BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73496)
(Xem: 62249)
(Xem: 39440)
(Xem: 31184)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

LS Huỳnh Văn Đông bị chính quyền phân biệt đối xử

21 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 1661)
LS Huỳnh Văn Đông bị chính quyền phân biệt đối xử
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Trong khi hành nghề luật sư để bảo vệ quyền lợi của thân chủ mình LS Huỳnh Văn Đông luôn gặp khó khăn, cản trở từ chính hệ thống tư pháp mà ông phục vụ.

Lý do ông bị phân biệt đối xử vì đã tranh cãi cho những người bị cáo buộc các tội danh chính trị và những lý luận cũng như chứng cứ ông đưa ra đã khiến cho toà án khó chịu đi đến chống lại ông. Mới đây tòa án tỉnh Bến Tre đã gửi công văn đến Luật sư Đoàn đòi có biện pháp đối với LS Huỳnh Văn Đông.

Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn ông để tìm hiểu thêm về công văn này.

Tải xuống để nghe.


Luật pháp không công minh


Mặc Lâm : Thưa luật sư, xin ông cho biết sau nhiều vụ mà ông đã bảo vệ cho những thân chủ bị cáo buộc với những tội danh chính trị thì luật sư rút ra được những kinh nghiệm gì về tòa án Việt Nam ?

LS Huỳnh Văn Đông : Thưa anh, trong quá trình tham gia bào chữa các vụ án mang tính cách chính trị thì tôi nhận ra một điều rằng tất cả các tòa án từ Bắc chí Nam mà tôi đã từng tham gia thì tôi thấy một điều rằng là họ không xét xử trên cơ sở chứng cứ khách quan và những chứng cứ họ sử dụng là mang tính chủ quan và suy diễn; nó không có một chứng cứ trực tiếp nào để kết buộc các thân chủ của chúng tôi từ trước tới nay phạm các tội mà như họ đã cáo buộc. Đó là một đặc điểm chung mà tôi rút ra được trong quá trình hành nghề của mình.

Mặc Lâm : Đó là những việc mà luật sư gặp trong tòa, riêng về những người mà thi hành pháp luật chẳng hạn như công an thì họ có những cách đối xử với các bị can phải được gọi là hồ đồ. Luật sư có kinh nghiệm gì về việc này không ạ?

LS Huỳnh Văn Đông : Về các vi phạm trong quá trình điều tra của công an thì đó là một vi phạm có hệ thống. Tôi thấy rằng là việc bắt giam người một cách vô tội vạ và cứ gia hạn điều tra, rồi gia hạn điều tra hết lần này tới lần khác, có những trường hợp mà đã quá thời hạn theo quy định của pháp luật, tôi khẳng định đó là việc làm có hệ thống, tại vì các chứng cứ cho tới thời điểm đưa ra xét xử vẫn không có gì mới ngoài những chứng cứ mà cơ quan điều tra đã thu thập trước đó, nhưng người ta vẫn lấy lý do là kéo dài thời gian hoặc các vụ án phức tạp để mà gia hạn điều tra.

Người ta vận dụng một điều luật trong Bộ Luật Hình Sự, đó là không cho luật sư tiếp xúc với khách hàng của mình trong giai đoạn điều tra vì đó là những tội gọi là xâm phạm an ninh quốc gia, mà đó là cản trở lớn nhất đối với giới luật sư chúng tôi.

Mặc Lâm : Còn một khía cạnh nữa là như trường hợp của anh Điếu Cày đã xảy ra là sau khi anh ấy mãn hạn tù vẫn bị họ giữ lại với cáo buộc một tội danh khác và đồng thời tuyệt đối không cho người nhà biết tình trạng hiện thời của ảnh ra sao trong thời gian kéo dài cả năm nay. Theo luật sư, điều này có vi phạm gì đối với pháp luật Việt Nam hay không?

LS Huỳnh Văn Đông : Vi phạm lớn nhất ở đây ít nhất là cái quyền thăm nuôi của người nhà đối với bị can, bị cáo. Công an TP.HCM đã áp dụng việc cấm thăm gặp anh Điếu Cày tức là họ đã vi phạm pháp luật.

Mặc Lâm : Dạ vâng. Trong trường hợp này thì người thân, người nhà của anh Điếu Cày có thể đưa đơn khiếu nại được hay không ở những cơ quan hay tòa án cao hơn, thưa luật sư?

LS Huỳnh Văn Đông : Tôi được biết người nhà của anh Điếu Cày đã khiếu nại, khiếu nại rất nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa có một sự trả lời chính thức của cơ quan chức năng.

Mặc Lâm : Như vậy thì cả một hệ thống tòa án đã như vậy rồi thì làm sao mà bảo vệ được cho người dân thấp cổ bé miệng như là gia đình anh Điếu Cày, thưa ông?

LS Huỳnh Văn Đông : Việc bảo vệ ở đây, qua quá trình hành nghề thì chúng tôi nhận thấy một điều rằng áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam để bảo vệ cho các trường hợp như anh vừa nêu thì là một điều hết sức khó, bởi vì người thi hành pháp luật người ta đã không căn cứ vào quy định của pháp luật. Người ta thực hiện theo cái gọi là mệnh lệnh của cấp trên, đó là vi phạm luật một cách trắng trợn nhất mà Việt Nam đang phải đối diện, và thực tế nó là như thế.

Lũng đoạn tư pháp


Mặc Lâm : Theo luật sư, sau một thời gian va chạm với tòa án Việt Nam cũng như là với giới hành pháp Việt Nam thì luật sư có thấy rằng hành pháp có những biểu hiện gì để có thể nói là đang lũng đoạn tư pháp?



LS Huỳnh Văn Đông

: Sự lũng đoạn của nó đã có và hiện đang có, và tiếp tục sẽ có, bởi vì người ta làm việc trên một khía cạnh mà như tôi đã trình bày, đó là người ta không căn cứ vào pháp luật mà người ta căn cứ vào mệnh lệnh. Hệ thống pháp luật Việt Nam đang bị lũng đoạn, đặc biệt là ngành tư pháp.

Mặc Lâm : Còn riêng về những điều khoản mơ hồ như Điều 88 hay Điều 79 của Bộ luật hình sự thì luật sư có nghĩ rằng kỳ thay đổi hiến pháp lần này họ có thể nhìn lại những sai trái, những mơ hồ này để họ có sự điều chỉnh lại hai điều luật này hay không?

LS Huỳnh Văn Đông : Tôi hy vọng là chức năng của đại biểu quốc hội ý thức được trách nhiệm và quyền hạn của mình. Tôi cũng khẳng định và tôi chắc chắn rằng họ nhìn ra được điều đó, họ nhìn ra những điều luật mà như anh vừa nói, đó là những điều luật mơ hồ mà bất kể một công dân Việt Nam nào cũng có thể phạm tội. Tôi hy vọng sẽ có sự sửa đổi trong kỳ sửa đổi tới đây.

Mặc Lâm : Chúng ta ai cũng thấy rằng về các tội danh chính trị thì tòa án Việt Nam, cũng như bên viện kiểm sát và công an thì họ rất là tích cực, thế nhưng theo luật sư các tội danh liên quan đến các lãnh vực như là tham nhũng, hối mại quyền thế, hay là lợi dụng chức vụ vi phạm pháp luật thì có được viện kiểm sát nghiên cứu kỹ lưỡng các bằng chứng để đưa ra trước tòa hay không ?

LS Huỳnh Văn Đông : Trường hợp đó thì tôi ít được tham gia, nhưng mà qua thông tin báo chí, đặc biệt là thông tin báo chí trong nước, thì chúng ta thấy một điều rằng những tội phạm đó không được nhà nước hay là không được cơ quan hành pháp, tư pháp, họ xem xét một cách đúng mức. Đặc biệt như vụ hối lộ tiền polymer, tôi được biết là bên cơ quan điều tra của Úc người ta đã điều tra vụ này rất là lâu nhưng mà đến nay thì Việt Nam vẫn chưa có một phản ứng nào. Hoặc là những vụ dân chết trong đồn công an, kết luận của bên giám định pháp y cũng như là cách hành sử sau đó của cơ quan chức năng thì tôi thấy chưa rõ ràng và người dân còn nhiều bức xúc.

Hạn chế quyền lợi LS


Mặc Lâm : Xin hỏi luật sư một câu nữa, trong khi luật sư tham gia các vụ án chính trị thì luật sư có bị hạn chế gì khi mà thực hiện nhiệm vụ của luật sư không ạ? Và những hạn chế đó cụ thể là như thế nào ạ?

 



LS Huỳnh Văn Đông

: Tôi luôn luôn bị hạn chế. Hạn chế ở việc cấp giấy chứng nhận bào chữa theo quy định của pháp luật mà điều này người ta làm trái pháp luật một cách trắng trợn. Rồi hạn chế quyền tiếp cận hồ sơ, hạn chế quyền tranh tụng, hạn chế quyền phát biểu tại tòa, và thậm chí gần đây thì lại bị Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre đưa ra một kiến nghị để yêu cầu cơ quan chức năng xử lý tôi vì những việc làm không liên quan tới tòa án hoặc có liên quan nhưng mà không đáng kể.

Tôi đơn cử một ví dụ. Tòa án viện dẫn công văn yêu cầu Đoàn luật sư xử lý tôi thì trong đó có nói rằng tôi có phát biểu ở trên Diễn Đàn Paltalk sau phiên xử. Đó là việc sau phiên xử thì đó là quyền tự do thông tin của công dân, của cá nhân đối với báo chí. Hoặc là những hoạt động của Đảng Việt Tân hoặc các tổ chức chính trị khác họ có những động này những hoạt động kia thì đó là việc làm của họ, không phải của tôi, thì tại sao đưa vào đó, dựa vào đó như là những chứng cứ để kết tội tôi rằng là tôi đang giúp sức cho những tổ chức đó. Đó là thể hiện cái việc mà Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre đang nhân danh công lý nhưng thực tế họ đang phỉ báng công lý.

Mặc Lâm : Và Luật Sư có nghĩ rằng những kết án này có thể làm cho luật sư đoàn có thái độ đối với Luật Sư hay không?

LS Huỳnh Văn Đông : Tôi nghĩ rằng nếu như luật sư đoàn mà căn cứ vào các quy định của pháp luật và các quyền hạn của người luật sư theo quy định của luật luật sư, cũng như luật tố tụng hình sự trong quá trình hành nghề của mình, thì không có một lý do nào chính đáng để mà xét kỷ luật tôi cả. Và cái công văn của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre là một công văn vô giá trị

Mặc Lâm : Xin một lần nữa cảm ơn thời gian của LS Huỳnh Văn Đông đã dành cho chúng tôi thực hiện cuộc phòng vấn đặc biệt này. Cảm ơn ông ạ.

LS Huỳnh Văn Đông : Vâng. Xin cảm ơn anh.

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

20-07-2011

Theo RFA
Ý kiến bạn đọc
04 Tháng Mười 20117:00 SA
Khách
"Nhà Dân Chủ -Tiến Sĩ Hàng Đầu" Nguyễn Thanh Giang Đang Giao Lưu "cấu kết với thế lực thù địch"!?? Nghe đâu ông "tiến sĩ" Nguyễn Thanh Giang đang hưởng thú, du lịch Âu Châu-khắp thế giới gì đó. Sao mấy tên "dân chủ hàng đầu", này được ra nước ngoài thoải mái vậy ta? Nhà nước đảng trị CSVN cho ông Giang xuất cảnh khỏi VN để có cơ họi “cấu kết với thế lực thù địch” dể như thế sao? Mấy người "chóng lại nhà nước CSVN" như ông Giang được lên máy bay qua Âu Châu này nọ để kấu kết và kêu gọi đồng bào ủng hộ tài chánh cho cái gọi là “phong trào dân chủ” và những tên đại tử của ông như con dân chủ mồm LTCN, trong nước để đập bọn CSVN? KKKKK Danchuleaks hơi thắc mắt một tí vì mới mấy tuần trước đây tôi có biết một anh luật sư trẻ Huỳnh Văn Đông cũng muốn được lên máy bay đi Âu Châu lắm. Luật sư Huỳnh Văn Đông được tổ chức Fontline Defenders mời anh ta tham dự một chương trình hội thảo gòm có khoảng130 người tham dự từ 85 quốc gia, trong đó duy nhất luật sư Huỳnh Văn Đông đại diện Việt Nam, đáng lẻ nhà nước VN nên hảnh diện chớ, phải không nào. Luật sư Huỳnh Văn Đông đã không lớn tiếng chuyện này và cũng không viết gì về cái hôm anh ta bị chận tại phi trường Nội Bài (ngoài cái email cho ban tổ chức Frontline Defenders Dublin Platform), cùng tại phi trường mà "nhà đấu tranh hàng đầu", sư phụ của Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Thanh Giang thoải máy sách vali lên máy bay du lịch khấp thế giới. Khi anh ls Huỳnh Văn Đông có mặt tại sân bay Nội Bài vào ngày 12 tây tháng 9 vừa qua thì bị công an Nội Bài chận anh Huỳnh Văn Đông, không cho lên máy bay qua Singapore, MãLai gì đó và từ đó đi qua Irleand để để tham dự họi thảo tại Ireland, The 6th Frontline Defender Dublin Platform 20011. Tại Hà Nội và hải ngoại, tiếng tâm ông Nguyễn Thanh Giang lừng lẫy bao năm nay, mới đây nhất là Trần Khải Thanh Thủy cho hây trong buổi họp báo của Việt Tân vừa qua khi bà "bất ngờ" được bay qua thiên đường đế quốc Mỹ là bà ta được ông Nguyễn Thanh Giang giới thiệu vào VT khi còn trong nước. Đảng VT được DCSVN cho là bọn "khủng bố" vậy mà CSVN cho ông Giang giao lưu thoải máy với mấy tên "khủng bố" dể dàng thật vậy đó. Tên CA mật vụ nào tại Hà Nội cũng biết ông Giang, thậm chí CA còn ra vào nhà ông giang, uống nước tiếp chuyện-chú cháu với ông thường xuyên nữa là khác. Vậy mà không tên CA nào, tên mật vụ nào, tên A42 nào nhận diện ông mà chận ông Giang, không cho lên máy bay tại Nội Bài mà để ông quẩy vali du di khấp thế giới để ông ta có cơ hội giao lưu với "những thế lực thù địch" nhưng mấy tuần trước đây nó đã chận một luật sư Huỳnh Văn Đông, một người ls ít nói tận sứ Daklak kia. Nnhà "dân chủ hàng đầu" Nguyễn Thanh Giang này được ra khỏi VN để “cấu kết với thế lực thù địch” với “âm mưu lật đổ nhà nước chính quyền” CSVN mà nhà nước CSVN ta cho đi dể dàng thế đấy! Có ai có câu giải thích có thuyết phục, xin cho DCL biết nhé! Danchuleaks October 3, 2011 Dưới đây là lá thư ls Huỳnh Văn Đông viết cho tổ chức Front Line Defenders báo tin là anh ta không thể tham gia Dublin Platform vào ngày 12-14 tháng 9, 2001 được vì bị CA chận tại nội bài không cho xuất cảnh. ____________________________________________________________________ Ngày 12 tháng 9, 2011 Kính gửi tổ chức Front Line Defenders, BTC Hội Nghị Dublin Platform và các tổ chức quốc tế, Tôi vô cùng cảm ơn truớc sự quan tâm của quý vị đến những nguời đấu tranh cho nhân quyền trong nước Việt Nam mà trong đó có tôi. Tôi cũng cảm ơn sự hết lòng giúp đỡ của quý vị để tôi có thể có mặt tại Dublin từ 14-16 tháng 9, 2011 nhằm để chia sẻ, học hỏi những kinh nghiệm hữu ích cho bản thân. Tuy nhiên, sáng nay ngày 12.9 trong lúc làm thủ tục để xuất cảnh sang Singapore, tôi đã bị Công an an ninh cửa khầu Nội bài ngăn chặn không cho xuất cảnh với lý do “theo đề nghị của PA83- Công an tỉnh Daklak”, nhưng lý do này được ra sau khi họ có cuộc trao đổi qua điện thọai với nhau. Vì vậy, tôi rất tiếc không thể được tham dự chuơng trình của quý vị. Bởi lẽ: Việt nam – đất nuớc của nhiều “chuyện lạ”; mới đây nhà nước đặt ra mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam phải có 18-20 ngàn luật sư, bình quân 1luật sư/4.500 dân nhưng từ năm 2007 hàng chục luật sư, luật gia đã bị bắt hay luôn bị chính quyền sách nhiễu dưới nhiều hình thức nhằm cản trở việc Luật sư hành nghề cũng như để trở thành luật sư. Hầu hết các luật sư nhân quyền đều bị sách nhiễu và cấm đoán ở mức độ đáng báo động. Gần đây nhất là trường hợp của luật gia Tạ Phong Tần – người được biết đến như là nhà báo, blogger dù bà đủ điều kiện hành nghề luật sư tại việt nam nhưng đã bị chính quyền sách nhiễu trong nhiều năm, tịch thu các văn bằng, chứng chỉ và bị bắt vào ngày 6/9/2011. Trước đó thì có Lê Quốc Quân, Nguyễn văn Đài, Lê Công Định, Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ,... và tôi cũng đã chính thức bị xóa tên khỏi danh sách đòan luật sư vào ngày 12/8/2011. Qua các động thái trên của nhà nuớc Việt Nam cho chúng ta thấy; Việt Nam không thừa nhận sự tồn tại của LS nhân quyền và nhà nước Việt Nam không thừa nhận tiêu chuẩn mang tính cơ bản chung của Luật sư quốc tế. Nên có thể nói rằng, Luật sư tại Việt Nam chỉ là công cụ để nhà nước đánh bóng nền dân chủ trá hình và Tòa án là nơi nhân danh thứ công lý giả tạo. Tôi đã tham gia vào nhiều vụ án, tất cả các vụ xét xử các nhà bất đồng chính kiến, dân oan; phán quyết cuối cùng được đưa ra đều không dựa vào kết quả tranh luận tại tòa và ngay từ đầu, cơ quan tố tụng luôn biểu hiện thái độ ngăn cản sự có mặt của Luât sư trong những vụ án này, lạm dụng quy định về an ninh quốc gia Cơ quan công an điều tra không cho phép luật sư tham gia từ giai đọan điều tra. Đến khi kết thúc điều tra thì tòa án gây khó khăn trong việc tiếp cận hồ sơ, tại tòa thì Luật sư bị hạn chế quyền trình bày quan điểm, ý kiến, bị đe dọa trục xuất khỏi tòa.... Tôi đã một lần tỏ thái độ bất hợp tác với tòa nên đã tự rời phòng xử án và một lần bị áp giải khỏi tòa án khi tôi cố thực hiện quyền của người Luật sư theo luật định. Thậm chí, có vụ án, Tòa án thực hiện luôn vai trò của cơ quan công tố một cách rõ ràng như vụ tranh chấp đất đai giữa chính quyền với nhân dân tại Cồn Dầu, Đà Nẵng. Thật khó để Luật sư nhân quyền hành nghề theo đúng lương tâm và trách nhiệm nghề tại Việt nam vì luôn bị sự cản trở bởi qui định của luật hoặc bởi những mệnh lệnh trái luật và sau đó là thường xuyên “làm việc” với công an an ninh cũng như thường xuyên bị công an theo dỏi, điều tra (không chỉ đối với riêng cá nhân luật sư đó mà cả gia đình và các quan hệ xã hội khác) nhằm tạo ra một sức ép để buộc Luật sư hành nghề đúng kiểu... Việt Nam. Bất tuân, phản kháng trước sự can thiệp thô bạo của nhà nước đối với nghề nghiệp mang tính xã hội, Luật sư, luật gia chỉ có hai lựa chọn: làm công việc khác (do bị tước bằng) hoặc đi tù vì tội “chống nhà nước”. Vì vậy, với quốc tế tôi mong muốn quý vị hãy lên tiếng một cách mạnh mẽ và tỏ thái độ dứt khóat trước việc vi phạm một cách nghiêm trọng pháp luật quốc tế mà VN đã tham gia, kí kết là thành viên. Các quốc gia đã và đang tài trợ cho Việt Nam thực hiện các dự án cải cách tư pháp, phát triễn đội ngủ Luật sư nên xem xét lại. Tôi đã từng được tham dự một lớp tập huấn cho Luật sư do Việt Nam tổ chức và cảm nhận của tôi là người ta muốn sử dụng để ...hết số tiền mà nước ngòai tài trợ. Tôi thật sự thất vọng trước trình trạng đàn áp nhân quyền của VN ngày càng cao và nạn sử dụng các nguồn tài trợ kém hiệu quả. Trân trọng, Luật sư Huỳnh Văn Đông ----------- September 12, 2011 To Front Line Defenders, the organizers of the Sixth Dublin Platform for Human Rights Defenders and all international NGOs: I am immensely grateful for the attention and concern shown for the human rights activists in Vietnam, including myself. I sincerely thank you for all your efforts in inviting me to the Dublin Platform this September 14-16, 2011 so that I may share my experiences as well as have a chance to learn from others. Unfortunately, this morning when I arrived at Noi Bai airport in Hanoi to head for Singapore, I was detained by the airport police and was told that I was not allowed to leave the country. Their order came “at the request of the PA83-Daklak Police Department.” Besides that statement from airport police, there was no further explanation. I am very disappointed that I could not make it to the Dublin Platform and be part of your wonderful program this year. As you know, in Vietnam, anything can happen. Injustices that cannot happen in a just and democratic society is the norm here. Just recently, the state set a new goal to have 18-20,000 lawyers by 2020, one lawyer for every 45,000 citizen. However, since 2007, dozens of lawyers and legal scholars have been systemically arrested or harassed, hindering their legal obligations to their clients and their ability to practice. The majority of the human rights lawyers are being harassed and threatened at an alarming rate. The most recent case is attorney Ta Phong Tan, also a blogger and writer, who rightfully should still be a practicing lawyer. Miss Ta Phong Tan was harassed, threatened, intimidated, her personal belongings confiscated, credentials revoked and was recently arrested on September 6, 2011. Before Miss Ta Phong Tan there was also Le Quoc Quan, Nguyen Van Dai, Le Cong Dinh, and Cu Huy Ha Vu and I myself was officially disbarred on August 12, 2011. Through these actions, the Vietnamese government is attempting to stamp out this class of human right lawyers. Vietnam, at present, does not uphold international standards regarding due process or even its own code of law. Being a lawyer is like being a pawn for the government, to be used as a front to the international community, as a semblance of a respectful legal system and any regard for human rights. I have been involved in many trials, cases involving democracy activists and aggrieved citizens. The outcomes and the sentences had nothing to do with the evidence and arguments presented. Miscarriages of justice is evident as the court outright bars and dismisses lawyers from many of these trials. The pretext was always under the guise of “national security” so in all of the cases, the investigative branch would not allow the accused to have the consult of a lawyer from the beginning and even when the investigation had finished, the power that be always made it difficult if not impossible for a lawyer to fully exercise his duty to his client. The government did not fully disclose all materials, files during the discovery process. Even at the trial itself, lawyers were gagged and forbidden from fully representing the clients and in many cases were thrown out of court, all together. I once spoke out and objected to such hand-binding from the court in a case and was physically manhandled and thrown out of court because I stated that I had a legal and ethical responsibility to defend and the court is not letting me do my job. I spoke up in court about the biases of the court and was physically removed. During the Con Dau and Da Nang trials, the court itself acted as the enforcer in the land dispute between the government and those who brought the suit against the government. It is very difficult if not impossible for a lawyer to ethically fulfill his professional duties due to the barrage of regulations, mandates, and outright unlawful directives handed down from the court and all its legal arms. Lawyers are harassed, intimidated, questioned, put under around-the-clock surveillance and threatened by the police and these methods not only extend to the lawyers involved but also to their families, friends, and social networks. This ever present threat creates a pressure so that lawyers had to bend. That is how it is in Vietnam. Regardless of the protests against the treatment of human rights lawyers, attorneys have only two options: quit and find another profession (because the likelihood of being disbarred is imminent) or go to jail “for opposing the government.” This is why I urge the international community and particularly those attending the Dublin Platform to speak out about the blatant abuse and violation of law, human rights violations and the hijacking of the justice system that is being carried out in Vietnam. The government of Vietnam is violating international accords to which it had entered as a participant of the larger International Community. Countries that provide aid to Vietnam for the purpose of legal reform and it reach its goal to produce lawyers need to re-examine the government’s effort. Once, I attended a “refresher” course organized by the government and funded by various international donors. I was disappointed and felt as though these “refresher,” “enrichment” classes was just a way to spend the funds because they had to. I am disappointed and appalled at the blatant violation of human rights in Vietnam at such an alarming rate; all the money of the world could not help Vietnam reform its legal system. Once again, thank you for your support. Respectfully, Huynh Van Dong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn