BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73589)
(Xem: 62260)
(Xem: 39455)
(Xem: 31191)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chính trị… cỏ

20 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 1210)
Chính trị… cỏ
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Vừa rồi về quê, đúng vào ngày mưa bão, buồn thúi ruột. Bấm máy điện thoại cho một vài ông bạn đến để phét lác tý giải sầu. Nghe tin tôi về, một ông bạn học thời phổ thông nói ngay: Ông mới về a, tôi muốn gọi cho ông lâu rồi, may quá, ông ở nhà nhé, tôi sang tới bây giờ!

Tôi hơi ngạc nhiên, vì đây là một sự lạ. Học với nhau thời phổ thông nhưng sau đó anh theo nghề sư phạm. Bôn ba trong Nam ngoài Bắc rồi về làm thầy giáo trường làng, trở thành giáo viên dạy giỏi. Vợ đẹp con khôn, nhà cao cửa rộng, oách nhất làng. Ở quê, cuộc sống như thế coi như chỉ kém thiên đàng tý tẹo.

Có lần về quê gặp anh, anh có bày tỏ là đã đọc một số bài viết của tôi do bàn dân thiên hạ chuyền nay nhau, anh tỏ vẻ cực lực phản đối những quan điểm đó. Cứ như anh nói thì, nước Nam ta, nếu không có Tiệc (Party) thì không có độc lập dân tộc, nước ta vẫn là nước thuộc địa, rằng nhờ ơn Tiệc, chúng ta mới được học hành, mới có cuộc sống ngày hôm nay, rằng công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Tiệc là rất tài tình, sáng suốt….

Nghe anh nói, tôi biết anh là một chính trị gia cấp xóm và đang say sưa phát lại một chương trình được các đồng chí tuyên giáo phổ biến cách đó không lâu. Đợi cho anh bớt cao trào, tôi nhẹ nhàng: Vừa rồi tôi có đi thăm “xứ thuộc địa” Hồng Kong, sang đó tôi có gặp một số người Việt hiện đang làm giúp việc cho các gia đình xứ thuộc địa. Hỏi thăm được biết là, họ đã bỏ ra từ 5- 7k USD để được sang đó làm Oshin với mức lương hơn 1k USD/tháng, trừ chi tiêu lặt vặt, mỗi tháng có thể bỏ ra độ 15 triệu VNđ, gửi về quê nuôi con học đại học.

Thu nhập đó, hơn cả lương tỉnh trưởng. Sướng! Ở cái xứ thuộc địa chẳng thấy ông hay bà nào chạy sang ta cả.

Trường hợp sùng tín như anh cũng là chuyện không hiếm. Khi hàng ngày người ta túi bụi với công việc mưu sinh, mỗi ngày đến trường được đọc vài tớ báo như Nhân dân, Giáo dục thời đại… Tối về nghe đài với những luận điểm không khác gì ba mươi năm trước đây. Nhưng rồi, khi công nghệ thông tin như một vết dầu loang, lan tỏa đến những miền quê hẻo lánh. Những bài viết “lề trái” được phổ biến ngày càng nhiều hơn.

Đọc xong ngẫm kỹ, thấy đó không hẳn là luận điểm của những thế lực thù địch như ai đó đã từng chụp mũ cho họ. Ai đã có dịp đi ra nước ngoài mới thấy được cái thực trạng thê thảm của nước mình ở hầu hết mọi lĩnh vực. Với mong muốn cải thiện tình trạng đó đành phải suy ngẫm, phải bày tỏ chính kiến. Cách tốt nhất là chỉ ra những bất hợp lý, cách thoát ra khỏi những bất hợp lý đó để cung cấp thêm thông tin cho những người đang nắm quyền điều hành đất nước.

Đơn thuần chỉ có vậy, nhưng ngay lập tức bị kết án cho tội nọ tội kia, rằng đó là luận điểm của các thế lực thù địch. Đang miên man suy ngẫm thì anh đội mưa, đạp xe đến thành khẩn vô cùng. Anh vào đề luôn:

- Vừa rồi đọc lại các bài viết của ông, thấy mới thấm!

- Vậy a, điều gì đã làm cho anh thay đổi cách nhìn vậy?

- Mình bị bưng bít quá nhiều, nay ngẫm lại mới thấy mình ngu!

Tôi bảo anh: Không hẳn thế, vấn đề là thông tin. Một sự vật, hiện tượng có hàng trăm góc nhìn khác nhau. Từ các góc nhìn đó mới có cách đánh giá tổng thế, khách quan. Khi người ta cố tình che dấu bớt thông tin thì cách nhìn vẫn bị sai lệch. Nếu ai đó tự tin rằng mình đúng, mình tốt đẹp thì không việc gì phải che dấu, không việc gì phải bưng bít. Hành động đó là một biểu hiện của kẻ không đủ phẩm chất tốt đẹp để có thể tự tin vào chính mình. Duy trì chế độ đó thực chất là một biến tướng của chính sách ngu dân. Võ này có từ thời nước Pháp bảo hộ, nay vẫn được dùng lại.

Rồi anh kể chuyện, căn nhà mà anh có được là kết quả của 30 năm dạy học và 20 năm làm ruộng. Tính ra cũng chỉ độ dăm trăm, nhưng đó là một công trình của sự bóp mồm bóp miệng kéo dài. Nếu so với khoản nợ mà tập đoàn kinh tế chủ đạo Vinashin đang thâm thủng thì chỉ là hạt bụi trên phố.

Tôi lặng nghe anh nói như một chính trị gia, dẫu đó chỉ là chính trị cỏ thì vẫn đáng trân trọng. Anh không phải là người đầu tiên bày tỏ với tôi về việc thay đổi cách nhìn. Ngẫm kỹ đang thấy một sự chuyển động thực sự trong nhận thức của các thần dân. Rồi cái gì đến sẽ phải đến. Đặc biệt trong xã hội thông tin.

Phan Thế Hải

20-07-2010

http://vn.360plus.yahoo.com/phanthehai2003
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn