BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76293)
(Xem: 62992)
(Xem: 40400)
(Xem: 31997)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Lấy tro tàn An Lộc… viết chiến sử Bình Long

21 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 1290)
Lấy tro tàn An Lộc… viết chiến sử Bình Long
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đã từng để lại những danh ngôn bất hủ:

Đừng nghe những gì cộng sản nói…

Đồng thời ông cũng đã đặt tên cho các chiến thắng lừng lẫy của quân dân miền Nam năm 1972. Bình Long Anh Dũng, Kontum Kiêu Hùng và Trị Thiên Vùng Dậy.

Bây giờ sắp đến năm 2012, bốn mươi năm sau cuộc chiến mùa hè 72 xin quý vị cùng chúng tôi, lấy tro tàn An Lộc để viết chiến sử Bình Long. Món quà Xuân của người Việt hải ngoại năm Nhâm Thìn sẽ là bộ DVD Bình Long Anh Dũng.

Trong chiến tranh Việt Nam chúng ta có 4 bộ phim tài liệu cần thực hiện. Mậu Thân 68, Quảng Trị mùa hè 72, Bình Long Anh Dũng và Giọt nước mắt 75. Chúng tôi đã hoàn tất cuốn Quảng Trị mùa hè 72.

Bây giờ đến cuốn Bình Long. DVD Quảng Trị là bản hùng ca của miền Nam về trận tấn công lấy lại Cổ thành và khúc khải hoàn ca là bài Cờ bay. Rất tiếc không có bài ca nào cho trận Bình Long nhưng đây chính là một trận phòng thủ thắng lợi oai hùng nhất của miền Nam. Các đơn vị lớn nhỏ gồm mọi binh chủng của địch là 3 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn pháo, 1 trung đoàn thiết giáp, 1 lữ đoàn đặc công tổng cộng 40 ngàn quân. Phía ta có 2 sư đoàn và các đơn vị tăng cường với quân số trên 20 ngàn chiến sĩ.

Trận đánh vây quanh thị xã An Lộc vỏn vẹn có 3 cây số vuông với khoảng 25 ngàn dân kéo dài 67 ngày khốc liệt hoàn toàn cô lập. Thị trấn chịu pháo chục ngàn trái mỗi ngày và không thể tải thương, không có tiếp tế suốt 2 tháng.

Tất cả tiếp liệu đều phải thả dù cho đến khi được giải tỏa. Trước cuộc vây hãm, Bình Long đã mất một trong 3 quận là thị trấn Lộc Ninh. Khi bắt đầu bị bao vây Bình Long bị cắt đứt với quận Chân Thành. Riêng con đường huyết mạch là quốc lộ 13 bị chiếm giữ bởi 9.000 địch quân thuộc sư đoàn công trường 7 và trung đoàn pháo toàn lính Bắc Việt.

Thế giới coi An Lộc là một thử thách tương đương với trận Điện Biên Phủ khi Pháp bị vây hãm tại biên giới Lào năm 1954. Sự tương đồng là cộng sản đem toàn lực vây hãm Điện Biên Phủ 1954 như đã vây hãm An Lộc 1972.

Mở đầu trận địa pháo rồi tiền pháo hậu xung. Sự khác biệt là Việt Nam Cộng Hòa giữ được An Lộc. Trong khi quân đội Liên Hiệp Pháp phải treo cờ trắng đầu hàng.

Thu lượm tro tàn:

Tro tàn lịch sử thực ra là những di sản hết sức quý giá.Tài liệu đầu tiên tìm được là câu chuyện của cô gái Bình Long trải qua gần 40 năm đi tìm xác chồng tại chiến trường An Lộc. Đại Úy Việt thuộc trung đoàn 7 của Sư đoàn 5 Bộ binh đã hy sinh ngay tại mặt trận sau khi cô vợ có bầu chạy thoát về Chân Thành. Khi thiếu tá Việt được truy thăng, con gái mới ra đời và người cha tử sĩ mất xác.Vợ con của người anh hùng hiện nay cư ngụ tại San Jose. Qua câu chuyện cô gái Bình Long chúng tôi tìm ra biết bao nhiêu là di sản lịch sử gần gũi và hết sức tình cờ. Một tiểu đoàn trưởng Trần Lương Tín can trường của Sư đoàn 5 Bộ Binh ngày xưa lại là anh sinh viên ở nhà bên cạnh trong cư xá sĩ quan tại Saigon. Và ngay tại khu mobilhome San Jose, hàng xóm là một cựu chiến binh 2 lần tù cộng sản. Đó là anh Bảo Ngọc. Lần tù binh thứ nhất bị bắt trong trận Lộc Ninh. Lần thứ hai là tù lao cải.

Sách viết về Bình Long thực là một kho tàng vô giá. Anh em bên Texas xuất bản sách về An Lộc. Tướng Trần Văn Nhật viết hồi ký bằng Việt Ngữ, tác phẩm “Cuộc chiến dở dang” mới có ấn bản Anh ngữ.

Trung tướng Lâm Quang Thi có tác phẩm viết bằng Anh ngữ. Hiện nay trung tá Bùi Quyền, nhẩy dù cũng đang nghiên cứu để hoàn tất một tác phẩm công phu về An Lộc.

Trên báo chí và Internet cũng có nhiều tài liệu về Bình Long kể cả tiếng Anh và tiếng Việt. Nhiều đoạn phim tài liệu cũng đã được phổ biến. Tuy nhiên chúng tôi vẫn tiếp tục tìm cách sưu tầm, khai thác những chi tiết, những dữ kiện, những nhận định quý giá và mới mẻ để dựng lại thiên anh hùng ca An Lộc.

Cơ duyên hiếm có.

Tháng 8 vừa qua chúng tôi xuôi Nam và tổ chức một buổi họp mặt tham khảo tin tức. Trong buổi sinh hoạt do chị Hồng Phượng Lê Xuân Định tổ chức, chúng tôi hết sức may mắn gặp được các thân hữu. Anh chị Trần Văn Nhật, anh chị Vũ Đình Đào (Hải quân) anh Lê Khắc Lý, anh chị Phạm Cao Dương, anh chị Đỗ Tiến Đức, anh Phạm Văn Chung (TQLC) anh Trần Quốc Lịch (nhẩy dù) và anh chị Nguyễn Thế Phương (KQ). Sau cùng phải kể đến y sĩ thiếu tá Nguyễn Văn Quý. Hết sức tình cờ giáo sư Phạm Cao Dương đem tặng 3 bộ phim 16 ly trong đó có cuốn thời sự chiến trường Bình Long. Tài liệu của nha quốc gia điện ảnh Việt Nam do các sinh viên lấy được 1975 từ tòa lãnh sự VNCH tại San Francisco. Cũng hết sức tình cờ, ông Đỗ Tiến Đức nguyên là giám đốc nha quốc gia điện ảnh là nơi phát hành các bộ phim này hiện diện. Mặc dù đại tá Lý (QĐ II) đại tá Chung (TQLC) và chuẩn tướng Lịch (nhẩy dù) không trực tiếp tham dự trận An Lộc, cũng như hải quân đề đốc Vũ Đình Đào, nhưng quý vị đã góp rất nhiều ý kiến.

Phần quan trọng nhất là sự hiện diện của các nhân chứng là tướng Nhật nguyên đại tá tỉnh trưởng Bình Long và bác sĩ Nguyễn Văn Quý. Bác sĩ Quý là y sĩ giải phẫu của tiểu khu đã mổ liên tiếp suốt 3 tháng gần 300 ca. Ông đã viết hồi ký ngay tại chiến trường và sau đó sách đã phát hành tại Saigon.

Những điều ghi nhận từ các nhân chứng như tướng Nhật và y sĩ thiếu tá Nguyễn Văn Quý sẽ là tài liệu hết sức quý giá và xác thực cho chiến sử Bình Long. Một tháng sau, anh Phạm Phú Nam giám đốc Dân Sinh Media đã trở lại và có cuộc phỏng vấn tại đài Sài Gòn bằng máy thu hình với tướng Nhật và bác sĩ Quý. Thêm một trường hợp đặc biệt khác là ngay sau khi trận Bình Long được giải tỏa, phái đoàn quân sử phòng 5 bộ TTM đã lên thăm chiến trường. Trung tá Nguyễn Văn Dương là biên tập chính bỏ ra ngày đêm để viết xong cuốn chiến sử Bình Long xuất bản năm 1973. Cuốn sách này gần như không ai có ngay tại Việt Nam chứ không nói gì đến ngày nay tại hải ngoại. Phòng quân sử tổng tham mưu có tặng cho bà chuẩn tướng thiết giáp Trương Hữu Đức một cuốn. Đại tá Đức là thiết đoàn trưởng thiết đoàn 5 kỵ binh tử trận tại Chân Thành vào tháng 4-72 lúc trận Bình Long mở màn. Ông được truy thăng chuẩn tướng. Bà Đức và con gái đầu lòng cùng gia đình di tản qua Hoa Kỳ và cư ngụ tại Bắc Cali. Khi bà Đức qua đời để lại cuốn Chiến sử Bình Long cho con gái Trương Cẩm Tú, trưởng phòng điện toán của Ebay, cô đã trao tặng lại cho Viện bảo tàng Việt Nam. Trong tài liệu này có đầy đủ hình ảnh của các cấp chỉ huy từ trung tá Hồ ngọc Cẩn, đại tá Lê nguyên Vỹ, đại tá Trần văn Nhựt..v..v… Về chi tiết trận liệt đầy đủ với những con số tổn thất hết sức chính xác. Cuốn sách quý giá này được đưa cho tướng Nhựt để ký tên kỷ niệm. Ông Nhật nói rằng ngay sau trận Bình Long ông ra chỉ huy Sư đoàn 2 và chưa hề biết đến tài liệu này, cho đến ngày hôm nay, 39 năm sau ngày khói lửa Bình Long. Ngoài ra chúng tôi cũng có câu chuyện của vợ chồng thiếu tá Luân Hữu Đức. Chị Đức hiếu tá chỉ huy nữ quân nhân quân đoàn III, người được chọn dẫn đầu đoàn diễn hành nữ binh trong ngày quân lực. Đại úy Đức nhờ tham dự trận An Lộc, may mắn còn sống được thăng một cấp nên danh tính vợ chồng mới thuận buồm uôi gió. Ông thiếu tá, bà cũng thiếu tá. Sau 75 cả hai đều vào tù…

Ngay tại San Jose, ai cũng biết chuyên viên quay phim Nguyễn Cầu 76 tuổi, nhưng nhiều người không biết phóng viên chiến trường Nguyễn Cầu đã sống chết với An Lộc trên 70 ngày không tắm. Ngày nay ông là một trong những người cuối cùng còn lại trong số các phóng viên chiến tranh Việt Nam. Ngay từ 1973 đồng nghiệp gửi vào An Lộc để thay Nguyễn Cầu đều bị tử nạn trên bãi đáp. Để lọt vào An Lộc, Nguyễn Cầu đã nằm trong thùng gỗ tiếp tế được đẩy vội xuống sân bay.

Cũng chính anh phóng viên truyền hình gan dạ này dám liều mạng cùi nhẩy vào An Lộc nên đêm đầu tiên đã được tướng Hưng nhường cho chiếc ghế bố duy nhất trong hầm. Nguyễn Cầu nghe chính ông Hưng nói đi nói lại, địch vào đây ông sẽ tự sát.

Những mẩu chuyện anh hùng về ông Lê Văn Hưng đã gây xúc động cho nhiều người. Nhân dịp cuối năm 2011 , một thành viên gia đình quốc gia nghĩa tử tại San Jose mới gửi $1,300 us về yểm trợ cho gia đình cô con gái lớn của tướng Hưng tại Sài Gòn. Cô Lê Ánh Tuyết sinh tháng 4-1954 là con gái của ông Hưng với bà Nguyễn Xuân Mai là người vợ trước đã ly dị. Bây giờ chỉ còn mình cô Tuyết 56 tuổi nuôi mẹ già đau yếu ngoài 80 tại Sài Gòn. Phu nhân của tướng Hưng sau này hiện định cư tại Hoa Kỳ cùng với các con.

Ngoài ra, chúng tôi cũng có cơ duyên tìm ra được người phụ nữ tác giả hai câu thơ bất hủ dành cho nghĩa trang biệt kích dù tại Bình Long.

An Lộc địa, mộ ghi chiến tích.

Biệt kích dù, vị quốc vong thân.

Sau cùng, nếu Đông Hà, Quảng Trị có tiếng hát của Như Quỳnh thì An Lộc, Bình Long cũng là nơi sinh trưởng của Mai lệ Huyền và Minh Hiếu. Với những cơ duyên kỳ lạ, với những chứng tích kỳ diệu chúng tôi xin dùng tro tàn An Lộc để viết lại chiến sử Bình Long bằng DVD, bằng hình ảnh và làm món quà lịch sử gửi đến đồng hương hải ngoại năm mới 2012.

Giao Chỉ, San Jose

Theo Đàn Chim Việt

Ghi Chú: Sẽ còn phỏng vấn Biệt kích dù, biệt động quân v.v.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn