BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76797)
(Xem: 63141)
(Xem: 40542)
(Xem: 32170)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tuổi trẻ ngông nghênh

08 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 2268)
Tuổi trẻ ngông nghênh
50Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
41
Vào dịp về Sàigòn dự lễ Diễn Binh 26 tháng 10-1962 của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam được thông báo Không Quân sẽ chọn lấy 30 Sĩ Quan tốt nghiệp về Quân chủng này. Nhà Trường đã khuyến khích các SVSQ tình nguyện đi khám sức khoẻ ở Tân Sơn Nhất càng nhiều càng tốt.

Ham vui nên "Cao bồi" cũng chạy theo bạn bè nhảy lên xe GMC trực chỉ Bộ Tư Lệnh Không Quân. Thủ tục khám sức khoẻ phi hành và lập hồ sơ an ninh đã đưọc tiến hành nhanh gọn để còn kịp chạy ra dạo phố Catinat, Nguyễn Huệ. Quân phục xuất trại mùa Hè bốn túi bằng vải Jaspé với cầu vai An-pha đỏ ba gạch sáng chói khiến chàng đi ngoài đường cứ ngẩng mặt lên trời.

Ngày nào còn đi học trên thành phố núi Đàlạt, nhìn mấy anh trong phi hành đoàn Không Quân "mặc áo liền quần" màu xám tro với dây lưng đạn và khẩu Rouleau lủng lẳng, chàng cứ mơ ước một ngày nào đó mình cũng đóng vai người hùng hào hoa phong nhã như thế. Bây giờ mộng ước đã vừa tầm tay với rồi. Chắc ăn như bắp. Bay gì thì bay. Thế nào cũng tìm cách ghé "thành phố buồn" cho thoả dạ, thoả chí, coi mấy em đẹp kênh kiệu thuở ấy bằng nửa con mắt cho bõ ghét. Bây giờ theo đám bạn cùng khoá vào quán kem Mai Hương ngồi ngó nhìn thiên hạ cái đã.

Trở về Trường khi bắt đầu mùa quân sự năm thứ ba, chợt nghe có lệnh cả khoá đáp phi cơ về Nha Trang để theo học khoá Rừng Núi Sình Lầy ở Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân tại Dục Mỹ. Tuổi mới ngoài 20 nên chàng hăng hái lên đường "chẳng nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ". Do thời tiết sương mù ở phi trường Cam Ly nên mãi đến gần tối cả khoá mới tập trung đầy đủ ở phi trường Nha Trang trên các chuyến bay C.47. Chàng mải miết quan sát các Hoa tiêu và Phi hành đoàn và chắc mẩm một ngày nào đó mình cũng "ung dung" như thế. Do chậm trễ, đêm hôm ấy cả khoá được đưa về tạm trú ở Hậu Cứ của Tiểu Đoàn 1 Đổ Bộ (sau này là TQLC) ngay sát phi trưòng nhìn ra hướng biển.Mẹ của "Cao Bồi" qua đời sau một cơn bạo bệnh lúc chàng mới lên 9 tuổi, ngay sau khi đứa em gái lọt lòng. Ông Nội của chàng nhận đức em gái làm con, từ đó để chia sẻ gánh nặng. Ông bố chàng do vấn đề lôi thôi với Việt Minh, đã dắt bốn anh em trai của chàng đến gửi cho nhà ông Cậu ruột ở nhà Đoan bên xứ đạo dòng tu Domaine de Marie. Hai năm long đong chưa yên chỗ, ông Bố gom cả về ở căn Biệt thự số 17 trên đầu dốc Prenn với bà Kế mẫu và một đứa con trai riêng. Và bà tiếp tục sanh thêm năm một. Đúng là chàng đã nếm mùi "Mây đời bánh đúc có xương. Mây đời Dì ghẻ mà thương con chồng". Cũng còn may mắn là anh em chàng đều thi đậu vào trường Trung học Công Lập. Đứa em trai kế mới 12 tuổi đã ngã bệnh suy tim. Chẳng ai buồn chăm sóc. Rốt cuộc nó bị đưa vào Nhà Thương Thí giao cho mấy Ma Soeur bên Dòng Thánh Mẫu. Chàng vừa còn nhỏ tuổi, vừa là con trai vốn tính phổi bò nên thương em mà không biết làm sao chăm sóc. Đi thăm em ở Nhà Thương chỉ có tấm lòng và hai bàn tay trắng. Mấy tháng sau đứa em côi cút đáng thưong qua đời. Chàng khóc lớn tiếng như ngày Mẹ từ trần.

Dù long đong, vất vả hai anh em chàng cố đeo đuổi đến trường Trung Học Quang Trung. Vừa qua năm Đệ Tứ, ông anh bất mãn bỏ nhà về quê Ngoại ở Nha Trang. Sau đó, chàng nhận được lá thư của ngưòi anh ruột cho biết đã đăng vào lính của Tiểu Đoàn 1 Đổ Bộ. Có lúc nghe tin ông anh được cho về dạy mấy lớp Tiểu Học của Trại Gia Binh.



Bây giờ chàng đưọc ghé lại tạm trú ở Doanh trại của Tiểu Đoàn 1 Đổ Bộ chờ xe đón lên Dục Mỹ vào ngày hôm sau. Sau khi yên chỗ ngủ qua đêm, chàng lần mò đi tìm thăm ngưòi anh ruột. Hỏi thăm lòng vòng một lúc rồi chàng mới vào Câu Lạc Bộ của Tiểu Đoàn. Mấy ngưòi lính đang quây quần quanh bàn nhậu nói cười rộn rã với đống vỏ chai bia "Con Cọp" ngổn ngang.

Một người vừa cầm chai bia lên ngửa cổ tu vừa đưa tay chỉ về hườnng quày thu tiền, vừa nói:

- "Chuẩn Uý tới hỏi ông Thượng Sĩ Thiêng đằng đó thì biết".

Chàng thấy lúng túng khi bị lính gọi là Chuẩn Uý, nhưng cũng mạnh dạn tới hỏi:

- Thượng Sĩ à , tôi có ngưòi anh ruột tên Trần Ngọc Hiệp ở Tiểu Đoàn này. Thượng Sĩ có biết bây giờ anh ấy ở đâu không ?

Người Hạ Sĩ Quan già ngước lên nhìn mắt nhấp nháy một lúc rồi mới từ tốn nói giọng Bắc:

- Trần Ngọc Hiệp à! Cậu ấy bị đổi ra đơn vị đang hành quân ở Ban Mê Thuột rồi. Nghe nói ba gai ba góc thế nào ấy. Đang dạy học mà.

Lòng chàng chợt chùng xuống. Nỗi niềm xao xuyến lo âu dâng lên muốn nghẹ cổ. Hình ảnh đưá em trai đã chết tức tưởi còn đầy xúc động trong tim chàng. Chợt ông Thượng Sĩ lôi từ ngăn kéo ra quyển vở học trò loại 100 trang quăn queo cuốn góc rồi nói đĩnh đạc:

- Đây này, cậu ấy còn ghi trong sổ nợ Câu lạc bộ tháng này đây. Chuẩn Uý xem đi.
Chàng với tay đỡ quyển tập nhìn vào trang giấy lật mở nhận ra ngay chữ của người anh đề tên trên đầu với nét bút tháu như vẽ. Một gói Capstan 5 đồng. Năm chai Con Cọp. Một tô phở. Một đĩa cơm sườn. . .

Chàng đưa quyển tập trả lại cho ông Thượng Sĩ rồi nói:

- Thưọng Sĩ tính hết số tiền anh tôi ghi nợ giùm đi. Tôi sẽ trả cho anh tôi.

Sang năm thứ ba, chàng đã đưọc lãnh lương Chuẩn Uý nên cũng rủng rỉnh.
Đếm tiền trả cho ông Thượng Sĩ quay về chỗ ngủ, chàng đã quyết định một việc theo tiếng gọi của con tim. Chàng sẽ bỏ không đi Không Quân mà tình nguyện về TQLC với hy vọng sẽ có cơ hội giúp cho anh ruột của mình. Chưa biết cách nào, nhưng tin chắc sẽ đựợc.

Mãn khoá Rừng Nuí Sình Lầy qua nhiều thử thách cam go thực tế ngoài chiến trưòng, chàng quyết tâm về TQLC. Đến gần ngày mãn khoá Võ Bị, được biết Không Quân cần thêm ngươì về khám sức khoẻ và điều chuẩn an ninh. TQLC chỉ chọn lấy 10 người về binh chủng. Lúc ấy với lời động viên nặng ký của vị Chỉ huy trưởng là Trung Tá Trần Ngọc Huyến, khoá của chàng lao xao đâm bổ ra các đơn vị chiến đấu đã lừng danh như Nhảy Dù, TQLC. Đã rút tên ra khỏi KQ rồi mà không đi TQLC được coi như "thua cháy túi" nên chàng lo lắm. Lại nghe tin Bùi Quyền đã chọn Nhảy Dù và Á Khoa Nguyễn Xuân Phúc đi TQLC. Thứ tự chọn binh chủng xếp ưu tiên theo hạng điểm tốt nghiệp từ trên cao xuống mới gay. Coi như chỉ còn 9 chỗ cho hơn 200 người chọn.

Cuối cùng chàng cũng đưọc toại nguyện. Sau này, khi đã già dặn tuổi đời có lúc chàng cũng than "mình đã chọn lầm binh chủng". Có người bạn an ủi nếu đúng con ngươì có số, sang KQ lái máy bay e rằng chàng đã tiêu đời trai, đâu có cơ hội bò tìm đưòng sống ba đêm hai ngày ngoài rừng khi bị ba phát đạn bị thương ở trận Bình Giã. Dù sao, trong thâm tâm cũng đã có lúc thấy tiếc đã không đi Không Quân cho thoả chí bay bổng, giang hồ vặt mà lại hào hoa "phong đòn gánh" nữa.

TRẦN NGỌC TOÀN
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn