sự có mặt của thằng Tom làm không khí trở nên ngột ngạt. Hai Xuân nhìn thằng Tom chăm chăm làm thằng bé hết nhìn ngoại, rồi nhìn mẹ như cầu cứu. Thu trong lòng cũng không vui, bỏ đũa, đưa con xuống nhà bếp, ăn cơm với con. Hai Xuân hằn học, nói:

-“Bộ hết người gả, bà lại gả con cho bọn Mỹ xâm lược, vậy bà?”

Vợ Hai Xuân bình tĩnh, trả lời:

-“Việc con Thu lấy chồng Mỹ là có căn nguyên của nó, ông à. Hồi Tết Mậu Thân, con Thu lên Sài Gòn đi làm công cho một tiêm thuốc Tây gần phi trường Tân Sơn Nhất. Không may, nó bị trúng miểng đạn pháo. May nhờ có trực thăng Mỹ đưa nó về bệnh viện Hoa Kỳ ở Biên Hòa, cứu cấp kịp thời cho nên nó mới sống sót. Một bác sỹ người Mỹ thương con Thu, mới xin cưới nó làm vợ, còn giúp con Thu một số vốn khá lớn để hùn hạp với người ta, mở một tiệm thuốc Tây ở Sài Gòn. Nhờ vậy, con mới có tiền cất nhà cửa cho tui ở đây nè, ông à!”

Hai Xuân vẫn ngoan cố, nói:

-“Tui đi làm cách mạng “Chống Mỹ cứu nước”, bà lại đi gả con cho bọn xâm lược Mỹ, chẳng khác nào bà đá giò lái tui rồi; lẽ ra, bà phải ngăn cản nó chớ. Lổi tại bà hết!”

Vợ Hai Xuân cũng đổ quạu, gắt:

-“Con Thu nó lấy chồng Mỹ là do lổi của ông, chớ không phải tui. Ông nghe rõ chưa?”

Hai Xuân hỏi gằn:

-“Tại sao là lổi của tui chớ! Bà nói tui nghe thử coi!”

-“Nếu Tết Mậu Thân, Việt Cộng không mở cuộc tấn công vào thành phố Sài Gòn - Gia Định thì làm gì xảy ra chuyện con Thu bị thương? Chính bọn Việt Cộng đã tạo cơ hội cho nó gặp ông bác sỹ Mỹ, chồng tương lai của nó đó!” vợ Hai Xuân nói móc. “Không chừng lúc đó, ông cũng có mặt trong đám tàn quân Việt Cộng!”

Hai Xuân nổi nóng, quát ầm lên:

-“Nè, nè…tui cấm bà từ đây về sau dùng danh từ Việt Cộng để ám chỉ lực lượng vũ trang cách mạng, bà nghe rõ chưa?”

Vợ Hai Xuân cũng điên tiết lên, hét:

-“Tui nói Việt Cộng đó! Ông làm gì tui? Cách mạng cái con mẹ gì? Vừa mới cưỡng chiếm được miền Nam là vội vơ vét hết tài sản của đồng bào miền Nam. Tiệm thuốc tây của con Thu ở Sài Gòn cũng bị lũ chúng nó cướp sạch bách, nên con Thu phải dẫn con về đây lánh nạn cộng sản.”

-“Bà nói tầm bậy! Yêu cầu bà đừng vu khống lực lượng cách mạng! Họ không bao giờ tham lam cây kim sợi chỉ của nhân dân, bà nhớ đó!”

Vợ Hai Xuân mai mỉa:

-“Chính xác, vì cây kim, sợi chỉ có bao nhiêu tiền. Chiếm đoạt đất đai, nhà lầu, xe hơi, vàng bạc, châu báu, tivi, tủ lạnh…mới đáng giá chớ, phải không ông, Hai Xuân?”

Nghe tiếng cha mẹ cải nhau to tiếng ngoài phòng ăn. Thu từ trong bếp chạy ra can:

-“Việc gì cũng giải quyết được mà. Ba má xa nhau 20 năm rồi, vừa mới đoàn tụ lại lo gây gổ với nhau. Nếu cha không đồng ý cho con và thằng Tom ở đây thì con dẫn nó qua Cần Thơ ở tạm với gia đình cậu mợ Út cũng được. Chuyện dễ thôi mà!”

Vợ Hai Xuân dằn giọng một cách dứt khoát:

-“Nhà nầy của bây tạo ra, hai mẹ con bây cứ ở đây! Ai không đồng ý thì cứ việc ra đi. Tao không thèm giữ ai hết!”

Hai Xuân xô ghế đứng dậy, tức giận, nói:

-“Tôi không bao giờ chấp nhận sự có mặt thằng Tôm, con Tép tồn tại trong căn nhà nầy cả. Dứt khoát, có nó là không có tui. Sao, bà có nghe rõ không? Tui đi đây! Chào vĩnh biệt!”

Sau đó, thượng úy Hai Xuân bỏ nhà ra đi, biệt vô âm tín, không thư từ, tin tức về gia đình nầy cả. Nghe nói, Hai Xuân tiếp tục tiến lên dưới ngọn cờ búa liềm vinh quang của Đảng, phục tham vọng bành trướng của Đế Quốc Xô Viết, nới rộng biên giới Liên xô từ Điện Cẩm Linh đến Sài Gòn, vượt Thất Sơn vào tận Nam Vang. Hai Xuân là hiện thân của tập đoàn lãnh đạo Đảng CSVN ngu ngốc, giáo điều và cuồng tín, ngủ mê trên chiến thắng ba tên đế quốc sừng sỏ Nhật, Pháp, Mỹ?

Mùa hè năm 1987, trong trận đánh bôn tập lực lượng Khmer Đỏ tại tỉnh Tà Keo gần biên giới Việt Nam. Trong lúc Trung tá Hai Xuân điều động lực lượng vũ trang Việt Cộng truy kích địch; chẳng may, Hai Xuân giẵm phải mìn do Khmer Đỏ gài, một phần chân trái của Hai Xuân đã gởi lại chiến trường sắt máu Campuchia. Hai Xuân được cấp trên đưa đi điều trị ở bệnh viện dã chiến 95, trên đường dây 559. Trở thành phế nhân, từ giã vũ khí, Hai Xuân ví như một trái chanh vắt hết nước bị Đảng và Nhà nước XHCN vất bỏ không thương tiếc.

Với mớ tuổi đời chồng chất, sau những năm dài chinh chiến giữa rừng sâu nước độc, sơn lam chướng khí, ăn uống thiếu thốn…Hai Xuân nhiễm phải bịnh thấp khớp kinh niên, cộng thêm vết thương ung mủ của chân trái hành hạ. Hắn đã trải qua cơn ác mộng kinh hoàng ở trại tập trung thương phế binh Việt Cộng ở bệnh viện 95. Tại bệnh viện nầy, qui chế đối xử giữa thương phế binh chính qui CSBV và Việt Cộng MTGPMN hoàn toàn khác nhau. Thực phẩm, thuốc men đều dành ưu tiên cho cán binh CSBV. Vì vậy, đời sống của Hai Xuân trong trại thương phế binh ngày càng thê thảm, đói khát, vết thương hành nhức nhối triền miên…Nhưng, cũng may cho Hai Xuân, hắn có một đồng chí thương binh miền Nam, gốc Sài Gòn. Nhờ được vợ thăm nuôi, tiếp tế thường xuyên nên Hoàng, tên người thương binh, đều đem chia xẻ với Hai Xuân, người đồng cảnh ngộ.

Cả hai, sau khi rời khỏi bệnh viện 95, Hoàng đưa Hai Xuân về gia đình ở Thủ Thiêm. Nhà của vợ chồng Hoàng nằm trên đường Lương Định Của gần chợ Thủ Thiêm đùm bộc hắn. Nhìn vợ chồng Hoàng sống bằng nghề buôn bán hàng bông ở chợ, không khá giả gì cho lắm, thấy mình ăn bám gia đình người ta hoài cũng ngượng nên Hai Xuân chọn nghề vá ruột xe hai bánh bên cạnh chợ Thủ Thiêm vào ban ngày, còn ban đêm ngủ trên mấy sạp bán thịt heo bỏ trống, sống lây lất như vậy qua ngày đoạn tháng. Nhờ bến phà Thủ Thiêm nằm trên tuyến đường Lương Định Của luôn luôn nhộn nhịp người qua lại nên đời sống cũng tạm ổn.

*

Vào những buổi hoàng hôn, khi những chuyến phà Thủ Thiêm cuối cùng rời bến về phía bên kia thành phố, Sài Gòn đã bắt đầu lên đèn. Hai Xuân thường chống nạn đi dọc theo bờ sông, yên lặng nhìn những giề lục bình trôi bập bềnh trên sóng nước với đôi mắt u buồn, chứa chan tâm sự. Mấy giọt nước mắt mong manh động lại trong hai hốc mắt lõm sâu, chảy dài xuống gò má rạm nắng với mấy vết xẹo lớn nhỏ, cắt ngang dọc, đó là những chiến tích của cả một thời oanh liệt, lăn lóc, trườn bò trên khắp chiến trường từ cao nguyên đến vùng đồng bằng sông Cửu Long “chống Mỹ cứu nước” và bây giờ là bệnh tật thương tích đầy mình. Hai Xuân sống lê lết cuộc đời tàn tạ trên đôi nạn gỗ, vật lộn với miếng cơm manh áo trên bến phà Thủ Thiêm.

Tất cả vinh quang, tủi nhục, hận thù và sám hối đều tồn động trên gương mặt khắc khổ, dầy dạn phong sương đã làm nên con người Hai Xuân, một mẫu người nông dân điển hình của người nông dân Nam bộ mà lòng nhiệt tình yêu nước của họ đã bị Hồ Chí Minh khai thác triệt để đã biến họ thành những tên lính xung kích cuồng tín cho bọn “Đệ tam Quốc Tế Cộng Sản”. Và họ đã cống hiến xương máu của mình để làm nên cái chế độ CHXHCNVN vong bản, phi dân tộc với một bầy lãnh đạo Đảng CSVN lang sói, tán tận lương tâm, buôn dân bán nước cho Nga Tàu…còn thân phận của họ, những người lính Việt Cộng thuộc MTGPMNVN năm xưa, chẳng khác gì loài ưng khuyển, qua hết mùa săn tất sẽ bị xẻ thịt, phanh thây. Hai Xuân hối hận, nhớ quê nhà, nhớ vợ, nhớ con, muốn trở về đoàn tụ cùng gia đình sống cho hết cái tuổi già, nhưng còn mặc mũi đâu mà nhìn mặt vợ con. Hai Xuân bây giờ mới thấm thía lời nói của con vợ mình, nó nói đúng quá mà mình ngoan cố không chịu nghe...có hối thì cũng muộn màng rồi. Hạnh phúc lớn lao nhất của Hai Xuân là mỗi ngày kiếm được vài đồng bạc để chống đôi nạn gỗ đến gánh cháo lòng heo của chị Tám ăn no một bữa.

Buổi sáng nay, sau khi vá xong vài cái vỏ ruột xe đạp, Hai Xuân cảm thấy đói bụng cồn cào bèn chống nạn đến gánh hàng cháo lòng của chị Tám ăn sáng. Hai Xuân thấy thằng bé khoảng 14, 15 tuổi; hình như, nó là con lai thì phải vì mái vàng hoe giống thằng Tom, thằng cháu ngoại của mình , đang ngồi trên cái ghế đẩu thấp lè tè, bưng cái tô cháo lòng, húp rồn rột, trông nó có vẻ đói lắm. Hai Thâu nhìn thằng bé, hỏi làm quen:

-“Cháu tên gì vậy?”

-“Dạ, tụi bạn gọi con là Dũng Lai?”

-“Cháu làm nghề gì để sống?”

Dũng Lai trả lời tỉnh bơ:

-“Móc túi!”

-“Trời đất! Bộ hết nghề làm rồi sao mà đi móc túi chớ?”

-“Móc túi cũng có nhiều hạng chớ bộ! Con chỉ móc túi bọn nhà giàu ác ôn, bọn con ông cháu cha. Tụi con không bao giờ móc túi như người lao đông buôn thúng, bán bưng nghèo khó. Khi nào trúng mánh, con chia xớt với mấy em “bụi đời”, đùm bọc lấy nhau theo luật đường phố; như vậy, có gì là xấu đâu, bác Hai?”

Hai Xuân cứng họng và phải thầm phục cái khí phách ngang tàng của nó. Hai Xuân đề nghị với nó:

-“Bác đang làm nghề vá vỏ ruột xe hai bánh, bác đang cần một trợ thủ. Nếu cháu bằng lòng, hai bác cháu mình hợp đồng kiếm cơm sống qua ngày. Cháu tính sao?”

-“Bộ bác muốn cháu làm “đinh tặc” hả? Nghề nầy không có ăn đâu, bác Hai ơi! Coi chừng bị người ta đục cho phù mõ đó! Thôi, cháu đi đây, phà sắp rời bền rồi đó! Hẹn gặp bác Hai sau nghen!” Dũng Lai quay sang chào dì Tám: “Con đi nghe má Tám!”

Dì Tám nói vói theo:

-“Nè, cuối tuần nhớ dẫn mấy cháu bụi đời đến nhà, để dì Tám dạy học cho nghe, Dũng!”

-“Dạ, con nhớ rồi!” Dũng nói.

Dũng Lai đi rồi, Hai Xuân nhìn với dì Tám, hỏi:

-“Bộ thằng Dũng Lai là con hay cháu của chị vậy?”

-“Mấy cháu bụi đời tội nghiệp lắm, tôi xem chúng nó như con cháu. Tuần nào, tôi cũng dành một ngày dạy học cho các cháu, cố gắng dạy các cháu điều hay lẽ phải để trở thành người tốt trong cái xã hội xô bồ xô bộn nầy. Trước năm 1975, tôi là cô giáo trường tỉnh, cũng có ít nhiều kinh nghiệm dạy trẻ.”

Hai Thâu nhìn nồi cháo lòng heo, lấy tay xoa bụng, nói:

-“Chị Tám làm ơn cho tôi một tô cháo lòng heo đặc biệt nghe, ăn no tới chiều luôn! Thấy thằng Dũng Lai, sao tui nhớ thằng Tom, cháu ngoại của quá!”.

Dì Tám vừa múc cháo ra tô, vừa hỏi:

-“Hỏi thiệt chú Hai, đừng nói tui tò mò nghen! Vợ con của chú Hai ở đâu? Chú Hai có tuổi, lại còn tàn tật nữa, sống độc thân như vầy mãi không phải cách đâu, chú Hai ơi! Trưa cháo, chiều bánh mì làm sao thọ được chớ!”

Hai Xuân bèn kể cho dì Tám một khoảng đời lầm lạc của mình, để rồi phải tha phương cầu thực, đi biệt xứ như ngày hôm nay. Dì Tám lắc đầu, khuyên:

-“Thôi mà, chú Hai! Tui nghĩ chú mà trở về quê nhà, chắc thím nó không hờn trách chi đâu. Thánh nhân còn mắc lổi lầm huống là con người ta. Một lời xin lổi muộn màng, chắc vợ và con cháu cũng không hẹp lượng đâu! Chú Hai nghĩ lại đi, nghe lời nói của tui có đúng không? Vả lại năm cũ sắp hết, Tết nguyên Đáng năm Mậu Thìn (1988) sắp đến nơi rồi, ngày mốt là 23 tháng chạp là ngày cúng đưa ông Táo về trời. Đây là cơ hội đoàn tụ gia đình tốt nhứt đó, chú Hai!”

-“Cám ơn chị Tám, nhưng ngặt một nỗi,” Hai Xuân lắc đầu, nói. “Tôi bỏ nhà ra đi gần 13 năm trồi. Bây giờ tui thân tàn ma dại, tàn phế, áo quần lam lũ, mặt mũi nào trở về ăn bám vợ con hả, chị Tám?”

-“Chuyện nầy giải quyết dễ thôi, để tui giúp chú được mà,” dì Tám nói. “Chút nữa, chú Hai theo tui về nhà, tui còn mấy bộ đồ cũ của ông nhà tui để lại. Hy vọng chú sẽ mặc vừa khít. Tôi tặng cho chú vài chục bạc để mua vé xe đò về quê, biết đâu thím Tám còn chờ chú trở về thì sao?”

Hai Xuân ngạc nhiên, hỏi:

-“Sao tui không hề thấy ổng gánh hàng ra đây phụ với chị một tay vậy, chị Tám?”

-“Ổng là lính thuộc Trung đội Địa Phương Quân có nhiệm vụ trấn giữ đảo Hoàng Sa. Khi bọn giặc Tàu xâm lược đổ bộ lên đảo đông như kiến. Nghe chiến hữu của ổng sau nầy kể lại. Ổng đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, rồi dùng lưỡi lê đâm họng tự sát, nhứt định không đầu hàng giặc Tàu Ô!” chị Tám nói. “Ổng chết hiên ngang, oai hùng lắm; vì vậy, tui ở vậy thờ ổng cho tới bây giờ.”

Hai Xuân ái ngại, hỏi:

-“Ảnh là lính Việt Nam Cộng Hòa, còn tui là lính Việt Cộng, chị không thù ghét gì tôi sao, chị Tám?”

-“Thôi, đừng nhắc tới chuyện hận thù nữa, cha nội!” chị Tám có vẻ bực mình, gắt. “Chú Hai là kẻ lầm đường lạc lối đi theo bọn Việt Cộng được cái con mẹ gì chớ? Tui chấp nhứt với chú làm gì, có đúng không?”

Hai Xuân thở dài, nói:

-“Tui đã sáng mắt từ khuya rồi, chị Tám à!”

-“Chưa hết đâu, chú Hai! Rồi đây, chú sẽ biết dân tộc mình, đất nước mình, gia đình chúng ta và bản thân của chú sống ra sao dưới hai tầng áp bức, bốc lột giữa bầy giai cấp lãnh đạo lang sói, buôn dân, bán nước cho bọn giặc Tàu Cộng xâm lược. Bọn chúng sẽ cấu kết với nhau sẽ còn cướp đi nhiều thứ nữa đó!” chị Tám nói. “Thôi, bây giờ chú đi từ giã vợ chồng chú Hoàng đi, rồi lo thu xếp đồ đạt là vừa. Chút nữa, chú Hai theo tôi về nhà lo sửa soạn hành trang để sáng sớm mai lên đường trở về Vĩnh Long đoàn tụ gia đình. Tối nay, tui qua nhà người em họ ngủ qua đêm với nó.”

Hai Xuân thật sự cảm động, nói:

-“Cám ơn chị Tám nghe! Tấm lòng chị thật quảng đại và vị tha!”

Cả đêm, Hai Xuân thao thức không ngủ được, vừa hồi hộp, vừa mừng, vừa lo không biết những gì sẽ xảy ra khi đối diện với vợ con? Vợ mình có chấp nhận tha thứ những lời nói bạc ác của mình ngày xưa không? Hai Xuân mệt mõi, chợp mắt được một lúc thì trời vừa rạng đông. Chị Tám đã trở về nhà, đánh thức Hai Xuân dậy, nói:

-“Chú Hai ơi! Dậy ăn sáng rồi chuẩn bị lên đường là vừa. Ngày Tết Nguyên Đán sắp đến, mua vé xe đò về miền Tây không phải dễ dàng đâu. Có khi chen lấn cả ngày mới mua được vé đó, chú Hai! Thôi, bây giờ tui phải gánh cháo lòng ra chợ trước để kịp bán cho chuyến phà đầu tiên. Tui phải đi trước đây!”

Hai Xuân lật đật thức dậy, sắp xếp hành trang trong cái ba lô xong, đã thấy một tô cháo lòng còn nóng hổi, bốc khói thơm phức, một tách trà và vài chục bạc để sẵn trên bàn gỗ tạp. Hai Xuân ăn sáng vội vã, rồi xách túi hành trang gọn nhẹ, đi bộ ra bến phà. Trong khi chờ đợi chuyến phà đầu tiên rời bến, Hai Xuân đến chào từ giã chị Tám và vợ chồng người bạn trẻ. Hoàng chuẩn bị sẵn vài chục bạc, nhét vào túi áo bạn, nói:

-“Anh Hai giữ vài chục bạc nầy để đi đường. Sắp Tết Nguyên Đán, mọi người đều đổ xô về quê ăn Tết, vé xe đò có khi phải mua chợ đen, mắc gấp 3, 4 lần giá chánh thức.”

-“Anh xin cám ơn vợ chồng chú Hoàng nghe! Hy vọng sẽ có dịp trở lại nơi nầy một ngày gần đây để đền ơn, đáp nghĩa những người bạn tốt bụng ở đây. Bên thềm năm mới, xin chúc hai em buôn may, bán đắt, an khang, thịnh vượng. Xin chào tạm biệt!” Bỗng nghe tiếng còi phà rúc lên từng hồi, chuẩn bị rời bến. Hai Xuân theo đoàn người xuống phà, đứng trên boong tàu, ngậm ngùi vẫy tay chào tạm biệt những người thân quen…

*
Khoảng 2 giờ chiều cùng ngày, Hai Xuân trở lại bến đò cù lao Tân Phong sau 13 năm xa cách. Hắn chống đôi nạn gỗ đi về tới nhà với tâm trạng lo âu khi đối diện với vợ con, không biết phải ăn nói ra làm sao đây? Đang đứng tần ngần trước căn nhà năm xưa, chưa kịp lên tiếng gọi thì bất ngờ một chó từ trong nhà phóng ra, lần nầy không con chó phèn ra mừng hắn trước đây mà là một con chó béc - giê to lớn, gầm gừ chồm lên người Hai Xuân làm hắn té bò càn dưới đất; thời may, một tên bộ đội mặc quân phục chỉnh tề, đầu đội nón cối, với quân hàm ba sao, hai gạch vàng trên cái nền đỏ và đeo lủng lẳng bên hông một khẩu K-54. Với giọng hách dịch, tên nầy hất hàm, hỏi:

-“Muốn tìm ai ở đây, hử?”

“Sự cố” xảy ra bất ngờ quá, Hai Xuân thật bối rối, ấp a, ấp úng, nói:

-“Thưa đồng chí, tôi muốn gặp người chủ căn hộ nầy ở đây!”

-“Thằng nầy láo nhỉ! Ai là là đồng chí của mi chứ?” hắn trợn mắt, quát như tát nước vào mặt Hai Xuân, rồi nói tiếp. “Tao là chủ căn hộ nầy đây! Tao không biết mi là ai cả! Cút xéo đi ngay cho khuất mắt!”

Hai Xuân bẽn lẽn, quay lưng đi ra ngoài đường. Lúc bước qua cây xi măng bắt qua con mương, Hai Xuân quay lại nhìn hàng dừa lửa còn bám đất bên cạnh căn nhà đó. Bỗng Hai Xuân thấy bóng một người đàn bà ngồi rửa chén bát trên cái sàn nước, dáng ai sao giống dáng vợ mình quá. Sợ bị chó béc giê vồ, Hai Xuân bèn cập đôi nạn vào nách, nhảy ùm xuống nước, lội bì bõm dưới mương về phía cái sàn nước.

Đang tháo cái khăn rằn quàng cổ, lau mấy mồ hôi trên gương mặt. Bỗng nghe tiếng gọi từ dưới sàn nước vọng lên:

-“Bông! Có phải bà đó không, Bông?”

Bà ta đang lau mặt, bỗng đâu nghe tiếng ai ở dưới nước gọi vọng lên, tưởng đâu hà bá gọi mình, bà ta sợ xanh mặt, nói:

-“Phải, tôi là Bông…Bông đây! Ai gọi đó… đừng làm tui sợ nghen!”

Nghe đúng là tiếng vợ mình rồi, Hai Xuân mừng quá, ôm cây cầu dừa bò lên, nói:

-“Tui là Hai Xuân đây! Không phải là hà bá đâu, đừng sợ, má con Thu!”

-“Trời đất ơi! Ông Hai Xuân thiệt đó hả? Nội mẹ ơi! Sao ông ra nông nổi nầy nè trời!”

-“Chuyện còn dài dòng lắm,” Hai Xuân nói. “Bà làm ơn, nắm cái đầu nạn gỗ, kéo tôi lên coi, má con Thu!”

Thấy chồng trở về quá bất ngờ, vợ Hai Xuân chết sững, chưa nói được lời nào mà hai hàng nước mắt tuôn như mưa. Còn Hai Xuân cũng ôm chặt vợ vào lòng, nói trong nghẹn ngào:

-“Tôi bây giờ thiệt sự ăn năn, hối hận lắm rồi, bà ơi! Phải chi lúc trước tôi nghe lời bà thì đời tôi đâu đến nỗi thân tàn ma dại như vầy!”

Vợ Hai Xuân cay đắng, hỏi:

-“Sao, thân thể ông ra nông nổi nầy, vậy ông Hai Xuân?”

Hai Xuân uất ức, nói:

-“Tôi bây giờ đã là phế nhân, như một trái chanh bị vắt hết, nước bỏ vỏ. Một phần cái ống quyển của cái chân trái tôi đã để lại trên chiến trường Campuchia và bệnh thấp khớp hành hạ thân xác, đau nhức kinh niên,” Hai Xuân đau khổ, hỏi. “Còn bà, tại sao bà lại ra nông nổi nầy? Phải bán nhà, đem thân ở đợ cho tụi cán bộ cộng sản Bắc Việt vậy bà? Còn con Thu và con của nó đâu cả rồi?”

Vợ Hai Xuân khóc, kể:

-“Sau khi ông giận bỏ nhà ra đi được có mấy năm, con Thu dẫn thằng Tom vượt biên vào dịp Tết Nguyên Đán Quí Hợi (1983) để cha con, chồng vợ đoàn tụ với nhau ở bên Mỹ. Bọn cán bộ chánh quyền địa phương vịn vào cớ đó tịch biên hết nhà cửa, ruộng đất, máy cày do con Thu đứng tên. Tôi phải năn nỉ hết nước miếng, tụi nó mới cho tôi cất cái chòi lá sau đụt vườn, nuôi bầy heo cho con vợ của nó, để chờ đợi cái ngày ông hồi tâm trở về đây, còn biết tui ở đâu mà tìm.”

-“Tên cán bộ cộng sản cao cấp chủ căn hộ nầy mà tôi gặp hồi nãy là ai vậy? Bà biết không?

-“Nghe nói hắn là cán bộ cao cấp gì đó ở trên tỉnh nên hắn có quyền chiếm đoạt cái nhà của con Thu làm của riêng,” vợ Hai Xuân cười mỉa mai, hỏi. “Sao, bây giờ ông sáng con mắt chưa vậy, ông Hai Xuân?”

Hai Xuân nghe vợ hỏi, gục mặt xuống đất, che dấu sự xấu hổ, nói:

-“Chuyện đã dĩ lỡ rồi! Không có dại nào, giống cái dại nào, nhắc lại làm gì cho thêm đau lòng, xót của. Bây giờ, bà tính làm sao đây?”

-“Còn tính gì nữa! Tôi thề với lòng là khi nào gặp được ông, tôi sẽ rời khỏi nơi đây ngay lập tức. Mỗi ngày gặp mặt bọn ăn cướp nầy là tôi tức ói máu. Tôi còn cái ghe tam bản neo dưới mương để chờ ông về.” Vợ Hai Xuân dứt khoát, nói. “Thôi, ông vứt cái ba lô xuống ghe trước đi, đứng đây chờ một chút. Tôi lên nhà nói cho chúng nó biết, rồi túm hết quần áo, đưa ông xuống ghe. Vợ chồng mình sẽ đi về vùng đất mới làm lại cuộc đời.”

Khi vợ Hai Xuân chèo chiếc ghe tam bản đưa chồng ra giữa dòng sông Cổ Chiên. Hai Xuân nhìn vợ, hỏi:

-“Mình định đưa tôi đi đâu đây?”

Vợ Hai Xuân còn tức, nói móc:

-“Đi theo cách mạng “đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào” chớ đi đâu mà hỏi!”

Hai Xuân phải xuống nước nhỏ, nói:

-“Thôi mà, bà còn nhắc lần nữa là tôi nhảy xuống dòng sông nầy, tự vận cho bà coi!”

-“Dám không đó, cha nội?” vợ Hai Xuân cười, nói. “Chọc ông chơi vậy thôi! Tôi thấy mình mà cố sống bám ở đây thì sẽ lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan”, chi bằng “tiến về nội, thoái về ngoại” hay hơn. Tôi đưa ông về quê ngoại của tôi ở Cù lao Dung sống qua ngày. Căn nhà hương quả của ông bà để lại, tuy là ngôi nhà cổ, nhưng cũng che mưa nắng cho hai vợ chồng mình sống cho tới hết tuổi già mà.”

-“Trời đất ơi! Chèo chiếc nầy từ sông Tiền xuôi dòng về gần cuối dòng sông Hậu, sức đâu mà bà chịu cho thấu chớ, má con Thu?” Hai Xuân nói.

Vợ Hai Xuân vừa cheo ghe, vừa nhìn chồng đang ngồi trước mũi ghe, nói:

-“Vợ chồng mình bây giờ đã đoàn tụ rồi! Vợ chèo, chồng chống cùng tương trợ với nhau để đối phó sóng gió cuộc đời, khó khăn nào mình cũng nhứt định sẽ vượt qua! Sóng to gió lớn của dòng sông nầy mà nhằm nhò gì, mà ông phải hứa tôi là không bỏ tôi đi nữa, nghe ông!”

Hai Xuân cười, nói:

-“Mụ nội tôi cũng không dám bỏ bà đi nữa đâu! Lỡ ngu đi theo cách mạng một lần mà thân thể bầm dập, te tua đủ tởn tới già rồi! Bây giờ, chỉ có mấy thằng ngu ngốc mới nghe lời bọn cộng sản nói, phải không bà?”

Vợ Hai Xuân nói:

-“Biết như vậy thì đủ rồi!”

Một cơn gió bấc lạnh lùng lướt qua trên sông Tiền, thấy chồng ôm ngực ho sù sụ. Vợ Hai Xuân bèn cỡi cái áo ấm đang mặc trên người, dừng tay chèo, đi ra trên mũi ghe khoát lên người Hai Xuân, nói:

-“Ông mặc cái ấm nầy cho đở lạnh! Tôi chèo ghe một hồi là nóng ran cả người, không cần mặc áo lạnh nầy đâu.”

Hai Xuân cảm động nắm tay vợ, nói:

-“Phải chi hồi đó, tôi nghe lời bà thì đâu đến nổi thân tàn ma dại như thế nầy.” Hai Xuân mở cái ba lô lấy cái nón cối, quăng xuống dòng sông Tiền, rồi thẫn thờ nhìn cái nón cối trôi bập bềnh trôi trên dòng sông Cổ Chiên rồi ngao ngán thở dài. Hai Xuân đã tìm thấy đáp số sau bao nhiêu năm đi làm cách mạng, chống Pháp rồi chống Mỹ cứu nước, ân hận nói. “Tất cả chỉ là lừa bịp!”

*

Quá xế chiều, nhờ con nước ròng chảy ra biển, Vợ Hai Xuân khi chèo tới ấp Thủ Sau gần Cồn Nghêu, cách cửa Cổ Chiên vài cây số thì đuối sức bèn nói với chồng:

-“Tối nay, mình cắm sào tại ấp Thủ Sau ngủ qua đêm, sáng mai mình tiếp tục đi tiếp. Ông nghĩ sao?”

-“Vậy cũng được, mình cắm sào cạnh hàng cây bần ngủ qua đêm cũng được,” Hai Xuân hỏi. “Trên ghe có gì ăn không bà?”

-“Đi gắp quá, quên mang theo nồi thịt kho,” vợ Hai Xuân nói. “Ông bắt dùm tôi nồi cơm, tôi nghỉ mệt chút xíu rồi đi vô ấp, hỏi mua một con gà, vài xị đế ăn mừng ngày vợ chồng mình đoàn tụ nghe ông.”

Hai Xuân gật đầu và buồn vì cảm thấy mình vô dụng quá, ngay cả việc giúp vợ một tay chèo mà cũng không làm được, bèn nói với vợ:

-“Sắp Tết rồi, chắc nhà nào cũng gói bánh tét để cúng tổ tiên. Bà mua vài đòn để dành ăn đi đường xa là được rồi. Nấu nướng làm gì cho cực thân!”

Vợ Hai Xuân nói:

-“Phía trước mặt, có mấy căn nhà lá nằm dọc bờ sông Cổ Chiên, tôi tấp ghe vào cây cầu ván. Ông chờ tôi dưới ghe, còn tôi lên bờ kiếm hỏi mua thức ăn nghe!”

Cắm sào xong, Hai Xuân múc nước sông vo gạo, nấu cơm. Bông nghỉ mệt một lát rồi đi lên bờ. Đứng trước một căn nhà lá nghèo xác xơ nhìn vô, thấy đôi vợ chồng trẻ và đứa con trai kháu khỉnh đang quây quần bên mâm cơm chiều. Vợ Hai Xuân rất ngưỡng mộ, bà thèm khát cảnh vợ chồng con cái đoàn tụ bên mâm cơm chiều ấm cúng như thế nầy từ lâu lắm rồi, nhưng bây giờ đã ngoài tầm tay, đứa con gái và thằng cháu ngoại đã cao xa chạy khỏi thiên đường xã hội chủ nghĩa u ám từ lâu rồi. Thấy người lạ mặt đứng lảng vảng ngoài sân, người chồng lật đật buông đũa, bước ra ngoài sân chào, hỏi:

-“Bác gái muốn tìm ai ở vùng nầy?”

-“Vợ chồng tôi đi lỡ độ đường! Xin phép cháu cho tôi cắm sào, ngủ qua đêm trên bến nước trước nhà, được không cháu?”

-“Dạ được, chuyện dễ thôi mà,” cậu ta ân cần, hỏi. “Hai bác đã ăn uống gì chưa? Sẵn bữa cơm chiều, cháu mời hai bác lên dùng cơm chiều với gia đình cháu.”

-“Cám ơn cậu! Chồng tôi bị tật guyền, cụt mất chưn trái trong thời kỳ chiến tranh nên không đi lên bờ được,” vợ Hai Xuân không khách sáo, nói. “Xin cậu nhường cho tôi một lít gạo và một con gà để ăn mừng ngày vợ chồng tôi đoàn tụ. Hôm nay là ngày đầu tiên đó cậu.”

Cậu ta nói:

-“Xin mời bác gái vô nhà trước, để cháu cõng bác trai lên nhà cho.”

Nói xong, cậu ta không chờ vợ Hai Xuân trả lời, vội vàng đi xuống bến nước, cõng Hai Xuân đi lên bờ, tự chống nạn theo mình vào nhà.

-“Xin lổi cậu em tên gì để vợ chồng tôi tiện xưng hô cho phải phép. Thời buổi bây giờ, ít thấy người nào tử tế, hiếu khách như vợ chồng cháu đây!” bà tự giới thiệu. “Ông nhà tôi tên Hai Xuân, còn tôi tên Bông.”

-“Có gì đâu, bác gái! Xin gọi cháu là Việt được rồi mà,” Việt quay sang vợ, giới thiệu luôn. “ Vợ cháu tên Hiếu, còn con cháu tên Dũng, Tết nầy được 3 tuổi đời.”

Hiếu gật đầu chào vợ chồng Hai Xuân, nói:

-“Nhà tụi cháu chẳng mấy khi có khách đến chơi, nhà cửa hơi bề bộn. Nếu hai bác không chê, xin hai bác ngủ qua đêm trong nhà cháu. Vì mùa nầy gần Tết, trời trở gió bấc, ngủ dưới ghe lạnh lắm đó.”

-“Cháu nghe bác gái nói, hôm nay là ngày đầu tiên bác trai đoàn tụ gia đình. Bác gái muốn mua con gà và một chai rượu đế để mừng bác trai trở về,” Việt hỏi. “Tụi cháu xin mời hai bác dùng bữa cơm chiều đạm bạc trước. Cơm nước xong, cháu sẽ đi bắt gà làm thịt đãi hai bác một nồi cháo khuya, ý hai bác thế nào?”

Vợ Hai Xuân cảm động, nói:

-“Thôi, khỏi đi cháu, bữa cơm chiều tình nghĩa nầy làm tôi thiệt cảm động; như vầy là đủ lắm rồi rồi, cháu Việt à.”

-“Bữa cơm nầy đối với tôi quá thịnh soạn rồi,” Hai Xuân nói. “Cà tím nướng mở hành, tép rang và nồi canh bầu. Hồi chiến tranh để có một bữa ăn như vầy, không phải dễ đâu!”

Vợ Việt nói:

-“Thôi, cháu xin mời mọi người cầm đũa, kẻo cơm canh nguội hết!”

Sau bữa cơm tối, Việt mời vợ chồng Hai Xuân uống nước trà. Việt nhìn cái chân cụt của Hai Xuân tò mò, hỏi:

-“Có phải bác là thương phế binh không, bác Hai? Bác bị thương ở mặt trận nào vậy?”

Hai Xuân nói:

-“Tại mặt trận Tà Keo lúc đánh nhau với quân Kmer Đỏ!”

-“À, như vậy bác là lính Việt Cộng rồi,” biết mình lở lời, Việt nói. “Ờ không, lực lượng vũ trang cách mạng.”

Hai Xuân cười, nói:

-“Việt Cộng với lực lượng vũ trang cách mạng chỉ khác nhau về danh xưng. Nhưng, thực chất chỉ là một thứ “Việt Cộng” mà thôi, cháu à.”

Việt nhìn vợ Hai Xuân, hỏi:

-“Sáng ngày mai, bác gái định chèo ghe đi về đâu vậy?”

-“Về cù lao Dung!” vợ Hai Xuân nói.

-“Bác gái định chèo ghe theo thủy trình nào?” Việt hỏi.

-“Tôi chỉ biết có một thủy trình duy nhất là chèo ghe băng qua sông Cổ Chiên để ra cửa Cung Hầu, rồi chèo dọc theo bờ biển tới cửa Định An. Căn nhà hương hỏa của ông bà để lại ở xóm Bà Keo trên cù lao Dung, mặt tiền nhà hướng ra sông Hậu, cách cửa biển khoảng 16 cây số.”

-“Chiếc ghe tam bản nhỏ xíu, không đủ sức nhồi sóng biển đâu, nguy hiểm lắm bác gái ơi!” Việt chậc lưỡi, nói. “Đề cháu chỉ bác một ngã tắt vừa gần còn an toàn tuyệt đối.”

Vợ Hai Xuân hỏi:

-“Cháu làm ơn chỉ dùm cho tôi! Nói thiệt, chèo ghe ra biển tôi cũng sợ, rủi ro sóng biển đánh lật ghe, ổng có một giò làm sao lội vào bờ được đây?”

-“Dễ đi lắm bác gái ơi!” Việt nói. “Bác chèo ghe băng qua sông Cổ Chiên, rồi chèo dọc theo cửa Cung Hầu, khi gần tới bãi biển Ba Động, bác rẽ vào con kinh Lăng Sắc, cuối con kinh nầy bác sẽ gặp vàm con kinh Quan Chánh Bố. Bác gái cứ chèo ghe mút con kinh Quan Chánh Bố nầy sẽ tới sông Hậu dễ dàng. Xóm Bà Keo ở bên kia sông Hậu, đối diện với vàm kinh Quan Chánh Bố.”

Hai Xuân ngạc nhiên, hỏi:

-“Sao cháu rành đường đi nước bước miệt cù lao Dung quá vậy, cháu?”

-“Hồi đó, tía cháu là lính Địa Phương Quân thuộc Tiểu khu Ba Xuyên từng đóng đồn Rạch Bà Kẹo, Rạch Ngay, Rạch Kè, Đường Xuồng, Vàm Tắc, Rạch Chồn…đầu năm 1975, đồn Bến Phà Nhỏ bị du kích Long Phú tấn công ác liệt, tía cháu bị miễng pháo phang gẫy ống quyển bên chưn trái, còn má cháu bị trúng đạn tử thương. Lúc đồn sắp bị du kích Long Phú tràn ngập; may nhờ tiếp viện kịp thời nên lực lượng du kích đành rút lui. Tàn chiến cuộc, tía về đây sống với vợ chồng cháu cho tới hết tuổi già. Tía cháu qua đời cách đây hai năm vì bệnh già.” Việt nhìn cái chưn cụt của Hai Xuân, bất ngờ hỏi. “Bác Hai vén cái ống quần cho cháu xem cái chưn cụt của bác một chút xíu được không?”

-“Được, cháu cứ tự nhiên!” Hai Xuân vừa nói, vừa vén cái ống quần lên.

Việt nhìn cái chân trái bị cắt cụt một phần ống quyển, rồi gật đầu, nói:

-“Trước khi tía cháu qua đời có trối với cháu, cái chân giả của tía con hãy giữ lại, coi người nào tàn tật như cha thì tặng cho họ, bất cứ họ là ai. Thôi, để cháu đem nó ra cho bác thử coi vừa không nghen, bác Hai.”

Việt kéo cái rương để dưới chõng tre, mở nắp cái một cái chân giả bằng gỗ, rồi đích thân mang vào chân cho Hai Xuân, động tác nhanh chóng và chính xác như đã từng làm giúp cho tía trước đây. Việt suýt xoa, nói:

-“Vừa khít nghe bác Hai! Đâu bác đứng dậy, đi thử cho con coi!”

Hai Xuân đứng dậy tập đi thử, những bước chân chập chững đầu tiên còn loạng choạng suýt ngã, vì chưa quen đi chân giả. Hai Xuân có vẻ vui mừng lắm, nói:

-“Cám ơn cháu Việt nghen! Chắc chắn vài ngày nữa bác sẽ quen, đi đứng bình thường với cái chân giả nầy!”

-“Cháu chúc mừng bác Hai,” Việt nói. “Tạm thời, bác Hai tập đi cái chân giả với đôi nạng, bao giờ đi quen rồi thì bỏ nạng, giống như tía tập đi trước đây!”

-“Cha của cháu tên gì vậy, cháu?” Hai Xuân hỏi.

-“Dạ, Nguyễn Quốc Nam!”

Hai Xuân lặng lẽ đến đứng trước bàn thờ đốt nhang, chấp tay xá di ảnh cha của Việt, thì thầm khấn: “Tôi sẽ mang cái chưn giả của ông anh đi cho đến cuối cuộc đời nầy để xem cái chế độ CHXHCNVN ngoại lai vong bản nầy sẽ kết thúc ra sao! Tôi còn nợ ông anh một lời xin lổi, vì đã lầm đường, nối giáo cho giặc Cộng xâm lược, cưỡng chiếm miền Nam, dày xéo mả tổ. Nếu ông anh sống khôn, chết thiêng xin nhận lời xin lổi của tôi.”

Vợ Hai Xuân hỏi vợ chồng Việt:

-“Đừng trách tôi tò mò nghen! Mấy cháu làm nghề để sống nuôi con?”

-“Cháu theo ghề đi biển, hợp đồng đánh cá, đóng đáy ở cửa Cổ Chiên và Cung Hầu. Những ngày biển động, cháu đi mò nghêu, sò, hoặc vợ chồng rủ nhau xuống ghe đi cào hến, ngụp lặn suốt ngày giữa miền sông nước để kiếm sống. Làng chài ở ấp Thủ Sau, dưới cuối Cồn Nghêu. Sắp Tết đến nơi, mùa nầy không ai đi biển kếm ăn. Vợ chồng cháu mới vừa lợp xong mái nhà cho tơm tất để đón tổ tiên,” Việt nói tiếp. “Còn vợ cháu ở nhà dạy con, nuôi mấy con gà và bầy vịt lấy trứng để ăn, dư thì đem bán hoặc đổi gạo. Cảnh đời bám biển của người dân chài ở đây phải đối mặt thường xuyên với đói nghèo từng ngày. Khổ lắm bác gái!”

Vợ Hai Xuân nói:

“-“Tôi muốn đưa ổng ra ngoài bờ sông hóng gió biển một chút, luôn tiện tập đi với cái chân giả cho quen. Cám ơn vợ chồng cháu Việt nhiều lắm nghen!”

-“Xin hai bác cứ tự nhiên”. Việt nói.

Hai Xuân vô cùng vui sướng, tập đi chập chững bằng cái chân giả cho quen. Vợ cũng thấy vui lây, hỏi chồng:

-“Sao, ông thấy cái chân giả nầy có gây khó khăn cho ông?”

-“Tốt quá, tại tôi đi chưa quen thôi, vài ngày nữa là tôi quăng cái nạng gỗ nầy được rồi! Người thương binh chế độ cũ, chẳng may bị thương tật còn được một cái chân gỗ, còn được chánh phủ giúp đở, còn những thằng lính Việt Cộng như tôi, chỉ được Đảng và nhà nước bố thí cho cái cặp nạn, rồi vất ra đường phố tự lực mưu sinh,” Hai Xuân nhìn vợ cảm khái, nói. “Lúc sống ở Thủ Thiêm, tôi phải vá xe đạp mưu sinh, cực khổ lắm!”

-“Sao ông không trở về Tân Phong gặp tôi?”

-“Mặt mũi tôi để đâu mà trở về gặp lại vợ con; vả lại, vá vỏ ruột xe suốt ngày cũng đủ tiền ăn cháo lòng ăn cho đở đói, tiền đâu mua vé xe đò về quê nhà?” Hai Xuân nói. “Cũng may, nhờ vợ chồng Hoàng và chị Tám bán cháo lòng cho tôi vài bộ đồ lành lặn và tiền bạc mua vé xe về quê nhà kiếm bà.”

-“Chị Tám bán cháo lòng là ai mà đối với ông tử tế quá vậy cà?”

-“Dưới chế độ cũ, chị là giáo viên ở một trường tỉnh. Chồng chị Tám là lính chế độ cũ, chết trận trên đảo Hoàng Sa trong lúc đánh nhau với quân Tàu xâm lược, đổ bộ lên chiếm đảo.”

-“ Một ngày nào đó, nếu có dịp, ông đưa tôi lên Sài Gòn để cám ơn họ đã giúp đở ông,” vợ Hai Xuân nói. “Mỗi tháng, con Thu nó gởi tiền “chui” về cho vợ chồng cậu Út ở Cần Thơ, tôi dành dụm được vài cây vàng. Tôi muốn biếu vợ chồng cháu Việt hai chỉ vàng. Ông nghĩ sao, được không ông?”

Hai Xuân nói:

-“Ơn đền nghĩa trả, bà biết nghĩ như vậy là phải đạo lắm!”

Sáng hôm sau, trời vừa rạng đông, cả hai đã thức dậy sửa soạn xuống ghe, nhổ sào rời bến. Vợ chồng Việt tiễn hai người khách xuống tận bến sông. Vợ Việt trao một cái giỏ mây cho vợ Hai Xuân, nói:

-“Trong nầy có vài đòn bánh tét do cháu gói để cúng ông Táo, một vài nắm cơm vắt và khô cá lóc đã nướng sẵn để hai bác ăn đở đói lúc đi đường; có lẽ, đến chạng vạng mới về tới nhà đó.”

Trong lúc Việt cõng chồng xuống ghe, vợ Hai Xuân chuẩn bị sẵn hai chỉ vàng bỏ trong cái bao lì xì màu đỏ, đưa cho vợ Việt, nói:

-“Đây là hai chỉ vàng y. Hai bác biếu vợ chồng cháu mua một cặp heo về nuôi, có lợi lắm.”

-“Cám ơn hai bác nhiều lắm!” vợ Việt nói.

Sau những cái vẫy tay chào từ giã, vợ Hai Xuân vung tay chèo, ghe lướt sóng băng qua sông Cổ Chiên, rồi theo thủy trình đã được hướng dẫn. Quá trưa là đến vàm kinh Quan Chánh Bố, vợ Hai Xuân cắm sào vào dưới rặng cây mù u nghỉ mệt, cắt hai đòn bánh tét ăn cơm trưa với chồng. Hai Xuân nói:

-“Nghĩ cho cùng, gia đình của những người lính Việt Nam Cộng Hòa đối xử với tôi càng tử tế bao nhiêu, tôi càng hối hận việc mình tay sai cho quân cộng sản Bắc Việt xâm lược, cõng rắn cắn gà nhà đó bà!”

*

Từ sông Tiền băng qua sông Hậu có rất nhiều kinh đào, có con kinh nước đục, có con kinh nước phèn, có con kinh nước trong xanh soi bóng những hàng dừa, những cụm tre làng trên dòng nước. Có những dòng kinh đào thẳng tắp, tiếp nối với những con rạch uốn khúc quanh co, đem nước ngọt phù sa tưới mát cho những cánh đồng ruộng bao la vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời dẫn tôm cá từ sông ngòi vào kinh rạch nuôi sống dân quê. Có những con kinh hiền hòa, dòng nước chảy lững lờ, êm ả ôm ấp những xóm làng mộc mạc, rộn ràng những con đò xuôi ngược, khua mái chèo nhịp nhàng từ lúc rạng đông cho tới hoàng hôn nhạt nắng. Dọc theo bờ kinh rạch, Hai Xuân thỉnh thoảng bắt gặp những vó bè, loại dụng cụ bắt cá đơn giản, nép mình thầm lặng dưới bóng dừa, khóm tre và độc đáo nhứt là những cây cầu khỉ ba nhịp, bắt chênh vênh qua kinh rạch trông thật nên thơ, hữu tình…

Một chiếc xuồng ba lá chất đầy lờ lọp, đồ nghề đan bằng nan tre của người dân hạ bạc đang bơi xuồng về hướng mình. Vợ Hai Xuân ngoắt lại, hỏi:

-“Nè, chú em ơi! Từ đây tới vàm sông Hậu còn xa không?”

-“Dạ, còn khoảng mươi, mười lăm cây số nữa đó, chị Hai ơi!” anh ta trả lời.

-“Để tôi mang cái chân giả nầy vô, chèo thay bà một đoạn kinh,” Hai Xuân nói. “Trông bà có vẻ mệt đừ rồi đó!”

-“Nhắm có chèo thay tôi được không đó?” vợ Hai Xuân cười, nói. “Thôi, ông ngồi bơi đằng mũi được rồi, để tôi chèo tiếp tục được mà.”

Thế là chồng bơi, vợ chèo gần tới xế chiều thì tới vàm sông Hậu, đối diện bên kia sông là cù lao Dung. Vợ Hai Xuân nói:

-“Vợ chồng nghỉ mệt một chút rồi chèo băng qua dòng sông Hậu, khúc sông nầy rộng trên 1.500 thước, nước chảy xiết lắm,” vợ Hai Xuân chỉ ngôi nhà ngói ba gian nằm trên phơi mình trong nắng chiều bên kia sông, nói. “Ngôi nhà đó là ngôi nhà hương hỏa của gia đình, tuy cũ kỹ, mái nhà phủ riêu phong, cũng là chỗ tạm dung cho vợ chồng tới hết tuổi già. Ông nghĩ sao?”

-“Bây giờ dầu ở đâu mà có bà là tôi mãn nguyện rồi,” Hai Xuân nói. “Thôi, còn vượt qua con sông Hậu là tới nhà, ráng một xíu nữa đi, má con Thu!”

*

Ba Thắc đang vác hàng lên bờ, thằng Giang đứng trên chiếc ghe lường nhìn ra ngoài sông cái, thấy một chiếc ghe tam bản chèo băng qua sông Hậu, hướng về phía nhà mình. Giang nói với tía:

-“Hình như cô Hai về nhà mình ăn Tết đó, tía ơi!”

Ba Thắc nói:

-“Bữa nay mới 23 Tết, ngày đưa ông Táo về trời, cô Hai mầy chưa về đâu!”

Bỗng Ba Thắc nghe tiếng ai từ ngoài sông cái gọi mình:

-“Cậu Ba Thắc đó hả? Anh chị Hai về nhà ăn Tết đây nè!”

Thằng Giang nhảy vựng lên, nói:

-“Cô Hai gọi tía đó! Con nói cô Hai về mà tía không tin.”

Ba Thắc nghe tiếng chị Hai Bông gọi mình mừng lắm, đứng trên cây cầu ván đón chị. Vợ Hai Xuân chèo tấp ghe vô cầu ván, nói:

-“Cậu Ba làm ơn giúp đưa anh Hai lên bờ dùm chị vì cái chưn trái có tật.”

-“Được, chị Hai lên bờ chờ em,” Ba Thắc quay sang nói với con. “Giang à, chèo chiếc ghe tam bản của cô Hai vô trong mương nghe.”

Lần đầu tiên, Hai Xuân về quê vợ ở cù lao Dung. Từ cổng đi vào nhà là con đường lót gạch tàu, hai bên trồng những cây ăn trái như đu đủ, mãn cầu, mít… trước sân nhà là cái bàn ông thiên. Nhà ba gian mái lợp ngói âm dương, vách ván với một chái hè, gian giữa là phòng khách có một cái tủ thờ cẩn xa cừ kê sát vách để thờ ông bà, nổi bật với bộ lư đồng bề thế. Bốn cây cột khá lớn bằng gỗ mun, treo liễn thếp vàng. Hai bộ ván gõ đã lên nước bóng láng kê hai bên vách, chính giữa là bàn ăn, vừa để tiếp khách. Cái nền đất được nện bằng phẳng. Hai Xuân nhìn toàn bộ căn nhà, mới biết rằng gia đình bên vợ thuộc hạng nhà giàu xưa.

Ba Thắc nhìn anh rể, hỏi:

-“Hơn mấy chục năm rồi, mới gặp lại anh Hai. Lần nầy, anh chị về chơi hay định ở luôn dưới nầy với cha con em đây?”

Vợ Hai Xuân nói:

-“Anh chị định ở luôn dưới nầy. Nhà cửa ở Tân Phong bị bọn cách mạng lưu manh chiếm hết rồi.”

Ba Thắc nghe chị nói, mừng lắm, nói:

-“Có anh chị ở đây càng vui chớ sao! Cha con em bận theo ghe thương hồ vắng nhà thường xuyên, ít khi ở nhà chăm sóc nhà cửa. Anh chị ở gian nhà bên phải, cha con em ở gian bên trái, để em biểu thằng Giang mang hành lý vô nhà cho anh chị.”

-“Dạo nầy cậu buôn bán có khá không?” vợ Hai Xuân hỏi.

-“Thời gian cận Tết Nguyên Đán, em cũng kiếm ăn được.” Ba Thắc nói.

Hai Xuân hỏi.

-“Cậu Ba thường buôn bán tới lui ở chợ nổi nào vậy?”

-“Để chuẩn bị một chuyến hàng lên chợ nổi Phụng Hiệp hay Cái Răng bán. Mỗi ngày, cha con em phải chèo ghe tam bản quanh các thôn xóm trên cù lao thu mua các mặt hàng đủ loại từ trái cây, gà vịt, rau cải, cá khô…sau đó chất hàng lên ghe lường loại trung trọng tải vài tấn hàng, rồi chèo đến bến đò An Thường, xã An Thạnh Nhứt nhờ tàu kéo lên chợ nổi, mình chịu tiền xăng nhớt. Trung bình mỗi tháng em có 6 chuyến hàng chở lên chợ nổi Phụng Hiệp hoặc Cái Răng bán.” Ba Thắc nói. “À quên nữa, sáng mai vợ chồng chú thím Út về đây ăn Tết. Đây là cái Tết Nguyên Đán đầu tiên gia đình mình đoàn tụ.”

Đúng hẹn lại đến. Khoảng trưa vợ chồng cậu Út đi đò máy xuống tới nơi. Anh chị em gặp nhau, tay bắt mặt mừng mùa xuân gia đình đoàn tụ. Cậu Út báo hỷ tín cho mọi người:

-“Vợ chồng em mới vừa nhận quà Tết và một lá thư của cháu Thu gởi về địa chỉ của em ở Cần Thơ, có cả hình chụp gia đình nữa đó!”

Hai Xuân nóng ruột, giục:

-“Cậu Út đọc lớn cho mọi người cùng nghe coi!”

Cậu Út bèn mở lá thơ ra đọc:

“California ngày 20 tháng 1 năm 1988.

Kính thưa má,

Tết Nguyên Đán Mậu Thìn sắp đến nơi. Vợ chồng con và thằng Tom gởi biếu gia đình một chút quà xuân, mỗi gia đình 5 đồng tiền cứng (500 mỹ kim) để ăn Tết. Ở bên nầy, gia đình con vẫn vui khỏe. Thằng Tom đã vào Đại học Y Khoa, thằng cháu ngoại của má theo nghề của bố nó. Nó nói và viết được tiếng Việt giỏi lắm. Má vẫn khỏe chớ? Nếu có tin tức gì về cha con, má cho con biết nghe. Thôi, con ít dòng thăm gia đình. Chúc má, gia đình cậu Ba và cậu Út một năm mới an khang và thịnh vượng. Con Thu.”

Hai Xuân cầm tấm hình gia đình của con gái, trầm trồ khen:

-“Thằng Tom, cháu ngoại của tôi, càng lớn càng đẹp trai quá chớ!”

-“Tại thằng Đế quốc Mỹ con nầy mà ông bỏ nhà ra đi biền biệt gần 10 trời tới thân tàn ma dại mới mò về nhà.” vợ Hai Xuân nhắc, rồi cười, nói. “Không có tiền con Thu gởi về giúp đở thì tôi với ông về già sống dở chết dở đó!”

-“Thôi, chuyện cũ qua rồi, cho nó qua luôn đi mà, chị Hai!” cậu Út nói. “Đây là quà của cháu Thu biếu, mỗi người nhận được 10.000 tiền đồng Việt Nam.”

Vợ Hai Xuân đề nghị:

-“Phần của chị Hai tặng lại cho cậu Ba Thắc để mua một máy đuôi tôm, chạy ghe thương hồ cho đở phần vất vả. Nếu chưa đủ, chị Hai sẽ giúp thêm.”

-“Chị Hai khỏi lo, phần quà của vợ chồng em cũng xin tặng lại cho anh Ba,” cậu Út nói. “Qua Tết, anh Ba lên Cần Thơ, em giúp anh Ba mua một cái đuôi tôm Yamaha vừa ý!”

-“Nhứt định, anh sẽ nhờ cậu Út giúp anh!” Ba Thắc mừng quá, nói. “Nếu gia đình mình không có thằng cháu rể “đế quốc Mỹ” giúp đở, chắc bây giờ có sống cũng ngất ngư con tàu, phải không anh Hai?”

Vợ Hai Xuân thấy chồng nín thinh có vẻ ngượng, bèn lên tiếng:

-“Thôi, bỏ qua chuyện nầy đi! Không ai được nhắc chuyện nầy nữa nghen!”

Cậu Út nói lảng sang chuyện khác:

-“Về tới nhà, em sẽ viết thư báo tin mừng cho cháu Thu biết liền là cha cháu đã trở về với má con và đang sống ở cù lao Dung quê ông bà ngoại.”

-“Được tin nầy, chắc cháu Thu vui mừng lắm!” Ba Thắc nói. “Nhớ nói cháu Thu là anh Ba cám ơn quà Tết với nghen.”

Hai Xuân nắm tay vợ, nói:

-“Riêng tôi, còn nợ con Thu và cháu Tom một lời xin lổi!”

*

Cù lao Dung là một cù lao nổi tiếng mầu mỡ và trù phú nằm gọn lỏn giữa bốn bề sông nước mênh mông của dòng sông Hậu, không khí thoáng mát quanh năm khác hẳn trên đất liền. Với vườn cây trái sum sê, cây lá xanh tươi mượt mà, Cù lao Dung một dãy đất được phù sa do dòng sông Mekong lắng động, bồi đấp quanh năm nên đất trên cù lao pha cát nhuyễn, xốp mầu mỡ để trồng đủ loại cây ăn trái. Vì nằm cuối dòng sông Hậu, nó chia dòng sông Hậu thành ba nhánh trước khi đổ ra biển Đông bằng ba cửa là cửa Định An, Ba Thắc và Trần Đề, cửa sông rộng sóng vỗ ỳ ầm suốt ngày đêm.

Cù lao Dung hợp thành bởi một chuổi cồn như cồn Tròn, cồn Nai, cồn Cát, cồn Tiên…và là nơi sản xuất nhiều trái cây theo mùa rất ngon ngọt như chôm chôm, xoài cát, cam quít, măng cụt, soài riêng…thủy sản vùng sông nước, ruộng đồng nhiều vô số như cá bông lao, cá đồng đủ loại, tôm, cua…bến đò An Thường thuộc xã An Thạnh Nhứt là cửa ngõ dẫn vào cù lao Dung, một mảnh đất dễ sống, làm chơi ăn thiệt, gạo thóc đầy bồ dư thừa sản xuất nuôi sống đồng bào ruột thịt khắp nơi, còn gái cù lao Dung công, dung, ngôn, hạnh lại dễ thương.

Nhưng, từ khi vợ chồng Hai Xuân về vui thú điền viên, an hưởng tuổi già trên mảnh đất nầy chưa được 5 năm mà đã chứng kiến một sự thật đau lòng là cù lao Dung đã từ từ thay da, đổi thịt lột xác hoàn toàn. Cù lao Dung cũng bị thay bằng một cái tên rất ư là nhục nhả “Đảo Đài Loan”. Chỉ riêng tại xã An Thạnh Nhứt chỉ trong vòng ba năm đã có trên 200 cô gái lấy chồng người Đài Loan, còn ấp An Thượng đã có tới 120 cô gái về làm dâu xứ Đài. Những khứa lão Đài Loan mất nết, già cúp thùng thiết, gần đất xa trời, nhưng giàu đô la để sang Việt Nam, nhờ môi giới cưới được những cô gái trẻ đẹp đem về nước làm nộ lệ tình dục, đẻ thuê, phục dịch như một oshin không được trả lương, có không ít cô đã rơi vào con đường mại dâm tủi nhục…

Hai Xuân đau lòng khi chứng chứng kiến những đám cưới dị chủng giữa nhưng ông già Đài Loan tàn tật, hai chưn cong queo, đi xít xụi, đáng tuổi cha, ông nội cô dâu và những cô gái trẻ đáng thương, phần đông là những cô thôn nữ hoặc công nhân phải hy sinh cuộc đời son trẻ của mình vì muốn giúp đở gia đình qua cơn túng quẫn ác liệt, trong thời đại chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Từ đó, Hai Xuân mang chứng bệnh trầm cảm kinh niên. Nhiều đêm, vợ Hai Xuân đau khổ nhìn chồng ngồi một yên lặng một mình bên ngọn đèn dầu leo lét, nói lảm nhảm như trút tâm sự u uất với cái chân gỗ: “Ông bạn Việt ơi! Anh là người lính Việt Nam Cộng Hòa, anh đã hy sinh một phần thân thể trên tuyến đầu lửa đạn để bảo vệ cù lao Dung được xanh tươi ngọn lúa, giúp cho nhân dân miền Nam được no ấm. Tay súng của anh cùng với đồng đội đã một thời giữ vững Miền Nam vượt qua những cơn sóng giữ với lời thề “Bảo Quốc An Dân”. Các bạn là những người sống và chết thầm lặng như những anh hùng vô danh mà chưa được tổ quốc vinh danh! Còn tôi, cũng đã hy sinh một phần thân thể như anh, nhưng sự hy sinh của tôi hoàn toàn vô nghĩa. Miền Nam Việt Nam rơi vào tay CSBV là một đại bất hạnh cho dân tộc là do chúng tôi, những người thuộc lực lượng Mặt Trận Giải Phóng MNVN đã một thời mù quáng, không nhận ra sự lừa bịp có hệ thống của tên Hồ Chí Minh và Đảng CSVN và là cái gọi là Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng; chẳng qua, chỉ là một thứ quân đội đánh đánh thuê, phục vụ cho chủ nghĩa bành trướng của Nga - Tàu,” rồi Hai Xuân tháo cái chân gỗ ôm vào lòng, giọng tràn đầy ăn năn, hối hận. “Vào cuối cuộc đời, với tấm thân tàn ma dại nầy, tôi mới ngộ ra rằng mình đã lầm đường lạc lối, đặt cả niềm tin vào chủ nghĩa cộng sản ngoại lai vong bản, một thứ chủ nghĩa quái thai của lịch sử, hoài phí cả tuổi thanh xuân thì đã quá muộn màng.”

Trong những giây phút chạnh lòng, Hai Xuân ngậm ngùi nhớ lại lời nói chị Tám bán cháo lòng ở bến đò Thủ Thiêm: “… rồi đây, chú sẽ biết dân tộc mình, đất nước mình, gia đình chúng ta và sẽ sống ra sao dưới hai tầng áp bức, bốc lột giữa bầy lãnh đạo lang sói buôn dân, bán nước cho giặc Tàu xâm lược. Bọn chúng sẽ cấu kết với nhau còn cướp đi của chúng ta còn nhiều thứ khác nữa…”

Nguyễn Vĩnh Long Hồ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn