BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73486)
(Xem: 62248)
(Xem: 39439)
(Xem: 31183)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Cuộc đời ni nghĩ cũng lạ lùng!

05 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 1314)
Cuộc đời ni nghĩ cũng lạ lùng!
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Những thứ ngày xưa mơ ước, thậm chi có thể là mục tiêu phấn đấu của cuộc đời nhiều người (nhưng cũng không mấy người đạt được), nay trở thành mớ rau, con cá ngoài chợ, ai cũng có thể có được nếu muốn.

Cái đầu tiên bọ chộ là danh hiệu nghệ sĩ, ca sĩ...được gọi một cách vô tội vạ.

Mấy người chuyên hát trong các đám cưới được giới thiệu là ca sĩ, người múa phụ họa gọi là nghệ sĩ. Trên truyền hình, trong các chương trình giải trí, họ cũng gọi thế. Người người nghệ sĩ.

Cái thứ hai là nhà văn, nhà thơ. Một cô chuyên khoe thân thấy chưa đã, bèn viết ra nỗi ẩn ức tình dục bệnh hoạn bằng chữ, được xuất bản, thế là được gọi nhà văn. Một ông già, bà già về hưu rỗi việc làm mỗi ngày mấy bài thơ con cóc, bỏ tiền ra in sách, bỏ tiền ra làm cuộc ra mắt tập thơ do nhà thơ hội viên Hội Nhà văn VN dẫn chương trình, gọi luôn là nhà thơ.

Thứ ba là nhà báo. Con cái mấy ông mấy bà làm trong ngành học hành không ra gì, thi trượt đại học, cho đi học một tháng quay phim rồi vào biên chế trnh chỗ người học hành tử tế, cầm cái máy quay, thành nhà báo.

Cái thứ tư là giám đốc. Một cha cò đất, buồn buồn bỏ 200 triệu vốn mở công ty, trở thành giám đốc. Buồn buồn lại cho lên tập đoàn để làm tổng giám đốc...

Kinh!

Trong lúc đó thì một người làm nghề cha truyền con nối mấy đời làm hồ sơ để được công nhận nghệ nhân dân gian cũng bị hành lên hành xuống đến bở hơi tai.

Một người cống hiến gần như cả đời cho nghệ thuật cũng không thể nào được nghệ sĩ ưu tú chỉ vì hồ sơ phải thể hiện anh có...huy chương (cho dù huy chương ngày nay ngành nào cũng có thể tổ chức hội diễn văn nghệ để trao, nhưng thời mấy ông mấy bả đâu có làm phát huy chương như bây chừ?).

Dường như bây chừ rất khó đánh giá bằng chân giá trị. Vì thế cái chi cũng bình chọn qua tin nhắn, lấy tin nhắn làm chuẩn. Vinh danh người cống hiến cũng phải đo bằng tin nhắn. Trong top 3 của một cuộc bình chọn mà người thứ ba chỉ hơn một nghìn tin nhắn, người dẫn đầu lên hơn 14 nghìn thì tui không tin số tin nhắn đó là khách quan. Không khách quan nhưng là thước đo.

Cái chi không qua tin nhắn thì mỗi lần trao giải thế nào cũng kiện cáo um xùm.

Giải Osca hình như không như thế.

Khi xăng tăng giá đã có đến cả mấy chục bài nhạc chế với lời lẽ cay đắng:

Ngày hôm ấy, tôi đã thấy bao người ngã lăn, miệng nói hai từ, chỉ có hai từ xăng tăng ăng ăng ằng/ Nhiều người sống qua cuộc chiến không hề đứng tim thế nhưng mà với hai từ xăng tăng đã ngất lịm...(Nhại Giấc mơ Chapi).



Khi những chuẩn giá trị, sự nổi tiếng được đo bằng bầy đàn tất nhiên sẽ sinh ra chuyện cởi áo, tụt quần vì cái này cái khác, chỉ không vì nhân cách của mình.

Ai yêu tự do, yêu rừng xanh thì lên núi cởi truồng, khoe mông...(Nhại Giấc mơ Chapi).

Ngẫm lại, thời đại nào cũng thế, mỗi khi dân gian lan truyền các câu chuyện tiếu lâm, những bài ca dao, những bản nhạc chế...như là một cách phản kháng (về một việc gì đó) thì là thậm nguy!

Nguyễn Thế Thịnh

Theo Blog Nguyễn Thế Thịnh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn