BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73429)
(Xem: 62247)
(Xem: 39435)
(Xem: 31180)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Phan Rang, những giờ cuối cùng

18 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 2288)
Phan Rang, những giờ cuối cùng
50Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
41
Đây là người thứ ba viết về trận Phan Rang diễn ra trong khu vực căn cứ Không Quân Phan Rang, sau Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang và Phượng Hoàng Nâu. Tùy từng vị trí, mỗi người có nhận định khác nhau. Vì vậy, hy vọng độc giả bình tĩnh mà thu thập một số dữ kiện lịch sử Không Quân chúng ta. Đối với bản thân tôi, sự mô tả cái chết của anh Thiệt rất là bi ai, nhưng nói lên cái dũng chấp nhận thi hành nhiệm vụ đến phút cuối cùng của một quân nhân đúng nghĩa của nó. May thay, theo Phượng Hoàng Nâu cho biết, Trung Tá Thiệt đã được sang Mỹ theo dạng HO. Tarin65.


Kính tặng Phượng Hoàng Nâu

Trước hết, xin cho phép tôi chân thành cám ơn tác giả Phượng Hoàng Nâu. Những thông tin cuối cùng trong bài viết của ông , “ Phan Rang, những ngày cuối cùng”, đã trút đi phần nào những đớn đau, dằn dặt trong tâm hồn tôi suốt ba chục năm nay. Đó là niềm đau, nổi uất hờn, sự nhục nhã của một tên lính bị cấp chỉ huy bỏ rơi ngay trên trận điạ vào những giờ phút ác liệt và nóng bỏng nhất của cuộc chiến, mà vào thời điểm ấy, vốn không còn cân sức nữa.

Từ vị trí một tên lính quèn, tôi không có được cái nhìn khá bao quát trên toàn cục như tác giả Phượng Hoàng Nâu. Chỉ nhớ rằng, đúng là như thế, sau khi Nha Trang rút lui thì Phan Rang nghiểm nhiên trở thành tuyến đầu, mục tiêu kế tiếp cho những đòn thù sấm sét. Dù biết rất rõ những hiểm nguy đang chờ chực, cái chết đang kề cận bên mình, nhưng , sau khi tướng Vĩnh Nghi ra Phan Rang nhận lãnh chức vụ tư lệnh hành quân toàn vùng 2, ông vổ về, khích lệ tinh thần và kêu gọi binh sĩ thuộc quyền giữ vững quyết tâm chiến đấu, kêu gọi TỬ THỦ, thì không ít sĩ quan, binh sĩ trong phi trường đã giơ cao nắm tay hưởng ứng.



Tôi, tên lính quèn, cưói vợ chưa đầy nửa năm, con vừa đúng 2 tháng tuổi trong bụng mẹ, ngày ấy đã tự nguyện ở lại để chết, với vỏn vẹn một dây đạn và một khẩu súng Carbine M 2.

Tôi bắt buộc phải liệt kê những tình tiết này, vì không có chúng , tôi sẽ không thể lý giải được vì sao nổi đau bị bỏ rơi của tôi lại kéo dài đến trên 30 năm, chứ thừa biết rằng sẽ không ít người đọc bĩu môi “Đồ ngu, còn kể lể dài dòng làm chi nữa”.

Tôi nhớ , sau khi có lời kêu gọi tử thủ của Trung tướng Nghi không bao lâu thì gần như toàn thể phi trường được… cấp phép đặc biệt về Sài Gòn, chỉ trừ những người tình nguyện ở lại. Rõ ràng một sự di tản để tránh thiệt hại nhân mạng không cần thiết. Những người ở lại chẳng lấy thế làm buồn. Đàng nào thì cũng chết , kéo thêm người vào nữa có ích gì ? Chẳng lẽ nhiều người chết thì vui hơn chăng.?Vậy là, ai di tản thì cứ di; ai ở lại thì cứ ở. Cuộc di tản hình như bắt đầu vào ngày 12/04, hay sớm hơn một vài ngày, tôi không nhớ chắc. Phượng Hoàng Nâu viết “ … quân cảnh phải nổ súng để giải toả một số hành khách chen nhau lên phi cơ vận tải .” Một câu ngắn gọn đó đủ để hình dung cái cảnh hổn loạn bên trong phi trường lúc bấy giờ. Dẫu sao, sự việc ấy cũng nhanh chóng kết thúc.

Thế rồi, một sự hổn loạn mới xuất hiện.

Tôi nhanh chóng và bàng hoàng nhận ra rằng không còn ai chỉ huy ai cả. Đoàn chúng tôi còn lại tám người, chờ mãi vẫn không được lệnh sáp nhập vào đâu để cùng đâu lưng chiến đấu. Gọi điện hỏi khắp các nơi, không nhận được một câu trả lời. Thoạt đầu, tôi thật sự nổi khùng khi biết mình bị bỏ rơi, chẳng còn biết bám víu vào đâu, suốt ngày vác khẩu Carbine M2 chạy tới, chạy lui quyết tìm cho ra “một thằng có máu mặt” nào đó để bắn bỏ cho thoả lòng căm tức mà chẳng gặp ai. Nhưng rồi, lạy trời, tôi sớm bình tâm lại, nhận ra rằng chẳng qua mọi việc chuyển biến quá nhanh làm gãy đổ tất cả kế hoạch, phương án chiến đấu. Tám đứa trong đoàn chúng tôi ( trong đó có một thiếu úy còn hôi sửa ), tám con rắn mất đầu, tám con gà con lạc mẹ, hoàn toàn bơ vơ. Chúng tôi biết, tất cả các tay súng tử thủ tại các phần sở khác đều lâm vào tình cảnh tuyệt vọng như chúng tôi.Chỉ còn một việc duy nhất để làm là ngồi chờ hồi chuông báo tử.

Xế chiều ngày 15/04 ( ? ), chuông báo tử vang lên: phi trường bắt đầu ăn đạn pháo. Tất cả trái pháo đầu tiên đều rót ngay vào Không Đoàn Bộ, nơi đặt bản doanh của tướng Nghi (điều này tôi chỉ phỏng đoán thôi, vì vị tướng này còn có thể ở đâu khác vào thời điểm đó ? ). Đoàn chúng tôi tọa lạc trên một ngọn đồi cao, nhìn chếch xuống Bộ Chỉ Huy căn cứ. Sau trái đạn đầu tiên, tôi đã nhảy phốc vào một đống ba chiếc vỏ xe máy cày , ngồi thu mình trong ấy căng mắt ra nhìn những quả đạn pháo rãi thảm xung quanh khu vực Không Đoàn Bộ. Nếu như tôi nhớ không lầm, thì chỉ sau chừng mười, mười lăm trái đạn đầu tiên, chiếc trực thăng con đậu trước sân Bộ Chỉ Huy trúng đạn bốc cháy. Suốt ba chục năm trời, tôi vẫn đinh ninh rằng đây là lý do vì sao tướng Nghi không thoát khỏi phi trường, để rồi bị bắt. Tôi không biết rằng cho đến phút cuối cùng , theo Phượng Hoàng Nâu, vẫn còn “ năm chiếc trực thăng dành cho bộ chỉ huy di tản đậu trên đồi gần Bộ tham mưu”. Như vậy thì tôi đã nghi oan cho tướng Nghi. Không phải ông không còn phương tiện để thoát thân mà vì ông tự nguyện ở lại. Và ở lại, như những điều tôi trình bày ở trên, không phải để chiến đấu, mà đơn giản chỉ là để cùng chết với nhau .

Đợt pháo đầu tiên kéo dài bao lâu, tôi không nhớ. Chỉ nhớ rằng khi tiếng pháo không còn nghe chát chúa bên tai nữa, mà rền lên khắp nơi trong phi trường, khi tôi nhảy ra khỏi đống vỏ xe máy cày, thì nắng chiều sắp tắt. Anh em trong đoàn nhanh chóng hội ý , rồi phóng lên chiếc xe Dodge chạy ra phía phi đạo, định bụng tìm mấy vòm chứa phi cơ A.37 làm nơi tránh đạn .

Đến nơi thì mới hay rằng , tất cả binh chủng có mặt trong căn cứ đều đã tập trung về đây.Tôi nói “ tất cả binh chủng” là vì trong phi trường lúc nầy không phải chỉ có lính Không Quân, mà còn có Dù, Biệt kích, Thiết giáp, Lôi Hổ…Họ là một phần còn lại của các lực lượng tan đàn rã nghé từ vùng một, vùng hai chiến thuật theo đường bộ lần mò về được đến Phan Rang. Có bao nhiêu người trong giờ phút đó ? Tôi không biết, vì không nhìn vào hết các vòm có người. Chỉ nhớ rằng vòm mà chúng tôi tạt vào rất đông. Và rất hổn loạn. Hổn loạn nhưng không ồn ào. Rất nhiều lần tôi đã cố nhớ lại xem chúng tôi đã nói gì với nhau trong giờ phút đó, nhưng hoàn toàn không nhớ được gì. Người ta đi đi lại lại bên trong vòm không mục đích; hoặc ngồi xổm tì súng lên vai, đầu cúi thật thấp; hoặc nằm dài trên nền xi măng đầy bụi bặm. Hình như không ai còn muốn mở miệng nói bất cứ điều gì. Đột nhiên ai đó trong toán 8 người chúng tôi đề xuất một ý kiến nghe có vẻ hết sức trái cựa: “ Về phần sở lấy nệm ra đây nằm, Không Quân có chết cũng phải chết trong tư thế phong nhã”. Vậy mà ý kiến đó lại được đa số tán thành. Bốn người quay về. Lúc nầy trời đã tối mịt. Thường ngày, ban đêm phi trường trông như một thành phố nhỏ sáng rực đèn, nhưng lúc này, tất cả phần sở đều không còn người, tối thui. Xe chạy trong ánh sáng bập bùng , ma quái của những phần sở trúng đạn pháo đang bốc cháy. Rất nhiều đám cháy. Về gần đến nơi, chúng tôi buộc lòng phải từ bỏ ý định ngông cuồng khi nhận ra khu vực mà chúng tôi muốn đến ( nằm gần Không Đoàn Bộ ) đang hứng trọn hỏa lực dữ dội nhất . Những tiếng nổ long trời, những ánh chớp sáng lòe tiếp nối nhau không dứt xung quanh khu vực Không Đoàn Bộ buộc chúng tôi phải quay ngược đầu xe.

Đêm hôm đó phi trường Phan Rang qua đi trong bình yên, nghiã là không có thương vong, cho dù liên tục bị tấn công bằng đạn pháo tầm xa.

Sáng hôm sau, một quả đạn nổ ngay trên đầu chúng tôi lúc 8 giờ sáng. Máy vòm được thiết kế để chống đạn pháo, rất an toàn. Chúng tôi không ai bị thương nhưng tôi có cảm giác áp lực đang càng lúc càng nặng nề. 8 giờ 30, hai tiếng nổ dữ dội làm rung chuyển cả vòm trú ẩn làm mọi người thót tim. Tiếng nổ đầu tiên là của một quả đạn pháo rớt ngay sau lưng chúng tôi, bên ngoài vòm trú ẩn. Trái đạn rớt trúng một chiếc thực thăng không hiểu sao giờ phút ấy lại nằm ở đó. Chiếc trực thăng trúng đạn, bốc cháy và tạo ra tiếng nổ kinh hồn thứ hai, đồng thời với một cột lửa hình nấm khổng lồ bốc lên cao. Tôi đang ngồi đối diện với quả cầu lửa ấy. Khi nó biến mất , mắt tôi vô tình hạ thấp xuống và …Và tôi lập tức bị hút chặt vào đối tượng mà tôi tình cờ bắt gặp. Cho mãi đến hôm nay, hình ảnh ấy vẫn rõ đến từng chi tiết trong ký ức .Trung Tá Thiệt, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Phòng Vệ ngồi ngay trước mắt tôi, cách tôi khoảng 7, 8 mét. Ông ngồi xếp bằng trên nền xi măng , bất động. Chiếc áo giáp làm cho thân hình ông, bình thường vốn to lớn hơn mọi người, lúc này càng có vẻ to lớn hơn. Chiếc nón sắt trên đầu khiến gương mặt ông thêm tròn trịa.Gương mặt ấy, ngày thường trắng hồng và mịn màng đến độ có thể làm cho các cô thiếu nữ phát ghen lên, nhưng vào giây phút đó, cái màu hồng tuyệt đẹp trên mặt ông không còn nữa; nó trắng bệch và phảng phất một chút màu xanh rất khó diễn tả. Ông ngồi đó, mắt nhìn thẳng, vô hồn. Đôi mắt ấy đang trừng trừng nhìn vào một điểm nào đó trước mặt, nhưng rõ ràng ông chẳng trông thấy gì. Gương mặt và đôi mắt lạc thần ấy thỉnh thoảng bị che khuất vì nhiều người đi qua đi lại cắt ngang tầm nhìn, nhưng khi nó hiện ra, nó lại lập tức hút chặt mắt tôi – Đó là nguyên nhân vì sao sau này tôi không biết được những ai ngồi bên cạnh ông. Tướng Nghi chăng ? Tướng Phúc ( Không Đoàn Trưởng) chăng ? Người sĩ quan chịu trách nhiệm cao nhất trong việc bảo đảm an ninh phi trường vẫn cứ ngồi đấy, mặt đầm đìa mồ hôi. Những giọt mồ hôi lạ lùng nhất mà tôi từng được thấy cho đến hôm nay. Chúng rất to. Nặng. Và lạnh, rất lạnh. Cái gì khiến tôi nghĩ rằng chúng nặng và lạnh ? Tôi không biết . Nhưng ngay lúc ấy,và đến bây giờ khi hồi tưởng lại, tôi vẫn cảm thấy chúng, những giọt mồ hôi đó, rất nặng và rất lạnh.

Đột nhiên tiếng pháo ngưng bặt hoàn toàn. Rồi thình lình những loạt đạn AK nổ sát bên tai. Một người sĩ quan dù sát cạnh tôi bổng hét to lên “ AK của đặc công đó”. Những gì diễn ra trong thời gian độ chừng một phút sau đó ? Tôi hoàn toàn không nhớ gì cả về mọi việc xảy ra chung quanh và những việc chính tôi đã làm . Chỉ biết rằng tôi đã bám sát theo người sĩ quan dù nọ, đã chạy uà theo anh ta một cách vô y thức như bóng theo hình, cho đến khi chợt nhận ra mình đang ngồi trên một chiếc Dodge chật kín lính dù, toàn là lính dù, và chiếc xe đang từ từ lăn bánh. Một đoàn vài chục chiếc xe đủ loại trước mặt, phía sau và xung quanh xe tôi đang tìm mọi cách lòn lách , cố thoát ra khỏi sự đeo bám của cơ man nào những người lính tuyệt vọng . Rất nhiều chiếc xe rồ máy phóng chồm thẳng về phiá trước, nơi có nhiều người dàn ngang chặn đường. Rất nhiều người còn cố bám vào hai bên thành xe lúc xe đã chạy được một quảng xa. Rất nhiều người vuột tay, té xấp trên mặt đường băng, lăn lông lốc . Tiếng súng AK tràn ngập xung quanh. Đến khi đoàn xe thoát được sự đeo bám , bỏ lại vô số những đầu người lô nhô phía sau và bắt đầu chuyển hướng ra cổng chính của phi trường, tôi liếc nhìn đồng hồ tay: lúc đó là 9 giờ 30 phút sáng ngày 16 tháng 04 năm 1975. Đối với tôi, đó là giờ phút phi trường Phan Rang cáo chung.

Những người lính còn kẹt lại trong phi trường đã chiến đấu như thế nào? Tôi hoàn toàn không được biết. Đêm đó, lúc 2 giờ sáng, tôi biết tướng Nghi bị bắt. Ba ngày sau, trong khi lân la trở lại khu vực gần sân bay để dò la tin tức, tôi được biết Trung Tá Thiệt trong đêm 16 rạng 17 tháng tư,lúc mở đường máu thoát thân, đã hy sinh. Một người quen là công nhân một hảng thầu Mỹ, từng làm việc trong phi trường, biết rất rõ về vị sĩ quan này nói với tôi rằng chính mắt anh ta nhìn thấy thi hài Trung Tá Thiệt.

Dương Chưởng Phượng
Ý kiến bạn đọc
23 Tháng Ba 20117:00 SA
Khách
Phan Rang , những giờ phút dẫy dụa ! *********** Đọc xong bài viết của KQ Dương Chưởng Phượng , tôi kể lại cái ngày đó Khi Bộ Chỉ Huy / Lữ Đoàn 2 Nhẩy Dù được không vận đến Phan Rang nhận nhiệm vụ lập phòng tuyến chặn địch . Trung Tâm Hành Quân Lữ Đoàn đặt trong một cái nhà vòm , …………………… Hàng ngày , công việc của tôi là liên lạc với các đơn vị Dù nên thường gặp Không Quân để đưa yêu cầu không yểm ….tản thương….tiếp tế…. Những ngày giữa tháng 4 , tình hình chiến sự đã trở nên khốc liệt , các đại đội Dù thiếu đạn dược , lương thực và phải chống chọi với quân số địch đông gấp 2, 3 lần Thiếu Tá Thành Tiểu Đoàn Trưởng TĐ11ND mỗi sáng ăn vội tô mì gói rồi chỉ huy 2 Đại Đội chống lại địch quân đã len lỏi đến hàng rào phi trường Tôi còn nhớ đã nhận được một lệnh từ bên Không Quân : Các phi cơ sau khi yểm trợ xong , bay về phi trường Biên Hòa …Vậy là chúng tôi sẽ chỉ còn trông cậy vào pháo binh cơ hữu để chống chọi với Tank của địch mà đạn cho pháo binh thì đã gần cạn kiệt , vì cũng chỉ là lính lác nên tôi không biết tình hình như thế nào mà bên Không Quân đã ban ra cái lệnh nghiệt ngã như vậy ? Nhân đây , tôi cũng cám ơn một Thiếu Úy Không Quân mà tôi không còn nhớ tên , chắc là đã biết tình hình bi đát ở đây nên rủ tôi : trưa ngày mai . tôi về Sài Gòn công tác bằng Cessna đến sáng ngày mốt sẽ quay trở lại …tôi đã từ chối . Mấy ngày sau , cái gì đến đã đến … Lính già
17 Tháng Sáu 20117:00 SA
Khách
Tác giã là lính KQ đi lính bao lâu mà viết là KHÔNG ĐOÀN BỘ. Đọc thấy kỳ cục quá. Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn hay Không Đoàn thì đúng hơn....
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn