BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76185)
(Xem: 62954)
(Xem: 40365)
(Xem: 31961)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Cộng Sản Việt Nam – Có Chính Danh, Chính Nghĩa, Có Dân Chủ và Pháp Trị Hay Không?

11 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 992)
Cộng Sản Việt Nam – Có Chính Danh, Chính Nghĩa, Có Dân Chủ và Pháp Trị Hay Không?
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Trong dịp “Bàn thêm về “Thư Ngỏ” của 36 trí thức hải ngoại, GS Thạc sĩ Vũ Quốc Thúc xác định CSVN là một “chính quyền chính thức [governement légal], có “chính danh” [légalité], nhưng lại phân biệt: “Đối với những người chống cộng, thì nhóm C.S đang nắm quyền ở Việt Nam không có chính nghĩa [légitimité] vì đã chiếm quyền dưới vĩ tuyến 17 bằng bạo lực, trái với các hiệp định đã ký kết ở Paris năm 1973…” [1]

Sau đó GS Vũ Quốc Thúc còn nhấn mạnh: “Chúng ta – những người sống yên ổn ở hải ngoại – có bổn phận ủng hộ họ: thư ngỏ là một hành động yêu nước, phục vụ dân chủ, phục vụ RULE OF LAW.[2]

Với tất cả sự kính trọng dành cho một vị trưởng thượng đại trí thức như GS Vũ Quốc Thúc, người viết cùng độc giả chân chính vẫn thấy có bổn phận xét kỹ lại những thuật ngữ trên để xem:

• Chế độ Cộng Sản tại Việt Nam [CSVN] có phải là một “chính quyền chính thức”, có “chính danh” hay không?

• Lý do nào chính thể này còn bị coi là không có “chính nghĩa”?

• Và phải chăng những người đồng ký tên trong “Thư Ngỏ” trên đều có bổn phận ủng hộ “họ” [CSVN], với kỳ vọng chuyển hoá CSVN, hay với ước mong họ trở thành chính quyền có “chính nghĩa”, … có “dân chủ đích thực”, có “pháp trị đích thực”?

I. CSVN CÓ PHẢI LÀ MỘT “CHÍNH QUYỀN CHÍNH THỨC”, CÓ CHÍNH DANH HAY KHÔNG?

Trước hết, xin định nghĩa rõ rệt lại: một chính quyền chính thức [governement légal], có chính danh [légalité] là một chính quyền hợp lệ, hợp pháp, xuất xứ từ một truyền thống hay một trạng thái chuyển nhượng pháp định.[3]

Người viết căn cứ vào lịch sử cận đại chứ không chỉ nghe ngóng lập trường của “những người chống cộng” [4] mà cho rằng những sự kiện táo bạo của hai thời điểm 1945 và 1975 đã chứng tỏ CSVN không phải là một “chính quyền chính thức”, theo nghĩa “governement légal” hay có “chính danh”, theo nghĩa “légalité” như GS Vũ Quốc Thức xác nhận, mà chỉ đáng được gọi là một ngụy quyền tại vị [un pouvoir illégal en place], hay một hiện tượng tiếm quyền [un état d’usurpation de pouvoir] không hơn không kém, và tất cả những trạng thái áp đặt đó đều bất chính, bất hợp pháp.

1. Cách Mạng Mùa Thu 1945



Vậy khi căn cứ vào định nghĩa trên, chỉ chính quyền quốc gia của Chính phủ Trần Trọng Kim mới là chính quyền chính thức, hợp pháp hợp lệ, có chính danh, sau khi vua Bảo Đại của Triều Nhà Nguyễn đã công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập vào ngày 11.3.1945 và giao cho Trần Trọng Kim thành lập nội các vào ngày 17.4.1945.

Còn cái nguồn gốc chấp chính của CSVN, cái gọi là Cách mạng mùa thu thực chất chỉ là một cuộc cướp chính quyền của Chính phủ Trần Trọng Kim. Thật vậy, ngày 17.8.45, từ một buổi Mít-tinh của Tổng Đoàn Công Chức để chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim bổng chốc trở thành biểu tình của Mặt Trận Việt Minh: “Quả lừa lịch sử” bắt đầu chính là từ đây.[5]

Như vậy, trên căn bản pháp lý, thuật ngữ “cách mạng mùa thu” [1945] cũng đủ chứng tỏ hành vi cướp chính quyền của lực lượng Việt Minh dẫn tới hiện tượng chấp chính bất hợp pháp, ngược lại với thế hợp pháp, có chính danh của Chính phủ Trần Trọng Kim.

2. Hà nội Vi Phạm Hiệp Định Hoà Bình Paris 1973 Khi Xua quân Chiếm Sài gòn, Mùa Xuân 1975

Hiệp Định Paris là hiệp định chấm dứt Chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, do 4 bên tham chiến — Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa — ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973, với những khoản chính như sau:

• Một cuộc ngừng bắn sẽ được thực hiện trên khắp miền Nam Việt Nam kể từ ngày 27 tháng giêng năm 1973;

• Các lực lượng của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đồng minh của Hoa Kỳ và của Việt Nam Cộng Hòa sẽ ở nguyên vị trí của mình trong lúc chờ đợi thực hiện kế hoạch rút quân.

• Các lực lượng vũ trang của hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ở nguyên vị trí của mình.

• Các lực lượng chính quy thuộc mọi quân chủng và binh chủng và các lực lượng không chính quy của các bên ở miền Nam Việt Nam phải ngừng mọi hành động tấn công nhau.

• Từ khi thực hiện ngừng bắn cho đến ngày thành lập chính phủ … hai miền Nam Việt Nam không được nhận đưa vào miền Nam Việt Nam quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, kể cả nhân viên quân sự kỹ thuật, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh.

• Hai bên miền Nam được phép từng thời gian thay thế vũ khí, đạn dược, dụng cụ chiến tranh đã bị phá huỷ, hư hỏng, hao mòn hoặc dùng hết từ sau khi ngừng bắn, trên cơ sở một đổi một, cùng đặc điểm và tính năng…

Vậy ngay sau khi quân đội Hoa Kỳ rút hết vào cuối tháng 3 năm 1973, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Giải phóng miền Nam ồ ạt tăng quân, binh chủng, súng đạn, chuẩn bị đánh dứt điểm chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Như vậy âm mưu xua quân của ngụy quyền Hà nội, ồ ạt vượt vĩ tuyến 17 để cưỡng chiếm Sài gòn là một hình thức xâm nhập lãnh thổ và tiếm quyền bất chính, bất hợp pháp, vì đã vi phạm những điều khoản căn bản trên của Hiệp Định Paris 1973, cũng như đã từng vi phạm Hiệp Định Genève 1954 trước đó. Vậy, việc áp đặt chính quyền “thống nhất” trên Miền Nam Việt Nam, dưới chướng ngụy quyền Hà nội/Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, sau khi lật đổ thể chế Việt Nam Cộng Hoà và gạt bỏ lực lượng bù nhìn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam là một hành vi tiếm quyền bằng lừa đảo và bạo lực.

Căn cứ vào những sự kiện lịch sử trên [1945 & 1975], CSVN ngày nay, bắt nguồn từ hai đợt tiếm quyền bằng lừa đảo và cưỡng chiếm bằng bạo lực không thể được coi là một chính phủ chính thức, hợp pháp, hợp lệ, có chính danh chính thực.
Chính thể Hà nội sau 1945 và nhất là sau 1975, không hơn không kém, vẫn chỉ là một ngụy quyền tại vị [un pouvoir illégal en place], một hiện trạng tiếm quyền [un état d’usurpation depouvoir] bất hợp pháp, bất hợp lệ, khác hẳn với sự thẩm định của nhóm “Thư Ngỏ”, như đã được minh thị xác nhận bởi vị thầy chỉ đạo, GS Vũ Quốc Thúc và vị chánh chủ thảo, GS Lê Xuân Khoa.

II. TẠI SAO CSVN KHÔNG CÓ CHÍNH NGHĨA?

1. Thế nào là “chính nghĩa”?

Về mặt thuần thục, “Chính nghĩa” là trạng thái hành xử thích hợp với lẽ phải chân chính của công lý; ứng dụng đại nghĩa công bình và đạo đức nhân bản; bảo trọng quyền lợi, nguyện vọng tiến hoá và hạnh phúc của toàn dân.[6] Do đó, một chính quyền có chính nghĩa địch thực khi được dân chúng tín nhiệm, tin tưởng.[7]

Một lực lượng cách mạng, khởi đầu có thể là một tổ chức bất hợp pháp, khi nổi dậy đào thải một chính quyền tại vị. Nhưng sau cuộc đảo chính hay cách mạng đó, lực lượng nổi dậy có thể tạo dựng thành một chính quyền có chính nghĩa, như trường hợp của những cuộc cách mạng giành độc lập, tự do, dân chủ tại Pháp, Hoa Kỳ và gần đây tại các quốc gia Ả Rập và Trung Đông. Những lực lượng nhân dân này đã khởi nghĩa phá bỏ những thể chế lỗi thời, phản nước, hại dân để tạo dựng vào đó những chính thể phù hợp với chủ quyền quốc gia, với quyền lợi và phẩm giá của toàn dân.

2. Tại sao lại quả quyết CSVN không có chính nghĩa?

Một lần nữa, người viết lại vịn vào lịch sử cận đại chứ không chỉ nghe ngóng lập trường của “những người chống cộng” mà khẳng định rằng CSVN không có chính nghĩa, bởi những chứng cứ sau đây:

• Rõ rệt nhất, từ lúc thành lập bán khai cho tới khi lộ diện, đảng phái và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam [CSVN] không bao giờ phục vụ quyền lợi của dân tộc Việt Nam.

• Đối với Hồ Chí Minh và các đồng chí cộng sản, cứu cánh biện minh cho phương tiện, kể cả thủ đoạn đê hèn nhất. Cái dã tâm là cứu cánh của họ không có mục đích chính đáng, phục vụ dân tộc, mà chỉ phỉnh gạt, lừa lọc, gây tội ác để củng cố đảng phiệt và chế độ cộng sản của họ, và để duy trì quyền lợi cho khối cộng sản chuyên chính quốc tế [comintern], dù phải làm thiệt hại cho dân tộc Việt Nam.

• Ứng dụng tư tưởng căn bản trên, năm 1941, Đảng CSVN họp ở Cao Bằng đã quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng Minh Hội (Việt Minh) để “mượn đầu heo nấu cháo”, gây thêm lực lượng, kết tụ “đồng minh giai đoạn” dưới chiêu bài “ái quốc”, chống Pháp, dành độc lập: “Liên hiệp hết thảy tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật-Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.” Sau đó vài năm, thành phần cộng sản bắt đầu loại trừ các hệ phái quốc gia trong “Mặt trận Liên Việt”: Cán bộ cộng sản thẳng tay tiêu diệt các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt, Duy Dân v.v., dù những thành phần dân tộc này đã từng nhiệt thành sát cánh chống Pháp, cứu nước, bênh dân.

• Cũng theo chiêu bài lợi dụng và tiếm quyền “đồng minh nhất thời” trên, lực lượng cộng sản miền Bắc đã xâm nhập miền Nam và tuyên bố thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam vào năm 1960. Lực lượng Việt Cộng miền Nam trá hình này sau 1975 cũng bị “thất sủng”, các lãnh tụ cuả “Mặt trận Dân Tộc” cũng bị thủ tiêu, hoặc đi “cải tạo” như kẻ thù phản động. Đồng chí hôm trước, kẻ thù hôm sau: Làm gì có “Mặt trận Dân tộc”? Làm gì có giải phóng dân tộc Miền Nam, khi đó chỉ là một cuộc tảo thanh ý thức hệ, một mưu toan bá chủ quyền lợi độc nhất của đảng cộng sản “Bắc Thuộc”.

• Kể cả “đồng bào” của chế độ CSVN, dù được tuyên truyền tung hô là “dân làm chủ”, bất cứ lúc nào họ cũng sống trên đe dưới búa và dưới lưỡi liềm sát cổ. Làm gì có việc “bảo trọng quyền lợi, nguyện vọng tiến hoá và hạnh phúc của toàn dân” khi đội ngũ mác-xít trá hình “công bộc” chỉ biết tiếm quyền dân, với dã tâm nuôi dưỡng hận thù, đấu tranh giai cấp, đấu tố tư sản, đấu tố phú nông, sát hại địa chủ? Đó là những đợt “cải cách ruộng đất”, từ năm 1953 tại vùng Thanh Hoá, Liên Khu IV tới năm 1956, trên khắp miền Bắc, bằng cách thảm sát tập thể khoảng hai trăm ngàn người dân, quy vào thành phần địa chủ và phú nông, rập khuôn theo mưu đồ “vô sản hoá” của Nga Xô và Trung Cộng. Trong bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản (Manifesto), Karl Marx đã tuyên bố: “cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc”. Bằng cách thủ tiêu và sát hại dân oan.
• Ngoài cuộc thảm sát tập thể thành phần địa chủ và phú nông, tiểu tư sản, nhân danh “cải cách ruộng đất”, chế độ CSVN còn trực tiếp nhúng tay vào sách lược sát hại, thủ tiêu, chôn sống gần 8 ngàn dân vô tội,[2] cũng lạnh lùng nhân danh “giải phóng” dân tộc xứ Huế vào dịp Tết Mậu Thân 1968.

• Để thực hiện chính sách hại dân, độc tài đảng phiệt chuyên chính, sau khi chiếm được chính quyền tại Miền Bắc Việt Nam vào năm 1954, Hồ Chí Minh đã bê nguyên cái mô hình “học tập cải tạo” của Mao Trạch Đông từ Trung Cộng vào Miền Bắc Việt Nam. Đây là một kế hoạch nằm trong chính sách giết người có chủ đích, có tính toán dưới cái chiêu bài giả hiệu là “cải tạo” những người chống đối chủ nghĩa xã hội để biến họ thành công dân của nước xã hội chủ nghĩa. Với kế hoạch “cải tạo giết người” này, Hồ Chí Minh đã giết và thủ tiêu 850 ngàn người dân Miền Bắc trong những cái gọi là “trại học tập cải tạo” theo Nghị Quyết mang số 49-NQTVQH ngày 20/6/1961, áp dụng trong toàn nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.

• Tương tự, ngay sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, Chế độ CSVN đã tiếp tục thi hành kế hoạch bỏ tù cả triệu quân cán chính của phe Quốc Gia bại trận, đồng thời thủ tiêu mất tích hài cốt của 165 ngàn quân, cán, chính VNCH trong 150 “trại tù cải tạo” trên toàn cõi Việt Nam.

• Chế độ CSVN này tới ngày nay vẫn truy tố và tiếp tục bỏ tù bất cứ ai dám bày tỏ bất đồng chính kiến, hay can đảm chỉ trích những sai quấy, thối nát của Chế độ này.

• Ngoài chính sách lừa dân, tiếm quyền, bội ước, vi phạm hiến pháp rừng và lạm quyền pháp định cuội; ngoài việc hủy hoại tư tưởng, niềm tin căn bản của 90 triệu dân, chế độ CSVN còn trắng trợn trở thành một bày tham nhũng tư bản đỏ, cướp đất của dân, của chùa, của chúa, thụt két của công, đại náo môi trường mậu dịch toàn cầu, chia chác toàn bộ lãnh đạo. Chế độ CSVN ngày nay không hơn, không kém là một hệ thống mafia quốc tế, một băng đảng tội ác dây chuyền, di căn toàn bộ.

• Chế độ CSVN luôn luôn chủ mưu hán hoá, bán đứng lịch sử và căn cước của toàn dân Việt Nam; tìm mọi cách cầm cố, bán đứng lãnh thổ, lãnh hải cho đàn anh Trung Cộng, miễn sao họ được bảo vệ, được giữ nguyên cái ghế quyền hành mục nát, “made in China”.

Những chứng cứ điển hình trên cho thấy CSVN chỉ là một chính thể ngụy tạo, độc tài, vô nhân đạo, bán nước, hại dân. Bị dân oán trách. Như vậy, CSVN không hề có chính nghĩa quốc gia nhằm bảo tồn vận mệnh đất nước và cũng không hề có chính nghĩa quốc dân nhằm bảo trọng và phát huy dân tộc, vốn đó là những điều kiện cần và đủ [conditions nécessaires & suffisantes] để được lòng tin của toàn dân trong và ngoài nước.

Trên căn bản tiên quyết của đại nghĩa chí nhân, đất nước, dân tộc, nhân loại mới là cứu cánh của chính nghĩa đích thực. Ý thức hệ chỉ là phương thức, nếu khả chấp, hữu hiệu, nếu tử tế, nhân bản. Khi chủ trương ngược lại những điều kiện cần và đũ trên, ý thức hệ kiểu phát xít, cộng sản, giáo phiệt v.v. chỉ có tính cách ngụy tạo, phản động, tự hủy. Lịch sử đã và đang loại trừ những tai ương nhân tạo này.

III. CSVN: PHÁP TRỊ HAY ĐẢNG TRỊ?

“Pháp trị”, dịch từ Anh-Mỹ ngữ “Rule of Law”, đôi khi còn gọi là “Supremacy of Law” hay “Ưu Thế của pháp luật”, là một châm ngôn pháp lý [legal maxim] xác định rằng:

• Không ai đứng trên pháp luật;

• Không ai bị nhà nước trừng trị, nếu không vi phạm pháp luật;

• Không ai bị xét xử về một tội trạng ngoài phạm vi và thủ tục xét xử về tội danh đó.

Ngắn gọn, chế độ Pháp trị chủ trương bất cứ ai, kể cả cấp lãnh tụ, người có quyền hành, mọi công dân trong nước đều phải tôn trọng và thi hành pháp luật một cách đích thực, chính đáng, căn cứ vào “ưu thế của pháp luật” và nguyên tắc “pháp luật chi phối”.[8]

Trong năm 1959, có tất cả 185 luật gia gồm thẩm phán, luật sư, giáo sư luật học, đã họp mặt tại New Delhi dưới danh xưng “International Commission of Jurists” để xác định những nguyên tắc chính của “Pháp trị”/Rule of Law như sau:

• Ngành tư pháp độc lập;
• bị can được đoán chừng vô tội [presumption of innocence];
• xét xử công minh không bị chậm trễ;
• hình phạt tương xứng, không quá mức;
• công bằng trước pháp luật;
• mọi hình thức tầm nã, bắt giữ trái phép; giam cầm vô hạn định; xét xử bí mật; hình phạt quá đáng, độc ác; doạ nạt, mua chuộc thẩm đoàn, v.v. đều bất khả chấp.
• Pháp trị đặt nền móng công minh, trong sáng, ứng dụng cho mọi trường hợp, mọi công dân, vừa để xét xử nội vụ đúng cách, vừa để bảo vệ nhân cách của mọi bị can đem xét xử.

Để thực thi, định nghĩa “Pháp trị” theo hình thức bao gồm những thủ tục pháp lý chuẩn mực phù hợp với cơ cấu pháp quy đem thi hành. Còn định nghĩa “Pháp trị” theo nội dung cho phép ứng dụng pháp luật ợ những khía cạnh phụ thuộc, trong phạm vị pháp định, đối với từng trường hợp liên can.[9] Do đó, xét về nội dung, một đạo luật bất công, thiếu công minh [unjust law] không đáng gọi là luật, và không thể thi hành. Đương nhiên những đạo luật bất hợp hiến thì bất khả thi.[10]

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc định nghĩa Pháp Trị/Rule of Law như sau:

• Nguyên tắc cai trị [principle of governance] mà theo đó mọi người dân, tổ chức, pháp thể, tư cũng như công, kể cả Chính quyền, Nhà Nước [including State itself], đều phải tôn trọng, thi hành một cách công minh, công bằng, phù hợp với quy tắc nhân quyền quốc tế.

• Tôn trọng ưu thế của pháp luật, trên căn bản công minh, công bằng, phân quyền xét xử và bảo trọng pháp luật, cũng như bãi bỏ mọi hình thức võ đoán, biệt đãi, hay miệt thị.

Trong khi đó, CSVN chủ chương Đảng Trị, căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam [1992, sửa đổi 2001], Điều 4:

• “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội…”

Bất cứ ai, nếu minh mẫn, công bằng, không thiên vị, đều phải thấy những bất cập, sai lầm sau đây do Điều 4 gây ra:[11]

• điều 4 Hiến pháp 1992 đặt Đảng vào vị thế siêu quyền lực.

• trước đó, điều 4 Hiến pháp năm 1980 đã khẳng định “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Điều 4 Hiến pháp Việt Nam 1992 xây dựng trên cơ sở điều 4 Hiến pháp 1980, chỉ bỏ đi từ “duy nhất” sau khi chủ nghĩa cộng sản Đông Âu sụp đổ, nhưng không vì thế mà làm giảm đi siêu quyền lực của đảng CSVN.

• Việc quy định quyền lãnh đạo của Đảng trong hiến pháp tất nhiên tạo ảnh hưởng đến cả các bộ luật hay văn bản dưới luật, cũng như gây ảnh hưởng trực tiếp đến các điều khoản khác trong hiến pháp, cũng như các luật lệ ban hành sau đó. Có thể nói hầu hết các điều trong Hiến pháp đều bị điều 4 chi phối, nghĩa là sự lãnh đạo của Đảng vẫn là tối thượng.

• Như vậy Đảng Cộng Sản, thực chất chỉ là một nhóm người được quy định tại điều 4 Hiến pháp, được độc quyền lãnh đạo đất nước, nhà nước và xã hội, đã tước đi vai trò làm chủ thật sự của người dân và mặc nhiên đứng trên pháp luật của lãnh thổ, đương nhiên xoá bỏ tận gốc nguyên tắc Pháp trị.

• Ngay quyền làm luật qua Quốc hội cũng nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng bởi hơn 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên CSVN và mọi đảng viên phải tuân theo chính sách và chỉ thị của đảng CSVN.

• Kể cả ngành tư pháp cũng do Đảng chỉ định, bổ nhiệm, kiểm soát, qua vai vế Quốc hội. Vậy, mỗi khi Toà án nhân dân xét xử là Đảng CSVN cũng lại ra chỉ thị tiên quyết về bản án, như trường hợp xét xử các bị can bất đồng chính kiến, hoặc gần đây vụ xét xử LS Cù Huy Hà Vũ.

• Còn khi Đảng sai lầm, phạm pháp, tham nhũng như trong các vụ đặc nhượng khai thác Bauxite tại Tây Nguyên, bán rừng, buôn lậu gỗ, và cả những vụ tầy trời như lạm dụng công quỹ trong các vụ Vinashin vỡ nợ hơn 4 tỷ Mỹ kim, hay Vụ tham nhũng RBA/Securency về tội danh đưa hối lộ số tiền lên tới $17 triệu Mỹ kim thông qua môi giới liên can tới Lương Ngọc Anh và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng v.v. thì lại không bị chế tài theo nguyên tắc Pháp trị mà chỉ kiểm thảo theo cương lĩnh Đảng trị.

Như vậy, Hiến pháp Việt Nam, nền móng của luật pháp ở Việt Nam lại nằm dưới Cương lĩnh của Đảng CSVN. Do đó, thuật ngữ “Pháp Quyền/Rule by Law” [cai trị bằng luật] do CSVN trưng bày chỉ là một mạo nhận xảo trá của nguyên tắc Pháp Trị/Rule of Law[thượng tôn luật pháp]. Do đó, luật rừng của chế độ CSVN cũng chỉ là một trò hề nực cười của công lý.[12]

IV. TẠM KẾT: NÊN “ỦNG HỘ” HAY CẦN CHỐNG CỘNG SẢN VIỆT NAM?

Vậy trong khi CSVN quyết tâm bám chặt định hướng xã hội chủ nghĩa, tận dụng vị thế siêu quyền lực để củng cố đảng phiệt, độc quyền thao túng thị trường, độc quyền tham nhũng và gây thảm hoạ cho đất nước, cho dân tộc, thì những người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại vẫn phải giữ vững lập trường vừa cảnh tỉnh tai ương lịch sử, vừa chuẩn bị cho giai đoạn tái thiết đất nước khi CSVN tất nhiên phải cáo chung.

Chống CSVN-Mafia bằng trí giác, bằng lời lẽ từ tốn nêu cao sự thật và đại nghĩa là chính danh, chính nghĩa, là trân trọng dân tộc.

Còn “Ủng hộ” kẻ quyết liệt phạm pháp, phản nước, hại dân có phải là nối giáo cho giặc, là a dua, a tòng với “họ” hay không? Là liều lĩnh tự hủy trong ngay cái bẫy ngỏ do chính quý vị tạo bày, khi biết rõ “ỦNG HỘ HỌ” không đi tới đâu? Cả cựu Tổng Thống Nga Boris-Yeltsin cũng đã từng nói “CỘNG SẢN KHÔNG THỂ NÀO THAY ĐỔI, MÀ CẦN PHẢI DẸP BỎ.”

Vậy, mời quý vị về lại với lý trí, với lẽ phải, với gần 90 triệu dân Việt của chúng ta [sau khi trừ đi vài ngàn/vài trăm "Ngài" CS Đại gia Tư bản đỏ, đang tìm cách tẩu thoát ra "nước lạ/nước ngoài"].

Trân trọng,
TS-LS. Lưu Nguyễn Đạt

CHÚ THÍCH
[1] Lê Xuân Khoa,”Bàn thêm về “Thư Ngỏ” của 36 trí thức hải ngoại”, Hẹn Nhau Saigon 2015, September 12, 2011– Original Message -
From: thuc.vu-quoc
To: Khoa Le
Cc: Nguyen Thai Son
Sent: Wednesday, September 07, 2011 6:25 PM
Subject: Re: phan ung doi voi Thu Ngo
Thua Anh, Nguoi ta luôn luôn – vô tinh hay cô y – lân lôn vân dê chinh nghia (legitimité) voi vân dê chinh danh (légalité). Dôi voi nhung nguoi chông công, thi nhom C.S dang nam quyên o Viêt Nam không co chinh nghia vi da chiêm quyên duoi vi tuyên 17 bang bao luc, trai voi cac hiêp dinh da ky kêt o Paris nam 1973 và ho tiêp tuc nam quyên bang môt thê chê dôc tài, không tôn trong nhung quyên tu do thiên bâm cua công dân. Noi khac: không co dân chu dich thuc và không co phap tri dich thuc. Nhung trong linh vuc quôc tê, theo quy tac cung nhu lê thoi bang giao quôc tê, ho vân là chinh quyên chinh thuc (gouvernement légal) cua nuoc Viêt Nam và da duoc quôc tê thua nhân. Chung ta gui thu ngo cho ho (thu ngo không phai là kiên nghi hay don thinh câu) vi hiên thoi chi co ho là co kha nang thay dôi thê chê. Nhu vây là ”danh chinh ngôn thuân”. Nêu ho phuc thiên thi tranh duoc nhung su hôn loan luôn luôn di kèm cac cuôc nôi dây, biêu tinh, tuân hành… nho vây mà ”cuôc cach mang nhung” (velvet revolution) nhu o Tchecoslovaquie moi thuc hiên duoc. Trai lai, nêu ho không chiu phuc thiên, nhân dân, dung dâu là NHUNG NGUOI DANG CAN DAM CHÖNG DÖI CHINH QUYËN o quôc nôi se dung phuong thuc tranh dâu khac.
[2] … Chung ta – nhung nguoi sông yên ôn o hai ngoai – co bôn phân ung hô ho: thu ngo là môt hành dông yêu nuoc, phuc vu dân chu, phuc vu RULE OF LAW. Thu ngo gui cho ai? Le nào cho Tông Thông Hoa Ky, Tông Thông Phap, Thu Tuong Anh hay Duc, Canada, Australie? Nhung nguoi này co thê can thiêp truc tiêp dê thay dôi thê chê chinh tri o Viêt Nam không? Phai chang nhung AI DO muôn co môt cuôc can thiêp bang vo luc nhu o Irak, Afghanistan hay Lybie? Dân Viêt Nam chua du khô hay sao mà lai muôn cho chiên tranh tai diên?
Dây là môt vài y kiên tôi xin gop voi Anh, tuy Anh xet xem co nên dua ra trong cuôc phong vân cua nhà bao nu Trà My không.
Kinh thu: Vu Quôc Thuc
[3] Est légal ce qui est conforme à la loi, à la législation; ce qui est prévu, désigné par la loi. D’après le dictionnaire Trésor de la langue française informatisé (TLFI)]
[4] “những người chống cộng” chỉ là những người Việt tỵ nạn cộng sản, còn ý thức về căn cước của họ và còn nêu cao cảnh giác về kinh nghiệm bản thân, hoặc thông thạo, hiểu biết về các sự kiện lịch sử và những sự thật trắng trợn liên hệ tới chế đô CSVN.
[5] Thiên Nam, “Quả lừa lịch sử: HCM / CSVN-CSTQ cướp chính quyền Việt Nam”
Tô Hải kể về cái “Quả lừa lịch sử” đó:
“Đúng ngày 17 tháng 8 năm 1945, chúng tôi kéo nhau đến quảng trường Nhà Hát Lớn Hà Nội mít-tinh chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim. Cuộc mít-tinh bắt đầu được mấy phút bỗng hàng loạt cờ đỏ sao vàng được tung ra, cờ quẻ ly bị giật xuống và trên bục diễn giả xuất hiện một người đeo poọc-hoọc, đăng đàn diễn thuyết, kêu gọi đồng bào đi theo Việt Minh, đánh Pháp, đuổi Nhật, đòi lại áo cơm, tự do, xóa bỏ gông xiềng… Những khẩu hiệu vừa phát ra đã có hàng ngàn người hô to hưởng ứng. Không một tiếng súng. Không một sự phản kháng từ ai, từ đâu, dù trại lính Nhật ở cách đó chỉ khoảng 300 mét!” (Tô Hải: Hồi ký của một thằng hèn).]
[6] Est légitime ce qui est conforme au droit positif ou ce qui est conforme à l’équité; ce qui est fondé sur la morale, le droit naturel… D’après le dictionnaire Trésor de la langue française informatisé (TLFI)
[7] Rational-legal legitimacy derives from a system of institutional procedure, wherein government institutions establish and enforce law and order in the public interest. Therefore, it is through public trust that the government will abide the law that confers rational-legal legitimacy.
[8] “Law should govern”. Aristotle,Politics.
[9] Craig, Paul P. (1997). “Formal and substantive conceptions of the rule of law: an analytical framework”.
[10] “…the framers of the U.S. Constitution believed that an unjust law was not really a law at all”… ^ Gedicks, Frederick. “An Originalist Defense of Substantive Due Process: Magna Carta, Higher-Law Constitutionalism, and the Fifth Amendment”, Emory Law Journal, Vol. 58, pages 585-673 (2009). See also Edlin, Douglas “Judicial Review without a Constitution“, Polity, Volume 38, pages 345-368 (2006).
[11] Xem thêm “Điều 4 Hiến pháp – những bất cập”, Quỳnh Chi- RFA, 2011-08-29
[12] A mockery of justice
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn