BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 77473)
(Xem: 63332)
(Xem: 40779)
(Xem: 32402)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Xuống đường phải có YÊU SÁCH

15 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 1516)
Xuống đường phải có YÊU SÁCH
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Qua chín cuộc biểu tình, tuần hành liên tục để phản đối Trung Cộng xâm lấn chủ quyền Việt Nam, nhân dân ta đã khẳng định được lập trường và thái độ trước cộng đồng thế giới. Dù là tầm vóc và nội dung chưa đủ lớn mạnh để gây áp lực cụ thể, song nỗ lực của những người yêu nước can đảm đã tạo được một khích lệ cụ thể cho tiến trình đấu tranh.



Nhưng dù biểu tình tuần hành trong ôn hoà, chúng ta cũng cần có một YÊU SÁCH rõ ràng và dứt khoát, thay vì chỉ là một sự bày tỏ một thái độ. YÊU SÁCH đó là một mục tiêu phải đạt được, và 'quyết tâm đạt cho bằng được mục tiêu' sẽ chính là sức mạnh. Thể hiện thái độ là bước đầu và đạt yêu sách là bước đấu tranh cần thiết phải có.

Nếu khẳng định rằng mục đích của cuộc biểu tình này là ngăn chận bước xâm lược của Trung Cộng, thì nó phải tạo ra được áp lực để buộc nhà cầm quyền Trung Cộngphải nhượng bộ một cách cụ thể trong việc xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

Nếu khẳng định rằng: Phải đấu tranh để chận đứng bước bành trướng của Trung Cộng một cách trực tiếp, thì chúng ta phải có những hành động để gây áp lực cụ thể với Trung Cộng. Việc tập trung biểu tình trước Đại sứ quán hay Tổng Lãnh sự của Trung Cộng không nhất thiết là mục tiêu duy nhất. Những hành động khả thi khác cần làm là: thường xuyên bao vây dài hạn các cơ quan, doanh nghiệp, công trình xây dựng của Trung Quốc tại Việt Nam. Một việc cần làm khác là vận động đồng bào đồng loạt gọi điện thoại và gửi email phản đối vào các cơ quan đại diện ngoại giao của Trung Cộng trên toàn thế giới. Cùng lúc đó, tẩy chay hàng hoá từ Trung Quốc một cách đồng loạt, quy mô. Nếu bao nhiêu cách thức đó chưa đủ gây áp lực, thì cần phải có biện pháp mạnh bằng những sáng kiến nào đó, buộc nhà cầm quyền Trung Cộng phải chấm dứt hành động xâm lấn chủ quyền Việt Nam, bắt bớ, giết hại, trấn lột ngư dân Việt Nam. Đó là yêu sách với Trung Cộng!

Nếu cho rằng: Biểu tình chỉ nên phản đối Trung Cộng hầu có thể tập trung sức mạnh (thay vì đồng thời phản đối nhà nước CSVN), thì lập luận này xem qua quá mâu thuẫn! Thực tế cho thấy nhà cầm quyền Việt Cộng đã không vì thế mà để yên, cho phép người dân xuống đường đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước, điển hình là tình trạng đang xảy ra ở phía Nam.

Nếu cho rằng: Phương thức đấu tranh là gián tiếp, thì những cuộc biểu tình tuần hành phải nhằm gây áp lực cụ thể và yêu sách đối với nhà nước Việt Cộng, đồng thời cũng là đảng cầm quyền toàn trị hiện nay. Chúng ta phải có thái độ quyết liệt là yêu cầu bộ phận lãnh đạo nhà nước Việt Nam phải có thái độ và hành động phù hợp với tình thế khẩn trương, hoặc họ phải ra đi. Bởi lẽ, những kiến nghị ôn hoà với nhà nước đã không còn cần thiết nữa khi họ đã tự chứng tỏ là hoàn toàn không xứng đáng. Nhất định là các cuộc xuống đường phải đặt những người lãnh đạo đương quyền vào một thế phải giải quyết minh bạch, dứt khoát.

Nếu cho rằng: Sự can thiệp của Mỹ là cần thiết để tạo thế đa phương thì tại sao lại không tập trung trước Đại sứ quán hay Tổng Lãnh sự của Mỹ để trao thỉnh nguyện thư, thay vì chỉ ký tên đòi Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố nội dung ông Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn tiếp kiến Trung Cộng ra sao?

Chỉ với những thái độ và hành động mạnh mẽ, dứt khoát như vậy mới có thể tạo được hiệu quả cụ thể cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và dân chủ hoá đất nước.

Chuỗi biểu tình tuần hành từ đầu tháng 6/2011 đã tạo ra được nhiều yếu tố tích cực cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, và dân chủ hoá đất nước. Hai mục tiêu này liên đới với nhau và không thể tách rời. Chưa ai biết trước được diễn tiến sắp tới của cuộc biểu tình tuần hành sẽ ra sao; nhưng chúng ta cần phải có một lập trường thật rõ ràng.

Mặt khác, chúng ta cũng cần xét lại lập luận cho rằng các đảng phái, tổ chức đấu tranh PHẢI ĐỨNG NGOÀI chuỗi biểu tình xuống đường đang có. Lý do viện ra là để tránh bị nhà cầm quyền mượn cớ mà gây khó khăn. Nhìn lại, dù đã diễn tiến như vậy trong thời gian qua, lực lượng công an vẫn đàn áp, ngăn trở các cuộc xuống đường biểu tình tuần hành. Thực tế chứng minh là những người bị bắt bớ, đánh đập, điều tra... chỉ là những người yêu nước thuần tuý chứ không thuộc tổ chức hay đảng phái đối lập nào. Không những thế, ngay cả đảng viên, cán bộ về hưu cũng bị hành hung, trấn án. Trường hợp anh Nguyễn chí Đức là một thí dụ điển hình. Vậy thì lý do nêu trên từ bấy lâu nay đã không còn sức thuyết phục nữa. Các đảng phái, tổ chức đấu tranh là những thành phần dân tộc tích cực. Trong thực tế, hầu hết các tổ chức có thành viên ở trong nước đều đã âm thầm tham gia, yểm trợ, thúc đẩy đồng bào cùng hưởng ứng xuống đường, cùng góp sức cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước. Ý thức được tính tế nhị của hoàn cảnh chính trị hiện nay, các tổ chức đấu tranh đã tự nguyện không công khai phát động hay ra mặt trong những lần xuống đường. Tuy nhiên, không có nghĩa là vì nhu cầu bảo toàn đó mà bắt buộc các tổ chức đảng phái phải giữ thái độ im lặng một cách lạnh lùng khi hàng ngàn đồng bào dấn thân tranh đấu. Các tổ chức đấu tranh cần mạnh dạn và tích cực hơn nữa trong tiến trình xuống đường đấu tranh, bằng những hình thức thích hợp có được.

Cùng lúc đó, lý lẽ yêu cầu "Hải Ngoại không nên 'dính' vào việc xuống đường ở trong nước" lại càng không hợp lý. Ai cũng thấy những nỗ lực biểu tình, tuần hành trong thời gian qua đã không thể tạo được sự quan tâm sâu xa của dư luận thế giới nếu như không có sự yểm trợ tích cực các đài Việt ngữ, cơ quan truyền thông, báo chí, Paltalk và cộng đồng mạng toàn cầu ở ngoài nước. Có thể khẳng định, cộng đồng người Việt hải ngoại, dù không có cơ hội trực tiếp tham gia song đã có những yểm trợ tích cực không nhỏ trong quá trình này.

Cuộc đấu tranh chống Trung Cộng bành trướng đang phát triển một cách đặc biệt, có thể tạo ra yếu tố định hướng cho tiến trình dân chủ hoá đất nước. Tính chất và sự liên hệ của hai cuộc đấu tranh này mang tính hỗ tương, tạo thành những yếu tố thuận lợi cho tiến trình đấu tranh vì chủ quyền và dân chủ của nước ta. Chúng ta không thể và không nên tách rời chúng.

Nhân dân Việt Nam chỉ có thể tạm gác lại nhu cầu thay đổi thể chế chính trị khi nhà cầm quyền đương thời chứng tỏ được quyết tâm và khả năng bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia; đặc biệt là khi đất nước đang ở thế chiến đấu đầy khẩn trương. Nhưng khi nhà cầm quyền yếu hèn đến độ gần như đồng loã với kẻ xâm lăng, thì yếu tố CẦN và ĐỦ để cứu nước một cách hữu hiệu là: PHẢI thay đổi bộ máy nhà nước.

Viết ngày 12/08/2010

Lâm Thế Nguyên (ĐVDVN)

www.vidan.info
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn