BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73435)
(Xem: 62247)
(Xem: 39436)
(Xem: 31180)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Người biểu tình kiện đài Hà Nội

06 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 887)
Người biểu tình kiện đài Hà Nội
54Vote
43Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.67


Những người biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn ở Hà Nội đã chính thức phát đơn khởi kiện Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội hôm thứ Ba ngày 6/9.

Đại tá Nguyễn Đăng Quang và luật sư Hà Huy Sơn là người đại diện cho 10 người bên nguyên đơn gửi và nhận những đơn từ cho tòa án quận Đống Đa, Hà Nội, trong đó có kèm hai đĩa ghi lại chương trình phát sóng của Đài Hà Nội hôm 21 và 22/8.

Nguyên đơn là những trí thức gần đây đóng những vai trò khác nhau trong các vụ biểu tình chống Trung Quốc như nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Tiến sỹ Nguyễn Quang A. Nguyễn Văn Khải, Ngô Đức Thọ, Vũ Ngọc Tiến, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Xuân Diện...

Hôm 26/8, nhóm nhân sỹ, trí thức yêu nước đã gửi thư yêu cầu Đài Hà Nội xin lỗi họ trước những phóng sự của đài này đã “vu khống” và “xuyên tạc” khi gọi những người biểu tình chống Trung Quốc là “phản động”.

Tuy nhiên, Tổng giám đốc HTV Trần Gia Thái đã có thư hôm 31/8, trong đó nói việc “tụ tập biểu tình, tuần hành tự phát đã làm ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự của thủ đô” và đài này chỉ làm theo yêu cầu của "nhiều tầng lớp nhân dân thủ đô", vốn "mong muốn chính quyền sớm có biện pháp chấm dứt biểu tình tự phát".

Đơn kiện này đã cáo buộc đài Hà Nội đã vi phạm luật báo chí, nghị định 51/2002/NĐ-CP và các điều luật trong bộ luật tố tụng dân sự năm 2005 và dùng ̣đây làm căn cứ pháp lý, yêu cầu “Đài PT-TH Hà Nội và nhóm phóng viên liên quan phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật”.

Họ đề nghị Tòa án giải quyết việc đài Hà Nội đã “vu khống, xuyên tạc, xúc phạm nghiêm trọng đến những người biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn” và yêu cầu phải "bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần" cho họ.

Vụ kiện dân sự

Luật sư Nguyễn Minh Tâm, Ủy viên ban thường vụ Phó Tổng thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam, trong phỏng vấn với BBC nói đây là một vụ kiện dân sự bình thường.

“Về vụ kiện này, nếu có khởi kiện thực sự thì tòa không có lý do gì mà không thụ lý cả,” luật sư Tâm cho biết.

Theo ông, bất kỳ công dân hay một nhóm công dân nào “nếu xét thấy các phương tiện truyền thông khi đưa thông tin về mình mà có thông tin không đúng bản chất và sự việc, hành vi của mình” thì trước hết, họ có quyền được khiếu nại chính các phương tiện thông tin đó, đề nghị cải chính hoặc xin lỗi. Khi các thỏa thuận không đạt được điều này thì “pháp luật dành cho họ quyền được khởi kiện ra tòa án”.

Tuy nhiên, luật sư cho biết, phía nguyên đơn phải có nghĩa vụ chứng minh tính xác thực về các chứng cứ khởi kiện, lẫn tính pháp lý của các chứng cứ này.

Ông Tâm nói: “Trước những sự kiện về Trung Quốc như thế, người dân bức xúc và xuống đường biểu tình yêu nước, trong đó có những người nhân sỹ trí thức yêu nước.”

“Trong đó có thông tin cho hay ông Phạm Quang Nghị nói rằng không ai nói họ (những nhân sỹ trí thức) là phản động cả; và nếu thông tin này chính xác thì thông tin này có giá trị để toà án và tất cả các bên tham gia tố tụng tham khảo.”

Theo yêu cầu của những người khiếu kiện, số tiền mà Đài Hà Nội sẽ phải đền bù sẽ tương đương với 10 tháng lương tối thiểu đối với mỗi nguyên đơn chiếu theo luật dân sự, điều 611 khoản 2.

Luật sư Nguyễn Minh Tâm phát biểu: “Về yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại thì người yêu cầu phải chứng minh tính hợp lý của các thiệt hại về tinh thần, còn về mặt vật chất, họ (những nhân sỹ trí thức) không mất cái gì cả.”

Ông Tâm nói thêm: “Người ta bảo mình là phản động thì đau khổ lắm chứ. Ví dụ như Nhà văn Nguyên Ngọc, ông là một người yêu nước như thế mà bị gọi là phản động thì ông bức xúc lắm. Về điều này, thì phải rõ ràng có sự thông cảm về trạng thái tâm lý của ông ấy.”

Theo luật sư, ông tin rằng những người khởi kiện cũng đã có tư vấn luật sư kỹ càng trước khi đệ trình đơn ra tòa án.

06-09-2011

Theo BBC
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn